TIẾn với việc cảnh báo sát thực những không gian có nguy cơ cao…


CHIÕN TRANH HO¸ HäC ë MIÒN NAM VIÖT NAM: HËU QU¶ Vµ NHIÖM Vô KH¾C PHôC



tải về 2.48 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.48 Mb.
#16300
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21



CHIÕN TRANH HO¸ HäC ë MIÒN NAM VIÖT NAM:
HËU QU¶ Vµ NHIÖM Vô KH¾C PHôC

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TAØI NGUYEÂN THIEÂN NHIEÂN, MOÂI TRÖÔØNG VAØ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG





S Lê Kế Sơn*, TS Phạm Hạnh Nguyên*


1. Cuộc chiến tranh hoá học do Quân đội Mỹ gây ra ở miền Nam, Việt Nam, là cuộc chiến tranh hoá học lớn nhất trong lịch sử nhân loại

Năm 1959, Cơ quan nghiên cứu về chiến tranh của Hoa Kỳ có trụ sở tại Fort Dietrict, bang Maryland, đã tổ chức diễn tập thành công việc rải hỗn hợp các chất Butyleste, 2,4 D và 2,4,5 T để phá huỷ mùa màng. Thành công này nhanh chóng được Bộ Quốc phòng ghi nhận và bắt đầu xây dựng chương trình rải các chất diệt cỏ và gây rụng lá tại chiến trường miền Nam, Việt Nam.

Ngày 15 tháng 01 năm 1961, sau khi nhận chức Tổng thống, E. Kennedy đã nhóm họp với Hội đồng an ninh Quốc gia Mỹ và tuyên bố: “...để ngăn chặn cộng sản xâm lược miền Nam, Việt Nam, tôi tuyên bố dùng chất diệt cỏ và các kỹ thuật mới khác để kiểm soát các đường bộ và đường thuỷ dọc biên giới Việt Nam”. Ngay sau đó các trang thiết bị và một khối lượng khổng lồ chất độc được chuyển vào miền Nam, Việt Nam. Ngày 10 tháng 8 năm 1961, chuyến bay rải chất độc đầu tiên được thực hiện dọc quốc lộ 14, phía Bắc thị xã Kontum. Chính vì vậy, ngày 10 tháng 8 đã được lấy làm “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam”.

Và gần 10 năm tiếp theo với 3 đời Tổng thống Mỹ, quân đội Mỹ đã rải xuống miền Nam, Việt Nam khoảng 80 triệu lít chất độc hoá học, bao gồm hơn 20 loại chất độc khác nhau, trong đó đa số là chất độc da cam, một hỗn hợp của 2,4D và 2,4,5T.

Chất diệt cỏ 2,4,5T là một hợp chất hữu cơ có chứa clo. Chất này không chỉ có trong chất độc da cam mà còn chứa trong các chất độc khác (chất tím, chất xanh,...). Do công nghệ sản xuất 2,4,5T, xuất hiện một sản phẩm phụ là dioxin (2,3,7,8 Tetra Chloro Dibenzo Dioxin – TCDD). Với một lượng cực nhỏ cỡ một phần tỷ gam, dioxin đã có thể gây ung thư và tai biến sinh sản ở động vật thực vật. Các học giả Mỹ đưa ra số liệu khác nhau khi ước tính lượng dioxin đã được rải xuống miền Nam, Việt Nam (170 kg theo A.H. Westing, 366 kg theo J. Stellman). Các nhà khoa học của Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga ước tính ở mức cao hơn nhiều (khoảng 1000kg).

Thế nhưng trước dư luận và trước Toà án, người ta vẫn tránh dùng các cụm từ chất độc hoá học hay chiến tranh hoá học. Họ chỉ thừa nhận là đã dùng chất diệt cỏ và gây rụng lá như họ vẫn dùng ở các nơi khác. Cụm từ chất độc hoá học và chiến tranh hoá học được coi là “nhạy cảm” vì liên quan đến các công ty hoá chất đã sản xuất ra các chất độc này. Giải thích như thế là sai vì hai lý do chính sau:

Thứ nhất, một khối lượng chất diệt cỏ và gây rụng lá đã được sử dụng với liều quá nồng độ cho phép với mục đích diệt cỏ và gây rụng lá (gấp 20 đến 30 lần nồng độ cho phép) và khi đó chất diệt cỏ và gây rụng lá đã phá huỷ nặng nề hệ sinh thái và tác động đến sức khoẻ của con người. Một nguyên lý cơ bản của độc học: chất gì cũng độc và chất gì cũng có thể không độc, vấn đề là liều lượng. Quá liều lượng cho phép, chất không độc trở thành chất độc, thậm chí rất độc.

Thứ hai, các chất diệt cỏ và làm rụng lá có chứa dioxin, chất độc nhất trong các chất độc mà con người đã tìm ra. Các công ty đã sản xuất chất diệt cỏ chứa dioxin phải chịu trách nhiệm về sản phẩm độc hại này. Các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có các nhà khoa học Mỹ, đã khẳng định dioxin gây nên rất nhiều bệnh tật, đặc biệt là ung thư, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm thấy những dấu hiệu mang tính đặc trưng để phân biệt tác hại của dioxin với tác hại của một số yếu tố độc hại có thể có trong môi trường. Lợi dụng điều này, một số người tìm cách bác bỏ các bằng chứng khoa học về tác hại của chất độc hoá học có chứa dioxin ở Việt Nam. Tiếp cận vấn đề như thế vừa thiếu khoa học, vừa thiếu lương tâm.

Thực tiễn ở chính nước Mỹ đã mâu thuẫn với những phản bác của các luật sư của các công ty hoá chất Mỹ và Toà án sơ thẩm Mỹ trong tháng 3 năm 2005 vừa qua. Việc các công ty hoá chất Mỹ với sự dàn xếp của Toà án Mỹ đã phải chấp nhận trợ cấp cho các cựu chiến binh Mỹ bị nhiễm chất độc hoá học 180 triệu USD để đổi lấy việc họ rút đơn kiện đã gián tiếp thừa nhận tác hại của chất độc hoá học đối với các cựu chiến binh này. Trước đây, tháng 2 năm 1967, nhận thấy sự nguy hại của chất độc hoá học có chứa dioxin, khoảng 5000 nhà khoa học Mỹ, trong đó có 17 người được giải Nobel và 129 Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã yêu cầu Tổng thống Lyndon Johnson dừng ngay cuộc chiến tranh hoá học nguy hại này.

2. Hậu quả chiến tranh hoá học vẫn còn kéo dài hàng chục năm

Theo thống kê chưa đầy đủ, có 25.585 thôn bản ở miền Nam, Việt Nam đã bị rải chất độc hoá học. Trong thời gian của cuộc chiến tranh hoá học, có 14 triệu dân sinh sống ở miền Nam và khoảng 02 triệu người là cán bộ, chiến sỹ miền Bắc vào tham gia chiến đấu ở miền Nam. Các nhà khoa học của trường Đại học tổng hợp Columbia (Mỹ) đã ước tính ít nhất có 2,1 triệu người và nhiều nhất là 4,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc hoá học.

Tổng diện tích rừng bị rải chất độc hoá học là 3.104.000 ha (chiếm 17,8% diện tích rừng tự nhiên), trong đó có 2.954.000 ha rừng nội địa (chiếm 95% và 5% còn lại là rừng ngập mặn). Khối lượng gỗ bị mất do sự huỷ hoại của chất độc hoá học khoảng 82.830.000 m3 (tương đương 01 tỷ USD).

Tại các vùng bị rải chất độc hoá học, mặc dù nồng độ dioxin đã giảm nhiều, nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất rõ. Đất bị thoái hoá, các hệ sinh thái bị phá huỷ, nhiều loài động vật và thực vật đã bị huỷ diệt, khả năng phục hồi sinh thái kém, nhiều khu rừng mất khả năng phòng hộ đầu nguồn.

Tại một số vùng vốn là kho tàng, sân bay của quân đội Mỹ, nồng độ dioxin cao và rất cao (thậm chí hàng trăm nghìn ppt, trong khi nồng độ dioxin cho phép trong đất nông nghiệp Mỹ chỉ 1000ppt). Nếu chúng ta tổ chức tẩy độc ở một số sân bay được coi là điểm nóng hiện nay bằng phương pháp chôn lấp cơ học kết hợp với phương pháp hoá sinh, dự tính kinh phí đã đến mức hàng trăm tỷ đồng.

Do tính phức tạp của cơ chế gây bệnh và với điều kiện theo dõi và chẩn đoán ở Việt Nam, chúng ta chưa thể xác định đầy đủ số lượng nạn nhân chất độc hoá học. Có không ít bệnh nhân đã chết vì những bệnh tật không được chẩn đoán rõ. Có nhiều người chỉ mới ở thời kỳ ủ bệnh, nghĩa là chỉ mới có những biến đổi về chuyển hoá và thay đổi gene mà chưa có biểu hiện ra bên ngoài.

Điều đáng quan tâm nhất hiện nay là trẻ em bị dị tật bẩm sinh do chất độc hoá học. Trong một công trình điều tra ở 174.198 nạn nhân chất độc hoá học đã có đến 169.193 là thế hệ con (F1) và 5.505 thế hệ cháu (F2). Liệu khoảng 20 năm nữa chúng ta có phát hiện thêm dị tật bẩm sinh ở thế hệ F3? Điều đó rất có thể xảy ra khi mà hiện nay một số nhà khoa học đã phát hiện thấy những biến đổi gene ở những nạn nhân chất độc hoá học. Vẫn có thể có tình trạng thế hệ bố mẹ và con không có biểu hiện bệnh tật nhưng thế hệ cháu lại có thể xuất hiện. Dị tật bẩm sinh ở nạn nhân chất độc hoá học thường đa dạng, đa dị tật trên một cơ thể. Vì thế các nạn nhân này thường bị bệnh rất nặng và là gánh nặng về thể chất và tinh thần cho chính họ và xã hội.

Tổn thất do chiến tranh hoá học gây ra vô cùng to lớn xét về nhiều phương diện. Hiện nay chúng ta chưa có được một công trình nghiên cứu đủ lớn để xác định một cách toàn diện và chính xác tổn thất về kinh tế, xã hội, môi trường và con người do cuộc chiến có một không hai trong lịch sử nhân loại này gây nên.



3. Khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học - một nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và phức tạp

Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 70, giáo sư Tôn Thất Tùng và một số nhà khoa học Việt Nam đã quan tâm đến tác hại của chất độc hoá học, đặc biệt là đối với ung thư gan, tai biến sinh sản và dị tật bẩm sinh. Những nghiên cứu đầu tiên về sự tồn lưu của dioxin trong môi trường và con người Việt Nam đã được chính các nhà khoa học Mỹ là Baughmann và Messelson thực hiện và công bố một phần từ năm 1973.

Tháng 10 năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Uỷ ban quốc gia điều tra hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh ở Việt Nam (Uỷ ban 10-80). Uỷ ban 10-80 đã thu thập nhiều thông tin trong và ngoài nước, tiến hành nhiều công trình nghiên cứu, xác định quy mô và hậu quả của cuộc chiến tranh hoá học ở Việt Nam.

Để chuyển hướng cơ bản từ công tác điều tra sang công tác khắc phục hậu quả chất độc hoá học, ngày 01 tháng 3 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã giải thể Uỷ ban 10-80 và ra Quyết định số 33/1999/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban Chỉ đạo 33). Trưởng Ban Chỉ đạo 33 là Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Tham gia Ban Chỉ đạo 33 có các lãnh đạo các Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,...Sau khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 173/2002/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003, giao cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng Ban Chỉ đạo 33. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo 33 có Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ban Chỉ đạo 33 có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học. Một loạt các hoạt động đã và đang được triển khai trên các lĩnh vực nghiên cứu tẩy độc, phục hồi môi trường, xác định bệnh tật, đề xuất các chế độ chính sách đối với nạn nhân chất độc hoá học,...

Tính đến nay, đã có hơn 209.000 nạn nhân chất độc hoá học được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg đối với những người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị bệnh do chất độc hoá học và đã có 3.400 gia đình có từ 02 nạn nhân trở nên được hưởng chế độ theo quyết định số 16/2004/QĐ-TTg. Song song với các trợ giúp của Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện - nhân đạo,... đã có nhiều hoạt động tích cực giúp đỡ nạn nhân, đặc biệt là các Quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Hàng trăm ngàn nạn nhân đã được chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.



Tuy nhiên gánh nặng của hậu quả chiến tranh hoá học vẫn còn ở phía trước. Các vùng còn ô nhiễm nặng chất độc hoá học cần được cô lập, khu trú và tẩy độc. Cần tiến hành đồng bộ các giải pháp phục hồi môi trường sinh thái, đảm bảo sức khoẻ và đời sống nhân dân tại các vùng bị rải chất độc hoá học. Bên cạnh việc tổ chức điều hành tốt các trung tâm, cơ sở điều dưỡng nạn nhân chất độc hoá học cần chú trọng hướng dẫn tổ chức phục hồi chức năng cho nạn nhân tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng, đặc biệt đối với gần hai trăm nghìn trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Từng bước hình thành các cơ sở tư vấn sinh sản để hạn chế sinh ra những trẻ em bị dị tật,... Những công việc trên đây đòi hỏi phải huy động một khối lượng lớn sức người và sức của trong một thời gian dài. Nếu tính bằng tiền, công việc khắc phục hậu quả chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Stellman.J. The exten and patterns of usage of Agent Orange and other herbicides in Viet Nam. Journal of Nature, 2003. 422. p.681-687.

  2. Westing.A.H. Herbicides in the war: Past and present, the long-term ecological and huaman consequences. 1984. Stockholm international peace research institute. p2-34.

  3. Dwernychuk, L.W. Dioxin hot spots in Vietnam. Chemosphere.2005. 60. pp. 6-10.

  4. Dai, L.C., Thuy, L.B., Quynh, H.T,. Remarks on the dioxin level in human polled blood from various localities in Vietnam. Organnohalogen Compounds. 1995.26. .161-167.

  5. Schecter, A., Paepke, O., Cau, H.D., Dai, L.C,.Phuong, N.T.N.. Dioxin and dibenzofuran level in human blood samples from Guam, Russia, Germany, Vietnam and USA. Chemosphere. 1992b. 25. p.1129-1131.

  6. Son, L.K. Agent Orange in the Vietnam war. Concequences and measures for overcoming it. H.Furukawa, H., Nishibuchi, M. Kono, I. Editor 2004, Kyoto University and Trans Pacific Press. Nagoya. p.213-224.

  7. Hatfield/Office 33. Assessment of dioxin contamination in the environment and human population in the vicinity of Da Nang Airbase, Viet Nam. 2007.

  8. Hong, P.N. The severe impact of herbicides on Mangroves in Viet Nam war and the ecological effects of reforestation in ecological destruction, health, and development. Furukawa, H., Nishibuchi, M….Editor 2004. Kyoto University and Trans Pacific Press. Nagoya. p.177-179.

  9. Paepke, O., Quynh, H.T., Schecter, A,.Dioxin and related compounds in Vietnamese, Vietnamese Food and the Environment: Potential relevance of hot spots from recent findings organohalogen Compounds. 2004.66. p. 3702-3706.

  10. Phuong, N.T.N.,Thuy, T.T.,Phuong, P.K. An estimate of reprodictive abnormallities in woman inhabiting herbicides sprayed and non-herbicides sprayed areas in the south of Viet Nam 1952-1981. Chemosphere, 1989. 18. p. 843-846.

  11. Quang, L.B., Hau, D.H., Luong, H.V., …Study on diseases related to herbicedes/dioxin on vietnamese veterans. Human and environmental impact of herbicides/dioxin in Viet Nam. Office 33. 2007. p.66-67.

  12. Report of Ministry of Labor, Invalids and Social Welfare Vietnam, 2007.

*Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

** Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam.

* Viện Sức khoẻ Môi trường và Phát triển.

** Trường Đại học Y Hà Nội.

*Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Viện Địa lý, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

** Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị.

*** Đại học Tự do Brussels, Vương quốc Bỉ.

* Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

** Ban Quản lý vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

* Chương trình SEMLA, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện KH&CN Việt Nam.

* Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ.

* Viện Nghiên cứu con người, Viện KHXH Việt Nam.

* Trung tâm KHCN Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam.

* Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường (IWEET).

** Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường (IESE).

* Trường Đại học Cửu Long

** Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên

* Viện Tài nguyên và Môi trường biển

* Trung tâm ứng dụng Viễn thám và GIS, ĐHQG Hà Nội.

* Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế

* Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

** Đại học bang Arizona, Hoa Kỳ.

* Đại học Quốc gia Hà Nội.

* Chi cục Bảo vệ Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.

* Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn

** Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

* Bộ Tài nguyên và Môi trường.

1CHÚ THÍCH
 WHO (1997). The World Health report: fighting diseases, Fostering development. World Health Forum 18 (1): 1-8.

2 Woodruff, R,E,. C,S. Guest et al. (2002). Predicting Ross River virus epidemics from regional weather data. Epidemiology 13 (4): 383-93.

3 Sutherst, R. W. (2004). Global change and human vulnerability to vector born diseases. Clinical Microbiology Review 17 (1): 136-73.

4 Kovats, R.S. and A. Haines (2005). Global climate change and health: past, present and future steps Cmaj 172 (4): 501-2.

5 Gross, J. (2002).

6 McMichel, A.J. (2003): Global climate change: will it affect vector born infectious diseases? Internal Medicine Journal 33 (12): 554-55.

7 McMichel, A.J. (2004): Environment and social influences on emerging infectious diseases: past, present and future. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci 359 (447): 1049-58.

8 McMichel, A.J., D.H. Campell-Lendrum et al. (2003): Climate Change and Human Health, Risks and Responses. Geneva, WHO.

9 Huei Ting Tsai, Tzu Ming Liu (2005): Effects of global climate change an disease epidemics and social instability around the world. International Workshop on Human Security and Climate Change at Holmen Fjord Hotel, Asker, near Oslo, 21-23 June 2005.

10 Haine, A., and J.A. Patz (2004): Health effects of climate change. JAMA 291 (1): 99-103.

11 WHO (2004). Summary of probable SARS cases with onset of illness from 1 Nov. 2002 to 31 July 2003.

12 CDC (2006). Fact sheet: Basic information about SARS.

13 WHO (2006). Cumulative number of confirmed human cases of avian influenza A(H5N1) up to 17/08/2006.

14 Bộ Y tế (2001 và 2007). Tóm tắt thống kê y tế.

15 Bộ Y tế (2007). Báo cáo Y tế Việt Nam. Nhà xuất bản Y học.

16 Keating, W.R. (2003). Death in heat waves. BMJ 327 (7414): 512-13.

17 Sutherst, R.V. (2004). Global climate change and human vulnerability to vector born diseases. Clin. Microbiology Review 17 (1): 67-72.

18 Sach,J. and Malaney (2002). The economic and social burden of malaria. Nature 415 (6872): 680-5.

19 Epstein, P.R.E. and Chivian (2003). Emerging diseases threaten conservation. Environment Health Perspectives 111 (10): A506-7.

20 Dessai, S., R.M. Protherto và ctv. (2003). The stress of mortality in Lisbone - Part 2: An assessment of the potential impacts of climate change.

21CHÚ THÍCH
 HDR Việt Nam: Đổi mới và phát triển con người. NXB. Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2001. tr.13 hoặc UNDP. 1991. tr.1.

22 UNDP và Amartya Sen. Development as freedom. 1998.

23 Số liệu của UNDP tại Hội thảo Tăng cường vai trò tác động chính sách của các HDRs ở Việt Nam. 11/2007.

 Nhận định của ông Hansen Nobber, Giám đốc Viện Nghiên cứu Môi trường Posdam ở Đức đưa ra tại Baly, nhân hội nghị LHQ về BĐKH (2007).

24 UNDP. HDR 2007-2008. Cuộc chiến chống BĐKH: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách.

25 Bài phát biểu tại Lễ công bố HDR 2007-2008. UNDP tại Việt Nam.

26 Dasgupta, S. Laplante, B. Meisner, C. Wheeler, D. Yan, J. (2007). Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao ở các nước đang phát triển. Một nghiên cứu phân tích so sánh. Ngân hàng thế giới. Báo cáo số 4136. Nghiên cứu so sánh mẫu của 84 quốc gia ven biển trên thế giới về: diện tích đất, dân số, GDP, phạm vi đô thị, phạm vi nông nghiệp và đất ngập nước. Việt Nam đứng đầu danh sách 4 trong 6 nước chịu nặng nề nhất.

27 VASS. HDR. 2006.

8 Thông tin của Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007.

28 Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước Khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (Hà Nội, 2003)

29CHÚ THÍCH
1 Theo điều 20, chương 3, quyết định 160 của Chính phủ ngày 27/12/2005 về triển khai Luật Khoáng sản: nghiêm cấm các hoạt động khai thác khoáng sản trong rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn, KBTTN, VQG. Quyết định 168 (14/8/2006) của Chính phủ về quản lý và bảo vệ rừng: “nghiêm cấm các hoạt động trong vùng lõi của VQG, KBTTN, khu dự trữ thiên nhiên làm ảnh hưởng tới động thực vật hoang dã. Đồng thời cũng không cho phép việc khai thác tài nguyên mà gây ô nhiễm môi trường".


30CHÚ THÍCH
 Kết quả các nghiên cứu của Grossman và Kreuger (1991) và Shafik và Bandopadyay (1992) đã được sử dụng trong “Báo cáo phát triển Thế giới” năm 1992 của Ngân hàng Thế giới.

31 GEMS: “Hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu” thuộc một phần của dự án liên kết giữa Tổ chức Sức khoẻ Thế giới WHO và Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc UNEP bắt đầu vào năm 1976.





tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương