TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 3890 : 2009


Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới



tải về 336.09 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích336.09 Kb.
#14272
1   2   3

9 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới

9.1 Trang bị, bố trí phương tiện chữa cháy cơ giới



9.1.1 Các kho lớn, cảng hàng không, cảng biển, cơ sở trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, khu công nghiệp ngoài việc trang bị hệ thống chữa cháy, phải trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy sử dụng được cả nước và bọt để chữa cháy. Đối tượng và định mức trang bị tối thiểu được quy định tại Bảng 6.

Bảng 6

Số TT

Đối tượng

Quy mô

Xe chữa cháy, chiếc

Máy bơm chữa cháy di động, chiếc

1

Kho

1.1

Kho dự trữ

cấp Quốc gia

1




1.2

Kho dự trữ

cấp Bộ, ngành




1

1.3

Kho dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ

Tổng dung tích trên 100.000m3

2




1.4

Kho dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ

Tổng dung tích từ 15.000 đến 100.000m3

1




1.5

Kho dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ

Tổng dung tích nhỏ hơn 15.000m




1

2

Cảng hàng không, cảng biển

2.1

Cảng hàng không

Quốc tế

3




2.2

Cảng hàng không

Nội địa

2




2.3

Cảng biến

Loại I

2




2.4

Cảng biển

Loại II

1




2.5

Cảng nội địa khác







1

3

Cơ sở sản xuất

3.1

Nhà máy nhiệt điện

Công suất từ 200 MW trở lên

1




3.2

Nhà máy thuỷ điện

Công suất từ 300 MW trở lên

1




3.3

Nhà máy nhiệt điện, thủy điện

Có công suất nhỏ hơn công suất trên




1

3.4

Nhà máy điện hạt nhân

Không phụ thuộc vào công suất

2




3.5

Nhà máy giấy

Công suất trên 35.000 tấn/năm

1




3.6

Nhà máy dệt

Công suất trên 20 triệu mét2/năm

1




3.7

Nhà máy xi măng

Công suất trên 1 triệu tấn/năm

1




3.8

Nhà máy phân đạm

Công suất từ 180.000 tấn/năm trở lên

1




3.9

Nhà máy thép

Công suất từ 300.000 tấn phôi thép/năm trở lên

1




3.10

Nhà máy giấy, dệt, xi măng, phân đạm, thép

Có công suất nhỏ hơn công suất trên




1

3.11

Nhà máy lọc dầu và lọc hoá dầu

Không phụ thuộc vào công suất

2




3.12

Cơ sở chế biến khí đốt

Công suất từ 15 triệu m3 khí /ngày đêm trở lên

1




3.13

Cơ sở khai thác khoáng sản

Công suất từ 300.000 tấn/năm trở lên

1




3.14

Cơ sở chế biến khí đốt, khai thác khoáng sản

Có công suất nhỏ hơn công suất trên




1

4

Khu công nghiệp

4.1

Khu công nghiệp

Tổng diện tích trên 300 ha

3




4.2

Khu công nghiệp

Tổng diện tích từ trên 150 đến 300 ha

2




4.3

Khu công nghiệp

Tổng diện tích từ 50 ha đến 150 ha

1




4.4

Khu công nghiệp

Tổng diện tích nhỏ hơn 50 ha




1

9.1.2 Cảng biển loại I và loại II trang bị thêm tối thiểu 01 tàu chữa cháy.

9.1.3 Việc trang bị xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động cho nhà và công trình không có trong danh mục trên sẽ do cơ quan Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền quy định.

9.1.4 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động trang bị cho nhà và công trình đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Có đặc tính kỹ thuật và tính năng chữa cháy phù hợp với loại nhà và công trình cần bảo vệ;

b) Có chất chữa cháy, phương tiện, dụng cụ trang bị kèm theo đúng quy định.

9.1.5 Xe chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động và các thiết bị chữa cháy theo xe, máy bơm phải được để trong nhà có mái che (nhà xe).

9.1.6 Bố trí bến đậu cho tàu chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu tàu chữa cháy cơ động nhanh, không bị vật cản khác che chắn, cản trở.

9.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy cơ giới

9.2.1 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và đảm bảo luôn hoạt động tốt theo tính năng kỹ thuật của nhà sản xuất.

9.2.2 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động luôn được nạp đủ nhiên liệu, chất chữa cháy và dụng cụ trang bị kèm theo đầy đủ.

9.2.3 Xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng theo chế độ thường xuyên, định kỳ và đột xuất. Nội dung các chế độ kiểm tra, bảo dưỡng theo quy định của nhà sản xuất.

10 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

10.1 Trang bị, bố trí phương tiện cứu người, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

10.1.1 Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người đối với từng công trình cụ thể sẽ do cơ quan Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định.

10.1.2 Phương tiện cứu người được trang bị phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu an toàn theo quy định của nhà sản xuất và phù hợp với điều kiện sử dụng.

10.1.3 Việc lắp đặt các kết cấu treo, móc cho dây cứu người, thang dây, ống cứu người phải phù hợp với giới hạn chịu lửa, tải trọng, độ cao và khả năng cứu người an toàn. Vị trí lắp đặt phương tiện cứu người phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và tính năng sử dụng của phương tiện.

10.1.4 Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được trang bị trên lối thoát nạn của nhà và công trình trong các khu vực sau:

a) Ở các chỗ nguy hiểm cho sự di chuyển của người;

b) Ở các lối đi và trên các cầu thang bộ dùng để thoát nạn cho người khi số lượng người cần thoát nạn lớn hơn 50 người;

c) Theo các lối đi chính và cửa ra của các gian phòng sản xuất, trong đó số người làm việc lớn hơn 50 người;

d) Ở các vị trí chỉ dẫn cầu thang bộ trong các nhà ở có chiều cao lớn hơn 6 tầng;

đ) Trong các gian phòng công cộng và các nhà phụ trợ của các xí nghiệp công nghiệp, nếu ở đó khả năng tụ tập đồng thời nhiều hơn 100 người;

e) Ở các gian phòng sản xuất không có ánh sáng tự nhiên.

10.1.5 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu là 2h.

Đèn chiếu sáng sự cố có cường độ chiếu sáng ban đầu trung bình là 10lux và cường độ chiếu sáng nhỏ nhất tại bất kỳ điểm nào dọc theo đường thoát nạn đo được không nhỏ hơn 1 lux.

Đèn chỉ dẫn thoát nạn phải được nhìn thấy rõ ràng các chữ “LỐI RA” hoặc chữ khác thích hợp từ khoảng cách tối thiểu 30m trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).

10.1.6 Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được lắp đặt, bố trí ở trên các cửa ra vào, hành lang, cầu thang thoát nạn, lối rẽ trên đường thoát nạn để chiếu sáng, chỉ dẫn lối đi và dễ quan sát. Vị trí lắp đặt giữa các đèn chiếu sáng sự cố, giữa các đèn chỉ dẫn thoát nạn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30m.

10.1.7 Dụng cụ phá dỡ thông thường trang bị cho nhà và công trình sau:

a) Nhà sản xuất;

b) Kho tàng;

c) Nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống;

d) Các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện;

đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác;

e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ, vũ trường;

f) Chợ, trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.

10.1.8 Trang bị tối thiểu một bộ dụng cụ phá dỡ thông thường cho nhà và công trình quy định tại 10.1.8 và bố trí tại khu vực thường trực về phòng cháy và chữa cháy.

10.1.9 Phương tiện bảo hộ chống khói được trang bị cho các khách sạn và bố trí trong phòng tại ví trí dễ thấy, dễ lấy. Trang bị tối thiểu một người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc.

10.1.10 Có biển chỉ dẫn thoát nạn và biển chỉ báo các vị trí lắp đặt phương tiện cứu người trong đám cháy ở các vị trí dễ quan sát.

10.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, dụng cụ phá dỡ thông thường và phương tiện bảo hộ chống khói

10.2.1 Phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn, phương tiện bảo hộ chống khói được kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần.

10.2.2 Mỗi năm một lần, phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn được kiểm tra bảo dưỡng theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật của từng loại phương tiện. Đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn được thử nghiệm trong thời gian 2h, những phương tiện không đảm bảo thời gian làm việc phải được thay thế.

10.2.3 Dụng cụ phá dỡ thông thường được kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần.

10.2.4 Phương tiện cứu người trong đám cháy, phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn trang bị cho nhà và công trình được bảo quản tránh mưa, nắng, ẩm ướt.



11 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng dụng cụ chữa cháy thô sơ

11.1 Trang bị, bố trí dụng cụ chữa cháy thô sơ

11.1.1 Dụng cụ chữa cháy thô sơ được trang bị cho các kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng, chợ, kho hàng hoá, cơ sở sản xuất và nhà ở gia đình.

11.1.2 Trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ cho kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, cửa hàng xăng dầu, các công trình xăng dầu được quy định tại TCVN 5307, TCVN 4530, TCVN 5684.

11.1.3 Trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ cho nhà kho, cửa hàng, nhà sản xuất được quy định tại Bảng 7.

Bảng 7

Số TT

Tên hạng mục công trình

Thùng cát,m3

Xẻng, chiếc

Chăn sợi 1x2(m), chiếc

Phuy, bể nước 200lít, chiếc

Xô múc nước, chiếc

1

Kho, cửa hàng chứa hàng hoá là vật liệu rắn không cháy.










1/500m2 sàn)

2/500m2 sàn)

2

Kho, cửa hàng chứa hàng hoá là vật liệu rắn cháy được, kể cả chất lỏng có nhiệt độ bắt cháy > 45oC, nhưng phải đựng trong thùng hộp kín với khối lượng < 500 kg

1/350m2 sàn

2/350m2 sàn

1/350m2 sàn

1/350m2 sàn

2/350m2 sàn

3

Kho, cửa hàng chứa thiết bị, ô tô, xe máy










1/200m2 sàn

2/200m2 sàn

4

Phân xưởng sản xuất, chế biến có sử dụng thiết bị cơ khí, lò sấy, máy hàn







1/200m2 sàn

1/200m2 sàn

2/200m2 sàn

5

Phân xưởng sản xuất, bao gói, phân loại, bảo quản hàng hoá không dùng đến lửa.

1/300m2 sàn

2/300m2 sàn

1/300m2 sàn

1/300m2 sàn

2/300m2 sàn

11.1.4 Đối với các cơ sở khác, việc trang bị dụng cụ chữa cháy thô sơ sẽ tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu của từng cơ sở.

11.1.5 Phương tiện chữa cháy thô sơ được bố trí ở từng khu vực phù hợp với yêu cầu sử dụng để chữa cháy. Mỗi dụng cụ đựng nước chữa cháy kèm theo ít nhất 2 xô (hoặc thùng) múc nước. Mỗi dụng cụ đựng cát kèm theo ít nhất 2 xẻng xúc.

Các phương tiện chứa nước, đựng cát chữa cháy được che đậy, không để vật bẩn rơi vào.

11.1.6 Để dễ nhận biết trong việc sử dụng, các phương tiện chữa cháy thô sơ: câu liêm, bùi nhùi, thang tre, xẻng, xô hoặc thùng múc nước, phuy đựng nước, thùng đựng cát, bơm tay cần được sơn đỏ.

11.2 Kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy thô sơ

11.2.1 Phương tiện chữa cháy thô sơ được định kỳ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất 6 tháng một lần.

11.2.2 Dụng cụ dùng để chứa nước và đựng cát chữa cháy đảm bảo luôn luôn đầy nước và cát hoặc không ít hơn 4/5 thể tích chứa. Cát được bảo quản luôn khô, không lẫn vật bẩn. Nếu thấy lượng nước, cát không đúng quy định phải bổ sung thêm. Thay cát mới, nước mới nếu thấy không đảm bảo để chữa cháy.

Phụ lục A (Tham khảo)

Mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy

Trang bìa:



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

SỔ THEO DÕI

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………..

………...................................................................................................................

……………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Số điện thoại:……………………….. …….Fax:……………………………………..

Lập sổ, ngày ............ tháng .............. năm ..........….

Người lập sổ: …………………………………………………………………………..

Người phụ trách công tác PCCC của cơ sở:………………………………………..

……………………………………………………………………………………………

Trang 2,3,4 Bảng tổng hợp phương tiện PCCC



Số TT

Ngày, tháng, năm (kiểm tra hoặc đưa vào sử dụng)

Loại phương tiện,hệ thống PCCC

Ký mã hiệu

Số lượng

Đơn vị tính

Tình trạng kỹ thuật

Đạt yêu cầu

Không đạt yêu cầu









































































































































































Trang 5, 6 ... (và các trang tiếp sau)

Bảng theo dõi

tình trạng kỹ thuật từng loại phương tiện (hoặc hệ thống) PCCC

Hạng mục công trình: .............................................................................................

……………………………………………………………………………………………..

Phương tiện PCCC (hoặc hệ thống PCCC) loại:....................................................



ở vị trí số: ............(hoặc mã số phương tiện do cơ sở quản lý quy định)……..……

Số TT

Ngày, tháng kiểm tra

Nội dung và kết quả kiểm tra

Phương pháp kiểm tra

Kết luận

Người,cơ quan kiểm tra

Ký tên

Ghi chú










































































































































































tải về 336.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương