TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 3890 : 2009



tải về 336.09 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích336.09 Kb.
#14272
  1   2   3
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 3890 : 2009

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH - TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG


Fire protection equipments for construction and building – Providing, installation,inspection, maintenance

Lời nói đầu

TCVN 3890 : 2009 thay thế cho TCVN 3890 : 1984.

TCVN 3890 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 21 Phòng cháy chữa cháy và Bộ Công an phối hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH –TRANG BỊ, BỐ TRÍ, KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG

Fire protection equipments for construction and building – Providing, installation, inspection, maintenance

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định về trang bị và những yêu cầu cơ bản đối với việc bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.

Đối với nhà và công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu phòng cháy chữa cháy đặc biệt, như cơ sở sản xuất, kho chứa hoá chất độc hại, vật liệu nổ, cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kho chứa nhiên liệu lớn; công trình đường hầm, khai khoáng, hầm mỏ; công trình trên biển thì ngoài việc tuân theo các quy định của Tiêu chuẩn này, cần tuân theo các quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành khác có liên quan.

Nhà, công trình và phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình không được quy định trong Tiêu chuẩn này sẽ do cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định.



2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là rất quan trọng khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản đã nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (bao gồm cả sửa đổi).

TCVN 4513 Cấp nước bên trong -Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 4878 (ISO 3941: 2007) Phân loại cháy.

TCVN 5684 An toàn cháy các công trình xăng dầu - Yêu cầu chung.

TCVN 5760 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.

TCVN 2622 Phòng cháy chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 6101 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy - Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit thiết kế và lắp đặt.

TCVN 5738 Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6305 (ISO 6182-1:1993). Phòng cháy và chữa cháy - Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu và biện pháp thử.

TCVN 4530 Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 5307 Kho dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.

TCVN 7026 (ISO 7165:1999) Chữa cháy-Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo.

TCVN 7027 (ISO 11601:1999) Chữa cháy-Xe đẩy chữa cháy - Tính năng và cấu tạo.

TCVN 7161-1 (ISO 14520-1:2000). Hệ thống chữa cháy bằng khí - Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 7336 Hệ thống Sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.

TCVN 7435-1 (ISO 11602-1:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Phần 1: Lựa chọn và bố trí.

TCVN 7435-2 (ISO 11602-2:2000) Phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy. Phần 2: Kiểm tra và bảo dưỡng.



3 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.



3.1

Phương tiện phòng cháy chữa cháy

Gồm các phương tiện cơ giới, máy móc, thiết bị, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ, phương tiện thô sơ chuyên dùng cho việc phòng cháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.



3.2

Hệ thống họng nước chữa cháy cho nhà và công trình

Hệ thống cấp nước đến các họng nước chữa cháy được lắp đặt sẵn cho nhà và công trình đảm bảo lưu lượng và cột áp dùng trong chữa cháy.



3.3

Họng nước chữa cháy

Tổng hợp các thiết bị chuyên dùng gồm van khóa, vòi, lăng phun được lắp đặt sẵn để triển khai đưa nước đến đám cháy.



3.4

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Hệ thống các thiết bị chuyên dùng được lắp đặt sẵn ngoài nhà để cấp nước phục vụ cho công tác chữa cháy.



3.5

Bình chữa cháy tự động

Bình chữa cháy hoạt động theo nguyên lý tự động được treo hoặc đặt trong khu vực cần bảo vệ.



3.6

Bình chữa cháy có bánh xe (xe đẩy chữa cháy - theo TCVN 7027:2002)

Bình chữa cháy có khối lượng lớn hơn 25 kg nhưng không quá 450 kg được thiết kế đặt trên các bánh xe để một người có thể di chuyển và thao tác vận hành chữa cháy.



3.7

Khoảng cách di chuyển bình chữa cháy

Khoảng cách di chuyển thực tế lớn nhất từ vị trí để bình chữa cháy đến vị trí cần bảo vệ.



3.8

Dụng cụ chữa cháy thô sơ

Các dụng cụ, vật liệu thông thường được sử dụng chuyên dùng trong công tác chữa cháy



4 Qui định chung

4.1 Nhà, công trình, bộ phận công trình, phòng, buồng và thiết bị (sau đây gọi chung là nhà và công trình) không phụ thuộc vào chủ sở hữu và đơn vị chủ quản theo pháp nhân phải trang bị các phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Tiêu chuẩn này.

4.2 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy trang bị cho nhà và công trình được quy định trong Tiêu chuẩn này gồm:

- Bình chữa cháy: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;

- Hệ thống báo cháy tự động;

- Hệ thống chữa cháy: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt, khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;

- Phương tiện chữa cháy cơ giới: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;

- Phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;

- Phương tiện bảo hộ chống khói: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;

- Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;

- Dụng cụ phá dỡ thông thường: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;

- Dụng cụ chữa cháy thô sơ: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ hoặc kim loại), bơm tay ...

- Chất chữa cháy: nước, bọt, bột, khí

4.3 Lựa chọn loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương pháp chữa cháy, loại chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cháy của nhà, công trình, với từng loại đám cháy, với khả năng, hiệu quả của từng loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Hiệu quả chữa cháy của từng loại chất chữa cháy được quy định trong 4.5 và trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.

4.4 Phân loại cháy theo quy định của TCVN 4878.

4.5 Hiệu quả chữa cháy của các chất chữa cháy quy định tại Bảng 1.



Bảng 1

Chất chữa cháy

Hiệu quả chữa cháy các loại đám cháy

A

B

C

D

A1

A2

B1

B2

D1

D2

D3

Nước

++

-

-

-

Bọt

Bọt có bội số nở cao

++

+

-

-

-

Bọt có bội số nở thấp và trung bình

+

-

++

+

-

-

Khí

CO2

-

+

+

-

Nitơ, FM200, Inergen, Argon…

+

+

+

-

Bột

Bột BC

-

++

++

-

Bột ABC

+

-

Bột ABCD

++

-

Chú thích:

Dấu “++” Rất hiệu quả.

Dấu “+” Chữa cháy thích hợp.

Dấu “-“ Chữa cháy không thích hợp.

Bột BC Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu B, C.

Bột ABC Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu A, B, C.

Bột ABCD Bột dùng chữa các đám cháy có ký hiệu A, B, C và D.

4.6 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ kiểm tra theo quy định. Kết quả kiểm tra được ghi vào sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Mẫu sổ theo dõi phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Phụ lục A.

4.7 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được định kỳ bảo dưỡng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo quy định của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy hoặc theo tiêu chuẩn này. Trong thời gian bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện phòng cháy và chữa cháy đang ở vị trí thường trực phải có phương án bố trí phương tiện thay thế tương ứng đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình.

4.8 Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải do các tổ chức chuyên môn hoặc nhân viên kỹ thuật an toàn phòng cháy và chữa cháy của cơ sở thực hiện. Những người làm việc này phải được huấn luyện và có trình độ chuyên môn phù hợp.



5 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy

5.1 Trang bị, bố trí bình chữa cháy

5.1.1 Tất cả các khu vực, hạng mục trong nhà và công trình có nguy hiểm về cháy kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình chữa cháy có bánh xe.

5.1.2 Các bình chữa cháy tự động được trang bị cho các khu vực có nguy hiểm cháy không thường xuyên có người hoặc con người không thể đi vào được. Bố trí bình chữa cháy tự động phù hợp với diện tích bảo vệ và chiều cao treo hoặc đặt của từng loại bình.

5.1.3 Tính toán trang bị, bố trí bình chữa cháy trên cơ sở định mức trang bị bình chữa cháy và khoảng cách di chuyển thực tế từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ được quy định tại Bảng 2.

Bảng 2

Mức nguy hiểm cháy

Định mức trang bị

Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe

Đối với đám cháy chất rắn

Đối với đám cháy chất lỏng

Thấp

1 bình/150m2

20 m

15 m

Trung bình

1 bình/75m2

20 m

15 m

Cao

1 bình/50m2

15 m

15 m

Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

5.1.4 Bình chữa cháy trang bị theo quy định tại 5.1.1 có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và có khối lượng hoặc thể tích tối thiểu (G) không nhỏ hơn quy định tại Bảng 3 và Bảng 4.

a) Đối với đám cháy chất rắn.

Bảng 3

Mức nguy hiểm cháy

Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G

Bột, kg

Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít

Chất khí chữa cháy sạch, kg

Thấp

G ≥ 2

G ≥ 6

G ≥ 6

Trung bình

G ≥ 4

G ≥ 10

G ≥ 8

Cao

G ≥ 6

-

-

Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

b) Đối với đám cháy chất lỏng, chất khí.



Bảng 4

Mức nguy hiểm cháy

Khối lượng hoặc thể tích chất chữa cháy, G

Bột, kg

Dung dịch chất tạo bọt hoặc nước với chất phụ gia, lít

Chất khí chữa cháy sạch, kg

Cacbon dioxit, kg

Thấp

G ≥ 4

G ≥ 5

G ≥ 4

G ≥ 5

Trung bình

G ≥ 6

G ≥ 9

G ≥ 9

-

Cao

G ≥ 15

G ≥ 25

-

-

Chú thích: Mức nguy hiểm cháy của nhà và công trình được quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1) và Phụ lục D TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

5.1.5 Đối với khu vực có diện tích hẹp và dài hoặc khu vực có nhiều cấp sàn khác nhau, gần kề nhau thì việc trang bị bình chữa cháy vẫn phải đảm bảo khoảng cách di chuyển từ vị trí để bình chữa cháy đến điểm xa nhất cần bảo vệ của một bình không vượt quá quy định tại 5.1.3.

5.1.6 Trên cùng một sàn hoặc tầng nhà, nếu mặt bằng được ngăn thành các khu vực khác nhau bởi tường, vách, rào hoặc các vật cản khác không có lối đi qua lại thì việc trang bị bình chữa cháy phải riêng biệt và đảm bảo theo quy định tại 5.1.3 và 5.1.4.

5.1.7 Phải có số lượng bình chữa cháy dự trữ không ít hơn 10% tổng số bình để trang bị thay thế khi cần thiết.

5.1.8 Bình chữa cháy được bố trí ở vị trí thiết kế. Không được để bình chữa cháy tập trung một chỗ.

5.1.9 Bình chữa cháy phải đảm bảo tính năng và cấu tạo được quy định tại TCVN 7026 (ISO 7165); TCVN 7027 (ISO 11601).

5.1.10 Ngoài những quy định trong tiêu chuẩn này, việc lựa chọn, bố trí bình chữa cháy còn phải thực hiện theo quy định tại TCVN 7435-1 (ISO 11602-1).

5.2 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy

5.2.1 Kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được quy định tại TCVN 7435-2 (ISO 11602-2).

5.2.2 Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng bình chữa cháy được ghi vào sổ theo dõi (Phụ lục A) và thẻ theo dõi gắn theo từng bình chữa cháy (Phụ lục B).



6 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

6.1 Trang bị, bố trí hệ thống báo cháy tự động

6.1.1 Hệ thống báo cháy tự động được cấu thành từ các bộ phận cơ bản như: trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, nút ấn báo cháy, thiết bị báo bằng âm thanh và ánh sáng, các thiết bị liên kết và nguồn điện. Mỗi bộ phận của hệ thống phải đảm bảo có đủ chức năng cơ bản và phải tích hợp liên kết thành hệ thống báo cháy hoàn chỉnh.

6.1.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống báo cháy tự động được quy định tại TCVN 5738.

6.1.3 Các loại nhà và công trình phải trang bị hệ thống báo cháy tự động:

a) Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phòng làm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

b) Khách sạn; nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên;

c) Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên;

d) Trường học, cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà điều dưỡng từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc có khối tích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên; cơ sở y tế khám, chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên;

đ) Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên; vũ trường; câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và những công trình công cộng khác có diện tích từ 200 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên;

e) Chợ, trung tâm thương mại thuộc loại kiên cố và bán kiên cố

g) Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm;

h) Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên;

i) Cảng hàng không; nhà ga đường sắt loại 1 (ga hàng hoá và ga hành khách); Nhà để xe ôtô, xe máy có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

k) Nhà sản xuất, công trình sản xuất có chất, hàng hoá cháy được với khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

l) Nhà máy điện; trạm biến áp đặt trong nhà;

m) Kho, cảng xuất nhập xăng dầu, khí đốt hoá lỏng;

n) Kho hàng hoá, vật tư có nguy hiểm cháy khác với khối tích từ 1.000 m3 trở lên;

o) Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực;

p) Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt;

q) Các công trình ngầm có nguy hiểm cháy nổ, tầng hầm.

6.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động

6.2.1 Hệ thống báo cháy tự động sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống báo cháy tự động chỉ cho phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

6..2.2 Hệ thống báo cháy tự động sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra mỗi năm ít nhất hai lần. Khi kiểm tra phải thử toàn bộ các chức năng của hệ thống và thử khả năng hoạt động của tất cả các thiết bị của hệ thống.

6.2.3 Việc bảo dưỡng định kỳ hệ thống báo cháy tự động được thực hiện tuỳ theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo quy định của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lần phải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống. Việc bảo dưỡng phải bao gồm kiểm tra tổng thể sự hoạt động của tất cả thiết bị của hệ thống.

7 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động

7.1 Trang bị, bố trí hệ thống chữa cháy tự động

7.1.1 Hệ thống chữa cháy tự động phải được trang bị cho nhà và công trình quy định tại Phụ lục C. Việc trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho nhà và công trình khác căn cứ trên cơ sở phân tích mức độ nguy hiểm cháy và các yếu tố khác liên quan đến việc bảo vệ con người và tài sản.

Trong nhà và công trình quy định tại Phụ lục C cần phải trang bị hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ các phòng, không phụ thuộc vào diện tích, trừ các khu vực sau: Khu vực ẩm ướt (phòng tắm, vệ sinh, buồng lạnh, khu rửa…)

Cầu thang bộ.

Khu vực không có nguy hiểm về cháy.

7.1.2 Lựa chọn hệ thống chữa cháy tự động trang bị cho nhà và công trình theo quy định tại 7.1.1 phải có chất chữa cháy phù hợp với yêu cầu tại 4.5 và phù hợp với yêu cầu cần bảo vệ.

7.1.3 Khi thiết kế, trang bị hệ thống chữa cháy bằng khí phải tính đến yêu cầu về đảm bảo an toàn cho người; phải có những biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo mọi người di chuyển nhanh ra khỏi khu vực nguy hiểm, hạn chế người vào khu vực sau khi đã xả khí, trừ khi cần thiết để cấp cứu nhanh người bị nạn; phải đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 6100, TCVN 6101 và TCVN 7161.

7.1.4 Khi bố trí lắp đặt hệ thống thiết bị chữa cháy tự động có nguy hiểm cho người phải tính toán thời gian thoát nạn, đảm bảo cho người cuối cùng thoát ra khỏi căn phòng hoặc vùng cần bảo vệ trước khi hệ thống tự động xả chất chữa cháy.

Lối thoát nạn trong nhà, công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động phải phù hợp với yêu cầu quy định trong 7.1.3 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

7.1.5 Hệ thống chữa cháy tự động phải có bộ phận điều khiển tự động và bằng tay. Đối với hệ thống chữa cháy bằng nước kiểu vòi phun xối (Drencher), hệ thống chữa cháy bằng hơi nước hoặc bằng khí cho phép thiết kế điều khiển từ xa và bằng tay.

7.1.6 Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động.

7.1.7 Những quy định khác về lựa chọn, bố trí hệ thống chữa cháy tự động được quy định tại TCVN 5760, TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161, TCVN 7336 và các tiêu chuẩn khác có liên quan.

7.2 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động

7.2.1 Hệ thống chữa cháy tự động sau khi lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống chữa cháy tự động chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn có liên quan.

7.2.2 Trừ khi có những hướng dẫn khác của nhà sản xuất, hệ thống chữa cháy tự động phải được định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng ít nhất một lần trong năm.

7.2.3 Trong mỗi lần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ các thiết bị chỉ hoạt động một lần như đầu phun sprinkler, đầu báo nhiệt dùng một lần ..., tất cả các thiết bị và chức năng của hệ thống phải được kiểm tra và thử hoạt động, trong đó bao gồm cả kiểm tra số lượng, chất lượng chất chữa cháy.

7.2.4 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động thực hiện theo TCVN 6101, TCVN 6305, TCVN 7161 các tiêu chuẩn khác có liên quan và những chỉ dẫn của nhà sản xuất.

8 Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

8.1 Trang bị, bố trí hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình

8.1.1 Hệ thống họng nước chữa cháy trang bị cho nhà và công trình sau:

a) Nhà sản xuất có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;

b) Kho tàng có diện tích từ 500m2 trở lên hoặc có khối tích từ 2500 m3 trở lên;

c) Trong nhà ở gia đình từ 7 tầng trở lên; nhà ở tập thể, khách sạn, chung cư, cửa hàng ăn uống từ 5 tầng trở lên;

d) Các cơ quan hành chính cao từ 6 tầng trở lên; trường học, bệnh viện cao từ 3 tầng trở lên;

đ) Nhà ga, các loại công trình công cộng khác, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp khi khối tích ngôi nhà từ 5000 m3 trở lên;

e) Nhà hát, rạp chiếu phim, hội trường, câu lạc bộ từ 300 chỗ ngồi trở lên;

f) Chợ trung tâm thương mại kiên cố và bán kiên cố.

8.1.2 Những trường hợp sau đây không bắt buộc lắp đặt hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình:

a) Nhà sản xuất có bậc chịu lửa I, II và có thiết bị bên trong làm bằng vật liệu không cháy mà trong đó gia công, vận chuyển, bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm là vật liệu không cháy;

b) Trong các nhà sản xuất hạng D, E có bậc chịu lửa III, IV, V mà có khối tích dưới 1000 m3;

c) Trong nhà tắm, nhà giặt công cộng;

d) Trong nhà kho làm bằng vật liệu không cháy và chứa hàng hoá không cháy;

đ) Trong trạm bơm, trạm lọc nước sạch của hệ thống thoát nước bẩn.

e) Trong các nhà sản xuất và nhà phụ trợ của công trình công nghiệp không có đường ống cấp nước sinh hoạt hay sản xuất và việc cấp nước chữa cháy bên ngoài lấy từ sông, hồ, ao, hay bể nước dự trữ chữa cháy.

8.1.3 Không trang bị hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình đối với nhà hoặc công trình có sử dụng hoặc bảo quản các chất mà khi tiếp xúc với nước có thể sinh ra cháy, nổ hoặc ngọn lửa lan truyền rộng.

8.1.4 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình trong các nhà sản xuất, kho tàng có mức nguy hiểm cháy cao, nhà và công trình có chiều cao từ 25m trở lên, chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, vũ trường, nhà ga, cảng biển, nhà hát, rạp chiếu phim phải thường xuyên có nước được duy trì ở áp suất đảm bảo yêu cầu chữa cháy.

8.1.5 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình có thể thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.

Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình phải có họng chờ lắp đặt ở ngoài nhà để tiếp nước từ xe bơm hoặc máy bơm chữa cháy di động.

8.1.6 Số họng nước chữa cháy, lưu lượng, cột áp nước chữa cháy trong và công trình được quy định tại TCVN 2622.

8.1.7 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình áp dụng theo TCVN 2622, TCVN 4513, TCVN 5760 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành có liên quan.

8.2 Trang bị, bố trí hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

8.2.1 Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà trang bị cho nhà và công trình sau:

a) Nhà cơ quan hành chính, nhà ở tập thể, chung cư;

b) Khách sạn, bệnh viện, trường học, công trình văn hóa, thể thao;

c) Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị;

d) Nhà ga, kho tàng, nhà phụ trợ của công trình công nghiệp, các loại công trình công cộng khác;

đ) Nhà sản xuất, công trình công nghiệp.

8.2.2 Những trường hợp sau đây không bắt buộc lắp đặt hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà:

a) Điểm dân cư có số người dưới 50 người và nhà có số tầng không cao quá 2 tầng;

b) Các ngôi nhà ngoài điểm dân cư, các cơ sở ăn uống có khối tích đến 1000m3, cửa hàng có diện tích đến 150m2 (trừ cửa hàng bán hàng công nghiệp), các nhà công cộng bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 250m3 bố trí tại các điểm dân cư;

c) Nhà sản xuất có hạng sản xuất E, bậc chịu lửa I, II có khối tích đến 1000m3 (trừ những ngôi nhà có cột bằng kim loại không được bảo vệ hoặc bằng gỗ, chất dẻo có khối tích lớn hơn 250m3) ;

d) Kho chứa sản phẩm nông nghiệp thời vụ có khối tích dưới 1000m3;

đ) Nhà kho chứa vật liệu cháy hoặc vật liệu không cháy trong bao bì cháy được có diện tích đến 50m2

8.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà áp dụng theo TCVN 2622, TCVN 5760 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành có liên quan.

8.3 Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

8.3.1 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà sau khi được lắp đặt phải được thử hoạt động toàn bộ hệ thống. Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà chỉ được phép đưa vào hoạt động khi kết quả thử cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

8.3.2 Mỗi tuần một lần tiến hành kiểm tra lượng nước dự trữ chữa cháy trong bể, vận hành máy bơm chữa cháy chính và máy bơm chữa cháy dự phòng.

8.3.3 Ít nhất sáu tháng một lần kiểm tra các họng nước chữa cháy, kiểm tra độ kín các đầu nối khi lắp với nhau, khả năng đóng mở các van và phun thử 1/3 tổng số họng nước chữa cháy.

8.3.4 Mỗi năm một lần tiến hành phun thử kiểm tra chất lượng toàn bộ vòi phun, đầu nối, lăng phun đã trang bị; vệ sinh toàn bộ các van đóng mở nước và lăng phun nước, thay những thiết bị không đảm bảo chất lượng.

8.3.5 Hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và công trình và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà được định kỳ bảo dưỡng kỹ thuật theo hướng dẫn của nhà sản xuất không quá một năm một lần.



tải về 336.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương