Tintuc caonien 09 2010


Gương phấn đấu đáng noi theo của một đồng hương : Tony Nguyễn, họa sĩ vẽ bằng miệng, dùng máy tính bằng đầu



tải về 1.33 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu28.03.2018
Kích1.33 Mb.
#36788
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Gương phấn đấu đáng noi theo của một đồng hương : Tony Nguyễn, họa sĩ vẽ bằng miệng, dùng máy tính bằng đầu













Tony Nguyễn (giữa), bị liệt toàn thân, với tác phẩm “Vô Ðề” đoạt giải độc đáo trong cuộc thi vẽ bìa báo Xuân Việt Tide 2010. Bên trái là ông Na Nguyễn, giám đốc Garden Park, và cô giáo dạy vẽ Elizabeth Phạm Thu Hải. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)


Li tác giả--Hình ảnh người họa sĩ tật nguyền ngồi trên chiếc xe lăn với lằng nhằng dây nhợ gắn liền với những bộ phận trên cơ thể khi lên nhận giải thưởng cho một tác phẩm của mình đã khiến tôi chú ý. Thêm vào đó, giọng nói ngập ngừng, chậm chạp, đứt quãng, khó khăn, pha trộn tiếng Việt và Anh của người họa sĩ càng thôi thúc tôi phải tìm hiểu câu chuyện về tác giả của những bức tranh được vẽ bằng miệng. Người họa sĩ đó là Tony Nguyễn, 32 tuổi.


“Ba đã mua sẵn đất trong nghĩa trang cho Tony”

Tôi tìm đến ngôi nhà Tony đã ở hơn 11 năm qua, viện an dưỡng Garden Park.


Tony nằm trên giường, chiếc cọ vẽ ngậm trên miệng như đang múa trên giá vẽ được kê ngay tầm.
“Em đang vẽ cảnh một thành phố ở Italy,” Tony trả lời câu hỏi của tôi sau khi cô giáo dạy vẽ giúp Tony lấy chiếc cọ ra khỏi miệng.
“Ðã bao giờ Tony đến Ý chưa?” – “Chưa. Em xem những bức hình rồi tự sáng tạo thêm.” Sợ tôi không nghe rõ được giọng nói khó khăn của mình, Tony chậm rãi nhắc lại một lần nữa câu trả lời.
Tự nhận mình chỉ có khả năng nghe nói tiếng Việt được 40%, Tony trò chuyện với tôi bằng cả hai ngôn ngữ.
Tony sanh ra trong gia đình có 4 chị em, “Em có chị lớn, còn em là con trai lớn.”
Tony theo ba và bác đi vượt biên hồi nhỏ xíu, “lúc mấy tuổi em cũng không nhớ nữa.” Hiện giờ ba Tony đã trở về Việt Nam sống, mẹ vừa được chị bảo lãnh sang Mỹ cách đây hai năm.
Từ từ, chậm rãi, rất lễ phép, Tony lần lần nói tôi nghe những điều tôi muốn biết. Tony nói tiếng Việt, chỗ nào nghe tôi hỏi lại, Tony lại trả lời bằng tiếng Anh, cho chắc ăn!





Ngập ngừng, dè dặt một lúc lâu, tôi nêu thắc mắc của mình, “Lý do nào Tony vào đây?”


“Em bị xe đụng.” – “Khi đó, Tony bao nhiêu tuổi?” – “Em 19 tuổi, đang là art technician.”
Tôi nhìn vào gương mặt Tony. Tony nhìn tôi. Tôi cố nén một tiếng thở mạnh bằng cách cắn nhẹ môi mình.
19 tuổi. Một cú đụng xe. Chấn thương cột sống. Liệt cả người từ cổ xuống chân. Còn gì nghiệt ngã hơn?
Ông Na Nguyễn, giám đốc Garden Park, cho tôi biết, “Ba Tony, khi ấy, đã mua sẵn miếng đất làm nơi chôn Tony trong Peek Family.”
Chỉ vậy, đủ cho tôi hình dung những gì mà Tony đã trải qua. Ðau đớn. Tàn khốc.
Cả người Tony, giờ đây chỉ còn hoạt động được ở mỗi cái đầu. Có điều, đó không phải là một cái đầu bình thường.


Người họa sĩ vẽ bằng miệng

“Em ở Garden Park 11 năm. Trước khi vào đây em nằm ở bệnh viện gì, em quên tên rồi.” Không đợi tôi hỏi, Tony tiếp tục nói chầm chậm, “Ở đây vui, y tá tốt lắm, chú Na cũng tốt. Everybody is good.” Tony vừa gật gật cái đầu và chớp mắt để diễn tả cho trọn vẹn chữ “is gooood.”


Tôi bỗng nhận ra Tony có cách nói chuyện rất hay, đặc biệt, khiến người ta phải bật cười.
Tony học vẽ đã 5, 6 năm nay, đầu tiên với một cô giáo người Mỹ. Tôi không có điều kiện gặp bà giáo để hỏi xem bà đã hướng dẫn Tony như thế nào trong những bước chập chững đầu tiên làm người họa sĩ vẽ bằng miệng.
Tôi chỉ có dịp nói chuyện với cô Elizabeth Phạm Thu Hải, cô giáo thứ hai dạy vẽ cho Tony, bên cạnh cô giáo người Mỹ.
Cô Elizabeth kể, “Tôi dạy cho Tony được 2 năm. Mộng của những người họa sĩ như tôi đều muốn được dạy vẽ ở những trường lớn, học lên cao. Nhưng từ khi gặp Tony thì tất cả đều đã thay đổi.”
Cô Elizabeth nói Tony đã là một họa sĩ trước khi cô bắt đầu dạy Tony. Hằng tuần cô chỉ đến để ‘mix’ màu, thảo luận về những bức tranh, đưa ra ý kiến, “còn mọi sự là Tony quyết định.”
Tony nhờ cô lấy màu vàng và trắng để tiếp tục bức tranh đang vẽ dở dang. Cô hỏi, “Tony muốn vàng chấm trắng hay vàng hòa với trắng?” rồi “Tony muốn cọ loại nào?” Lấy cọ và màu theo đúng ý họa sĩ, cô đưa cọ vào miệng Tony.
Tony ngậm chiếc cọ trong miệng một cách vững chãi, hơi ngốc đầu cao lên để điều khiển cọ uốn lượn trên bức họa của mình một cách tự tin, nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát.
Tôi tự hỏi cần phải mất bao nhiêu thời gian để có thể làm được như vậy nhỉ?
Hết cọ nhọn, lại đến cọ nhỏ. Hết nâu nhạt, xanh lợt, lại đến “only water.” Người họa sĩ vẽ bằng miệng ra “order,” cô giáo hỏi lại cho thật đúng ý. Tony lễ phép, nhẹ nhàng. Cô ân cần, tỉ mỉ. Nhìn cách cô giáo và Tony làm việc với nhau một cách nhịp nhàng, ăn khớp, tôi lại nhớ đến điều cô Elizabeth nói, “Không chỉ là chuyện dạy vẽ cho Tony, mà khi làm việc với Tony, tôi cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy có sự hòa quyện giữa tình cảm và công việc dạy học. Ðiều này trước đây tôi chưa cảm nhận được. Nói đúng hơn, Tony đã làm thay đổi cuộc đời tôi.”
Tony có những khả năng đặc biệt kỳ lạ về hội họa, bên cạnh một ý chí, nghị lực và niềm tin yêu vào cuộc sống. Tranh vẽ của Tony là sự hòa trộn của cả hai trường phái Ðông Tây. Mỗi bức tranh của Tony là một câu chuyện, những câu chuyện bằng màu sắc.
Trước khi bị tai nạn, Tony đã mong muốn mình trở thành một họa sĩ. “Hiện giờ em đang là hội viên của một hội cũng bao gồm những người vẽ bằng miệng. Em tìm ra hội đó trên website, xin gia nhập và gửi tranh sang đó cho họ triển lãm,” vẫn bằng giọng nói từ từ Tony khoe với tôi.
“Tony tìm ra trên website là sao? Tony có thể sử dụng máy vi tính?”
“Em biết sử dụng máy vi tính.”


Sử dụng máy vi tính bằng… đầu

Ðiều làm tôi kinh ngạc hơn cả chuyện Tony vẽ bằng miệng là cách mà Tony sử dụng máy vi tính.


Trước khi trở thành một họa sĩ, Tony trải qua 15 tháng học sử dụng máy vi tính bằng… đầu.
“Chị có thấy cái sticker phía trước nón em không? Em xài cái đó để điều khiển computer. Nó là cái sensor.”
Ra là vậy. Thảo nào tôi tự hỏi tại sao Tony lại cứ luôn đội nón ngay khi đang nằm.
“Tony có thể làm gì trên máy tính?”
“Em đã học graphic design. Em làm phim, edited phim.”
Thấy tôi trợn tròn mắt, Tony cười đắc ý, “Nothing is impossible. Mình muốn là được à!” Tôi cười nhìn Tony lắc đầu nói nhỏ, “Không tin được!” – “Nothing is impossible.” Tony khẳng định lại một cách đầy tự tin.
Tony cho tôi xem cách Tony sử dụng máy tính.
Cũng như chiếc giá vẽ, chiếc máy tính được đặt vừa tầm sử dụng cho Tony. Tôi nhìn vào màn hình, thấy hình mũi tên chạy tới lui trên đó, như thể mình đang nhấp “mouse.” Ðầu Tony nhúc nhích nhẹ nhàng để điều khiển mũi tên đó theo ý mình.
“Ai chỉ Tony sử dụng cái đó?” – “Em đi học, rồi em nói social worker em cần cái sensor để điều khiển.” – “Tony nói rồi người ta làm cho Tony hả?” Tôi tò mò hỏi. Ai ngờ, Tony vừa trả lời vừa cười như chọc quê tôi, “Người ta không có làm. Em nói người ta đi mua.” A, ra là vậy.
Nhưng tôi cứ thắc mắc, “Ai gợi ý cho Tony dùng cái sensor đó như một con mouse?” “Em nghĩ ra và em nói với người ta.”
Tony cho tôi xem phim Tony làm. Giống một kiểu phim hoạt hình. Trong đó một cậu bé đang vẽ mê say theo tiếng nhạc rộn rã. “Em làm phim ‘Tony đang vẽ’.”
Thấy tôi cứ xuýt xoa, “Làm sao mà Tony có thể làm được kia chứ?” Tony cười hiền lành, “Mình muốn là được. Nothing is impossible. Nothing is impossible.”
“Em làm nhanh lắm đó, ‘faster, high speed,’ trong một tiếng. Hồi trước có cái em làm mất hai tiếng, bây giờ thì có bảy phút thôi,” Tony thích thú khoe tiếp khi thấy sự thán phục qua vẻ mặt tôi.
Tony dùng computer để “làm phim, graphic, art, nghe nhạc, coi phim, làm mọi thứ.”
“Thế có chat được không?” – “Không có chat, chỉ gọi điện cho bạn.”
Tôi hỏi, “Tony có thể điều khiển sensor như trên một bàn phím?” Tony bảo, “Ðược, nhưng trước đây thôi. Bây giờ em set up chương trình ‘voice recognition,’ nó chỉ làm sao em làm theo nó. Thành ra bây giờ em muốn viết thơ thì em nói rồi nó viết cho em, em nói nó in ra.”
Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Tôi nhìn Tony say sưa ngó vào máy tính, chuyển từ chương trình này sang chương trình khác, từ edit phim, sang yahoo, vào youtube, gọi phone, như thể người ta đang nhẹ nhàng “nhấp chuột” vậy.
Làm sao có thể làm được tất cả những điều đó chứ! – “Mình muốn là mình làm được thôi à!”
Vẫn bằng giọng nói rất đặc biệt của mình, Tony tiếp, “Lúc đầu mới sử dụng mệt lắm, mệt lắm. Giờ thì em control very well. Lúc đó học mệt, nhưng mình thích và thấy mình thành công nên mê.”


“Nothing is impossible. Mình muốn là được à!”
“Bây giờ Tony còn theo học vi tính nữa không?” – “Bây giờ em không học nữa. Mệt quá. Ði không nổi.” Tony cười thú nhận.
Ðể có thể cho Tony theo học vi tính bên ngoài trong suốt một thời gian dài như vậy là cả một sự hỗ trợ với công sức của nhiều người. Chỉ hình dung cách đặt Tony lên xe lăn, rồi đưa ra ngoài, rồi cho Tony lên xe hơi, chở đến trường, cho Tony lên xe lăn trở lại, đưa vào lớp.
Ðâu chỉ dừng lại ở đó, làm sao để một người chỉ còn nhúc nhích được cái đầu điều khiển chiếc máy tính như một người bình thường, có phải là chuyện nhỏ?
Một kỳ công.
Ý chí và nghị lực của Tony là vô cùng, nhưng tình cảm của mọi người ở Garden Park đối với Tony cũng không bờ bến.
“Cho đến bây giờ, Tony vẫn là đứa nhỏ nhất ở đây, trong viện dưỡng lão này. Nên mọi người ai cũng thương Tony hết. Lại thêm Tony quá thông minh, dễ thương và lễ phép nữa,” ông Na Nguyễn, giám đốc Garden Park nói. “Tôi xem Tony như con cháu mình vậy.”
“Lúc đầu vừa mới bị tai nạn, Tony có cảm thấy chán ghét cả thế giới này không?” Tôi hỏi
“Có.” Tony trả lời. “Khi tỉnh lại, em cảm thấy không còn muốn sống nữa. Nhưng rồi em nghĩ nếu em không vượt qua, giận dữ hết mọi điều thì mình sẽ không sống được.”
“Tony mất bao lâu để thay đổi được suy nghĩ đó?”
“Lâu đó. Khoảng 6 năm. Bây giờ thì em đã nghĩ khác hoàn toàn rồi. Có lúc cũng buồn nhưng không buồn lâu,” Tony nói với tôi, hay như đang nói với chính mình.
Bằng giọng đầy tình cảm, Tony tiếp, “Bây giờ, em nghĩ mọi việc đã tốt hơn, bởi em thấy em cần cố gắng sống vui vẻ. Em có nhiều bạn lắm, bạn tốt. Có thầy giáo, có những người trợ giúp, ai cũng thương em. Em cũng thương mọi người.”
Tôi hỏi có bao giờ Tony giận ai không. Tony kéo dài chữ “nooo.” “Em luôn tha thứ. Mình giận ai chỉ khổ cho mình thêm.”
Tony nói tôi nghe Tony luôn làm mọi thứ cho cuộc sống Tony luôn bận rộn, như nghe nhạc, làm phim, edit phim, xem phim, vẽ tranh. “I do everything and make my life’s always busy.”
“Tony có ước mơ gì không?”
“Bây giờ em chỉ có một ước mơ duy nhất là trở thành một họa sĩ thế giới. Em đang cố gắng hết mình để biến ước mơ của mình thành sự thật, trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp. Nothing is impossible.”
“Ðó là ước mơ của em và nothing can stop me, không gì có thể ngăn em được.”
Tôi ra về, mang theo tiếng cười giòn tan của Tony Nguyễn, người họa sĩ vẽ bằng miệng, sử dụng máy vi tính bằng đầu, cùng câu nói, “Nothing is impossible, không điều gì là không có thể.”
Chỉ với mỗi cái đầu, nhưng Tony đã biết dùng cái đầu đó để thực hiện, những hoài bão, những ước mơ, những đam mê, và hơn hết, để suy nghĩ những điều nhân bản nhất.
Nhìn Tony, tôi bỗng thấy cuộc đời này, đáng yêu và đáng sống biết bao.

Đ án cải tổ y tế của Tổng thống Barack Obama
Để sửa soạn cho buổi họp lưỡng đảng ngày 02/25 tới đây, Tỗng thống Barack Obama vừa đưa ra một để án chăm sóc sức khoẻ bao quát nhẳm san bẳng các khác biệt giửa các dự luật mà Thượng viện và Hạ viện đã thông qua vào cuối năm ngoái. Dưới đây là chi tiết của đề án.

Lần đẩu tiên vào ngày thứ hai 02/22 Tổng thống Obama đã đưa ra một đề án chi tiết về cải tổ y tế. Đề án này dựa phần lớn vào dự luật cải tổ đã được các thượng nghị sĩ Dân chủ nhất trí ủng hộ vào cuối tháng chạp, nhưng cũng có một số điều khoản nhằm dung hòa với dự thảo cải tổ của Hạ viện.

Để án của TT Obama là hành động mở đầu cho một tuần lễ hết sức sôi nổi chung quanh vấn đề chăm sóc sức khoẻ , mà đỉnh chót là ngày thứ năm 02/25 khi mà các đại biểu Dân chủ và Công hòa có cuộc bàn cãi trực tiếp truyển hình dưới sự chủ tọa của TT Obama. Tòa Bạch ốc hi vọng rằng buổi họp này sẽ có thể đẩy dư luật cải tổ y tế ra khỏi tình trạng xa lầy hiện nay.

Luật cải tổ y tế nhằm thực hiện mục tiêu rộng lớn của TT Obama là nới rộng bảo hiểm y tế cho những người dân Mỹ chưa có bảo hiểm, đồng thời hạ thấp tiền mua bảo hiểm và áp đặt lên các hãng bảo hiểm y tế những điểu lệ hợp tình hợp lý, bao gổm cả sự chấm dứt việc kỳ thị các người mua bảo hiểm có bệnh tật trước khi mua .

Đề án củaTT sẽ dành nhiểu ngân khoản hơn để giúp những tiểu bang bị thiếu hụt tiền mặt thanh toán chi phí về Medicaid trong vòng 4 năm tới và loại bỏ “lỗ hỗng đô-nớt” của chương trình thuốc kê toa của Medicare mà dân chúng không ưa thích.

Về nhiều mặt, đề án của TT Obama tương tự như dự luật mà Thượng viện đã thông qua vào đêm Giáng sinh—và các viên chức cao cấp của tòa Bạch ốc cũng thừa nhận như vậy. Tuy nhiên có nhiều điểm thay đổi quan trọng để xoa dịu những nhà lập pháp Dân chủ tại Hạ viện đã bày tỏ sự quan ngại về các biện pháp Thượng viện đề xuất và các ảnh hưỡng cũa những biện pháp này lên giới trung lưu

Điểu trước tiên là TT Obama loại bỏ điều khoản liên quan đên sự thu xếp đặc biệt với tiểu bang Nebraska theo đó chính phủ liên bang sẽ gánh chịu tất cả các phí tổn nới rộng Medicaid tại tiểu bang này. Thay vào đó, Toà Bạch ốc sẽ trợ giúp tất cả các tiểu bang vể chi phí nới rộng Medicaid kễ từ năm 2014 là năm bắt đầu cho tới năm 2017.

Và trong khi vẩn giữ để nghị của Thượng viện vể việc đánh thuế tiêu thụ lên các chương trình bảo hiểm y tế đắt giá được các chủ hãng bảo trợ, TT Obama đã điều chỉnh lại một vài điều chủ yếu dựa vào một thỏa hiệp đạt được với giới lãnh đạo các tỗ chức lao động vào tháng giêng, trong khi tránh không có vẻ như biệt đãi các nghiệp đoàn. Đặc biệt nhất là TT sẽ trì hoãn việc đánh thuế lên tất cả các người thọ thuế cho tới năm 2018, không những chỉ riêng cho các phúc lợi y tế được hưởng qua các hợp đồng nghiệp đoàn được tập thể thượng lượng

Về một khiá cạnh nào đó, việc thông báo đề án cải tổ y tế của TT Obama là một bước ngoặt khác thường của một vị tỗng thống đã từng tuyên bố là sẽ để việc làm luật cho các nhà lập pháp lo. Ngay từ lúc cuộc bàn cãi vể chăm sóc sức khoẻ bắt đầu , TT Obama đã nói rõ là ông sẽ tránh vết chân c ủa vị Tổng thống Dân chũ tiền nhiệm Bill Clinton.

Thay vào đó, TT Obama đã để cho Quốc hội tự biên soạn dự luật của chính họ. Nhưng sau nhiểu tháng làm việc, cả Hạ viện lẫn Thượng viện đểu không thể đi tới việc lấp khoảng cách giữa các dự luật của họ. Do vậy, TT Obama đã bắt buộc phải trực tiếp nhúng tay vào việc vì ông đã hứa là , 72 tiếng trước cuộc bàn cãi lưỡng đảng vào thứ năm tới ,để án cải tổ y tế của đảng Dân chủ sẽ được đưa lên mạng.

Giống như dự luật Thương viện, để án của TT Obama không có khoản nói về chương trình bảo hiễm y tế do nhà nước bảo trợ để cạnh tranh với các công ty bảo hiễm tư nhân (public option)

Và để án của TT dùng ngôn ngữ kém phần khắt khe đối với vấn đề phá thai. Sẽ không có khoản --gọi là “tu chính án Stupack”--- cấm các hãng bào hiểm bán bảo hiểm phá thai cho những ai mua chương trình bảo hiểm với tiển trợ cấp của liên bang. Tu chính án này do dân biểu Dân chủ bảo thủ Bart Stupack đưa ra, nếu thiếu khoản này thì TT Obama sẽ găp trở ngại vì các dân biểu bảo thủ mà ông Stupack là lãnh tụ nhất quyết đòi tu chính án này phải có trong dự luật

TT Obama đã chấp nhận gẩn như toàn bộ để nghị của Thượng viện vể chi tiêu cho việc cải tổ, bao gồm cả việc gia tăng thuế Medicare đánh trên lương bổng của những cá nhân có lợi tức trên $200,000 môt năm và những cặp vơ chổng có lợi tức trên $250,000

TT Obama cũng đồng ý với để nghị của Thượng viện nhắm thành lập những trung tâm trao đối bảo hiễm (insurance exchange)cho từng Tiểu bang thay vì một trung tâm trao đổi quốc gia duy nhất như Hạ viện để nghị. Nhiểu dân biểu Hạ viện e ngại là các trung tâm trao đổi Tiểu bang sẽ tạo những kết quả không đổng đều do sự lỏng lẻo trong điểu luật bảo hiểm cũa mỗi tiểu bang

Và TT Obama cũng đồng quan điểm với Thượng viện trong việc ấn định một thềm đổng đểu cho việc hưởng Medicaid là 133 phẩn trăm mức nghèo khó do Liên bang ấn định (Federal Poverty Level- FDL). Trong khi đó Hạ viện lại để nghị thểm cho việc hưởng Medicaid là 150 phẩn trăm FDL

Các lãnh tụ Dân chủ Hạ viện, kể cả Chũ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, đã bẩy tỏ nỗi lo ngại là với dự luật Thượng viện thì các trợ cấp dành cho những gia đình có lợi tức vừa phải sẽ không đủ để giúp họ tìm mua được các chượng trình bảo hiểm tư

Thượng viện đã dự liệu những trơ cấp kém phần rông rãi hơn Hạ viện cho những cá nhân và gia đình có lợi tức dưới 300 phần trăm FDL ( khoảng $66,150/năm cho gia đinh 4 người), trong khi đó thì dự luật Hạ viện lại kém rộng rãi hơn đối với những ngưởi kiếm được khoảng từ $66,150 tới $88,200 TT Obama nói chung có biệt nhãn đối với dự luật cũa Thương viện, nhưng ông đã dung hòa bẳng cách nâng trợ cấp liên bang trong dự luật Thượng viện dành cho những người d ân Hoa kỳ kiếm dưới 200 phẩn trăm FDL (hay khoảng 44,100 cho một gia đình 4 người) và cho những ngưởi kiếm được từ 300 tới 400 phẩn trăm FDL( hoặc t ừ $66,150 tới $88,200 cho một gia đình 4 người)

Dù vậy, một số nhà lập pháp cũng vẫn nêu lên sự quan ngại là các gia đỉnh thuộc thành phẩn lao động sẽ gặp khó khăn trong việc mua bảo hiểm sức khoẻ Theo để án của TT thì một gia đỉnh kiếm khoảng $88.000/năm sẽ phải chi không tới 9.5 phẩn trăm lợi tức cho việc mua bảo hiễm y tế cho một năm ( khoảng $8,380 ), chưa kể tiển phụ đóng (co-payments) hay tiển khấu trừ (deductibles) mà họ phải trả bẳng tin túi Theo dự luật Thượng viên thì một gia đình cũng như trên sẽ phải chi $8, 643 mỗi năm để mua bảo hiễm và theo dự luật Hạ viện thì tiền mua b ảo hiễm cũa họ sẽ là $10,584/năm Theo đế án của TT, một gia đỉnh kiếm$22,050 sẽ phải trả $441 về chi phí mua bảo hiễm hàng năm so với $331 theo dự luật Hạ viện. Và một gia đỉnh kiếm $33,100 sẽ chi tới $1,324 mỗi năm cho việc mua bảo hiểm dưới để án của TT so với con số tối đa là $993 theo dự luật Hạ viện

Chi phí cho để án cũa TT Obama được ước tính là một ngàn tỉ mỹ kim trong thời gian 10 năm và sẽ được trang trải bằng các cắt giảm Medicare, tăng thuế và đánh thuế mới trên các ngành kỹ nghệ chăm sóc sức khoẻ.

Obama Details Plan to Expand Health Care to Uninsured- Shery Gay Stolberg- 02/22/2010

Mời xem thêm các videos dưới đây


  • Play Video Video:White House offers healthcare plan Reuters

  • Play Video Video:New Obamacare Proposal To Cost $1 Trillion CBS 2 New York

  • Play Video Video:Obama unveils details of health care proposal AP


Mãng cầu xiêm: liệu pháp chữa ung thư

Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ trái mãng cầu xiêm (sour sop)cho thấy: loại nước ép này là một liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàntoàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm..Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Nước ép này có thể tiêu diệt các tế bào của 12 loại ung thư.,như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư tuyến tụy.. Làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư nhanh gấp 10 000 lần so với Adriamycin (một loại thuốc dùng trong liệu pháp hóa trị chữa ung thư). Nước ép này không làm tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh

Các nghiên cứu vể mãng cẩu xiêm đã được thực hiện bởi nhiều phòng thí nghiệm từ năm 1970,nhưng chỉ mới được phỗ biến trên tạp chí Journal of Natural Products, Đại hàn

Dưới đây là một số điều nên biết vể mãng cẩu xiêm do dược sị Trần Việt Hưng trình bày

Mãng cầu xiêm là một trái cây nhiệt đới rất thưởng gặp trong vùng Nam Mỹ và Đông Ấn (West Indies). Đây cũng là một trong những cây đầu tiên được đưa từ Mỹ châu về lục địa ‘Cựu Thế Giới’, và mãng cầu xiêm sau đó được trồng rộng rãi suốt từ khu vực Đông Nam Trung Hoa sang đến Úc và những vùng bình nguyên tại Đông và Tây Phi châu.

Mãng cầu xiêm có tên khoa học là Annona muricata thuộc họ thực vật Annonaceae.( Annona, phát xuất từ tên tại Haiti, anon, nghĩa là thu-hoạch của năm ‘muricata’ có nghĩa l à mặt bên ngoài sần lên, có những mũi nhọn).

Các tên thông thường: Soursop (Anh-Mỹ), Guanabana, Graviola, Brazilian Paw Paw, Corossolier (Pháp), Guanavana, Durian benggala Nangka londa.

Đặc tính thực vật:

Mãng cầu xiêm thuộc loại tiểu mộc, có thể cao 6-8 m. Vỏ thân có nhiều lỗ nhò màu nâu. Lá hình trái xoan, thuôn thành ngọn giáo, mọc so le. Lá có mùi thơm. Phiến lá có 7-9 cặp gân phụ. Hoa mọc đơn độc ở thân hay nhánh già; hoa có 3 lá đài nhỏ màu xanh, 3 cánh ngoài màu xanh-vàng, và 3 cánh trong màu vàng. Nhị và nhụy hoa tạo thành 1 khối tròn, Trái thuộc loại trái mọng kép, lớn, hình trứng phình dài 20-25 cm, màu xanh lục hay vàng xanh, khi chín quá mức sẽ đổi sang vàng. Trái có thể kết tại nhiều vị trí khác nhau trên thân, cành hay nhánh con, và có thể cân nặng đến 5kg (15 lb). Vỏ rất mỏng, bên ngoài có những nốt phù thành những múi nhỏ nhọn hay cong, chứa nhiều hạt màu đen. Trái thường được thu hái lúc còn xanh, cứng và ăn ngon nhất vào lúc 4-5 ngày sau khi hái, lúc đó quả trở thành mềm vừa đủ để khi nhấn nhẹ ngón tay vào sẽ có một vết lõm. Phần thịt của tr ái màu trắng chia thành nhiều khối chứa hạt nhỏ.












Thành phần dinh dưỡng và hóa học:

100 gram phần thịt của trái mãng cầu xiêm, bỏ hạt, chứa:
- Calories 53.1-61.3
- Chất đạm 1 g
- Chất béo 0.97 g
- Chất sơ 0.79 g
- Calcium 10.3 mg
- Sắt 0.64 mg
- Magnesium 21 mg
- Phosphorus 27.7 mg
- Potassium 287 mg
- Sodium 14 mg
- Beta-Carotene (A) 2 IU
- Thiamine 0.110 mg
- Riboflavine 0.050 mg
- Niacin 1.280 mg
- Pantothenic acid 0.253 mg
- Pyridoxine 0.059 mg
- Vitamin C 29.6 mg

Lá mãng cầu xiêm chứa các acetogenins loại monotetrahydrofurane như annopentocins A, B và C; Cis và Trans-annomuricin-D-ones(4, 5), Muricoreacin, Muricohexocin… ngoài ra còn có tannin, chất nhựa resin.

Trái m ãng cầu xiêm chứa các alkaloids loại isoquinoleine như: annonaine, nornuciferine và asimilobine.

Hạt chứa khoảng 0.05 % alcaloids trong đó 2 chất chính là muricin và muricinin. Nghiên cứu tại ĐH Bắc Kinh (2001) ghi nhận hạt có chứa các acetogenins: Muricatenol, Gigantetrocin-A, -B, Annomontacin, Gigante tronenin. Trong hạt còn có các hỗn hợp N-fatty acyl tryptamines, một lectin có ái lực mạnh với glucose/mannose; các galactomannans..



Vài phương thức sử dụng:

Mãng cầu xiêm được dùng làm thực phẩm tại nhiều nơi trên thế giới. Tên soursop, cho thấy quả có thể có vị chua, tuy nhiên độ chua thay đổi, tùy giống, có giống khá ngọt để ăn sống được, có giống phải ăn chung với đường. Trái chứa nhiều nước, nên thường dùng để uống hơn là ăn! Như tại Ba Tây có món Champola, tại Puerto Rico có món Carato là những thức uống theo kiểu ‘nuớc sinh tố’ ở Việt Nam: mảng cầu xay chung với sữa, nước (tại Philippines, còn pha thêm m àu xanh, đỏ như sinh tố pha si-rô ở Việt Nam)

Mãng cầu xiêm (lá, rễ và hạt) được dùng làm thuốc tại rất nhiều nơi trên thế-giới, nhất là tại những quốc gia Nam Mỹ:

Tại Peru, trong vùng núi Andes, lá mãng cầu được dùng làm thuốc trị cảm, xổ mũi; hạt nghiền nát làm thuốc trừ sâu bọ; trong vùng Amazon, vỏ cây và lá dùng trị tiểu đường, làm dịu đau, chống co giật.

Tại Guyana: lá và vỏ cây, nấu thành trà dược giúp trị đau và bổ tim.

Tại Ba Tây, trong vùng Amazon: lá nấu thành trà trị bệnh gan; dầu ép từ lá và quả còn non, trộn với dầu olive làm thuốc thoa bên ngoài trị thấp khớp, đau sưng gân cốt.

Tại Jamaica, Haiti và West Indies: quả hay nước ép từ quả dùng trị nóng sốt, giúp sinh sữa và trị tiêu chảy; vỏ thân cây và lá dùng trị đau nhức, chống co-giật, ho, suyển.

Tại Ấn Độ, cây được gọi theo tiếng Tamilnadu là mullu-chitta: quả dùng chống hi ếu vitamin C ( scorbut); hạt gây nôn mửa và làm se da.

Tại Việt Nam, hạt được dùng như hạt na, nghiền nát trong nước, lấy nước gột đầu để trị chí rận. Một phương thuốc Nam khá phổ biến để trị huyết áp cao là dùng vỏ quả hay lá mãng cầu xiêm, sắc chung với rễ nhàu và rau cần thành nước uống (bỏ bã) mỗi ngày.



Dược tính của mãng cầu xiêm:

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của mãng cầu xiêm từ 1940 và ly trích được nhiều hoạt chất. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian 1940 đến 1962 ghi nhận vỏ thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ huyết áp, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú vật. Đến 1991, tác dụng hạ huyết áp của lá mãng cầu xiêm đã được tái xác nhận. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm.



Hoạt tính của các acetogenins:

Trong một chương trình nghiên cứu về dược thảo của National Cancer Institute vào năm 1976, lá và chồi của mãng cầu xiêm được ghi nhận là có hoạt tính diệt các tế bào của một số loại ung thư. Hoạt tính này được cho là do ở nhóm hợp chất, đặt tên là annonaceous acetogenins



Các nghiên cứu về acetogenins cho thấy những chất này có khả năng ức chế rất mạnh phức hợp I (Complex I) ở trong các hệ thống chuyển vận điện tử nơi ty lạp thể (mitochondria) kể cả của tế bào ung thư [ các cây của gia đình Anonna có chứa nhiều loại acetogenins hoạt tính rất mạnh, một số có tác dụng diệt tế bào u-bướu ở nồng độ EC50 rất thấp, ngay ở 10-9 microgram/ mL.]

Trường Đại Học Purdue là nơi có nhiều nghiên cứu nhất về hoạt tính của gia đình Annona, giữ hàng chục bản quyền về acetogenins, và công bố khá nhiều thí nghiệm lâm sàng về tác dụng của acetogenins trên ung thư, diệt bướu ung độc:

Một nghiên cứu năm 1998 ghi nhận một loại acetogenin trích từ mãng cầu xiêm có tác dụng chọn lựa, diệt được tế bào ung thư ruột già loại adenocarcinoma, tác dụng này mạnh gấp 10 ngàn lần thuốc Adriamycin.

Theo các kết quả nghiên cứu tại Purdue thì: ‘các acetogenins từ annonaceae, là những acid béo có dây carbon dài từ 32-34, phối hợp với một đơn vị 2-propanol tại C-2 để tạo thành một vòng lactone. Acetogenins có những hoạt tính sinh học như chống u-bướu, kích ứng miễn nhiễm, diệt sâu bọ, chống protozoa, diệt giun sán và kháng sinh. Acetogenins là những chất ức chế rất mạnh NADH:Ubiquinone oxidoreductase, vốn là một enzym căn bản cần thiết cho complex I đưa đến phàn ứng phosphoryl-oxid hóa trong mitochondria. Acetogenins tác dụng trực tiếp vào các vị trí ubiquinone-catalytic nằm trong complex I và ngay vào men glucose dehydrogenase của vi trùng. Acetogenins cũng ức chế men ubiquinone-kết với NADH oxidase, chỉ có nơi màng plasma của tế bào ung thư.(Recent Advances in Annonaceous Acetogenins-Purdue University -1997)

Các acetogenins Muricoreacin và Muricohexocin có những hoạt tính diệt bào khá mạnh trên 6 loại tế bào ung thư như ung thư tiền liệt tuyền (prostate) loại adenocarcinoma (PC-3), ung thư lá lách loại carcinoma (PACA-2) (ĐH Purdue, West LaFayette, IN- trong Phytochemistry Số 49-1998)

Một acetogenin khác :Bullatacin có khả năng diệt được các tế bảo ung thư đã kháng được nhiều thuốc dùng trong hóa-chất trị liệu, do ở hoạt tính ngăn chận sự chế tạo Adenosine triphosphate (ATP) cần thiết cho hoạt động của tế bào ung thư (Cancer Letter June 1997)

Các acetogenins trích từ lá Annomutacin, cùng các hợp chất loại annonacin-A-one có hoạt tính diệt được tế bào ung thư phổi dòng A-549 (Journal of Natural Products Số Tháng 9-1995)

Các duợc tính khác:

Các alkaloid: annonaine, nornuciferineasimilobine trích được từ trái có tác dụng an thần và trị đau: Hoạt tính này do ở khả năng ức chế sự nối kết của [3H] rauwolscine vào các thụ thể 5-HT1A nằm trong phần yên của não bộ. (Journal of Pharmacy and Pharmacology Số 49-1997).

Dịch chiết từ trái bằng ethanol có tác dụng ức chế được siêu vi khuẩn Herpes Simplex (HSV-1) ở nồng độ 1mg/ml (Journal of Ethnophar macology Số 61-1998).

Các dịch chiết bằng hexane, ethyl acetate và methanol từ trái đều có những hoạt tính diệt được ký sinh trùng Leishmania braziliensis và L.panamensis (tác dụng này còn mạnh hơn cả chất Glucantime dùng làm tiêu chuẩn đối chiếu). Ngoài ra các acetogenins cô lập được annonacein, annonacin A và annomuricin A có các hoạt tính gây độc hại cho các tế bào ung thư dòng U-937 (Fitotherapia Số 71-2000).

Thử nghiệm tại Đại học Universidade Federal de Alagoas, Maceio-AL, Ba Tây ghi nhận dịch chiết từ lá bằng ethanol có khả năng diệt được nhuyến thể (ốc-sò) loài Biomphalaria glabrata ở nồng độ LD50 = 8.75 ppm, và có thêm đặc điểm là diệt được các tụ khối trứng của sên (Phytomedicine Số 8-2001).

Một lectin loại glycoproteine chứa 8% carbohydrate, ly trích từ hạt có hoạt tính kết tụ hồng huyết cầu của người, ngỗng, ngựa và gà, đồng thời ức chế được sự tăng trưởng của các nấm và mốc loại Fusarium oxysoporum, Fusarium solani và Colletotrichum musae (Journal of Protein Chemistry Số 22-2003)

Mãng cầu xiêm có liên hệ với bệnh Parkinson:

Tại vùng West Indies thuộc Pháp, nhất là ở Guadaloupe có tình trạng xảy ra bất thường về con số các bệnh nhân bị bệnh Parkinson, loại kháng-levo dopa: những bệnh nhân này đều tiêu thụ một lượng cao, và trong một thời gian lâu dài soursop hay mãng cầu xiêm (A.muricata).

Những nghiên cứu sơ khởi trong năm 1999 (công bố trên tạp chí Lancet Số 354, ngày 23 tháng 10 năm 1999) trên 87 bệnh nhân đưa đến kết luận là rất có thể có sự liên hệ giữa dùng nhiều mãng cầu xiêm, vốn có chứa các alkaloids loại benzyltetrahydroisoquinoleine độc hại về thần kinh. Nhóm bệnh nhân có những triệu chứng Parkinson không chuyên biệt (atipycal), gồm 30 người dùng khá nhiều mãng cầu trong cách ăn uống hàng ngày.

Nghiên cứu sâu rộng hơn vào năm 2002, cũng tại Guadeloupe, nhằm vào nhóm bệnh nhân Parkinson (atypical) cho thấy khi tách riêng các tế bào thần kinh (neuron) loại mesencephalic dopaminergic và cấy trong môi trường có chứa dịch chiết toàn phần rễ mãng cầu xiêm, hoặc chứa các hoạt chất cô lập như coreximinine, reticuline, có các kết quả như sau: Sau 24 giờ tiếp xúc: 50% các tế bào thần kinh cấy bị suy thoái ở nồng độ 18 microg/ml dịch chiết toàn phần; 4.3 microg/ml coreximine và 100 microg/ml reticuline.



Nghiên cứu này đưa đến kết luận là những alkaloids trích từ mãng cầu xiêm có thể có tác dụng điều hợp chức năng cùng sự thay đổi để sinh tồn của các tế bào thần kinh dopaminergic trong các thử nghiệm ‘in vitro’; và rất có thể có những liên hệ tác hại giữa việc dùng mãng cầu xiêm ở lượng cao và liên tục với những suy thoái về tế bào thần kinh. Do đó bệnh nhân Parkinson, do yếu tố an toàn nên tránh ăn mãng cầu xiêm! (Movement Disorders Số 17-2002).

Độc tính và liều lượng:

Theo tài liệu của Herbal Secrets of the Rain Forest:
Liều trị liệu của lá (cũng chứa lượng acetrogenins khá cao, so với rễ và hạt) là 2-3 gram chia làm 3-4 lần/ngày. Trên thị trường Hoa Kỳ có một số chế phẩm, mang tên Graviola, dưới các dạng viên nang (capsule) và cồn thuốc (tincture).











Không nên dùng các chế phẩm làm từ lá, rễ và hạt mãng cầu xiêm (phần thịt của quả không bị hạn chế) trong các trường hợp:

- Có thai: do hoạt tính gây co thắt tử cung khi thử trên chuột.


- Huyết áp cao: Lá, rễ và hạt có tác dụng gây hạ huyết áp, ức chế tim, người dùng thuốc trị áp huyết cần bàn với BS điều trị.
- Khi dùng lâu dài các chế phẩm Graviola có thể gây các rối loạn về vi sinh vật trong đường ruột.
- Một số trường hợp bị ói mửa, buồn nôn khi dùng Graviola, trong trường hợp này nên giảm bớt liều sử dụng.
- Không nên dùng Graviola chung với CoEnzyme Q 10 (một trong những cơ chế hoạt động của acetogenins là ngăn chặn sự cung cấp ATP cho tế bào ung thư, và CoEnzym Q.10 là một chất cung cấp ATP), uống chung sẽ làm giảm công hiệu của cả 2 loại.

Thiền Phật giáo và sức khoẻ

(Lược dịch từ bài Meditation and Health)

Những căn bệnh trong thời đại tân tiến hiện nay, như ung thư, Sida (AIDs) hoặc những bệnh do các điều kiện tâm lý phát sinh vì bức xúc và căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày, tạo ra những biến chứng phức tạp khó chữa trị. Vì thế, y tế hiện đại đã từng khởi công tìm những phương pháp chữa trị khác cho những triệu chứng vừa nói, và để giúp con người phục hồi cuộc sống lành mạnh. Cuộc nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan trong khoa học  y dược. Tuy vậy, trong lãnh vực tâm linh, chúng ta tìm thấy những học lý và thực hành của Phật giáo có thể được sử dụng để mang lại an lạc hạnh phúc cho tinh thần và thể xác của con người. Đặc biệt, THIỀN đã mang đến những kết quả hữu ích cho những người biết và thực hành thiền

Vì vậy, nhiều bác sĩ hiện đại thừa nhận rằng tâm (mind) có thể kiểm soát những hoạt động của cơ thể. Tâm là một nguyên nhân chính gây nên bệnh cho cơ thể, và chính, tâm cũng có thể làm cho con người hết bệnh. Học để hành thiền có thể làm cho thân và tâm cùng phát triển, đồng thời cũng cải thiện sức khỏe. Trong thời đại tân tiến nầy chữa bệnh ung thư, chẳng hạn, đều dựa vào khoa học và kỷ thuật như giải phẫu hoặc dùng tia tử ngoại. Mặc dù những cách chữa trị tân tiến nầy được thiết lập bằng y dược hiện đại; nhưng tại Thái Lan, hiện nay, một phương pháp chữa trị các bệnh nầy rất đáng được chú ý, đó là một lối sống cân bằng (holistic life).. Một nhóm đã được thiết lập thực hành lối trị bệnh mà Bác sĩ Sathit Intharakamhaeng đề nghị. Phương pháp nầy quan tâm tìm hiểu thiên nhiên vận hành như thế nào trong đời sống của chúng ta, bao gồm duy trì chế độ ăn uống thích hợp. Hơn nữa, điều quan trọng là tìm xem những tiến trình tâm lý và học cách ngồi thiền. 



Thực ra, một cuộc sống tự nhiên không chỉ có nghĩa là ăn uống hợp với thiên nhiên. Cũng không có nghĩa là thay đổi và điều chỉnh lối sống của chúng ta, mà học cách ngồi thiền, học cách làm giảm căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày…”(Theo Cheowit’ 1998, pp.37).

Theo cách nầy, BS. Sathit dùng một lời Phật dạy, rĩ từ sắt mà ra, nó có thể làm mòn sắt. Tâm (mind) của con người cũng thế, nếu chúng ta biết cách ngồi thiền để tâm sản xuất những ý nghĩ tốt thì cơ thể của chúng ta sẽ khỏe mạnh và sức khỏe tốt hơn, tâm phát sinh những ý nghĩ xấu thì cũng giống như rĩ sắt, chúng ta khó có thể tránh được nguy hiểm…














Sự thiếu thăng bằng giữa cơ thể và tâm hồn là nguyên nhân chính tạo ra bệnh và lây lan những bệnh khác. Cơ thể tự nó trị liệu được bệnh tật. Bác sĩ O. Carl Simonton, thuộc Trung tâm điều trị ung thư ở California, là một chuyên gia lão luyện trong việc sử dụng phương thức truyền thống để chữa bệnh ung thư, cũng từng nghiên cứu sự liên đới giữa cơ thể và tâm hồn để chữa bệnh nầy. Ông thí nghiệm trên 10 năm và tìm thấy rằng cơ thể có một khả năng tự nhiên có thể tự chữa bệnh. Dùng thuốc thích hợp có thể giúp cơ thể có khả năng tự chữa trị, nhưng yếu tố quan trọng nhất là bệnh nhân phải sẵn sàng tham dự vào. Sự tấn công của ung thư cho thấy cơ thể của chúng ta cần được điều chỉnh và cải thiện. Thí dụ, chúng ta cần phải giải tỏa sự căng thẳng để có an lạc hoặc làm cho cơ thể bình thản. BS Simonton chứng minh rằng THIỀN rất hiệu quả cho việc chữa trị bệnh ung thư… Từ quan điểm một cuộc sống cân bằng, bệnh ung thư do tâm và thân tạo thành. Nếu một người không thể thay đổi tâm thì họ cũng không thể thay đổi thân…”

“Tỳ kheo Buddhadasa nói thiền có thể trị các bệnh thân và tâm. Ông cho thấy thở trong chánh niệm là điều rất quan trọng. Chúng ta càng điều tức được hơi thở thì càng trở nên có khả năng chống lại bệnh tật. Thở là một động tác cơ bản của con người và do đó nó mang đến một liên hệ cho việc cân bằng bình thường đối với cơ thể chúng ta. Ông tiếp, “Chúng ta phải nhận thức rằng hơi thở ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, đến ý nghĩ, đến sự tỉnh thức và đến những cơ cấu khác trong cơ thể chúng ta. Gan, thận, ruột và bao tử đều liên hệ đến hơi thở của chúng ta…”



tải về 1.33 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương