TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8641: 2011


Chế độ tưới tiêu nước cho cây súp lơ



tải về 370.74 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích370.74 Kb.
#10979
1   2   3   4

9 Chế độ tưới tiêu nước cho cây súp lơ

9.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây súp lơ

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây súp lơ phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

- Gieo hạt: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

- Ra luống đến trải lá bàng và bắt đầu ra hoa: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

- Ra hoa đến thu hoạch: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.

9.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

9.2.1 Thời kỳ từ gieo hạt đến ra luống:

- Gieo hạt xong, trên luống được phủ lớp rơm rạ (trấu), mỗi ngày một lần tưới ẩm;

- Khi cây mọc, bóc bỏ lớp phủ, hàng ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần vào sáng sớm và chiều mát;

- Khi cây có từ 3 lá đến 4 lá tới lúc nhổ ra luống trồng, hàng ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần.Cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống (nhổ lúc trời mát hoặc chiều tối).



9.2.2 Thời kỳ từ bén rễ đến bắt đầu ra hoa:

- Từ khi ra luống tới khi bén rễ: tưới đủ ẩm, mỗi ngày tưới một lần;

- Từ lúc bén rễ tới lúc trải lá bàng: mỗi lần tưới cách nhau từ 1 ngày đến 2 ngày;

- Từ lúc khép tán tới lúc ra hoa: mỗi lần tưới cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày.



9.2.3 Thời kỳ từ khi ra hoa tới khi thu hoạch: mỗi lần tưới cách nhau từ 4 ngày đến 5 ngày.

9.2.4 Tổng mức tưới toàn vụ từ 2 500 m3/ha đến 3 500 m3/ha.Số lần tưới từ 10 lần đến 12 lần với mức tưới mỗi lần từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha.Tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.

CHÚ THÍCH: Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ ra hoa và phát triển hoa.



9.3 Kỹ thuật tưới

Kỹ thuật tưới cho súp lơ phổ biến là tưới rãnh và tưới phun mưa.



9.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

9.4.1 Khi đang chuẩn bị vào đợt tưới mới hoặc đang tiến hành tưới theo kế hoạch mà gặp mưa thì điều chỉnh mức tưới theo quy định tại 4.4.1.

9.4.2 Khi xuất hiện trận mưa lớn phải kịp thời tiêu ngay, không được để đọng nước trong rãnh quá một ngày đêm.

9.4.3 Khi nhiệt độ không khí cao (vùng Bắc bộ) hoặc khô hanh (vùng Sa Pa, Đà Lạt) cần tưới mát cho cây thường xuyên với mức tưới nhỏ.

9.4.4 Vào mùa đông khi nhiệt độ hạ thấp dưới mức bình thường cần tưới chống lạnh với mức tưới bằng 1/2 mức tưới mỗi lần.

9.4.5 Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ:

- Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày);

- Khi trải lá bàng (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày);

- Trước khi cây ra hoa (sau khi trồng từ 35 ngày đến 40 ngày).



9.4.6 Những trường hợp sau đây không cần tưới:

- Trước khi thu hoạch từ 7 ngày đến 10 ngày;

- Trong quá trình phun thuốc trừ sâu.

9.5 Yêu cầu về chất lượng nước tưới

Nước tưới cho súp lơ phải phù hợp với quy định về nước dùng cho sản xuất ra an toàn.Không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nước thải chưa được xử lý, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện, nước ao tù để tưới cho rau.Độ khoáng hóa cho phép trong nước tưới từ 1 g/l đến 5 g/l.



10 Chế độ tưới tiêu nước cho cây bắp cải

10.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cây bắp cải

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây bắp cải phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 70 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

- Từ lúc ra luống đến bén rễ hồi xanh và trải lá bàng: độ ẩm thích hợp từ 70 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

- Từ trải lá bàng đến cuộn và phát triển bắp: độ ẩm thích hợp từ 80 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.



10.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

10.2.1 Thời kỳ từ gieo hạt đến ra luống:

- Gieo hạt xong, trên luống được phủ lớp rơm, trấu dày từ 1 cm đến 2 cm, mỗi ngày tưới từ 1 lần đến 2 lần và tưới liên tục trong 3 ngày đến 4 ngày;

- Khi cây mọc thì bóc bỏ lớp phủ rơm rạ, ngừng tưới từ 1 ngày đến 2 ngày, sau đó cứ cách 2 ngày tưới một lần;

- Trước khi ra luống (có từ 5 lá thật tới 6 lá thật), ngừng tưới từ 3 ngày đến 4 ngày để luyện cây con.

Cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống, nhổ lúc trời mát hoặc chiều tối.

10.2.2 Thời kỳ ra luống đến hồi xanh:

- Từ ra luống tới bén rễ: mỗi ngày tưới từ 1 lần tới 2 lần;

- Từ lúc bén rễ tới lúc hồi xanh: cứ cách 2 ngày tưới một lần với mức tưới từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha.

10.2.3 Thời kỳ từ khi hồi xanh tới trải lá bàng:

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết mà các lần tưới có thể cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày với mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha hoặc đưa nước vào ngập rãnh, sau đó phải tiêu cạn nước.



10.2.4 Thời kỳ từ trải lá bàng đến cuộn và phát triển bắp:

Thời kỳ này cần nhiều nước, mỗi lần tưới cách nhau từ 3 ngày đến 5 ngày với mức tưới 300 m3/ha.



10.2.5 Để tăng hiệu quả tưới, nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.Những lần tưới đầu mức tưới phổ biến từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha.Các lần tưới sau mức tưới tăng lên từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha.

Số lần tưới và mức tưới cả vụ như sau:

- Vụ sớm và chính vụ: có từ 6 lần tưới đến 8 lần tưới với tổng lượng nước tưới cả vụ từ 1 500 m3/ha đến 2 000 m3/ha;

- Vụ muộn: có từ 8 lần tưới đến 10 lần tưới với tổng mức tưới cả vụ từ 2 000 m3/ha đến 2 500 m3/ha.

CHÚ THÍCH:

1) Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ cuộn và phát triển bắp.

2) Trong điều kiện thời tiết bình thường, mức tưới mỗi lần tưới phụ thuộc vào loại đất trồng: đất có thành phần cơ giới trung bình và đất pha cát mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha.Đất thịt và đất thịt pha cát mức tưới từ 300 m3/ha đến 400 m3/ha.

10.3 Kỹ thuật tưới

Kỹ thuật tưới cho bắp cải phổ biến là tưới rãnh và tưới phun mưa.



10.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

10.4.1 Các trường hợp phải hiệu chỉnh chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định từ 9.4.1 đến 9.4.4.

10.4.2 Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ:

- Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày);

- Khi trải lá bàng (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày);

- Thời kỳ cuộn và phát triển bắp (sau khi trồng từ 30 ngày đến 35 ngày).



10.4.3 Những trường hợp sau đây không cần tưới:

- Trước khi thu hoạch từ 7 ngày đến 15 ngày;

- Trong quá trình diệt trừ sâu bệnh;

- Khi bắp cải đã cuộn, gặp trời nồm và nóng.



10.5 Yêu cầu về chất lượng nước tưới

Thực hiện theo quy định tại 9.5.



11 Chế độ tưới tiêu nước cho cây cà chua

11.1 Độ ẩm đất thích hợp cho sự phát triển của cà chua

Độ ẩm đất thích hợp đối với cây cà chua phụ thuộc vào các thời kỳ sinh trưởng của nó, dao động trong khoảng từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng:

- Ra luống đến lứa quả đầu: độ ẩm thích hợp từ 65 % đến 75 % độ ẩm tối đa đồng ruộng;

- Nuôi quả (hình thành phát triển quả) từ lứa quả đầu: độ ẩm thích hợp từ 75 % đến 85 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.



11.2 Chế độ tưới tiêu theo các thời kỳ sinh trưởng

11.2.1 Thời kỳ từ gieo hạt:

- Gieo hạt xong, trên luống được một phủ lớp rơm, rạ dày từ 1 cm đến 2 cm, tưới đủ ẩm, mỗi ngày tưới một lần;

- Khi cây mọc được từ 1 lá thật đến 2 lá thật, bóc bỏ lớp phủ rơm rạ sau đó cách 2 ngày tưới một lần;

- Nhổ trồng ra luống khi cây có từ 5 lá thật tới 6 lá thật, cần tưới đủ ẩm trước khi nhổ cây ra luống.Nhổ cây lúc trời mát hoặc chiều tối.



11.2.2 Thời kỳ ra luống đến lứa hoa đầu tiên:

- Cây hồi xanh: tưới ẩm, số lần tưới từ 1 lần tới 2 lần;

- Hồi xanh đến lứa quả đầu tiên: tưới ẩm, số lần tưới từ 1 lần tới 2 lần.

11.2.3 Thời kỳ nuôi quả (hình thành phát triển quả) từ lứa quả đầu tiên: tưới ẩm, số lần tưới từ 4 lần tới 5 lần.

11.2.4 Để tăng hiệu quả tưới, nên tưới vào buổi sáng hoặc chiều mát.Tổng mức tưới toàn vụ từ 1 500 m3/ha đến 2 000 m3/ha với số lần tưới từ 6 lần đến 7 lần.

CHÚ THÍCH:

1) Thời kỳ tưới quyết định đến năng suất là thời kỳ nuôi quả (hình thành phát triển quả) từ lứa quả đầu tiên;

2) Trong điều kiện thời tiết bình thường, mức tưới mỗi lần tưới phụ thuộc vào loại đất trồng: đất có thành phần cơ giới nhẹ và đất pha cát mức tưới mỗi lần từ 200 m3/ha đến 250 m3/ha.Đất thịt mức tưới từ 250 m3/ha đến 300 m3/ha.



11.3 Kỹ thuật tưới

Kỹ thuật tưới cho cà chua phổ biến là tưới rãnh và tưới phun mưa.



11.4 Các trường hợp phải điều chỉnh chế độ tưới tiêu

11.4.1 Các trường hợp phải hiệu chỉnh chế độ tưới tiêu thực hiện theo quy định tại từ 9.4.1 đến 9.4.4.

11.4.2 Đất bị hạn: Tập trung tưới vào thời kỳ nuôi quả, tối thiểu 2 lần tưới.

11.4.3 Kết hợp tưới với các lần bón thúc phân vô cơ:

- Khi cây hồi xanh (sau khi trồng từ 7 ngày đến 10 ngày);

- Khi cây ra nụ hoa (sau khi trồng từ 20 ngày đến 25 ngày);

- Sau khi đậu quả đợt đầu (sau khi trồng 40 ngày);

- Sau khi thu hoạch quả lần đầu.

11.4.4 Sau khi tưới từ 1 ngày đến 2 ngày cần bấm nhánh tỉa cành.

11.4.5 Những trường hợp sau đây không cần tưới:

- Trước khi thu hoạch quả chín và quả ương;

- Trong quá trình diệt trừ sâu bệnh.

11.5 Yêu cầu về chất lượng nước tưới

Thực hiện theo quy định tại 9.5.



PHỤ LỤC A
(Tham khảo)

YÊU CẦU NƯỚC CHO LÚA TẠI MẶT RUỘNG THEO CHẾ ĐỘ TƯỚI TIẾT KIỆM1



A.1 Khu vực Bắc bộ

A.1.1 Lúa vụ xuân

A.1.1.1 Quy định về chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng:

a) Thời kỳ đổ ải: trong vòng từ 3 ngày đến 5 ngày đầu của thời kỳ đổ ải phải duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Giai đoạn 1 (mười ngày đầu sau khi cấy): đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm để hạn chế cỏ dại;

- Giai đoạn 2 (thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu): sau khi đến độ sâu lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm thì để khô tự nhiên với thời gian phơi ruộng từ 5 ngày đến 6 ngày, sau đó tưới đợt tiếp theo;

- Giai đoạn 3 (thời kỳ cuối đẻ nhánh): không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh, thời gian phơi ruộng từ 10 ngày đến 15 ngày;

- Giai đoạn 4 (thời kỳ đứng cái – làm đòng đến trổ bông): tưới như giai đoạn 2, độ sâu lớp nước mặt ruộng sau khi tưới tối đa 5 cm;

- Giai đoạn 5 (thời kỳ từ trỗ bông đến hết vụ): nếu thấy ruộng cạn nước phải tưới ngay.Độ sâu lớp nước mặt ruộng sau khi tưới không quá 5 cm.Khoảng 15 ngày trước khi thu hoạch thì ngừng tưới.

CHÚ THÍCH: Trừ giai đoạn 1, nếu trong thời kỳ sinh trưởng gặp mưa cho phép trữ thêm nước trong ruộng nhưng phải đảm bảo độ sâu lớp nước không quá 10 cm;

A.1.1.2 Quy định mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa:

a) Thời kỳ đổ ải: tưới liên tục trong vòng từ 3 ngày đến 5 ngày đầu với mức tưới 500 m3/ha/ngày đảm bảo cuối đợt tưới có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm.Tùy theo mức độ ải của đất ruộng mà tổng mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 1 500 m3/ha đến 2 500 m3/ha;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy: tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 200 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cách 15 ngày đến 20 ngày tưới một đợt với mức tưới 500 m3/ha đến 700 m3/ha. 10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh tưới thêm một đợt;

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh: không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh;

- Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông: cứ cách khoảng 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm;

- Giai đoạn từ trổ bông đến hết vụ: khoảng 15 ngày đến 20 ngày có một đợt tưới.Mức tưới của mỗi đợt từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha;

c) Nếu đến đợt tưới định kỳ theo kế hoạch mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng A.1;

d) Mức tưới dưỡng cả vụ từ 4 500 m3/ha đến 5 000 m3/ha.


Bảng A.1 – Quy định mức tưới theo chế độ tưới tiết kiệm khi gặp mưa

Tổng lượng mưa của trận

mm


Phương pháp tưới

< 20 mm

Tưới bình thường theo quy định

Từ 20 mm đến dưới 50 mm

Chỉ tưới một nửa mức tưới quy định

Trên 50 mm

Coi như một lần tưới

A.1.2 Lúa vụ mùa

A.1.2.1 Quy định về chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng:

a) Thời kỳ làm đất: trong vòng 3 ngày đến 5 ngày đầu duy trì lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm để hạn chế cỏ dại;

b) Thời kỳ tưới dưỡng: thực hiện theo quy định tại khoản b của A.1.1.1.

A.1.2.2 Quy định về mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa:

a) Thời kỳ làm đất: tưới liên tục trong vòng từ 2 ngày đến 3 ngày đầu với mức tưới 200 m3/ha/ngày đảm bảo đến cuối đợt có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm.Tuỳ thuộc vào lượng mưa rơi xuống từ đầu vụ mà mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 200 m3/ha đến 600 m3/ha;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy: tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 200 m3/ha đến 300 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cứ cách khoảng thời gian từ 12 ngày đến 17 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 500 m3/ha đến 700 m3/ha. 10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tưới thêm một đợt;

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh: không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh;

- Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông: cứ cách khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm;

- Giai đoạn từ tử trổ bông đến hết vụ: cứ cách khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày có một đợt tưới.Mức tưới của mỗi đợt từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha;

c) Nếu đến đợt tưới định kỳ theo kế hoạch mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng A1;

d) Mức tưới dưỡng cả vụ từ 3 500 m3/ha đến 4 000 m3/ha.



A.2 Khu vực Trung bộ

A.2.1 Lúa cấy vụ xuân

A.2.1.1 Chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng thực hiện theo quy định tại A.1.2.1.

A.2.1.2 Mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa thực hiện theo quy định sau:

a) Thời kỳ làm đất: thực hiện theo quy định tại khoản a của A.1.2.2;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy: tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 200 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cứ cách khoảng thời gian từ 15 ngày đến 20 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha. 10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tưới thêm một đợt;

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh: không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh;

- Giai đoạn từ đứng cái - làm đòng đến trổ bông: cứ cách khoảng 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm;

- Giai đoạn từ tử trổ bông đến hết vụ: cách khoảng 15 ngày đến 20 ngày có một đợt tưới.Mức tưới của mỗi đợt từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha;

c) Nếu đến thời điểm phải tưới theo kế hoạch nêu trên mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới theo quy định ở bảng A1;

d) Tổng mức tưới dưỡng cả vụ quy định tại khoản b của A.2.1.1.2 từ 4 800 m3/ha đến 5 500 m3/ha.

A.2.1.3 Các quy định tại A.2.1.1 và A.2.1.2 áp dụng chung cho các loại lúa vụ xuân gồm: xuân sớm, xuân chính vụ và xuân muộn.

A.2.2 Lúa cấy vụ hè thu và vụ mùa

A.2.2.1 Chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng thực hiện theo quy định tại A.1.2.1.

A.2.2.2 Mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa thực hiện theo quy định sau:

a) Thời kỳ làm đất: tưới liên tục trong vòng 2 ngày đến 3 ngày đầu với mức tưới 200 m3/ha/ngày đảm bảo đến cuối đợt có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm.Tuỳ thuộc vào lượng mưa rơi xuống từ đầu vụ nhiều hay ít mà mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 400 m3/ha đến 800 m3/ha;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy: tưới bổ sung một hoặc hai đợt vào giữa giai đoạn.Mức tưới mỗi đợt là 300 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cứ cách khoảng thời gian từ 12 ngày đến 17 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 600 m3/ha đến 700 m3/ha.10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tưới thêm một đợt;

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh: không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh;

- Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông: cứ cách khoảng thời gian từ 10 ngày đến 15 ngày tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm;

- Giai đoạn từ tử trổ bông đến hết vụ: cách khoảng thời gian từ 15 ngày đến 20 ngày có một đợt tưới với mức tưới 500 m3/ha;

c) Nếu đến thời điểm phải tưới theo kế hoạch gặp mưa thì áp dụng mức tưới quy định ở bảng A1;

d) Tổng mức tưới dưỡng cả vụ từ 3 800 m3/ha đến 4 500 m3/ha.



A.2.3 Lúa gieo sạ

A.2.3.1 Kỹ thuật tưới và mức tưới của lúa gieo sạ chỉ khác với lúa cấy ở giai đoạn đầu.Độ ẩm của đất ruộng từ khi gieo sạ đến thời điểm lúa phát triển được 3 lá phải đảm bảo duy trì trong khoảng từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.Sau khi lúa đã phát triển được 3 lá mới cho nước vào ruộng và duy trì ở độ sâu nước ngập không quá một phần ba cây mạ cho đến khi trưởng thành.Chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng từ giai đoạn này trở đi thực hiện theo quy định tại khoản b của A.1.1.1.

A.2.3.2 Mức tưới trong các giai đoạn sinh trưởng của lúa sạ thực hiện theo quy định sau:

a) Thời kỳ gieo sạ: cấp nước để duy trì độ ẩm của đất đạt từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng cho đến khi mạ mọc mầm và phát triển tới chiều cao từ 3 cm đến 5 cm;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Mười ngày đầu sau khi mạ đạt chiều cao từ 3 cm đến 5 cm: tưới đợt một để duy trì lớp nước mặt ruộng từ 1 cm đến 3 cm.Tổng mức tưới của giai đoạn này từ 600 m3/ha đến 900 m3/ha;

- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu khoảng từ 20 ngày đến 25 ngày đối với vụ xuân, từ 15 ngày đến 20 ngày đối với vụ hè thu: tưới một đợt với mức tưới từ 500 m3/ha đến 700 m3/ha;

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh: không tưới;

- Giai đoạn từ đứng cái, làm đòng đến trổ bông khoảng từ 15 ngày đến 20 ngày đối với vụ xuân, từ 10 ngày đến 15 ngày đối với vụ hè thu: tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha;

- Giai đoạn từ trổ bông đến hết vụ khoảng từ 15 ngày đến 20 ngày đối với vụ xuân, từ 12 ngày đến 17 ngày đối với vụ hè thu: tưới một đợt với mức tưới 500 m3/ha;

c) Nếu đến thời điểm phải tưới theo kế hoạch nêu trên mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới theo quy định ở bảng A1;

d) Tổng mức tưới cho cả vụ từ 4 200 m3/ha đến 5 500 m3/ha đối với vụ xuân, từ 3 500 m3/ha đến 5 000 m3/ha đối với vụ hè thu và vụ mùa.



A.3 Khu vực Nam bộ

A.3.1 Lúa cấy

A.3.1.1 Chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng theo quy định tại A.1.1.1, áp dụng chung cho cả vụ đông xuân, hè thu, thu đông và vụ mùa.

A.3.1.2 Mức tưới trong từng thời đoạn canh tác và sinh trưởng của lúa thực hiện theo quy định sau:

a) Thời kỳ làm đất: tưới liên tục trong vòng 2 ngày đến 3 ngày đầu với mức tưới 200 m3/ha/ngày đảm bảo đến cuối đợt có lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm.Tuỳ thuộc vào lượng mưa rơi xuống từ đầu vụ nhiều hay ít mà mức tưới của thời kỳ này dao động trong khoảng từ 500 m3/ha đến 800 m3/ha;

b) Thời kỳ tưới dưỡng:

- Giai đoạn mười ngày đầu sau khi cấy: tưới bổ sung một đợt vào giữa giai đoạn với mức tưới 300 m3/ha, đảm bảo duy trì thường xuyên lớp nước mặt ruộng từ 3 cm đến 5 cm;

- Giai đoạn đẻ nhánh hữu hiệu: cứ cách khoảng thời gian từ 15 ngày đến 20 ngày tưới một đợt với mức tưới khoảng 800 m3/ha.10 ngày trước khi kết thúc thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu tưới thêm một đợt;

- Giai đoạn cuối đẻ nhánh: không tưới, phơi ruộng để hạn chế đẻ nhánh;

- Giai đoạn từ đứng cái – làm đòng đến trổ bông: cứ cách khoảng thời gian từ 15 ngày đến 20 đối với vụ xuân, 10 ngày đến 15 ngày đối với vụ hè thu và vụ mùa, tưới một đợt với mức tưới từ 700 m3/ha đến 750 m3/ha, duy trì lớp nước mặt ruộng tối đa 5 cm;

- Giai đoạn từ trổ bông đến hết vụ: cứ cách khoảng thời gian từ 15 ngày đến 20 ngày đối với vụ xuân, từ 12 ngày đến 17 ngày đối với vụ hè thu và vụ mùa có một đợt tưới.Mức tưới của mỗi đợt là 500 m3/ha;

c) Nếu đến thời điểm phải tưới theo kế hoạch nêu trên mà gặp mưa thì áp dụng mức tưới theo quy định ở bảng A1;

d) Tổng mức tưới dưỡng cả vụ như sau:

- Vụ đông xuân: từ 5 000 m3/ha đến 5 500 m3/ha;

- Vụ hè thu: từ 4 000 m3/ha đến 4 500 m3/ha;

- Vụ mùa và vụ thu đông: từ 3 000 m3/ha đến 3 500 m3/ha.

A.3.2 Lúa sạ

A.3.2.1 Kỹ thuật tưới và mức tưới của lúa gieo sạ chỉ khác với lúa cấy ở giai đoạn đầu: từ khi gieo sạ đến thời điểm lúa phát triển được 3 lá phải đảm bảo độ ẩm của đất ruộng duy trì trong khoảng từ 85 % đến 100 % độ ẩm tối đa đồng ruộng.Sau khi lúa đã phát triển được 3 lá mới cho nước vào ruộng và duy trì ở độ sâu nước ngập không quá một phần ba cây mạ cho đến khi trưởng thành.Chế độ điều tiết lớp nước mặt ruộng từ giai đoạn này trở đi thực hiện theo quy định tại khoản b của A.3.1.2.

A.3.2.2 Tổng mức tưới cả vụ cho lúa gieo sạ, kể cả làm đất như sau:

- Vụ đông xuân: từ 5 500 m3/ha đến 6 500 m3/ha;

- Vụ hè thu: từ 4 000 m3/ha đến 5 000 m3/ha;

- Vụ mùa và vụ thu đông: từ 3 500 m3/ha đến 4 500 m3/ha.



PHỤ LỤC B
(Tham khảo)

CHẾ ĐỘ TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP GIỮ ẨM CHO CÀ PHÊ Ở TÂY NGUYÊN 2



B.1 Độ ẩm thích hợp

Độ ẩm đất thích hợp với sự phát triển của cây cà phê từ 60 % đến 80 % độ ẩm tối đa đồng ruộng



B.2 Thời vụ tưới

Thời vụ tưới đối với vùng Tây Nguyên bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.



B.3 Chế độ tưới và biện pháp giữ ẩm đất


tải về 370.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương