TIÊu chuẩn ngành 14tcn 57: 1988



tải về 436.13 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích436.13 Kb.
#23283
1   2   3   4   5

Hình 8: Biểu đồ giá thành công trình dẫn dòng

2.5.5. Chi phí dẫn dòng thi công gồm:

- Giá thành của các công trình dẫn dòng, C1;

- Giá thành các công trình phục vụ liên quan đến dẫn dòng, C2

- Các chi phí khác, C3,

Giá thành C1 gồm chi phí để xây dựng các công trình dẫn dòng. Nếu công trình dẫn dòng có một bộ phận kết hợp với công trình chính thì chỉ tính phần chi phí tăng thêm.

Giá thành C gồm chi phí về đảm bảo giao thông thủy, cấp nước cho hạ lưu, gia cố lòng sông, bảo vệ các công trình công nông nghiệp và văn hóa, đền bù thiệt hại nếu có …

Giá thành C3 gồm các chi phí khác như phá đê quây, ngăn dòng bảo vệ hố móng, chi phí bộ máy quản lý (do kéo dài tiến độ), chi phí dự phòng …

Tổng giá thành sẽ là:

C = C1 + C2 + C3 (đồng) (3)

Phương án dẫn dòng thi công hợp lý là phương án có giá thành xây dựng nhỏ nhất

3. THIẾT KẾ NGĂN DÒNG

3.1. Chọn thời đoạn, tần suất và lưu lượng thiết kế

3.1.1. Các yêu cầu đối với thời đoạn ngăn dòng:

- Thời kỳ nước sông kiệt để có lưu lượng tính toán nhỏ, ngăn dòng thuận lợi nhanh chóng, an toàn và giá thành hạ;

- Sau khi ngăn dòng nâng đê quây ngăn dòng lên tới cao trình thiết kế để đảm bảo thi công công trình chính bảo đảm an toàn chống lũ tiểu mãn và lũ chính vụ của mùa mưa kế đó. Thường chọn thời đoạn đầu mùa khô lúc này lưu lượng sông không nhất nhiết phải là nhỏ nhất.

3.1.2. Lưu lượng thiết kế ngăn dòng là lưu lượng trung bình ngày của thời đoạn dự kiến ngăn dòng ứng với tần suất quy định. Thời đoạn ngăn dòng có thể là tháng hoặc tuần (10 ngày) của tháng dự kiến ngăn dòng. Nếu ở thượng lưu tuyến ngăn dòng có thể hình thành khu chứa nước lớn thì khi tính toán phải chú ý đến khả năng điều tiết này.

3.2. Các phương pháp ngăn dòng và điều kiện áp dụng

3.2.1. Các sơ đồ ngăn dòng thường gặp là:

- Lấp dòng lấn dần (phương pháp lấp đứng);

- Lấp dòng toàn tuyến (phương pháp lấp bằng);

- Lấp dòng tức thời bằng nổ mìn định hướng;

- Lấp dòng lấn dần kết hợp với toàn tuyến.

3.2.2. Trong mọi trường hợp nên áp dụng phương pháp ngăn dòng bằng cách lấp lấn dần. Khi lòng sông là đất dễ bị xói trôi thì cửa hạp long phải được gia cố.

3.2.3. Trường hợp lòng sông là đất dễ bị xói, nếu lưu lượng tính toán ngăn dòng tới 1500 m3/s, độ dâng mực nước cuối cùng lớn hơn 0,5m thì phải dùng phương pháp lấp toàn tuyến.



Chú thích: Với cùng điều kiện thủy văn thì phương pháp lấp toàn tuyến có ưu điểm là vận tốc ở cửa ngăn dòng nhỏ hơn, diện thi công rộng hơn, cường độ thi công cao hơn; nhưng có nhược điểm là phải làm cầu thi công, giá thành thường lớn. Phường lấp lấn dần có lưu lượng đơn vị tăng dần, vận tốc ở thời đoạn cuối lớn, diện thi công hẹp, cường độ thi công thấp nhưng có ưu điểm là tổ chức thi công đơn giản hơn. Khi lòng dẫn không bị xói thì khối lượng vật liệu sử dụng để lấp dòng của cả hai phương pháp là tương tự như nhau. Khi lòng dẫn bị xói thì khối lượng vật liệu cần sử dụng của phương pháp lấn dần còn phụ thuộc vào phạm vi và mức độ phải gia cố ở cửa hạp long.

3.2.4. Ở những sông suối nhỏ, độ dâng mực nước cuối cùng không vượt quá 0,2m có thể dùng tàu hút bùn để bồi lấp sông.

3.2.5. Khi địa hình thuận lợi, hai bên bờ có đồi núi cao và dốc, lòng sông không rộng quá 100m thì có thể dùng phương pháp lấp dòng tức thời bằng phương pháp nổ mìn định hướng.

3.2.6. Phương pháp ngăn dòng được lựa chọn trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật, các phương án đưa ra cần phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, vật liệu và thiết bị, máy móc thi công. Đối với công trình quan trọng, nếu công tác ngăn dòng phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến chất lượng và tiến độ thi công thì sau khi tính toán lý thuyết nếu xét cần phải làm thí nghiệm mô hình để kiểm tra trước khi quyết định phương án chọn.

3.2.7. Các bước ngăn dòng bằng phương pháp lấn dần bao gồm:

- Đắp băng-két thu hẹp lòng sông cho đến khi vận tốc dòng chảy tăng đến trị số giới hạn cho phép;

- Gia cố cửa hạp long;

- Chuẩn bị mặt bằng ngăn dòng;

- Đắp băng két ngăn dòng bằng vật liệu cỡ lớn;

- Đắp đập ngăn dòng theo thiết kế.



3.3. Thiết kế gia cố và thu hẹp lòng sông

3.3.1. Trước khi ngăn dòng phải đắp băng két thu hẹp lòng dòng chảy tại tuyến ngăn dòng. Cao độ đỉnh băng két phải cao hơn mực nước ở thượng lưu khi chặn dòng 0,5 ÷ 0,7m, chiều rộng đỉnh băng két phải đủ rộng để cho xe máy hoạt động trong quá trình thi công ngăn dòng.

3.3.2. Chiều rộng cửa hạp long phải đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại và không gây ra xói lở ở lòng dẫn. Vận tốc cho phép bằng 0,5 ÷ 2,0 m/s đối với tàu thuyền và 2,5 ÷ 3,0 m/s đối với bè mảng; khi vận tốc thiết kế vượt qua giới hạn trên cần có ý kiến của cơ quan quản lý giao thông thủy.

3.3.3. Khi lòng dẫn không bị xói và không có yêu cầu giao thông thủy thì vận tốc dòng chảy ở cửa hạp long phụ thuộc vào sự ổn định của vật liệu (không bị đẩy trôi) làm băng két lấn sông.

3.3.4. Khi lòng dẫn bị xói thì phải gia cố cửa hạp long (trước khi ngăn dòng). Phạm vi gia cố phải lớn hơn phạm vi tính toán sẽ bị xói trong quá trình ngăn dòng. Theo kinh nghiệm thường lấy 5 ÷ 10m về phía thượng lưu và 40 ÷ 100m về phía hạ lưu của tuyến ngăn dòng.

Nếu thấy cần thiết phải kiểm tra bằng thí nghiệm mô hình

3.3.5. Khi ngăn dòng bằng phương pháp lấn dần thì tại vị trí hai đầu băng két gặp nhau phải gia cố có chiều dày và chiều dài lớn hơn những chỗ khác. Chiều dày lớp gia cố lấy bằng 0,5 ÷ 1,5m (0,5 ÷ 0,6zmax) nhưng không nhỏ hơn ba lần đường kính trung bình của vật liệu gia cố.

3.3.6. Vật liệu gia cố thường dùng đá có đường kính trung bình không bị dòng chảy cuốn trôi và có cấp phối thích hợp. Kích thước vật liệu gia cố phải được xác định qua tính toán thủy lực, thí nghiệm mô hình (nếu thấy cần thiết).



3.4. Thiết kế băng két ngăn dòng

3.4.1. Phải bố trí tuyến của băng két ngăn dòng so với tuyến của công trình chính như sau:

- Ở thượng lưu khi lòng dẫn không bị xói;

- Ở hạ lưu khi lòng dẫn bị xói.

3.4.2. Khi ngăn dòng bằng phương pháp lấn dần từ hai bờ thì đoạn cửa hạp long cuối cùng nên chọn ở chỗ lòng sông không bị xói và có chiều sâu không lớn. Khi lấp vật liệu từ một phía thì nên kết thúc băng két ở phía bờ thoải và không xói.

3.4.3. Khi đắp băng két, để đá không bị trôi thì mái dốc nên chọn như sau:

Nếu lấp toàn tuyến: mái thượng lưu 1 : 1,3

mái hạ lưu 1 : 2,0

Nếu lấp lấn dần: mái thượng lưu 1 : 1,3

mái hạ lưu 1 : 1,5

Khi đắp băng két bằng đất thì tuân theo điều 2.3.5 (phần chú thích) của quy trình này.

3.4.4. Chiều rộng đỉnh băng két khi lấp toàn tuyến thì lấy lớn hơn hoặc bằng 1,0m và khi lấp dần bằng ô tô tự đổ thì lấy bằng 8 ÷ 20m.



Chú thích:

- Trường hợp băng két ngắn, ô tô tự đổ lùi xe để đổ thì chiều rộng băng két bằng 8 ÷ 15m;

- Trường hợp băng két dài mà ô tô phải quay vòng thì chiều rộng đỉnh băng két bằng 15 ÷ 20m. Nếu băng két vừa dài vừa hẹp thì cứ cách 60m phải mở rộng đỉnh ở một đoạn, đủ cho ô tô quay vòng

3.4.5. Kích thước vật liệu đắp băng két phải thay đổi tương ứng với từng giai đoạn thủy lực ngăn dòng

3.4.6. Diện tích mặt cắt ngang băng két ngăn dòng tính theo X.V.I zơbat khi lấp toàn tuyến.

(4)

Trong đó:

e = hhl – ho = hhl – qpg/Vmax;

Nmax = 0,25 qmax zmax;





Vmax =1,2

Nmax – Công suất đơn vị lớn nhất của dòng chảy qua cửa hạp long, T/m3;

zpg – dộ dâng mực nước phân giới, (m);

zmax – độ dâng mực nước lớn nhất, (m);

qpg – lưu lượng đơn vị trên băng két đá ứng với độ dâng mực nước phân giới, (m3/s/m);

Vmax – vận tốc lớn nhất của dòng chảy mà viên đá không bị trôi (m/s);

hhl – chiều sâu nước ở hạ lưu, (m);

ho – chiều sâu trung bình của đoạn dốc nước, (m);

d - khối lượng đơn vị của đá, (T/m3);

0 - khối lượng đơn vị của nước, (T/m3);

D – đường kính của vật liệu, (m);

n – hệ số độ nhám của đá phụ thuộc vào kích thước của viên đá;

D < 25 cm thì n = 0,05;

D > 25 cm thì n = 0,10;

Khi lấp lấn dần thì cho phép dùng công thức trên để tính nhưng trong đó thay zpg = z (z là độ dâng mực nước thượng lưu tương ứng với chiều rộng cửa hạp long tính toán) qpg = q (q là lưu lượng đơn vị tương ứng).

3.5. Tính toán thủy lực ngăn dòng

3.5.1. Phải tính toán thủy lực ngăn dòng để xác định kích thước của các công trình dẫn dòng và ngăn dòng, chuẩn bị vật liệu thiết bị thi công, thiết kế tổ chức thi công ngăn dòng và để làm cơ sở cho việc tiến hành thí nghiệm công tác ngăn dòng bằng mô hình.

3.5.2. Tính toán thủy lực ngăn dòng cần được tiến hành ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật và bản vẽ thi công.

Trước ngày dự kiến ngăn dòng phải tính toán kiểm tra lại với những số liệu thủy văn mới nhất theo dự báo để kịp thời bổ sung, điều chỉnh phương án ngăn dòng và chuẩn bị ngăn dòng.

3.5.3. Trong tính toán thủy lực ngăn dòng phải làm sáng tỏ quy luật biến đổi và sự phân bố lưu lượng ở cửa hạp long và công trình dẫn dòng; quy luật biến đổi của độ dâng mực nước thượng lưu của vận tốc dòng chảy ở cửa hạp long trong quá trình ngăn dòng.

Phải căn cứ vào tính toán thủy lực ngăn dòng để xác định cao trình, kích thước của băng két ngăn dòng và của cửa tháo nước, kích thước và khối lượng vật liệu ngăn dòng.

3.5.4. Độ dâng mực nước lớn nhất ở thượng lưu zmax được xác định khi tháo toàn bộ lưu lượng dẫn dòng qua công trình dẫn dòng (kênh dẫn vào, kênh dẫn ra và công trình tháo nước).

3.5.5. Để tính toán thủy lực ngăn dòng cần có các tài liệu sau:

- Lưu lượng tính toán ở thời đoạn ngăn dòng;

- Đường quan hệ Q = F (Hhl);

- Mặt bằng đoạn sông ở tuyến công trình, tỉ lệ 1 : 500; 1 : 2000

- Mặt cắt ngang sông, theo tuyến ngăn dòng và các mặt cắt ở trên và dưới tuyến ngăn dòng cách nhau 25 ÷ 50m không ít hơn 5 mặt cắt, có tỉ lệ 1 : 200 ÷ 1 : 500;

- Hệ số nhám lòng dẫn của đoạn ngăn dòng.

Tính toán thủy lực ngăn dòng: xem phụ lục số 5



3.6. Thiết kế tổ chức thi công ngăn dòng

3.6.1. Nội dung thiết kế tổ chức thi công ngăn dòng:

a) Tại tuyến ngăn dòng: thiết kế biện pháp gia cố lòng sông tại cửa hạp long; thu hẹp lòng sông; làm cầu tạm nếu ngăn dòng bằng phương pháp lấp toàn tuyến;

b) Tại tuyến dẫn dòng thiết kế kênh dẫn dòng, dự kiến các điều kiện để cho phép ngập nước hố móng và một bộ phận công trình, thiết kế biện pháp và trình tự phá đê quây đợt I;

c) Các công việc chuẩn bị và phụ trợ: sản xuất vật liệu lấp dòng, vận chuyển và kho bãi chứa vật liệu, thiết kế hệ thống chiếu sáng; quy định nội dung công tác quan trắc thủy văn, thống kê, kiểm tra an toàn lao động trong suốt quá trình ngăn dòng.

d) Thành lập lực lượng thi công ngăn dòng, ban chỉ đạo ngăn dòng và giao nhiệm vụ kế hoạch cụ thể cho các đơn vị tham gia thi công.

3.6.2. Gia cố và thu hẹp lòng sông.

Thiết kế gia cố và thu hẹp lòng sông phải thông qua tính toán thủy văn, thủy lực và điều kiện bảo đảm giao thông thủy và các điều kiện khác về thi công như đã nêu ở các điều 3.3.2 ÷ 3.3.4 của quy trình này.

Vật liệu dùng để gia cố lòng sông tại cửa hạp long thường là đá hộc.

Khi đổ đá các xà lan được neo theo các tuyến đã định dọc theo sông và được định vị bằng các máy trắc đạc (xem hình 9)

Lòng sông được thu hẹp theo trình tự sau: ô tô tự đổ đổ đá tại đầu băng két, máy ủi san đá lấn dần từ bờ ra (có thể đổ lấn từ 1 bờ hoặc từ cả 2 bờ ra). Có thể dùng xà lan mở đáy để đổ đá.



Hình 9 – Sơ đồ đặt xà lan khi gia cố lòng sông

3.6.3. Phá đê quây

Khi xây dựng công trình đầu mối theo hai giai đoạn thì trước khi ngăn sông phải phá đê quây đợt I.

Vị trí, kích thước, cao trình khối lượng của đoạn đê quây cần phá phải được xác định thông qua tính toán (chỉ thí nghiệm mô hình khi thật cần thiết).

Phải phá đê quây đúng theo quy định của thiết kế. Việc phá đê quây không hết sẽ làm cho mực nước thượng lưu dâng cao hơn mực nước thiết kế ngăn dòng, gây khó khăn cho việc ngăn dòng.

Công tác phá đê quây được tiến hành theo hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: - Đào thu nhỏ mặt cắt đê quây bao gồm phần đỉnh, lăng trụ đá phía trong hố móng, lớp đá gia cố ở mái dốc ngoài, thu dọn các vật cản có thể làm trở ngại cho việc phá đê quây ở giai đoạn 2 (hình 10). Cần chú ý những điều sau:

- Cao trình đỉnh đê quây sau khi phá giai đoạn 1 còn phải cao hơn cao trình mực nước thực tế là 1m.

- Chiều rộng đỉnh đê quây không nhỏ hơn từ (1 ÷ 2) lần chiều cao cột nước trước đê quây và phải kiểm tra gradien thấm (đê quây bằng đất á cát thì gradien thấm không được lớn hơn 0,5).



Hình 10 – Sơ đồ mặt cắt tối thiểu của đê quây

Giai đoạn 2: Phá hết đê quây làm ngập hố móng để tháo nước qua công trình dẫn dòng. Nên phá đê quây hạ lưu trước đê quây thượng lưu sau.

Để tạo cửa mở ban đầu có thể dùng máy ủi hoặc nổ mìn. Để phá tiếp đến mặt cắt thiết kế có thể dùng máy đào gầu nghịch hoặc gầu dây.

Nếu là đê quây kiểu ván cừ chuồng gỗ thì trình tự phá là đào lăng trụ đất đá trước, sau đó nhổ ván cừ, phá chuồng gỗ

3.6.4. Chuẩn bị vật liệu ngăn dòng ở cửa hạp long.

a) Vật liệu lấp dòng thường dùng là đá hộc, đá quá cỡ, các khối lăng thể bê tông. Kích thước, trọng lượng của các vật liệu trên phải qua tính toán thủy lực để xác định.

Đôi khi còn dùng hình thức rọ đá, nhồi hỗn hợp đất đá vào bao tải, rồng tre hoặc liên kết các hòn đá để đủ kích thước và trọng lượng theo yêu cầu của tính toán.

b) Các bãi chứa vật liệu ngăn dòng thường bố trí càng gần cửa hạp long càng tốt (ở một bờ nếu ngăn dòng từ một phía, ở hai bờ nếu lấp dòng từ hai phía).

c) Vật liệu ngăn dòng phải bố trí riêng từng loại, từng kích thước để thuận tiện cho việc thi công.

d) Dự trù khối lượng vật liệu để ngăn dòng phải kể đến khối lượng dự trữ thêm.

- 5 ÷ 10% khối lượng tính toán đối với đá các cỡ;

- 20% khối lượng tính toán đối với các vật liệu lớn khác

e) Các máy móc, thiết bị, xe máy để thi công ngăn dòng phải được dự trữ từ 50 ÷ 100% số lượng máy móc, thiết bị, xe máy tính toán trong thiết kế thi công tổ chức ngăn dòng.

3.6.5. Vận chuyển và đổ vật liệu ngăn dòng

a) Khi chọn xe máy vận chuyển phải căn cứ vào khối lượng vật liệu, khoảng cách vận chuyển, cường độ thi công đổ vật liệu, loại vật liệu, điều kiện địa hình và khả năng cung cấp thiết bị.

b) Nên sử dụng ô tô tự đổ để vận chuyển và đổ các loại vật liệu ngăn sông vì ô tô có tính cơ động lớn, dễ tổ chức thi công, bảo đảm cường độ thi công cao.

c) Phải căn cứ vào năng suất của ô tô và năng suất của máy xúc, cần cẩu để chọn số lượng 2 loại xe máy này cho phù hợp.

d) Hệ thống đường phải đảm bảo cho ô tô vận chuyển được liên tục, an toàn. Cần bố trí lực lượng duy tu, đề phòng sự cố.

e) Để bốc xếp các đá quá cỡ và các khối bê tông lớn phải dùng cần trục. Để thuận tiện cho việc cẩu phải chôn sẵn các móc thép (đường kính và độ sâu chôn các móc thép phải được tính toán đảm bảo an toàn) vào các khối bê tông, đá quá cỡ.

3.6.6. Chiếu sáng khu vực thi công ngăn dòng

Mạng lưới điện chiếu sáng phải đảm bảo nhìn thấy rõ các mục tiêu sau:

a) Bãi vật liệu, đường vận chuyển, dấu hiệu đường và các tín hiệu của các nhân viên điều độ;

b) Bề mặt của băng két, đập, các vị trí tiếp giáp của băng két (để kiểm tra, phát hiện thấm và xói lở);

c) Mặt nước thượng lưu và hạ lưu của băng két ngăn dòng (hệ thống neo cầu nếu có);

Đèn pha chiếu sáng đặt trên trụ hoặc trên dây (Hình 11).



Hình 11: Chiếu sáng vùng ngăn dòng

3.6.7. Quan trắc thủy văn khi ngăn dòng

a) Việc quan trắc thủy văn phải được đặt ra để phục vụ cho công tác ngăn dòng. Phải bố trí đủ cán bộ và thiết bị chuyên môn để thực hiện việc này.

b) Trước và trong thời gian ngăn dòng phải tổ chức mạng lưới các trạm đo cao trình mực nước để theo dõi sự diễn biến của dòng chảy. Nên bố trí 8 ÷ 12 trạm đo mực nước và 2 ÷ 3 tuyến đo đạc thủy văn.

c) Phải bố trí các trạm đo cao trình mực nước ở:

- Cửa kênh dẫn vào công trình dẫn dòng (1 trạm);

- Mé thượng lưu và hạ lưu của đê quây thượng và đê quây hạ thuộc phần hố móng của công trình chính (từ 2 ÷ 4 trạm);

- Thượng và hạ lưu của tim trục công trình chính bằng bê tông như đập, nhà máy thủy điện (2 trạm);

- Cuối kênh dẫn ra (1 trạm);

- Thượng lưu và hạ lưu cửa hạp long cách nhau 20 ÷ 30m (2 trạm);

- Các tuyến thủy văn (2 ÷ 3 trạm);

Chú thích:

- Trong thời gian ngăn dòng cứ 1 giờ đo cao trình mực nước 1 lần

- Thời gian trước và sau khi ngăn dòng thì ít nhất 2 lần đo cao trình mực nước trong một ngày.

d) Ở các tuyến thủy văn phải đo đạc và xác định các trị số đo lưu lượng của sông, lưu lượng qua cửa hạp long, qua công trình dẫn dòng và vận tốc dòng chảy ở các thời điểm tương ứng.

Trong thời gian ngăn dòng cứ 1 ÷ 2 giờ phải đo lưu lượng qua tuyến thủy văn 1 lần.

e) Lượng nước tích đọng ở thượng lưu được xác định gần đúng với thời đoạn 1 ÷ 2 giờ tương ứng với sự phát triển của băng két ngăn dòng, qua các thông số như: Chiều rộng trung bình và độ dốc của đường mặt nước; độ dâng mực nước ở thượng lưu của tuyến ngăn dòng.

f) Để theo dõi sự diễn biến của lòng sông, sự ổn định của lớp vật liệu gia cố lòng sông phải đo chiều sâu đáy sông ở các mặt cắt đo đạc bố trí ở thượng và hạ lưu băng két ngăn dòng với khoảng cách bố trí 0; 10; 50; 100; 150; 250m và tiếp theo cách nhau 100 ÷ 200m, tùy theo mức độ xói lở.

g) Để xác định khối lượng băng két ngăn dòng phải tiến hành đo các mặt cắt ngang của băng két bằng máy thủy bình ở các mặt cắt cách nhau 10m một.

Phải lập tài liệu hoàn công của băng két ngay khi vừa kết thúc ngăn dòng, trước khi mở rộng đắp dày và tôn cao.

3.6.8. Công tác thống kê, kiểm tra

a) Để chỉ đạo tác nghiệp công tác ngăn dòng được tốt phải tổ chức hệ thống thống kê kiểm tra. Các số liệu, tài liệu ngăn dòng phải được tổng hợp báo cáo kịp thời cho chỉ huy trưởng ngăn dòng.

b) Việc thống kê khối lượng vật liệu ngăn dòng phải được tiến hành ở ngay trên băng két, ở từng máy xúc, cần trục, ô tô.

3.6.9. Tổ chức chỉ đạo ngăn dòng

Để chỉ đạo công tác ngăn dòng phải thành lập ban chỉ huy ngăn dòng bao gồm: chỉ huy trưởng, các đốc công về xúc, vận chuyển đổ vật liệu, các nhóm tác nghiệp, nhóm thủy văn.

Dưới quyền đốc công có các trưởng ca, đội trưởng điều độ viên trên băng két, thợ trực sửa chữa máy thi công.

Phải bố trí hệ thống loa truyền thanh mạnh để chỉ huy toàn bộ hiện trường.

Vị trí chỉ huy phải bao quát được hiện trường.

3.6.10. Thi công chặn dòng ở cửa hạp long

Sau khi đã chuẩn bị chu đáo để công trình dẫn dòng sẵn sàng làm việc thì tiến hành chặn dòng cửa hạp long.

a) Chặn dòng bằng phương pháp lấn dần (lấn đứng);

- Khi cửa hạp long không lớn (≤ 50m) và chiều rộng đỉnh băng két bằng 6 ÷ 8m, thì ô tô tự đổ có thể lùi đến mép đầu băng két để đổ vật liệu;

- Nếu chiều dài tới cửa hạp long quá 50m thì phải mở rộng mặt băng két 1 đoạn để ô tô quay vòng (theo quy định của công trường tùy loại xe để đảm bảo an toàn). Khi đổ ô tô chở vật liệu đi thẳng vào chỗ quay vòng sau đó lùi ra đầu băng két đổ vật liệu;

- Nếu chiều rộng của mặt băng két là 12 ÷ 15m thì ô tô tự đổ có thể đi thẳng vào đầu băng két rồi quay vòng để đổ;

- Phải đổ đá lớn ở góc thượng lưu đầu băng két, kế đó về hạ lưu thì đổ đá có kích thước nhỏ dần. Tốc độ tiến ra của đầu băng két phía thượng lưu luôn luôn lớn hơn 3 ÷ 5m so với tốc độ tiến độ của đầu băng két phía hạ lưu;

- Phải bố trí cán bộ chỉ huy việc lui ô tô để đổ vật liệu, chú ý khoảng cách an toàn. Vật liệu còn nằm trên mặt băng két phải được ủi xuống nước bằng máy ủi để đá lăn theo sườn mái dốc;

- Thời điểm khi hai đầu băng két gần gặp nhau hoặc đầu băng két gần tiến tới bờ là lúc phải đảm bảo cường độ lấp cao nhất và phải sử dụng các vật liệu có kích thước đủ lớn theo tính toán.

b) Chặn dòng bằng phương pháp toàn tuyến (lấp bằng);

- Nếu dùng cầu phao để thi công chặn dòng thì chỉ được đổ vật liệu từ phía hạ lưu cầu. Nếu dùng cầu trên trụ thì có thể đổ vật liệu xuống nước theo hai phía thượng lưu và hạ lưu của cầu;

- Để thi công với cường độ cao thì chiều rộng mặt cầu phải bảo đảm ô tô đi loại theo hai chiều và phải bảo đảm ô tô quay vòng và đổ (hình 12);

- Nếu ô tô đi vào cầu từ hai phía thì mặt cầu phải được ra hai đoạn: đoạn bờ trái và đoạn bờ phải (hình 12);





Hình 12 – Sơ đồ ô tô đi trên cầu

- Mặt cầu được phân ra từng đoạn 20m, ở mỗi đoạn phải có cán bộ theo dõi, điều độ đổ vật liệu cho băng két lên dần;

- Phải phát hiện kịp thời những hư hỏng của cầu và kịp thời sửa chữa.

c) Chặn dòng phương pháp nổ mìn định hướng:

- Khi gặp điều kiện địa hình, địa chất thuận lợi (sông hẹp, bờ núi dốc và cao) có thể ngăn sông bằng phương pháp nổ mìn định hướng;

- Khi thiết kế nổ mìn phải tuân theo quy trình nổ mìn trong xây dựng thủy lợi và quy phạm an toàn của liên Bộ Nội vụ và Lao động.



3.7. Kỹ thuật an toàn lao động trong thi công dẫn dòng và ngăn dòng

Khi thiết kế tổ chức thi công và thi công ngăn dòng phải chấp hành quy phạm QPVN 14-79 về kỹ thuật an toàn trong xây dựng và tuân theo các yêu cầu sau:

- Những người không có trách nhiệm không được có mặt ở hiện trường ngăn dòng chặn dòng. Khi chặn dòng phải đình chỉ mọi hoạt động của tàu thuyền qua tuyến hạp long cũng như qua chỗ phá đê quây, và phải neo đỗ ở khoảng cách an toàn;

- Trên băng két đá các máy thi công chỉ được di chuyển theo hướng đã định và phải đứng cách mép mái dốc ít nhất là 1m;

- Khi đổ vật liệu xuống đầu băng két, ô tô phải đứng cách mép mái dốc ít nhất là 2m kể từ trục bánh xe sau.

- Mép hai bên cầu phải đặt các dầm gỗ đủ lớn và đủ chắc để khi ô tô lùi không bị lao xuống sông;

- Khi xếp và vận chuyển đá quá cỡ, khối bê tông lớn, không được đặt chúng tựa lên thành ben ô tô và phải dùng ô tô chuyên dùng. Việc cẩu, vận chuyển, lùi xe, đổ các vật liệu lớn phải giao cho công nhân có tay nghề cao, và phải được thực tập trước trên cạn;

- Khi lùi xe để đổ vật liệu lái xe phải mở sẵn cửa ca bin, đề phòng bất trắc;

- Công trường phải bố trí sẵn người cứu nạn, biết bơi lặn giỏi, có đủ phao cấp cứu; Bộ phận y tế phải thường trực trên hiện trường trong suốt thời gian chặn dòng và có đủ phương tiện cấp cứu thông thường.
PHỤ LỤC I

BẢNG TRA CỨU VẬN TỐC TRUNG BÌNH CHO PHÉP (V không xói)



Bảng 1: Vận tốc trung bình cho phép đối với đất không dính

Loại đất

Độ lớn các hạt đất đá (mm)

Vận tốc cho phép (m/s) khi chiều sâu dòng chảy bằng

1m

3m

10m

Bụi và bùn

0,005-0,05

0,15-0,21

0,18-0,22

0,3

Cát nhỏ

0,05-0,25

0,21-0,33

0,22-0,40

0,3-0,5

Cát trung bình

0,25-1,00

0,33-0,52

0,40-0,63

0,5-0,76

Cát lớn

1,0-2,5

0,52-0,71

0,63-0,86

0,76-1,05

Sỏi nhỏ

2,5-5,0

0,71-0,88

0,86-1,06

1,05-1,3

Sỏi trung bình

5,0-10,0

0,88-1,12

1,06-1,35

1,30-1,66

Sỏi lớn

10,0-15,0

1,12-1,26

1,35-1,52

1,66-1,85

Cuội nhỏ

15,0-25,0

1,26-1,53

1,52-1,85

1,85-2,27

Cuội trung bình

25,0-40,0

1,53-1,79

1,85-2,16

2,27-2,63

Cuội lớn

40,0-75,0

1,79-2,22

2,16-2,60

2,63-3,18

Đá cuội nhỏ

75,0-100,0

2,22-2,42

2,60-2,84

3,18-3,48

Đá cuội trung bình

100-150

2,42-2,80

2,84-3,3

3,47-4,0

Đá cuội lớn

150-200

2,80-3,06

3,3-3,7

4,0-4,5

Đá hộc nhỏ

200-300

3,06-3,55

3,7-4,2

4,5-5,15

Đá hộc trung bình

300-400

3,55-3,84

4,2-4,6

5,15-5,60

Đá hộc lớn

400-500

3,84-4,10

4,6-5,0

5,6-6,05


tải về 436.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương