TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7870-1: 2010 iso 80000-1: 2009



tải về 416.81 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích416.81 Kb.
#25955
1   2   3   4   5

7.5. Bảng chữ cái Hy Lạp

Bảng 7 – Bảng chữ cái Hy Lạp


Phụ lục A

(quy định)



Thuật ngữ sử dụng trong tên của các đại lượng vật lý

A.1. Khái quát

Nếu tên riêng của đại lượng không tồn tại thì tên thường được tạo thành bằng một tập hợp các thuật ngữ như hệ số, thừa số, tham số, tỷ số, hằng số… Tương tự, các thuật ngữ như riêng, mật độ, mol, nồng độ… được bổ sung vào các tên của đại lượng vật lý để biểu thị đại lượng khác có liên quan hoặc các đại lượng dẫn xuất. Cũng như trong việc lựa chọn ký hiệu thích hợp, việc đặt tên cho đại lượng vật lý cũng cần có hướng dẫn.

Phụ lục này không nhằm mục đích buộc phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, hoặc loại bỏ những khác biệt thường có trong các ngôn ngữ khoa học khác nhau. Tuy nhiên, cần tuân theo các nguyên tắc được đưa ra khi đặt tên cho đại lượng mới. Hơn nữa, khi xem xét các thuật ngữ cũ, những sai khác với các nguyên tắc trên cần được kiểm tra cẩn thận.

Vì bản thân các đại lượng luôn độc lập với đơn vị trong cách thể hiện nên tên của đại lượng không được phản ánh tên của đơn vị tương ứng. Tuy nhiên, có một vài ngoại lệ đối với quy tắc chung này, như vôn. Tên “hiệu điện thế” tương đương với điện áp trong nhiều ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Khuyến nghị sử dụng tên “hiệu điện thế” khi có thể. Xem thêm thuật ngữ “mol” trong A.6.5, phần Chú thích.

CHÚ THÍCH 1: Hầu hết các ví dụ trong phụ lục này được rút ra từ thực tế và không nhằm mục đích đưa ra các khuyến nghị mới.

CHÚ THÍCH 2: Tên các thuật ngữ rất phụ thuộc ngôn ngữ và khuyến nghị này chủ yếu áp dụng cho tiếng Việt.



A.2. Hệ số, thừa số

A.2.1. Nếu ở những điều kiện xác định, đại lượng A tỷ lệ với đại lượng B, thì điều này có thể biểu thị theo hệ thức nhân A = k · B. Đại lượng k xuất hiện như là một số nhân trong phương trình này thường được gọi là hệ số hoặc thừa số.

A.2.2. Thuật ngữ “hệ số” nên được sử dụng khi hai đại lượng AB có các thứ nguyên khác nhau.

VÍ DỤ 1:


Hệ số Hall: AH EH = AH(B x J)

Hệ số dãn nở tuyến tính: α1 dl / l = 1dT

Hệ số khuếch tán: D J = -D grad n

CHÚ THÍCH: Đôi khi thuật ngữ “mô đun” được sử dụng thay cho thuật ngữ “hệ số”.

VÍ DỤ 2:

Mô đun đàn hồi: E



A.2.3. Thuật ngữ “thừa số” nên sử dụng khi hai đại lượng AB có cùng một thứ nguyên.

VÍ DỤ:


Thừa số tương tác: k

Thừa số phẩm chất: Q

Thừa số ma sát: μ

A.3. Tham số, số và tỷ số

A.3.1. Sự kết hợp các đại lượng xuất hiện trong phương trình thường được xem xét để tạo thành các đại lượng mới. Các đại lượng như vậy thường được gọi là tham số.

VÍ DỤ:


Tham số Grϋneisen: 

A.3.2. Một số sự kết hợp thứ nguyên một của đại lượng, như thường xuất hiện trong mô tả hiện tượng truyền, được gọi là các số đặc trưng và mang thuật ngữ “số” trong tên của chúng.

VÍ DỤ:


Số Reynons: Re

Số Prandtl: Pr



A.3.3. Thương có thứ nguyên một của hai đại lượng thường được gọi là tỷ số:

VÍ DỤ 1:


Tỷ số nhiệt dung: 

Tỷ số khuếch tán nhiệt: kT

Tỷ số linh động: b

Đôi khi thuật ngữ “phần” được dùng cho các tỉ số nhỏ hơn một.

VÍ DỤ 2:

Phần lượng chất của B: xB

Phần bao bì: ƒ

Thuật ngữ “chỉ số” đôi khi được sử dụng thay cho tỷ số. Việc mở rộng cách sử dụng này không được khuyến nghị.

VÍ DỤ 3:

Chỉ số khúc xạ: n



A.4. Các mức

Loga tỷ số của đại lượng, Q, và giá trị tham chiếu của đại lượng đó, Qo, được gọi là mức.

VÍ DỤ: Mức của đại lượng công suất: Lp

A.5. Các hằng số

A.5.1. Đại lượng được coi là có cùng một giá trị trong mọi tình huống được gọi là hằng số chung hoặc hằng số vật lý cơ bản. Nếu không có tên riêng thì tên của nó bao gồm thuật ngữ “hằng số”.

VÍ DỤ:


Hằng số trọng trường: G

Hằng số Planck: h



A.5.2. Đại lượng của một chất cụ thể có giá trị như nhau trong mọi tình huống được gọi là hằng số vật chất. Nếu không có tên riêng thì tên của các đại lượng như vậy bao gồm thuật ngữ “hằng số”.

VÍ DỤ: Hằng số phân rã của một hạt nhân cụ thể: 



A.5.3. Các đại lượng khác có cùng một giá trị chỉ trong các tình huống riêng biệt hoặc có được từ các phép toán, đôi khi cũng có tên gọi bao gồm thuật ngữ “hằng số”. Việc mở rộng cách sử dụng này không được khuyến nghị.

VÍ DỤ:


Hằng số cân bằng của phản ứng hóa học (biến đổi theo nhiệt độ): Kp

Hằng số Madelung của mạng tinh thể riêng biệt: 



A.6. Các thuật ngữ áp dụng chung

A.6.1. Tính từ “riêng” được bổ sung vào tên đại lượng để biểu thị thương số giữa đại lượng đó và khối lượng.

VÍ DỤ:


Nhiệt dung riêng: c c = C/m

Thể tích riêng:  = V/m

Entropi riêng: s s = S/m

Độ phóng xạ riêng: a a = A/m

CHÚ THÍCH: Tính từ “khối lượng” hoặc tính từ “theo khối lượng” đôi khi được sử dụng thay cho tính từ “riêng”.

A.6.2. Danh từ “mật độ” hoặc tính từ “thể tích” được bổ sung vào tên đại lượng để biểu thị tỷ số giữa đại lượng đó và thể tích. Xem thêm A.6.3 và A.6.4

VÍ DỤ:


Mật độ khối lượng hay khối lượng theo thể tích: ρ ρ = m/V

Mật độ điện tích hay điện tích theo thể tích: ρ ρ = Q/V

Mật độ năng lượng hay năng lượng theo thể tích: e e = E/V

Mật độ số hay số theo thể tích: n n = N/V



A.6.3. Thuật ngữ “mật độ … mặt” hoặc tính từ “theo bề mặt” được bổ sung vào tên của đại lượng để biểu thị tỷ số giữa đại lượng đó với diện tích. Danh từ “diện tích” đôi khi cũng được sử dụng.

VÍ DỤ 1:


Khối lượng theo bề mặt hay mật độ khối lượng mặt: ρA ρA = m /A

Điện tích bề mặt hay mật độ điện tích mặt: ρA ρA = Q / A

Danh từ “mật độ” hoặc tính từ “theo bề mặt” được bổ sung vào tên của đại lượng diễn tả thông lượng hoặc dòng để biểu thị tỷ số của đại lượng này với diện tích bề mặt. Xem thêm A.6.2.

VÍ DỤ 2:


Mật độ thông lượng nhiệt hay vận tốc lưu lượng nhiệt theo bề mặt: q q = Φ/A

Mật độ dòng điện hay dòng điện theo bề mặt: J J = I / A

Mật độ từ thông hay từ thông theo bề mặt: B B = Φ/A

A.6.4. Thuật ngữ “mật độ … tuyến tính”, tính từ “tuyến tính” hay tính từ “dài” được bổ sung vào tên của đại lượng để biểu thị tỷ số giữa đại lượng đó với chiều dài. Danh từ “chiều dài” đôi khi cũng được sử dụng.

VÍ DỤ 1:


Mật độ khối lượng tuyến tính hay khối lượng dài: ρl ρl = m/l

Thuật ngữ “tuyến tính” cũng được bổ sung vào tên của đại lượng nhưng chỉ để phân biệt giữa các đại lượng tương tự nhau.

VÍ DỤ 2:

Khoảng tuyến tính trung bình: R

Khoảng khối lượng trung bình: Rρ

Hệ số giãn nở tuyến tính: α1

Hệ số giãn nở thể tích: α­V

Hệ số suy giảm tuyến tính: μ

Hệ số suy giảm khối lượng: μm

A.6.5. Tính từ “mol” được bổ sung vào tên của đại lượng để biểu thị thương số của đại lượng đó và lượng chất.

VÍ DỤ:


Thể tích mol: Vm Vm = V/n

Nội năng mol: Um Um = U/n

Khối lượng mol: M M = m/n

A.6.6. Thuật ngữ “nồng độ” được bổ sung vào tên của đại lượng, đặc biệt cho một chất trong hỗn hợp, để biểu thị tỷ số giữa đại lượng đó và toàn bộ thể tích.

VÍ DỤ:


Nồng độ lượng chất của B: cB cB = nB/V

Nồng độ mol của B: CB CB = NB/V

Nồng độ khối lượng của B: ρB ρB = mB/V

Thuật ngữ “nồng độ phổ” được sử dụng để biểu thị hàm phân bố phổ.


Phụ lục B

(quy định)



Làm tròn số

B.1. Làm tròn số có nghĩa là thay độ lớn của một số đã cho bằng một số khác gọi là số được làm tròn, được lựa chọn từ dãy các bội số nguyên của khoảng làm tròn được chọn.

VÍ DỤ 1:


Khoảng làm tròn: 0,1

Các bội số nguyên: 12,1; 12,2; 12,3; 12,4 …

VÍ DỤ 2:

Khoảng làm tròn: 10

Các bội số nguyên: 1 210; 1 220; 1 230; 1 240 …

B.2. Nếu chỉ có một bội số nguyên gần số đã cho nhất thì số đó được xem như số được làm tròn.

VÍ DỤ 1:


Khoảng làm tròn: 0,1

Số đã cho Số làm tròn

12,223 12,2

12,251 12,3

12,275 12,3

VÍ DỤ 2:


Khoảng làm tròn: 10

Số đã cho Số làm tròn

1 223,3 1 220

1 225,1 1 230

1 227,5 1 230

B.3. Nếu có hai bội số nguyên liên tiếp đều gần bằng số đã cho thì hai quy tắc khác nhau được sử dụng.

Quy tắc A: Bội số nguyên chẵn được chọn là số làm tròn.

VÍ DỤ 1:

Khoảng làm tròn: 0,1

Số đã cho Số làm tròn

12,25 12,2

12,35 12,4

VÍ DỤ 2:


Khoảng làm tròn: 10

Số đã cho Số làm tròn

1 225,0 1 220

1 235,0 1 240

Quy tắc B: Bội số nguyên cao hơn được chọn là số làm tròn.

VÍ DỤ 1:


Khoảng làm tròn: 0,1

Số đã cho Số làm tròn

12,25 12,3

12,35 12,4

-12,25 -12,3

-12,35 -12,4

VÍ DỤ 2:

Khoảng làm tròn: 10

Số đã cho Số làm tròn

1 225,0 1 230

1 235,0 1 240

- 1 225,0 - 1 230

- 1 235,0 - 1 240

Quy tắc A hợp lý hơn và đặc biệt có lợi khi xử lý, ví dụ: dãy các phép đo theo cách đó thì các sai số làm tròn được giảm tới mức tối thiểu.

Quy tắc B đôi khi được sử dụng trong máy tính.

B.4. Làm tròn nhiều lần bằng cách áp dụng các quy tắc đã cho ở trên có thể dẫn tới các sai số. Vì vậy chỉ được thực hiện việc làm tròn một lần.

VÍ DỤ: 12,254 có thể được làm tròn thành 12,3 và không nên đầu tiên làm tròn thành 12,25 rồi sau đó thành 12,2.



B.5. Các quy tắc đã cho ở trên chỉ nên sử dụng khi có không có chuẩn mực riêng cho việc lựa chọn số làm tròn phải đưa vào tính toán. Ví dụ: trong các trường hợp cần phải tôn trọng các yêu cầu về an toàn hoặc các giới hạn đã cho thì nên làm tròn theo một hướng.

B.4. Cần phải chỉ rõ khoảng làm tròn.
Phụ lục C

(quy định)



Các đại lượng loga và đơn vị của chúng

C.1. Khái quát

Đại lượng loga là đại lượng được xác định bằng phương pháp hàm loga. Để việc xác định được đầy đủ thì cơ số của loga phải được chỉ rõ.

Tùy thuộc vào nguồn của đối số của loga mà đại lượng loga được phân loại như sau:

a) tỷ số loga được xác định bằng loga của tỷ số giữa hai đại lượng cùng loại;

b) đại lượng loga, trong đó đối số được đưa ra rõ ràng là một số, ví dụ: đại lượng lý thuyết thông tin loga;

c) các đại lượng loga khác.

Loga đối với bất kỳ cơ sở xác định của một đối số nào đều cung cấp cùng thông tin về trạng thái vật lý đang xem xét như bản thân đối số đó. Các đại lượng xác định với cơ sở khác nhau tỷ lệ với nhau nhưng có giá trị khác nhau và do đó là các đại lượng khác nhau. Trong một lĩnh vực áp dụng, chỉ được sử dụng loga cùng cơ số.

C.2. Đại lượng loga căn lũy thừa

Đại lượng căn lũy thừa là đại lượng mà bình phương của nó tỷ lệ với lũy thừa khi nó tuân theo một hệ tuyến tính. Trước đây các đại lượng này được gọi là đại lượng trường liên quan tới đại lượng loga nhưng hiện nay tên này không được tán thành vì đại lượng trường có một nghĩa khác, là đại lượng phụ thuộc vào vectơ vị trí r.

Đối với đại lượng căn lũy thừa biến đổi theo thời gian dạng hình sin thì giá trị căn quân phương là đối số của loga.

Đối với đại lượng căn lũy thừa không phải hình sin thì sử dụng giá trị căn quân phương trên khoảng thời gian thích hợp được chỉ rõ. Đối với đại lượng tuần hoàn thì khoảng thời gian thích hợp là một chu kỳ.

Phép biểu diễn phức thường được sử dụng đối với các đại lượng căn lũy thừa dạng hình sin, ví dụ viễn thông hay âm học. Việc lấy loga tỷ số đại lượng phức chỉ hợp với loga tự nhiên. Nhiều biểu thức và phép toán khác cũng trở nên đơn giản hơn khi sử dụng loga tự nhiên. Đó là lý do là loga tự nhiên được sử dụng trong hệ đại lượng quốc tế, ISQ. Cùng với loga tự nhiên, đơn vị nepe (ký hiệu Np) trở thành đơn vị nhất quán với SI nhưng vẫn chưa được CGPM chấp nhận là đơn vị SI.

Trong các tính toán lý thuyết, nepe, Np, dùng cho biên độ, cùng với radian, rad, dùng cho góc pha là kết quả tự nhiên của phép biểu diễn phức và loga tự nhiên.

Tuy nhiên, vì lý do lịch sử, ben (ký hiệu là B) và ước là deciben (ký hiệu là dB) rất phổ biến trong các ứng dụng chỉ xét đến biên độ, không xét đến pha. Đơn vị ben được dựa trên loga thập phân.



C.3. Đại lượng lũy thừa loga

Một đại lượng tỷ lệ với lũy thừa được gọi là đại lượng lũy thừa. Trong nhiều trường hợp, đại lượng liên quan đến năng lượng cũng được coi là đại lượng lũy thừa trong ngữ cảnh này. Khi đại lượng lũy thừa tỷ lệ với bình phương đại lượng căn lũy thừa tương ứng thì trị số của đại lượng loga là như nhau vì thừa số 1/2 đã được tính đến trong định nghĩa đại lượng lũy thừa loga.



C.4. Đại lượng lý thuyết thông tin loga

Trong lý thuyết thông tin, loga được sử dụng cùng với ba cơ số khác nhau. Ba cơ số này của loga là 2, e và 10. Đơn vị của đại lượng tương ứng là: shannon, Sh; đơn vị thông tin tự nhiên, nat; và hartley, Hart.


Phụ lục D

(tham khảo)



Các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đại lượng và đơn vị

D.1. JCGM

JCGM là Ủy ban phối hợp về các hướng dẫn trong đo lường học (Joint Committee for Guides in Metrology). Đó là ủy ban phối hợp của tám tổ chức quốc tế (BIPM, IEC, IFCC, ILAC, ISO, IUPAC, IUPAP và OIML). JCGM chịu trách nhiệm đối với Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (Guide to the Expression of Uncertainty in Metrology), GUM, và Từ vựng quốc tế về các thuật ngữ chung và cơ bản trong đo lường học (International Vocabulary of Measurements), VIM

Cơ quan thư ký của JCGM do BIPM quản lý.

D.2. CGPM – CIPM – BIPM

CGPM là Hội nghị cân đo toàn thể (General Conference on Weights and Measures), gồm đại diện của tất cả các nước thành viên. CIPM là Ủy ban cân đo quốc tế (International committee for Weights and Measures) và hoạt động dưới quyền của CGPM. BIPM là Viện cân đô quốc tế (International Bureau of Weights and Measures).



D.3. IEC – IEC/TC 25

IEC là Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission). IEC/TC 25 là Ban kỹ thuật 25, Đại lượng và đơn vị.



D.4. IFCC

IFCC là Liên đoàn quốc tế về hóa học lâm sàng và phòng thí nghiệm y học (International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory Medicine).



D.5. ILAC

ILAC là Tổ chức công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation).



D.6. ISO – ISO/TC 12

ISO là Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization). ISO/TC 12 là Ban kỹ thuật 12, Đại lượng và đơn vị.



D.7. IUPAC

IUPAC là Hiệp hội quốc tế về hóa học tinh khiết và hóa học ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry).



D.8. IUPAP

IUPAP là Hiệp hội quốc tế về vật lý thuần túy và vật lý ứng dụng (International Union of Pure and Applied Physics).



D.9. OIML – CGML – CIML – BIML

OIML là Tổ chức đo lường pháp định quốc tế (International Organization of Legal Metrology). Các cơ quan của tổ chức này là CGML, Hội nghị toàn thể về đo lường pháp định (General Conference on Legal Metrology); CIML, Ủy ban đo lường pháp định quốc tế (International Committee of Legal Metrology); và BILM, Văn phòng đo lường pháp định quốc tế (International Bureau of Legal Metrology).


THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7870-2:2010 (ISO 80000-2:2009), Đại lượng và đơn vị - Phần 2: Dấu và ký hiệu toán học dùng trong khoa học tự nhiên và công nghệ.

[2] TCVN 7870-9 (ISO 80000-9), Đại lượng và đơn vị - Phần 9: Hóa lý và vật lý phân tử.

[3] TCVN 7870-13:2010 (IEC 80000-13:2008), Đại lượng và đơn vị - Phần 13: Khoa học và công nghệ thông tin.

[4] Chỉ thị ISO/IEC, Phần 2:2004, Quy định về cấu trúc và xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC Directives, Part 2:2004, Rules for the structure and drafting of International Standards).

[5] ISO/IEC Guide 98-3:2008, Độ không đảm bảo của phép đo - Phần 3: Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995) (ISO/IEC Guide 98-3:2008, Uncertainty of measurement - Part 3: Guide to the expression of uncertainty in measurement (GUM:1995)).

[6] IEC 60027-1, Letter symbols to be used in electrical technology - Part 1: General (Ký hiệu bằng chữ sử dụng trong kỹ thuật điện - Phần 1: Quy định chung)

[7] IEC 60027-2, Letter symbols to be used in electrical technology - Part 2: Telecommunications and electronics (Ký hiệu bằng chữ sử dụng trong kỹ thuật điện - Phần 2: Viễn thông và điện tử).

[8] BIPM, Hệ đơn vị quốc tế (SI), xuất bản lần thứ 8 năm 2006 (The International System of Units (SI), 8th edition (2006)), http://www.bipm.org/en/si/

[9] Các giá trị khuyến nghị của CODATA về các hằng số vật lý cơ bản: 2006 (CODATA Recommended Values of the Fundamental Physical Constants: 2006), http://physics.nist.gov/cuu/Constants/index.html


MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

4. Đại lượng

5. Thứ nguyên

6. Đơn vị

7. Quy tắc viết

Phụ lục A (quy định) Thuật ngữ sử dụng trong tên của các đại lượng vật lý

Phụ lục B (quy định) Làm tròn số

Phụ lục C (quy định) Các đại lượng loga và đơn vị của chúng

Phụ lục D (tham khảo) Các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đại lượng và đơn vị



Thư mục tài liệu tham khảo

1 CGS = centimet-gam-giây; ESU = đơn vị tĩnh điện; EMU = đơn vị điện từ.

2 MKS = mét-kilôgam-giây.

3) “Các số được thể hiện bằng chữ số” nói đến các số như là “12”, ngược với “mười hai”.


tải về 416.81 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương