TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8641: 2011



tải về 370.74 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích370.74 Kb.
#10979
1   2   3   4

B.3.1 Lần tưới đầu tiên vào tháng 11, tưới cho cây cà phê ra hoa.Mỗi gốc cây cà phê tưới 650 lít, tương đương mức tưới 700 m3/ha.Các gốc cà phê ngay sau khi tưới được che phủ bằng ni lông: rải các băng ni lông che hai bên gốc và chạy đều theo hàng cây cà phê.

B.3.2 Các lần tưới sau: cách 30 ngày tưới một lần.Mỗi gốc cây cà phê tưới 600 lít nước, tương đương với mức tưới 650 m3/ha.

B.3.3 Nếu trong thời gian giữa hai đợt tưới theo định kỳ mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới như sau:

- Tổng lượng mưa của các trận mưa dưới 30 mm: tưới bình thường theo kế hoạch;

- Tổng lượng mưa của các trận mưa từ 30 mm đến 60 mm: tưới 1/2 mức tưới theo kế hoạch;

- Tổng lượng mưa của các trận mưa lớn hơn 60 mm: coi như một lần tưới.

PHỤ LỤC C
(Tham khảo)

TÁC DỤNG CỦA LÀM ĐẤT



Bảng C.1 - Tác dụng của một số biện pháp làm đất

Mục tiêu

Cách làm đất

Ưu điểm

Nhược điểm

Cải tạo đất

Cắt đất, làm đất tơi, tạo ra đoạn lật đất

- Trừ cỏ, bảo vệ nước;

- Cải thiện cấu trúc đất;

- Làm đất ẩm ướt dễ khô;

- Chuẩn bị đất gieo trồng.



- Khả năng xói mòn đất tăng;

- Đầu tư năng lượng cao;

- Bốc hơi mặt đất tăng lên.


Nhổ rễ, giảm bớt cây trồng hay tàn thể thực vật

Cắt dây, đảo và trộn vào đất

- Trừ cỏ, bảo vệ nước;

- Phá cây dại, tạo mật độ cây trồng như ý muốn;

- Trừ dịch hại;

- Làm đất ẩm dễ khô, khoáng hóa thức ăn trong đất.



- Khả năng xói mòn đất tăng, có thể làm đất chặt;

- Đầu tư năng lượng cao;

- Chất hữu cơ trong đất giảm;

- Bốc hơi mặt đất tăng lên.



Tạo đường ranh giới và hình thể bề mặt của đất

Dùng máy cày cắt đất, tạo hình thể đất

- Trừ cỏ, bảo vệ nước;

- Trộn tàn thể thực vật, chuẩn bị đất gieo trồng;

- Làm đất dễ khô, nhiệt độ đất ấm hơn.


- Khả năng xói mòn đất tăng, có thể làm đất chặt;

- Đầu tư năng lượng cao;

- Bốc hơi mặt đất tăng lên.


Trộn đất, phủ đất hay xử lý các vật lạ

Cắt đất, đảo đất và trộn đất

- Trừ cỏ, trộn tàn dư thực vật;

- Khoáng hóa chất dinh dưỡng trong đất;

- Trộn phân bón, thuốc trừ sâu, trừ dịch hại;

- Làm đất khô nhanh, nhiệt độ đất ấm hơn.



- Khả năng xói mòn đất tăng, có thể làm đất chặt;

- Đầu tư năng lượng cao;

- Chất hữu cơ trong đất giảm;

- Bốc hơi mặt đất tăng lên.



Chia cắt đất

Chuyển các chất trong đất từ lớp này vào lớp khác

Chống xói mòn do gió, làm đất ẩm khô nhanh.

- Đầu tư năng lượng cao;

- Bốc hơi mặt đất tăng lên.



Trộn đất

Trộn, đảo đất

- Làm khô đất ẩm tốt hơn;

- Phân phối đều các chất cải tạo đất; trộn phân bón và các chất trừ dịch hại vào đất;

- Cải thiện kết cấu, cấu trúc đất và khoáng hóa chất dinh dưỡng trong đất.


- Khả năng xói mòn đất tăng, có thể làm đất chặt;

- Đầu tư năng lượng cao;

- Chất hữu cơ trong đất giảm;

- Bốc hơi mặt đất tăng lên



Làm cho đất chặt và chắc lại

Dùng máy cuốn trục hay nén đất

Hạt giống và rễ cây sau khi gieo trồng tiếp xúc với đất tốt hơn.

Có thể làm đất chặt lại.


PHỤ LỤC D
(Tham khảo)

THỜI KỲ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY NHẠY CẢM VỚI THIẾU HỤT NƯỚC


Bảng D.1 - Các thời kỳ sinh trưởng nhạy cảm với thiếu hụt nước của một số loại cây trồng


Cây trồng

Thời kỳ sinh trưởng của cây nhạy cảm với sự thiếu hụt nước

Lúa

Thời kỳ làm đòng, trổ bông và phát triển hạt.

Ngô

Thời kỳ trổ cờ, phun râu, hình thành và phát triển hạt.

Lạc

Thời kỳ ra hoa, hình thành và phát triển củ.

Đậu tương

Thời kỳ ra hoa, hình thành quả và phát triển quả.

Khoai tây

Thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và tích lũy dưỡng chất.

Khoai lang

Thời kỳ hình thành tia củ, củ phình to và tích lũy dưỡng chất.

Súp lơ

Thời kỳ ra hoa và phát triển quả.

Bắp cải

Thời kỳ cuộn và phát triển bắp.

Cà chua

Thời kỳ ra hoa, hình thành và phát triển quả.


PHỤ LỤC E
(Tham khảo)

HỆ SỐ CÂY TRỒNG KC



E.1 Hệ số Kc áp dụng chung cho khu vực Đông Nam Á

Hệ số Kc của lúa nước và của một số loại cây trồng chính không phải là lúa nước do Tổ chức Lương thực – Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) khuyến nghị áp dụng chung cho khu vực Đông Nam Á được giới thiệu trong các bảng từ E1 đến E3.



Bảng E.1 - Hệ số Kc cho một số loại cây trồng khu vực Đông Nam Á

Loại cây trồng

Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng

Giai đoạn đầu vụ

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn giữa vụ

Giai đoạn chín

Giai đoạn thu hoạch

Đậu

Từ 0,30 đến 0,40

Từ 0,65 đến 0,75

Từ 0,95 đến 1,05

Từ 0,90 đến 0,95

Từ 0,85 đến 0,95

Cải bắp

Từ 0,40 đến 0,50

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 0,95 đến 1,10

Từ 0,90 đến 1,00

Từ 0,80 đến 0,95

Lạc

Từ 0,40 đến 0,50

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 0,95 đến 1,10

Từ 0,75 đến 0,85

Từ 0,55 đến 0,60

Ngô

Từ 0,30 đến 0,50

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 1,05 đến 1,10

Từ 1,00 đến 1,15

Từ 0,95 đến 1,10

Hành

Từ 0,40 đến 0,60

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 0,95 đến 1,10

Từ 0,85 đến 0,90

Từ 0,75 đến 0,85

Đậu Hà lan

Từ 0,40 đến 0,50

Từ 0,70 đến 0,75

Từ 1,05 đến 1,20

Từ 1,00 đến 1,15

Từ 0,95 đến 1,10

Khoai tây

Từ 0,40 đến 0,50

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 1,05 đến 1,20

Từ 0,85 đến 0,95

Từ 0,70 đến 0,75

Lúa nước

Từ 1,10 đến 1,15

Từ 1,10 đến 1,50

Từ 1,10 đến 1,30

Từ 0,95 đến 1,05

Từ 0,95 đến 1,05

Đậu tương

Từ 0,30 đến 0,40

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 1,00 đến 1,15

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 0,40 đến 0,50

Cà chua

Từ 0,40 đến 0,50

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 1,00 đến 1,20

Từ 0,80 đến 0,95

Từ 0,60 đến 0,65

Dưa hấu

Từ 0,30 đến 0,40

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 0,95 đến 1,05

Từ 0,80 đến 0,90

Từ 0,65 đến 0,75

Hướng dương

Từ 0,30 đến 0,40

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 1,05 đến 1,20

Từ 0,70 đến 0,80

Từ 0,35 đến 0,45


Bảng E.2 - Hệ số Kc của lúa nước khu vực Đông Nam Á xác định theo điều kiện thời tiết

Điều kiện ẩm ướt

Điều kiện gió

Hệ số Kc

Tháng thứ 1 và tháng thứ 2

Giữa vụ

4 tuần cuối vụ canh tác

Mùa ẩm ướt có độ ẩm trên 70 %

Nhẹ - Trung bình

Mạnh


1,10

1,15


1,05

1,10


0,95

1,00


Mùa khô có độ ẩm dưới 70%

Nhẹ - Trung bình

Mạnh


1,10

1,15


từ 1,20 đến 1,25

từ 1,30 đến 1,35



từ 0,95 đến 1,00

từ 1,00 đến 1,05




Bảng E.3 - Hệ số Kc của lúa nước vùng khí hậu nhiệt đới ẩm Đông Nam Á theo thời gian

Tuần

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Kc

1,1

1,2

1,2

1,2

1,3

1,3

1,4

1,4

1,3

1,3

CHÚ THÍCH: Tuần sinh trưởng trong các bảng E2 và E3 có 10 ngày

E.2 Hệ số Kc áp dụng cho một số khu vực ở Việt Nam

Hệ số Kc của lúa nước và của một số loại cây trồng không phải là lúa nước do một số cơ quan khoa học ở Việt Nam nghiên cứu và công bố được giới thiệu trong các bảng từ bảng E4 đến bảng E8.



Bảng E.4 - Hệ số Kc của một số cây trồng vùng đồng bằng Bắc bộ theo kết quả nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam

Loại cây trồng

Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng

Giai đoạn đầu vụ

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn giữa vụ

Giai đoạn chín

Giai đoạn thu hoạch

Toàn vụ

Lúa đông xuân

1,03

1,13

1,23

1,12

1,12

1,13

Lúa mùa

1,14

1,27

1,26

1,17

1,17

1,13

Cải bắp

0,94

Cà chua

0,85

Đậu tương xuân

0,70

Đậu tương đông

Từ 0,90 đến 1,40

Khoai tây

0,87


Bảng E.5 - Hệ số Kc của lúa chịu hạn và đỗ tương vùng Tây bắc theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Loại cây trồng

Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng

Giai đoạn đầu vụ

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn giữa vụ

Giai đoạn cuối vụ

Lúa chịu hạn vụ xuân

0,74

Từ 0,74 đến 1,26

1,26

1,13

Lúa chịu hạn vụ mùa

0,70

Từ 0,70 đến 1,34

1,34

1,04

Đậu tương đông

0,31

Từ 0,31 đến 1,08

1,08

0,60

Đậu tương xuân

0,38

Từ 0,38 đến 0,94

0,94

0,60

Đậu tương hè thu

0,38

Từ 0,38 đến 0,86

0,86

0,60


Bảng E.6 - Hệ số Kc của cây lúa vùng đồng bằng sông Cửu long theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Cần Thơ

Loại cây trồng

Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng

Thời kỳ bén rễ (sau cấy 2 tuần)

Thời kỳ đẻ nhánh (sau cấy từ 3 tuần đến 5 tuần)

Thời kỳ làm đòng (sau cấy từ 6 tuần đến 9 tuần)

Thời kỳ trổ - chín (sau cấy từ 10 tuần đến 12 tuần)

Lúa

1,12

1,44

1,82

1,63


Bảng E.7 - Hệ số Kc của lúa đông xuân, hè thu ở huyện Tân Thạnh tỉnh Đồng Tháp theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Vụ sản xuất

Thời gian

Chú thích

Từ 0 ngày đến 10 ngày

Từ 10 ngày đến 20 ngày

Từ 20 ngày đến 30 ngày

Từ 30 ngày đến 40 ngày

Từ 40 ngày đến 50 ngày

Từ 50 ngày đến 60 ngày

Lúa Đông xuân

1,09

1,10

1,27

1,63

1,63

1,57

Đảm bảo tin cậy

Lúa Hè thu

1,31

1,33

1,44

1,93

2,10

1,77

Có sai số


Bảng E.8 - Hệ số Kc bình quân của một số cây trồng tỉnh Bình Định

Loại cây trồng

Kc ứng với các giai đoạn sinh trưởng

Trung bình vụ

Giai đoạn đầu vụ

Giai đoạn phát triển

Giai đoạn giữa vụ

Giai đoạn cuối vụ

Lúa đông xuân

0,98

1,19

1,27

1,02

1,11

Lúa hè thu

0,96

1,07

1,21

1,02

1,06

Lúa vụ mùa

0,93

1,00

1,17

1,08

1,05

Ngô hè thu

0,73

0,84

0,96

0,75

0,81

Lạc hè thu

0,69

0,82

0,94

0,75

0,80

Đậu tương hè thu

0,85

0,96

1,02

0,75

0,96

Ngô vụ mùa

0,74

0,81

0,97

0,80

0,83

Đậu tương vụ mùa

0,85

0,94

0,98

0,80

0,92


PHỤ LỤC G
(Tham khảo)

XÁC ĐỊNH SƠ BỘ ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT BẰNG TRỰC GIÁC



Bảng G.1 - Xác định độ ẩm đất bằng trực giác

Loại đất

Loại ruộng

Độ ẩm của đất

% độ ẩm tối đa đồng ruộng



Từ 50 đến 60

Từ 70 đến 75

Từ 80 đến 85

Từ 90 đến 95

Đất cát pha

Ruộng màu

Đất không vo thành viên được.

Đất không vo thành viên được, sờ thấy đất ẩm.

Đất sờ thấy ướt, giấy thấm bị ẩm dần

Khi ấn tay xuống đất thấy có nước trên mặt đất.

Ruộng lúa

Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt.

Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt.

Mặt ruộng có giun đùn.

Mặt ruộng nhão.

Đất thịt nhẹ và trung bình

Ruộng màu

Đất không vo thành viên được.

Đất không vo thành viên được, ấn bị vỡ.

Đất vo thành viên, ấn bị biến dạng.

Đất se thành sợi không đứt

Ruộng lúa

Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt.

Mặt ruộng nứt chân chim.

Mặt ruộng có giun đùn.

Mặt ruộng nhão.

Đất thịt nặng

Ruộng màu

Đất không vo thành viên được; ấn bị vỡ.

Đất không vo thành viên được, ấn bị vỡ.

Đất vo thành viên, ấn bị biến dạng.

Đất se thành sợi không vỡ, uốn cong vòng tròn không đứt.

Ruộng lúa

Mặt ruộng nứt nẻ, để nghiêng bàn chân lọt.

Mặt ruộng nứt chân chim.

Mặt ruộng có giun đùn.

Mặt ruộng nhão.




1 Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi.


2 Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Thủy lợi


tải về 370.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương