TIẾn với việc cảnh báo sát thực những không gian có nguy cơ cao…


§å CHØ Sè NH¹Y C¶M HÖ SINH TH¸I §èI VíI C¸C T¸C §éNG M¤I TR¦êNG



tải về 2.48 Mb.
trang17/21
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.48 Mb.
#16300
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21



X¢Y DùNG B¶N §å CHØ Sè NH¹Y C¶M HÖ SINH TH¸I §èI VíI C¸C T¸C §éNG M¤I TR¦êNG
TRONG Sö DôNG HîP Lý Vµ PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG



KYÛ YE¸U HOÄI THAÛO QUO¸C TE¸ VIEÄT NAM HOC LAµN THï BA

TAI NGUYE¢N THIE¢N NHIE¢N, MO¢I TR¤NG VA PHAïT TRIEÅN BEµN VâNG





D¶I VEN BIÓN H¶I PHßNG

PGS. TS Nguyễn Ngọc Thạch*, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hiền*,
PGS. TS Phạm Ngọc Hải*


1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là vùng ven biển Hải Phòng với toạ độ địa lý: 20030’39’’ - 21001’15’’ vĩ độ bắc và 106023’39’’ - 107008’39’’ kinh độ đông, với tổng diện tích trên 152.318km2, nằm cách Thủ đô Hà Nội 102 km theo hướng đông đông nam. Hải Phòng là một trong những cửa ngõ quan trọng của miền Bắc Việt Nam thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài, tập trung nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh đó, đảo Cát Bà (Hải Phòng) có tính đa dạng sinh học cao, là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hải Phòng còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động như giao thông cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản, hàng năm phải đối mặt với 6 - 10 cơn bão lớn. Vì vậy, vùng này có nhiều xung đột giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, đặc biệt là ảnh hưởng của dầu tràn.

Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng của Hải Phòng phức tạp với nhiều loại đá và cấu trúc khác nhau. Động vật ở đảo Cát Bà có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài như: cá, san hô, hải cẩu, rái cá. Bất cứ một tác động nào cũng có thể gây tổn thương đến chúng, gây mất cân bằng hệ sinh thái.

Để ngăn chặn tác động xấu của dầu tràn, cần thành lập bản đồ nhạy cảm với tràn dầu sử dụng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là tạo ra trong GIS mô hình nhạy cảm môi trường khi dầu tràn xảy ra. Từ đó, người sử dụng có thể truy vấn hoặc phân tích để đưa ra phương án lựa chọn giúp cho việc ra quyết định. Muốn xây dựng mô hình có thể sử dụng được, phương pháp luận gồm có 2 phần: xác định các lớp chuyên đề cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu và phân tích không gian, phi không gian.





Hình 1. Ảnh hưởng của dầu tràn đến bờ và vết dầu loang do tàu thủy gây ra trên ảnh radar

2. Cơ sở khoa học

- Một hệ sinh thái được cấu thành bởi nhiều hợp phần của tự nhiên và của cả các yếu tố kinh tế xã hội. Liên quan giữa các hợp phần là theo cơ chế tương tác nhiều chiều. Một khi có sự biến động của một hợp phần sẽ kéo theo sự biến động của cả hệ sinh thái.

- Các tác động môi trường là không đơn lẻ và có sự tương quan khác nhau về mức độ tác động tới môi trường và kết quả của sự tương tác đó là làm biến động tới môi trường ở mức độ khác nhau. Các vấn đề đó có thể được ghi nhận một cách khách quan trên tư liệu viễn thám khi kết hợp với sự khảo sát hạn chế hoặc có thể phân tích dự báo được mức độ bị tổn thương của các hệ sinh thái khi bị các tác động môi trường. Các tác động này có thể được xem xét một cách đơn lẻ (như dầu loang, xói lở bờ, ngập lụt...), hoặc có thể đuợc xem xét dạng tích hợp.

+ Tác động môi trường: A

+ Khả năng chịu đựng: B

+ Mức độ dễ bị tổn thương (bao gồm cả sự thiệt hại về kinh tế, sinh thái…): C



Mức độ nhạy cảm I = C- B (với điều kiện A giả định)

+ Các đối tượng bị tác động: hệ sinh thái – Kinh tế (gồm các hợp phần khác nhau)

Nhiệm vụ: Lập bản đồ quá trình đó (I), với điều kiện A là tối đa (max)

3. Phương pháp nghiên cứu

Yêu cầu của việc triển khai tiếp cận là phải phân tích và phân cấp được mức tác động của các yếu tố tác động và mức độ chịu tác động của các hệ sinh thái. Các thông số đó là khó xác định bằng phuơng pháp nghiên cứu truyền thống song lại có thể thực hiện được và lượng hoá được bằng phương pháp tích nhân tố và tích hợp thông tin với sự trợ giúp của các phần mềm viễn thám và GIS.

Mô hình nhạy cảm môi trường được xây dựng từ các lớp chuyên đề, mỗi lớp này gắn với một đặc trưng liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong ®Ò tµi này ®ã là c¸c đặc trưng về tự nhiên và sinh thái của vùng ven biển Hải Phòng (hình 2).

Các đặc trưng của tự nhiên bao gồm: phân loại các dạng đường bờ theo cấu tạo vật liệu đường bờ và ảnh hưởng của động lực biển đến đường bờ. Đặc điểm sinh vật gồm có sự phân bố của các loài sinh vật như chim, thủy sinh vật (cá, tôm, nhuyễn thể, san hô, cỏ biển) và một số thông tin liên quan khác cũng được đưa vào. Một thông tin quan trọng khác cũng được xem xét là khả năng tiếp cận đến bờ biển khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Người sử dụng dễ dàng truy vấn bất cứ lớp thông tin nào để tách chiết thông tin được lưu giữ trong bảng thuộc tính. Hay nói cách khác, có thể in thành các bản đồ tất cả hoặc các lớp chuyên đề phục vụ cho đội ứng phó với tràn dầu sử dụng hiệu quả trong thực tiễn.





Hình 2. Sơ đồ hệ thống của quy trình nghiên cứu nhạy cảm với dầu tràn

4. Kết quả và thảo luận

- Cơ sở dữ liệu môi trường của nhạy cảm sinh thái Hải Phòng (tỷ lệ 1: 50.000) bao gồm các bản đồ chuyên đề thành phần (địa chất, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hải dương, thực vật…) và 51 hệ sinh thái sinh sống ở đất liền của vùng ven biển Hải Phòng có thể sử dụng cho các ứng dụng khác.

Ví dụ về dữ liệu địa hình:

A. Bình độ cái (Polyline)



STT

Nội dung

Tên trường

Dạng

Độ dài

1

ID

ID

Integer




2

Loại địa hình

Code

Integer




3

Độ cao của đường bình độ cái

Độ cao

Float

(15,6)

B. Bình độ phụ (Polyline)

STT

Nội dung

Tên trường

Dạng

Độ dài

1

ID

ID

Integer




2

Loại địa hình

Code

Integer




3

Độ cao của đường bình độ phụ

Độ cao

Float

(15,6)

C. Điểm độ cao (Point)

STT

Nội dung

Tên trường

Dạng

Độ dài

1

ID

ID

Integer




2

Loại điểm độ cao

Code

Integer

256

3

Giá trị điểm độ cao

Độ cao

Float

(15,6)

- Từ các lớp bản đồ chuyên đề thành phần, xây dựng được series bản đồ nhạy cảm sinh thái của vùng ven biển Hải Phòng tỷ lệ 1:50,000 và hệ thống chỉ số nhạy cảm của mỗi đơn vị cảnh quan dưới các điều kiện môi trường như dầu tràn, lũ lụt, nước dâng, nhiễm mặn, ô nhiễm rác thải, tai biến địa chất…

- Trong quy hoạch ứng xử với dầu tràn, cần phải xác định các vùng chức năng đặc trưng của môi trường: vùng cần cứu hộ khẩn cấp tránh ô nhiễm, phá huỷ môi trường, vùng cần ngăn chặn hoạt động gây ô nhiễm và vùng cần bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng. Đó là nền tảng để đề xuất cách ứng xử thích hợp với vấn đề môi trường cho khu vực.



- Kết quả của nghiên cứu có thể được ứng dụng trong quy hoạch môi trường, cảnh báo ô nhiễm và tai biến cũng như cung cấp cơ sở khoa học cho việc hỗ trợ cho người ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư. Thêm vào đó, các sản phẩm còn là nền tảng để đề xuất quy hoạch môi trường cho phát triển bền vững của vùng.

Bảng 1. Đề xuất quy hoạch ứng xử với dầu tràn căn cứ vào chỉ số nhạy cảm

Vùng

Chỉ số nhạy cảm

đường bờ

Công nghệ và chiến lược bảo vệ khỏi dầu tràn

Đất liền có hệ thống thoát nước bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều

Rất thấp I

Hấp thụ và trồng cây

Vùng nước biển hở

Thấp II

Kiểm soát hoạt động hàng hải, dự báo bằng GIS

Vùng biển cư trú của sinh vật sống trong đá ngầm có tính đa dạng sinh học cao

Trung bình III

Kiểm soát hoạt động hàng hải, dự báo bằng GIS, hệ thống phao nổi, hớt váng dầu

Vùng bùn lầy rộng, bằng phẳng có tính đa dạng sinh học cao và sức sản xuất lớn

Trung bình đến cao III- IV

Dự báo bằng GIS, hệ thống phao nổi, hớt váng dầu, làm sạch dầu bằng tay

Vùng sông chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, có tính đa dạng sinh học trung bình đến cao

Trung bình đến cao III- IV

Hệ thống phao nổi, làm sạch dầu bằng tay

Vùng đảo bằng phẳng có tính đa dạng sinh học cao, mật độ hệ thống thoát nước cao, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều

Trung bình đến cao III- IV

Làm sạch dầu bằng tay, hấp thụ, hệ thống phao nổi

Bờ biển dài, hẹp, bằng phẳng, có tính đa dạng sinh học trung bình

Trung bình đến cao III- IV

Hệ thống phao nổi, làm sạch dầu bằng tay

Vùng bùn lầy bằng phẳng rộng, nông, có tính đa dạng sinh học trung bình đến cao

Cao IV

Hệ thống phao nổi, làm sạch dầu bằng tay, làm sạch dầu nhờ quá trình tự nhiên

Vùng có tần suất hoạt động hàng hải và cảng biển rất cao

Rất cao V

Làm sạch dầu bằng động cơ, bơm hút chân không, máy hút dầu, hấp thụ, hệ thống phao nổi, hớt váng dầu, bơm áp suất thấp

5. Kết luận

Gần đây, GIS và viễn thám không chỉ được sử dụng trong thành lập bản đồ nhạy cảm môi trường vùng ven biển đối với tràn dầu mà còn có nhiều hướng khác nhau trong nghiên cứu tràn dầu như lập kế hoạch đối phó với sự cố bất ngờ và thau rửa làm sạch dầu.

1. Bản chất các modul của GIS, trong trường hợp cụ thể này là hệ thống
PC ARC/INFO, thích hợp cho việc kết hợp với hệ thống ứng phó với sự cố dầu tràn.

2. Thu thập, cập nhật càng nhiều dữ liệu thì các lớp chuyên đề có thể được cập nhật và phân tích thường xuyên, cung cấp cho việc thành lập bản đồ nhạy cảm của hệ sinh thái dưới tác động môi trường và có kế hoạch ứng phó kịp thời với sự cố bất ngờ.





Hình 2. Bản đồ chỉ số nhạy cảm với dầu tràn khu vực Hải Phòng



Hình 3. Bản đồ nhạy cảm với tràn dầu của đường bờ

3. Theo lý thuyết, hạn chế của ứng phó với sự cố bất ngờ là số lượng dữ liệu mà người sử dụng có thể thu thập được. Do đó, có thể nói rằng việc sử dụng GIS trong nghiên cứu này có ưu điểm vượt trội so với các phương pháp tiếp cận truyền thống.

4. Bằng những chỉ số đánh giá khách quan, có thể định hướng cho công tác quy hoạch tổng thể môi trường bao gồm cả việc tổ chức theo không gian và đề xuất các biện pháp ứng xử thích hợp nhằm góp phần hạn chế những tác động tiêu cực, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. EGIS, copyright EGIS Foundation. Oil Spil Sensitivity Mapping Using a Geographical Information System, 1994.

  2. Cartographic Services, Atlas of Nature Conservation Sites in Great Britain Sensitive to Coastal Oil Pollution, Nature Conservancy Council, Peterborough, 1990.

  3. Nguyen Ngoc Thach; Mapping of Coastal Resources Sensitivity to Oil Spill Impact along Selangor Coastal Areas, Malaysia by using RS and GIS, 1998.

  4. McLean, L., Geographical Information System for Forvie Nature Reserve, MSc. Thesis, University of Edinburgh, Scotland, 1990.

[5] Báo cáo kết quả đề tài “Xây dựng bản đồ nhạy cảm của các hệ sinh thái với tác động môi trường nhằm sử dụng hợp lý cảnh quan lãnh thổ cho mục tiêu phát triển bền vững khu vực ven biển thành phố Hải Phòng”. Mã số: QGTĐ 05- 02.



DIÔN BIÕN M¤I TR¦êNG ë VïNG NU¤I TRåNG
THñY S¶N KHU VùC MIÒN TRUNG VIÖT NAM

P



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TAØI NGUYEÂN THIEÂN NHIEÂN, MOÂI TRÖÔØNG VAØ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG





GS.TS Lê Văn Thăng*


Đặt vấn đề

Cho đến nay, giới hạn khu vực miền Trung đã được nhiều tác giả xác định khác nhau, với tác giả bài viết, xác định khu vực miền Trung bao gồm toàn bộ các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Như vậy khu vực nghiên cứu đi từ tỉnh Thanh Hoá đến tỉnh Bình Thuận.

Với diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu vào khoảng 84.250 km2, chiếm 25,6% tổng diện tích của cả nước và dân số khoảng 18.467.000 người, chiếm 21,2% so với cả nước [3], đây là khu vực rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, được xem như đòn gánh, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm trong tổng thể hệ thống vùng kinh tế trọng điểm quốc gia.

Do đặc điểm tự nhiên hết sức khắc nghiệt, mà trước hết là do sự chi phối của địa hình cho nên đã làm cho khu vực này hết sức khó khăn trong phát triển kinh tế. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, song song với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, đã có nhiều địa phương xuất hiện những vấn đề môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, có vấn đề môi trường ở vùng nuôi trồng thủy sản.



1. Cơ sở dự báo diễn biến môi trường

1.1. Mục tiêu của dự báo diễn biến môi trường

Các phương pháp đánh giá khoa học về diễn biến và dự báo môi trường ở kinh tế trang trại (KTTT) nhằm mục tiêu dự báo xu hướng thay đổi chất lượng môi trường trang trại, phòng tránh rủi ro, phòng chống ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường bằng các giải pháp và biện pháp tổng hợp.



1.2. Các phương pháp đánh giá diễn biến môi trường

1.2.1. Diễn biến môi trường

Đánh giá diễn biến môi trường chủ yếu dựa trên các cơ sở dự báo hoặc nhận định về các xu hướng biến đổi chất lượng môi trường vùng dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong vùng với khoảng phân chia thời gian: 5 - 10 năm là ngắn hạn, 20 - 30 năm là trung hạn, trong đó bao gồm các dự báo môi trường đối với các quy hoạch phát triển vùng cùng các kịch bản dự báo về viễn cảnh nguồn thải, trạng thái môi trường và tác động môi trường.

Các phương pháp khoa học dự báo về diễn biến trạng thái môi trường ở kinh tế trang trại dựa trên mô hình quản lý môi trường chung với kiểu tam giác vai trò môi trường- nhà nước - xã hội là “áp lực - hiện trạng - đáp ứng” (xem hình 1)[1]. Trong đó, có thể áp dụng phương pháp sau:



Hình 1: Mô hình "Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng"
sử dụng cho các nghiên cứu đánh giá về diễn biến môi trường KTTT

+ Phương pháp hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai,

+ Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS),

+ Phương pháp dự báo nguồn thải ô nhiễm môi trường theo "hệ số ô nhiễm".

Do hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào triển khai cụ thể hoá các phương pháp dự báo môi trường cho lĩnh vực kinh tế trang trại, đồng thời các số liệu nghiên cứu về môi trường của kinh tế trang trại trong những năm qua còn rất ít và thiếu tính đồng bộ, vì vậy, chúng tôi sử dụng "hệ số ô nhiễm” để dự báo môi trường ở kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại nuôi trồng thuỷ sản nói riêng.

Ngoài ra, có thể áp dụng thử nghiệm mô hình dự báo môi trường theo phương pháp ma trận môi trường áp dụng cho kinh tế trang trại nhằm cải thiện độ tin cậy cần thiết cho các phép dự báo môi trường kinh tế trang trại. Phương pháp ma trận môi trường được áp dụng khá rộng rãi trong công tác đánh giá tác động môi trường các dự án khu công nghiệp, khu chế xuất mới nhằm đưa ra đánh giá tổng hợp và dự báo diễn biến môi trường trong cả thời gian hoạt động của dự án. Song, đó chỉ là các dự báo định tính có tính chất tổng hợp và định hướng biến đổi chung.



1.2.2. Những căn cứ của diễn biến môi trường

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Căn cứ vào hiện trạng môi trường.

- Căn cứ vào quy hoạch và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

- Căn cứ vào số lượng và tốc độ phát triển các trang trại.

2. Khả năng diễn biến môi trường [2]

2.1. Phân cấp chỉ tiêu xây dựng ma trận diễn biến môi trường

Quy mô và kết cấu hạ tầng các trang trại

- Tốc độ phát triển trang trại (số lượng/năm):

Dưới 10.000 trang trại: +; Từ 10.000 - 20.000 trang trại: ++; Trên 20.000 trang trại: +++

- Diện tích ao nuôi:

Nhỏ hơn 0,4 ha: +; Từ 0,4 - 1 ha: ++; Trên 1 ha: +++

- Hình thức nuôi:

Quảng canh: +; QCCT: ++; BTC, TC (công nghiệp): +++

- Kết cấu hạ tầng:

Thô sơ: +; Bán hiện đại: ++; Hiện đại: +++

- Trình độ hiểu biết và KHCN

Áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất:

Thủ công: +; Công nghệ tiên tiến: ++; Công nghệ hiện đại: +++

Trình độ người quản lý:

Thấp: +++; Trung bình: ++; Cao: +

- Trình độ người sản xuất:

Thiếu kinh nghiệm: +++; Thành thạo: ++; Giàu kinh nghiệm: +

- Quản lý và bảo vệ môi trường

Chương trình giám sát môi trường:

Không thực hiện: +++; Thực hiện tuỳ tiện: ++; Thực hiện theo quy trình: +

- Có tổ chức và biện pháp quản lý môi trường:

Chưa có: +++; Áp dụng không thường xuyên: ++; Thường xuyên: +

- Hiệu quả xử lý ô nhiễm:

Không có hiệu quả: +++; Hiệu quả trung bình: ++; Tốt: +

- Cơ chế chính sách bảo vệ môi trường:

Đầy đủ và đồng bộ: +; Chưa đồng bộ: ++; Thiếu: +++

Kiểm soát dư lượng hoá chất, chất kháng sinh:

Kiểm soát đầy đủ theo quy trình: +; Có kiểm soát nhưng không thường xuyên: ++;

Không có kiểm soát môi trường: +++

2.2. Mô tả các kịch bản

Kịch bản 1: Xu hướng ô nhiễm môi trường gia tăng cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại, sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ, không có sự cải thiện đáng kể của công tác bảo vệ môi trường.



Bảng 1. Diễn biến môi trường kinh tế trang trại theo kịch bản 1

Thời kỳ

Chỉ tiêu

Trước 2000

2000-2005

2006-2020

1. Quy mô và kết cấu hạ tầng các trang trại










- Tốc độ phát triển trang trại

+

++

+++

- Diện tích ao nuôi

++

++

+

- Hình thức nuôi

+

++

+++

- Kết cấu hạ tầng

+

++

++

2. Trình độ hiểu biết và KHCN










- Ứng dụng công nghệ

+

++

+++

- Trình độ người quản lý

+++

++

++

- Trình độ người sản xuất

+++

++

++

3. Quản lý và bảo vệ môi trường










- Chương trình giám sát môi trường

+++

+++

++

- Tổ chức và biện pháp bảo vệ môi trường

++

++

++

- Hiệu quả xử lý ô nhiễm

+++

++

++

- Cơ chế chính sách bảo vệ môi trường

+++

++

++

- Kiểm soát dư lượng hoá chất

+

++

++

TỔNG

24 +

25 +

26 +

Kịch bản 2: Môi trường có xu hướng ít bị ô nhiễm hơn tại các trang trại do số lượng các trang trại sẽ giảm ở cuối thời kỳ công nghiệp hoá và các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển phù hợp hơn và do có sự đóng góp đáng kể của công tác bảo vệ môi trường. Đến năm 2015, tốc độ phát triển của các trang trại bắt đầu ổn định dần, đến năm 2020 những mô hình trang trại bền vững sẽ được phát triển đồng bộ, khai thác có hiệu quả và ổn định hơn.

Bảng 2. Diễn biến môi trường kinh tế trang trại theo kịch bản 2

Thời kỳ

Chỉ tiêu

Trước 2000

2000-2005

2006-2020

1. Quy mô và kết cấu hạ tầng các trang trại










- Tốc độ phát triển trang trại

+

++

+

- Diện tích ao nuôi

++

++

+

- Hình thức nuôi

+

++

++

- Kết cấu hạ tầng

+

++

++

2. Trình độ hiểu biết và KHCN










- Ứng dụng công nghệ

+

++

+++

- Trình độ người quản lý

+++

++

+

- Trình độ người sản xuất

+++

++

+

3. Quản lý và bảo vệ môi trường










-Chương trình giám sát môi trường

+++

+++

+

- Tổ chức và biện pháp bảo vệ môi trường

++

++

+

- Hiệu quả xử lý ô nhiễm

+++

++

++

- Cơ chế chính sách bảo vệ môi trường

+++

++

+

- Kiểm soát dư lượng hoá chất

+

++

+

TỔNG

24 +

25 +




Ghi chú: (+) Tác động tiêu cực

Diễn biến môi trường nước mặt: Tình hình chung và diễn biến môi trường ở kinh tế trang trại trong giai đoạn 1995 - 2005.

Đối với môi trường nước ven bờ: Nước biển ven bờ trong vùng duyên hải miền Trung gần khu vực các trang trại nuôi trồng thủy sản nhìn chung còn chất lượng khá tốt, có khả năng đáp ứng cho nuôi trồng thủy sản, trừ một số nơi bị ô nhiễm cục bộ, như đã trình bày ở trên.

Đối với môi trường nước sông: Mặc dù trong canh tác sản xuất ở các trang trại nuôi trồng thủy sản còn thiếu quy hoạch và việc xả thải các chất thải phát sinh ra những vực nước còn bừa bãi, nhưng nguồn gây ô nhiễm cho các con sông là tổ hợp của các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, nước thải công nghiệp. Từ đó cho thấy, việc định lượng riêng từng nguồn thải tác động lên nguồn nhận là rất khó, do vậy chỉ có thể đánh giá một cách tổng thể. Kết quả điều tra về hiện trạng môi trường Việt Nam cho biết: chất lượng nước ở các con sông miền Trung thường tốt hơn so với các con sông miền Bắc và miền Nam.

Theo kết quả điều tra và khảo sát chung, cho tới thời điểm hiện nay, phần lớn nước thải từ các trang trại nuôi trồng thủy sản được xả thẳng ra biển không qua xử lý. Một phần nước thải ngấm xuống cát, trở lại giếng cấp nước.

2.3. Khả năng diễn biến môi trường ở vùng duyên hải miền Trung

2.3.1. Đối với nước mặt đến năm 2010 và 2020

Kịch bản 1: Đối với kịch bản này, khi số lượng của các trang trại gia tăng, không kết hợp với công tác bảo vệ môi trường thì môi trường nước ở các trang trại cũng như chất lượng nguồn nước mặt ở các vùng ven biển diễn biến theo xu hướng ngày càng xấu đi. Đến năm 2010, hầu hết các trang trại nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ nặng do chất lượng nước đầu vào bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh và các đối tượng nuôi chết hàng loạt. Đến năm 2020, chất lượng nước nói chung đã bị ô nhiễm đến mức báo động, không thể dùng để nuôi trồng thủy sản được nữa. Đây là điều đáng báo động cho các nhà quản lý môi trường và các nhà quản lý kinh tế để phát triển bền vững kinh tế trang trại.

Kịch bản 2: Môi trường nước mặt có xu hướng ít bị ô nhiễm hơn tại các trang trại do số lượng các trang trại sẽ giảm ở cuối thời kỳ công nghiệp hoá và các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển phù hợp hơn và do có sự đóng góp đáng kể của công tác bảo vệ môi trường. Đến năm 2015, tốc độ phát triển của các trang trại bắt đầu ổn định dần, đến năm 2020 những mô hình trang trại bền vững sẽ được phát triển đồng bộ, khai thác có hiệu quả và ổn định hơn.

Đối với kịch bản này thì tốc độ phát triển của các trang trại bắt đầu ổn định dần, thêm vào đó, các ban ngành chức năng đã kịp thời đưa ra các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường. Do đó, có thể đảm bảo rằng việc phát triển kinh tế trang trại theo chiều hướng ổn định và không gây ô nhiễm môi trường.



2.3.2. Khả năng diễn biến nước thải nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 và 2020

Từ thực tiễn sản xuất và qua điều tra, khảo sát ở một số địa phương cho thấy: mực nước ao nuôi khi thả giống là 0,8 - 1,0 mét, sau đó tăng dần để đảm bảo mực nước ổn định 1,4 - 1,5 mét trở lên. Như vậy, nếu tính độ sâu trung bình của các ao trong suốt thời gian nuôi là 1,4 mét, thì tổng lượng nước cần cho 1 ha ao nuôi là 14.000 m3, sau 2 tuần thêm nước 1 lần (20%) và dự phòng nước để thay khi có sự cố (50%), suy ra khối lượng nước cần cho 1 ha ao nuôi trong 1 vụ là 54.600 m3, trong đó lượng nước thải sau 1 vụ nuôi chiếm khoảng 30% tức là 16.380 m3.

Với 30.828 ha nuôi tôm của vùng duyên hải miền Trung thì sau mỗi vụ nuôi lượng nước thải sẽ là: 16.380 m3/ha x 30.828 ha = 504.962.640 m3, tức là vào khoảng 0,5 tỷ m3/1vụ. Trung bình mỗi năm ở vùng duyên hải miền Trung nuôi trồng 2 vụ/năm, như vậy mỗi năm lượng nước thải xả ra môi trường là: 2 vụ x 0,5 tỷ m3/1vụ = 1 tỷ m3/năm. Theo quy hoạch phát triển diện tích nuôi của Viện Quy hoạch thuỷ sản, đến năm 2010 diện tích nuôi của vùng duyên hải miền Trung sẽ là 58.000ha tăng gần gấp đôi so với năm 2003 (30.828 ha) dẫn đến lượng nước thải cũng sẽ tăng gần gấp đôi đạt khoảng 2 tỷ m3/năm.

2.3.3. Khả năng diễn biến môi trường nước ngầm đến năm 2010 và 2020

a. Trong giai đoạn từ năm 1981 đến 2005

Nhìn chung, chất lượng nước ngầm ở vùng phát triển trang trại nuôi trồng thủy sản vẫn còn tốt, hàm lượng của BOD5 và COD của nước ngầm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần tuy cũng có những nơi có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ. Ô nhiễm chất dinh dưỡng và vi sinh đang trở thành vấn đề đáng quan tâm trong những năm gần đây.

b. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010 và 2020

- Kịch bản 1: Nếu tình hình cứ tiếp diễn như hiện nay thì tới năm 2010 chất lượng nước ngầm sẽ bị giảm sút, các chỉ tiêu như BOD5, COD, , Coliform sẽ tăng lên đáng kể so với hiện nay. Đồng thời hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước ngầm sẽ diễn ra ngày càng gay gắt ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân vùng duyên hải miền Trung. Đến năm 2020, chất lượng nước ngầm bị giảm sút nghiêm trọng, thậm chí có thể gây sụt lún địa tầng và cạn kiệt nguồn nước ngầm.

- Kịch bản 2: Nếu các trang trại đều áp dụng biện pháp xử lý nước thải trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận, tuân thủ các biện pháp, chính sách quản lý về môi trường được ban hành thì tới năm 2010 và 2020, giá trị của các chỉ tiêu chất lượng nước ngầm như BOD5, COD, , Coliform sẽ có chiều hướng giảm so với hiện nay. Đối với hiện tượng nhiễm mặn nguồn nước ngầm, để khắc phục cần có những nghiên cứu cụ thể nhằm đánh giá trữ lượng nước ngầm của từng tỉnh từ đó quy hoạch khu vực nào có thể phát triển nuôi tôm trên cát.



2.3.4. Khả năng diễn biến môi trường đất

a. Môi trường đất trong giai đoạn 1995 - 2005

- Về tốc độ phát triển: Trong giai đoạn này số lượng các trang trại trong khu vực duyên hải miền Trung phát triển mạnh.

- Về thực trạng: Nhìn chung là tự phát, phần lớn chưa áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất.

- Ô nhiễm môi trường đất: Do chưa có quy hoạch chi tiết, các quy trình nuôi trồng thủy sản chưa chú trọng đến việc xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải, bùn thải. Hầu hết, tất cả các chất thải đều thải trực tiếp ra môi trường đất nên đã làm cho đất bị ô nhiễm cục bộ.

b. Khả năng diễn biến môi trường đất tại các mô hình kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản đến 2010 và 2020



Kịch bản 1: Số lượng trang trại phát triển mạnh dẫn đến ô nhiễm môi trường đất tại các trang trại vẫn tiếp tục tăng cùng với sự gia tăng nhanh chóng về quy mô trang trại, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Ngoài ra việc áp dụng kỹ thuật còn hạn chế, chưa ứng dụng nhiều các giải pháp sinh học trong xử lý bùn đáy ao sẽ làm môi trường đất bị ô nhiễm nặng.

Kịch bản 2: Xu hướng ô nhiễm đất tại các mô hình kinh tế trang trại sẽ suy giảm dần do số lượng các trang trại sẽ giảm xuống ở cuối thời kỳ công nghiệp hoá. Thứ nhất do tính hiệu quả không bền vững của các mô hình nuôi tôm trên cát, các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển phù hợp hơn. Thứ hai do nhận thức cộng đồng được nâng cao, áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác xử lý môi trường, cải thiện các vấn đề nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn và công tác bảo vệ môi trường đất vùng kinh tế trang trại.

2.3.5. Khả năng diễn biến môi trường khí

Trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản đã gia tăng đáng kể. Sự phát triển đó tất yếu sẽ dẫn đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, các nghiên cứu về ảnh hưởng của nó đến môi trường còn hạn chế và các số liệu về chất lượng môi trường không khí của vùng chưa nhiều và gián đoạn. Vì vậy, chỉ có thể đánh giá chung như sau:

a. Trong quá khứ

Hầu hết các thông số chất lượng môi trường không khí đều thỏa mãn tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở một số địa phương có hiện tượng ô nhiễm không khí.

b. Khả năng diễn biến môi trường ở kinh tế trang trại đến năm 2010 và 2020

Kịch bản 1: Đối với kịch bản này, số lượng các trang trại không ngừng gia tăng, trong khi đó các biện pháp bảo vệ môi trường không được quan tâm, đầu tư đúng mức thì ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng trở thành vấn đề nổi cộm. Lúc đó, chất lượng cũng như sản lượng thuỷ sản sẽ giảm xuống một cách đáng kể. Vì vậy, việc ô nhiễm không khí có khả năng phát tán trên diện rộng.

Kịch bản 2: Môi trường không khí tiếp tục được duy trì ở chất lượng tốt tại các trang trại do số lượng các trang trại sẽ giảm ở cuối thời kỳ công nghiệp hoá, do các ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển phù hợp hơn và do có sự đóng góp đáng kể của công tác bảo vệ môi trường.

Theo kịch bản 2, nếu sự phát triển của các trang trại đi kèm với công tác bảo vệ môi trường thì trong tương lai vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề nan giải và kinh tế trang trại phát triển theo hướng bền vững.



Kết luận

Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu về hiện trạng môi trường ở vùng kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản, với mục tiêu và phương pháp dự báo diễn biến môi trường ở vùng nuôi trồng thủy sản miền Trung được xây dựng, các kịch bản 1 và 2 được đưa ra theo các giai đoạn đến 2010 và 2020. Có thể nói rằng, các kết quả trên làm cơ sở để các cấp, các ngành tham khảo dùng làm cơ sở để quản lý môi trường địa phương, góp phần thúc đẩy nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.

CHÚ THÍCH


  1. Phạm Ngọc Đăng, Lê Trình, Nguyễn Quỳnh Hương, Đánh giá diễn biến và dự báo môi trường hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004.

  2. Lê Văn Thăng, Phùng Chí Sỹ và nnk, Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế trang trại tại Việt Nam, Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước KC.08.30. 2006, 288 trang.

[3] Niên giám thống kê của các tỉnh miền Trung, năm 2005.



§¸NH §æI GI÷A B¶O TåN THI£N NHI£N Vµ PH¸T TRIÓN: Sù LùA CHäN KHã KH¡N

T



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TAØI NGUYEÂN THIEÂN NHIEÂN, MOÂI TRÖÔØNG VAØ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG





S Hoàng Văn Thắng*, ThS Trần Chí Trung*, Thomas McShane**


1. Giới thiệu

Tiếp cận và kịch bản win - win (được - được) đã được đề cập khá phổ biến trong các diễn đàn về môi trường và nghèo đói (Mục tiêu thiên niên kỷ, Sáng kiến về nghèo đói và môi trường, Công ước về đa dạng sinh học ...). Ở Việt Nam, khái niệm phát triển bền vững, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, hay cân bằng giữa bảo tồn và phát triển có thể được coi là những khái niệm được diễn giải trên cơ sở tiếp cận “win-win” phổ biến này.

Trước tình trạng suy thoái và suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhiều dự án về bảo tồn và phát triển tổng hợp (ICDP - Integrated Conservation Development Projects), bảo tồn dựa vào cộng đồng (CBCM- Community Based Conservation Management) trong những năm vừa qua cũng thể hiện sự thay đổi trong cách tiếp cận về bảo tồn theo hướng này. Kết quả tổng kết cho thấy có tới 15 dự án ICDP được thực hiện ở 21 Vườn quốc gia (VQG) và Khu bảo tồn (KBT) ở Việt Nam trong gian đoạn từ 1992 - 2001. ICDP là một cách tiếp cận để đáp ứng các ưu tiên về phát triển xã hội và mục tiêu bảo tồn (Sajel Worah, 2001). ICDP cũng nhằm hài hoà các lợi ích của địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế (ICDP working group, 2001). Tuy nhiên, rất nhiều bằng chứng cho thấy để đạt được kết quả “được - được” đó quả là một thách thức lớn.

Việc ra quyết định về bảo tồn và phát triển để vừa bảo tồn được thiên nhiên, bảo vệ môi trường lại vừa cải thiện được đời sống của người dân, đảm bảo phát triển bền vững là sự lựa chọn đầy khó khăn. Trong đó, để đạt được một giá trị nào đó thì phải mất đi một giá trị khác (ACSC, 2008). Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới cho thấy có thể có một số trường hợp win-win xảy ra ở một địa điểm và thời gian xác định và ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, các đánh đổi vẫn tồn tại, có sự mất mát về khía cạnh văn hoá, xã hội và sinh thái xảy ra nhưng vẫn chưa được ghi nhận hoặc nhìn nhận một cách thấu đáo. Đôi khi có các giải pháp mang tính đền bù cho sự mất mát đó nhưng vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Nhiều cách tiếp cận như cung cấp sinh kế thay thế cho người dân địa phương, hỗ trợ việc thành lập và cung cấp kinh phí cho các tổ tuần tra rừng cộng đồng, hỗ trợ tài chính cho bảo vệ rừng, hay một số cách tiếp cận mới như: Chi trả cho dịch vụ môi trường (PES - Payment for Environmental Services), hay giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD - Reduced Emmisions from Deforestation and Degradation) đã và đang được thử nghiệm và áp dụng ở Việt Nam như là phương pháp để hài hoà giữa mục tiêu bảo tồn phát triển và chia sẻ chi phí - lợi ích giữa các cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế.

Tuy nhiên, những tiếp cận này còn gặp nhiều trở ngại. McShane và Wells (2004) đã kết luận rằng các dự án bảo tồn và phát triển thường dựa trên các giả thuyết thiếu tính chắc chắn hoặc thiếu minh chứng và thường bị ảnh hưởng bởi các tiếp cận win-win. Không những thế, các dự án thường thất bại trong việc thoả mãn lợi ích của rất nhiều bên liên quan cũng như bỏ qua các lợi ích và giá trị quan trọng. Do đó cần thiết phải có cách tiếp cận thực tế hơn về đánh đổi (trade-offs). McElwee (2008) đã chỉ ra rằng, các tiếp cận và hoạt động của các dự án ICDP chủ yếu dựa trên mối liên hệ giữa nghèo đói và rừng, tiếp cận theo kiểu vì người nghèo (pro-poor) nên không hiệu quả. Tác giả đã nhấn mạnh việc cần thiết phải chú ý tới các yếu tố hộ gia đình như các hộ trung lưu, các hộ gia đình trẻ mà cuộc sống phụ thuộc nhiều vào khai thác tài nguyên rừng. Trong phân tích tổng quan về việc áp dụng tiếp cận chi trả dịch vụ môi trường (PES), Bùi Dũng Thế và Hồng Bích Ngọc (2006) đã nêu lên khó khăn cho việc thực hiện là sở hữu tài nguyên ở Việt Nam như hệ thống rừng đặc dụng thuộc sở hữu nhà nước.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có một sự đánh đổi nào đó trong quá trình quyết định, có sự được và mất trong quá trình ra quyết định đó. Để đạt được cái gọi là “win-win” quả là một thách thức lớn. Tìm hiểu việc ra quyết định về đánh đổi và các yếu tố ảnh hưởng tới đánh đổi trở nên hết sức cần thiết.

Mục đích của bài trình bày nhằm nêu lên tầm quan trọng của đánh đổi trong quá trình ra quyết định; thảo luận, cách tiếp cận nghiên cứu về đánh đổi, bảo tồn và phát triển thông qua việc phân tích một số trường hợp về đánh đổi ở Việt Nam; tạo một diễn đàn để thu hút sự tham gia của nhiều bên trong thảo luận về đánh đổi giữa bảo tồn và phát triển trong quá trình ra quyết định.

Một trường hợp “win-win” và lý do vì sao phải nghiên cứu quá trình ra quyết định về đánh đổi (trade-offs)

Bếp đun cải tiến cho người Pa Cô và Vân Kiều ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị.

Trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn thiên nhiên dựa vào cộng đồng ở Quảng Trị” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) (2006 - 2008) thực hiện bằng sự trợ giúp về tài chính của quỹ MacArthur, trung tâm đã thực hiện hoạt động về xây bếp cải tiến cho người dân nhằm: 1) giảm thiểu việc sử dụng củi quá mức; 2) giảm gánh nặng lên phụ nữ và các em gái; 3) trên cở sở đó cải thiện sinh kế cho người dân và góp phần vào bảo tồn thiên nhiên. Sáng kiến này đã tiết kiệm khoảng 50% lượng củi đun và rút ngắn thời gian đun nấu. Đây có thể coi là một hoạt động mang tính bù đắp (compensation mechanism) cho những cái mất của người dân khi khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) được thành lập hay là sự đền bù cho công giữ rừng của người dân địa phương (local stewardship).

Hoạt động có thể coi là thành công. Người dân vui mừng và muốn mở rộng sáng kiến này trên toàn bộ địa phương của mình. Các nhà quản lý và bảo tồn cũng vui mừng vì đã đóng góp vào việc cải thiện sinh kế của người dân và giảm thiểu tác động tới tài nguyên rừng.

Tuy nhiên, có cái mất có thể hoặc không được ghi nhận đó là sự mất về văn hoá truyền thống. Chúng ta đã biết, bếp đun truyền thống là nguồn ánh sáng, nguồn năng lượng sưởi ấm khi sương xuống, xua đuổi muỗi sốt rét vào đốt. Đây cũng là nơi mà gia đình, hàng xóm và họ hàng quần tụ để trao đổi thông tin, học tập lẫn nhau và tạo sự gắn kết hơn trong cộng đồng. Ngoài ra đây là nơi bảo quản và cất giữ các giống cây trồng cho các vụ mùa sau như chống mốt mọt, ẩm mốc.

Ví dụ này cho thấy khó có thể tìm ra kết quả “win-win” mà không có sự mất mát cho bất cứ ai. Hoặc các cơ chế về chia sẻ lợi ích và chi phí liên quan đến bảo tồn còn nhiều bất cập (Gap). Việc cần thiết là phải tìm hiểu, phân tích các khuyết hổng hay bất cập đó (gaps) và đưa ra các lựa chọn hay đánh đổi để cải thiện quá trình ra quyết định đó.

2. Khái niệm về trade-offs

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về đánh đổi “Trade-offs” từ các lĩnh vực, văn hoá và bối cảnh xã hội khác nhau. Trade-offs được định nghĩa như là sự đánh đổi/sự lựa chọn tối ưu/sử dụng khôn ngoan/sử dụng hợp lý (CRES, 2007).

Trong khuôn khổ của dự án ACSC, trade-offs không chỉ là sự được - mất, nó được định nghĩa như một loạt sự lựa chọn về quản lý làm thay đổi tính đa dạng, chức năng và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp theo không gian và thời gian (ACSC, 2007).

3. Cách tiếp cận

Trong khuôn khổ dự án: “Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội - ACSC” do Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học bang Arizona và, Khoa chính sách công của Đại học Công nghệ Georgea (Hoa Kỳ), Đại học Nông nghiệp Sokoine (SUA), Tanzania, Hiệp hội Luật môi trường (SPDA) của Peru thực hiện, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một cách tiếp cận tổng hợp để nghiên cứu trade-offs dựa trên các giả thuyết và nguyên tắc sau:



3.1. Giả thuyết:

– Tất cả các quyết định đều có liên quan đến sự đánh đổi;

– Hệ thống tự nhiên và xã hội có mối liên hệ chặt chẽ;

– Các quyết định về bảo tồn và phát triển đều có thể gây tác động đồng thời cả tiêu cực và tích cực;

– Khi quyết định về đánh đổi được thực hiện thì các bên liên quan sẽ bị ảnh hưởng ở nhiều cấp độ;

– Bảo tồn đóng góp vào sự thịnh vượng, nhưng lợi ích lại tích luỹ và phân bổ ở mức không gian cấp cao hơn như mức khu vực và toàn cầu, thời gian có tính dài hạn, trong khi đó thì chi phí và trả giá lại nằm ở cấp địa phương và có tính ngắn hạn;

– Các phương pháp lượng hoá hiện này thường bỏ qua các giá trị và lợi ích quan trọng;

– Quyết định về đánh đổi được hình thành nên bởi các yếu tố về quyền lực, quá trình ra quyết định;

– Không thể có một giải pháp chung cho mọi vấn đề mà cần phải tìm các cơ chế khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

3.2. Nguyên tắc

Lợi ích bảo tồn

Lợi ích từ bảo tồn là hữu hình và vô hình, gia tăng theo các cấp độ từ cá nhân, cộng đồng, các nền văn hoá, các quốc gia, quốc tế. Đặc biệt cần chú ý khi lợi ích từ bảo tồn cao ở cấp độ toàn cầu hơn là cấp độ địa phương.



Tính công bằng (fairness)

Mọi người bị ảnh hưởng bởi quyết định về đánh đổi ở cấp độ địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế cần có tiếng nói trong quá trình ra quyết định.

Cần chú ý tới việc đảm bảo rằng:

– Người nghèo và những người có nguy cơ bị tổn thương được tham gia vào quá trình ra quyết định về đánh đổi;

– Việc bồi thường cho những gì mà người dân địa phương phải trả giá cho các lợi ích bảo tồn chỉ được nhìn nhận ở một số nơi.

Tính đa nguyên (Pluralism)

Giá trị và kiến thức:

Nhìn nhận, đánh giá giá trị của thiên nhiên và phát triển theo nhiều cách, ở các quy mô và mức độ khác nhau, khía cạnh này cần được lưu ý trong quá trình ra quyết định. Hơn nữa, các cách tiếp cận cần phải ghi nhận khả năng rằng những giá trị bị mất đi khó có thể được bồi thường đầy đủ bằng các giá trị nhận được.

Phương pháp

Không thể chỉ có một giải pháp hay cơ chế để cân bằng và hài hoà các giá trị. Trong khi các phương pháp đo đạc và so sánh các giá trị có thể hữu ích cho việc thực hiện quá trình ra quyết định về đánh đổi thì việc hiểu biết về phương thức mà quyết định được đưa ra, vai trò về thể chế và quyền lực định hình sự đánh đổi lựa chọn và kết quả của đánh đổi là hết sức cần thiết. Các nghiên cứu mang tính học thuật về đánh đổi nên gắn với các khía cạnh thực tiễn và với các nhà hoạch định chính sách cũng như những người thực thi.

3.3. Cách tiếp cận

Bảng 1. Tiếp cận liên ngành để tìm hiểu và thương thảo về đánh đổi (trade-offs)


Tiếp cận

Yếu tố chính

Giả thuyết để có
đánh đổi tốt hơn

Vấn đề quan trọng

Các can thiệp

Đánh giá

Kết quả

Chi phí cơ hội

Các kịch bản


Đánh giá đầy đủ cụ thể giá trị của dịch vụ hệ sinh thái

Cần giải quyết sự khác biệt về giá trị của dịch vụ hệ sinh thái ở cấp độ toàn cầu và địa phương.

Một loạt các dịch vụ hệ sinh thái được hình thành bởi các thể chế.



Công cụ/cơ chế để thu hẹp khoảng cách giữa việc lượng giá dịch vụ hệ sinh thái ở cấp độ toàn cầu và địa phương

Quá trình

Sự tham gia

Tính công bằng

Chi phí

Tính pháp lý



Quá trình ra quyết định cần công bằng và có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan bị ảnh hưởng bởi quyết định đó

Ranh giới và quy mô của vấn đề.


Xây dựng các tiêu chí cho sự tham gia trong quá trình ra quyết định và thúc đẩy quá trình đó


Quyền lực

Cá nhân/Tổ chức quyền lực (hidden agency)

Cơ chế pháp lý

Giá trị vô hình (Incommensurability)


Phân tích sâu xa để xem xét cơ cấu về quyền lực hình thành đánh đổi

Quy mô và cấp độ (Scale) được hình thành do quá trình phát triển xã hội

Các giá trị vô hình là cơ hội hơn là trở ngại

Tiếp cận được chọn hình thành nên đánh đổi


Phân tích và xem xét các yếu tố về quyền lực trong khuôn khổ thể chế


4. Quá trình ra quyết định đánh đổi và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định

Chương trình di dân

Ngay từ những năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã coi di dân và phân bố lại dân cư là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Vào trước những năm 1975, Nhà nước đã có chủ trương và tổ chức di dân từ các tỉnh Đồng bằng sông Hồng đất chật, người đông đến các vùng miền núi phía Bắc. Sau khi nước nhà thống nhất (1975), chương trình di dân xây dựng các vùng kinh tế mới (KTM) đã được triển khai trên phạm vi cả nước với hướng di dân chủ yếu từ Bắc vào Nam (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Mục tiêu của chương trình là: 1) Phát triển nông nghiệp và nông thôn; 2) Phân bố lại lao động và dân cư; và 3) Tăng cường an ninh và quốc phòng (Đỗ Văn Hoà, 2002).



canvas 224

Sơ đồ 1. Quá trình ra quyết định

Từ 1976 đến 1980 đã di chuyển được khoảng 1,5 triệu người tới miền núi và trung du phía Bắc, Tây nguyên và Đông Nam Bộ (Đỗ Văn Hoà, 2002). Chương trình di dân được xây dựng trên giả thuyết rằng mật độ dân số ở miền núi còn thấp. Tuy nhiên thực tế cho thấy với mật độ dân số những năm 1990 là


75 người/km2 thì đã là một tỷ lệ rất cao khi mà diện tích đất có thể canh tác ở miền núi rất hạn chế. Tổng cộng có khoảng 4-5 triệu người di dân theo chương trình của nhà nước và tự do từ đồng bằng lên miền núi kể từ năm 1954 cho đến những năm 1990. Do đó mà chỉ riêng miền núi phía Bắc tỷ lệ dân số tăng tới 300% (Jamieson, 1998). Đó cũng là những nguyên nhân đóng góp vào sự suy thoái môi trường ở miền núi, nhất là việc diện tích rừng bị thu hẹp; xói lở, lũ lụt tăng, ...

Kết quả nổi bật nhất của chính sách di dân và phát triển vùng KTM là đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc nâng cao dân trí, hình thành vùng chuyên canh cũng là những kết quả đã được ghi nhận. Tuy nhiên, nghiên cứu về di dân và mất sinh cảnh của WWF (1994), Đỗ Văn Hoà (2002) cũng kết luận rằng hiệu quả về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của chính sách di dân còn hạn chế. Trong thời kỳ đó, mỗi năm 1.265 ha rừng đầu nguồn và 150 ha rừng ngập mặn bị mất đi. Ngoài ra cũng gây nên xung đột trong sử dụng tài nguyên giữa người dân sở tại và người dân di cư đến vùng KTM (Đỗ Văn Hoà, 2002, WWF, 1994). Bên cạnh đó vấn đề quy hoạch cũng gặp khó khăn, chỉ có 4% người di dân được cấp đất canh tác trong khi 96% không có đất canh tác (WWF, 1994).

Đây là một ví dụ điển hình cụ thể đưa ra quá trình ra quyết định trước những năm 1986. Phần lớn là các quyết định từ trên xuống. Trên cơ sở các chủ trương, chính sách như vậy, các cơ quan chính phủ như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước xây dựng chương trình, Bộ Tài chính huy động ngân sách nhà nước cho chương trình đó và các cơ quan liên quan ở cấp địa phương sẽ thực hiện dưới sự chỉ đạo của cấp trên. Trong thời kỳ này chưa có luật bảo vệ môi trường và các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường (EIA). Tổng kết đánh giá về chính sách di dân của Nhà nước cũng nhận định rằng, chính sách di dân được xây dựng còn thiếu căn cứ khoa học, chưa có quy hoạch hợp lý, chủ yếu chú ý tới số lượng di dân hơn là chất lượng và hiệu quả.

Wolfram ở Chư Mom Rây

Vườn Quốc gia Chư Mom Rây, tỉnh Kon Tum với diện tích 56.621 ha nằm ở độ cao từ 200 - 1.733m so với mặt nước biển được thành lập ngày 30/7/2002. Đây là nơi có đa dạng sinh học cao với 1.149 loài thực vật, 97 loài động vật, 201 loài chim, 47 loài bò sát, 17 loài lưỡng cư và 18 loài cá. Đây là nơi mới ghi nhận 2 loài lan được coi là đặc hữu ở Đông Dương: Coelogyne schltesii Bulbophyllum amitinandii. Chư Mom Rây được coi là sinh cảnh còn lại tốt nhất cho loài hổ (Panthera tigris) ở Việt Nam với số lượng ghi nhận khoảng 10 - 15 con vào năm 1997. Duckworth and Hedges (1998) cũng ghi nhận sự có mặt của loài voi (Elephas maximus) và bò rừng (Bos gaurus) và bò tót (B. javanicus)ở VQG này. Khảo sát năm 2003 cũng ghi nhận một loạt các loài chim trong đó có các loài bị đe doạ toàn cầu như Garrulax milleti. Tordoff (2002) cũng đã ghi nhận VQG này là vùng chim quan trọng để hỗ trợ cho sự sống còn của các quần thể chim. VQG cũng nằm trong lưu vực của sông Mê Kông.

(http://birdlifeindochina.org/source_book/ource_book/frs_central_highland_fr2.html))

Vào năm 2006, mỏ Wolfram ở vùng lõi của VQG được phát hiện. Sau đó Công ty Cổ phần Than và Khoáng sản Việt Nam đã đề xuất với UBND tỉnh Kon Tum về việc thăm dò và khai thác. Theo các tính toán, mỏ quặng Wolfram có diện tích khoảng 400 ha, nằm tại tiểu khu 663 của VQG. Sau 2 cuộc họp liên ngành cân đo “cái sự thiệt hơn" cho địa phương, cuối cùng UBND tỉnh Kon Tum đã quyết định gửi văn bản số 1779/UBND-NĐ (ngày 28-8-2006) đến Bộ Tài Nguyên và Môi Trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất chuyển đổi 1.686ha đất rừng tiểu khu 663 từ rừng đặc dụng29 sang rừng sản xuất để cho phép Công ty Cổ phần Than và Khoáng sản Việt Nam được lập đề án thăm dò, khai thác và chế biến Wolfram tại đây. Về mặt chủ trương, đề xuất này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận. Ngày 03/12/2007 tại văn bản số 1880/TTg-NN Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chuyển đổi chức năng rừng thuộc tiểu khu 663. (http://www.thiennhien.net/news/140/ARTICLE/4974/2008-04-01.html, http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.xahoi.tinxahoi.33168.qdnd,

Trường hợp này cho thấy việc ra quyết định được thực hiện có sự tham gia của các bên như: Công ty Cổ phần Khoáng sản Việt Nam, UBND tỉnh Kontum, BQL VQG Chư Mom Rây và các nhà khoa học.

Đại diện BQL VQG đã đưa ra ý kiến phản biện liên quan đến dự án khai thác này: trên cơ sở lấy bảo tồn làm ưu tiên và đưa ra một số vấn đề liên quan đến lợi ích từ du lịch sinh thái, truyền thống văn hoá của người dân địa phương và vai trò của rừng đối với xoá đói giảm nghèo.

Đây là một ví dụ rõ rệt về đánh đổi để hy sinh cho phát triển. Các giá trị và lợi ích từ bảo tồn được đem ra đánh đổi cho mục đích phát triển, tạo công ăn việc làm và doanh thu từ khai thác mỏ. Đồng thời lợi ích và quan điểm của các bên liên quan cũng rất khác nhau.

Bảng 1. Phân tích trường hợp ra quyết định về đánh đổi: mỏ Wolfram ở VQG Chư Mom Rây





Cấp độ

Địa phương/vùng

Quốc gia

Quốc tế

Các bên tham gia

Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum

Ban quản lý VQG




Công ty Cổ phần Than và Khoáng sản Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổ chức phi chính phủ

Truyền thông đại chúng


WWF

FFI


IUCN

WB


Luật, chính sách




Luật khoáng sản năm

Luật môi trường

Luật bảo vệ và phát triển rừng





Rừng đặc dụng với rừng sản xuất

Giá trị và dịch vụ
hệ sinh thái

Sản phẩm phi gỗ (NTFP)

Buôn bán động, thực vật hoang dã phi pháp



Lan đặc hữu

Các loài bị đe doạ như hổ, voi

Vùng chim quan trọng


Lan đặc hữu

Các loài bị đe doạ như hổ, voi

Vùng chim quan trọng


Dịch vụ văn hoá: Du lịch sinh thái

Dịch vụ điều tiết

Dịch vụ cung cấp

Dịch vụ hỗ trợ



Tác động môi trường (dự báo)

Mất rừng cho khai thác

Mất sinh cảnh cho động vật

Nhiễu loạn đối với động vật hoang dã

Ô nhiễm đất, nước






Người mất (dự báo)

Người dân địa phương

Bộ NN và PTNT




Người được (dự báo)

Công ty Cổ phần Than và Khoáng sản Việt Nam

Doanh thu từ khai thác





Việc coi tài nguyên du lịch sinh thái, nguồn tiềm năng mang lại lợi ích lâu dài và có ý nghĩa cho người dân được đem ra để đánh đổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu, lượng giá chi phí và lợi ích thực tế từ hoạt động này chưa được thực hiện. Ví dụ này cũng cho thấy, sự cần thiết về sự tham gia của nhiều bên liên quan, trong đó có cộng đồng địa phương là hết sức cần thiết cho quá trình ra quyết định.

5. Thảo luận

Với cách tiếp cận quá trình, đánh giá và quyền lực được đưa ra nhằm giảm thiểu các bất cập trong quá trình ra quyết định để có được sự đánh đổi tốt hơn (better trade-offs).



Bảng 2. Mục đích của phân tích quá trình ra quyết định

Kết nối khuyết hổng (gap)
quá trình

Thu hẹp khuyết hổng

đánh giá


Ghi nhận các khuyết hổng

quyền lực



Mục đích: Sự tham gia có thể “hài hoà” các đánh đổi với lợi ích, giá trị, quy mô cấp độ khác nhau.

Mục đích: Xác định và tính toán các giá trị, đồng thời cải thiện cơ chế cho “cân bằng” các đánh đổi.

Mục đích: Tìm hiểu vai trò của sự xung đột về giá trị, quyền lực và thể chế trong các quyết định đánh đổi.

Tiếp cận quá trình

Từ các ví dụ về đánh đổi trên có thể thấy rằng, sự tham gia của các bên trong quá trình ra quyết định còn chưa đầy đủ. Cộng đồng địa phương thường là ít có cơ hội tham gia vào quá trình ra quyết định trong khi chính họ lại là đối tượng bị ảnh hưởng bởi quyết định đó. Ở trường hợp di dân có thể thấy, xung đột giữa các bên trong sử dụng tài nguyên có thể được hạn chế khi có sự tham gia của nhiều bên trong quá trình ra quyết định ban đầu.

Trong tất cả các trường hợp về đánh đổi thì việc ranh giới các vấn đề (bounding) của mỗi bên liên quan cũng khác nhau và do vậy cũng ảnh hưởng tới sự ra quyết định. Nhà lập chính sách có quan điểm và mục tiêu liên quan đến di dân trên cấp độ cao trong khi các tác động ở cấp độ địa phương cũng cần được xem xét.

Trong trường hợp này, việc áp dụng phương pháp phân tích quyết định đa chỉ tiêu (Multi-Criteria decision Analysis - MCDA) là một trong các giải pháp tốt để có thể có sự tham gia rộng hơn và thảo luận nhiều kịch bản hay sự lựa chọn khác nhau trước khi ra quyết định.



Tiếp cận về đánh giá

Có nhiều phương pháp cơ chế lượng giá tài nguyên và nhiều cơ chế để chia sẻ lợi ích, chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng còn nhiều hạn chế dẫn tới sự bất công bằng trong chia sẻ lợi ích giữa các bên và ở các cấp độ khác nhau.

Quyết định được đưa ra có mức độ tác động khác nhau theo cấp độ. Thường thì người dân địa phương bị ảnh hưởng lớn bởi quyết định đánh đổi và những cơ chế bồi thường lại không đền đáp một cách đầy đủ. Đó là chưa kể đến các cơ chế về chia sẻ lợi ích một cách hợp lý chưa được xây dựng và thực hiện. Ví dụ như việc xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, người dân lòng hồ bị di chuyển vì mục đích quốc gia trong khi đó chính họ lại không có điện.

Trường hợp về Wolfram ở VQG Chư Mom Rây có thể gợi ý sự cần thiết của việc cung cấp các nghiên cứu hệ thống và thuyết phục về lượng giá giá trị của bảo tồn và dịch vụ hệ sinh thái. Những cơ sở khoa học này có thể là nền tảng cho việc đưa ra nhiều kịch bản hay sự lựa chọn khác nhau và giúp ích cho những người ra quyết định.

Hiện nay một số cơ chế như chi trả cho dịch vụ môi trường (PES), giảm thiểu phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) còn đang được thảo luận và thử nghiệm thì việc xem xét các cơ chế đã thực hiện đề tìm ra các bất cập là hết sức cần thiết.

Tiếp cận về quyền lực

Vai trò của các bên trong quá trình ra quyết định, đặc biệt một số bên liên quan chính (key actors) là hết sức quan trọng. Tiếp cận này xem xét cơ cấu về thể chế và quyền lực hình thành và ảnh hưởng ở các cấp độ (scales) khác nhau.

Trong nhiều trường hợp, các bên có quyền lực có thể đưa vấn đề phát triển kinh tế xã hội thành lợi ích của quốc gia và đưa các vấn đề bảo tồn trở thành các vấn đề và lợi ích địa phương với quy mô và mức độ thấp hơn. Trường hợp chuyển đổi từ rừng đặc dụng sang rừng sản xuất là một ví dụ rõ ràng cho thấy quyền lực đã hình thành nên các đánh đổi và lựa chọn. Do vậy, một giả thuyết cần kiểm chứng với nhiều trường hợp nghiên cứu khác là các quyết định về đánh đổi thường phụ thuộc vào lợi ích và quan tâm của một nhóm người (self interest).

6. Kết luận

Sự đánh đổi giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển là một loạt sự lựa chọn khó khăn do mối quan hệ phức tạp giữa con người với thiên nhiên. Đó là quá trình của sự mâu thuẫn, xung đột và thoả hiệp. Đồng thời, nó phụ thuộc vào vào sự hiểu biết, kiến thức, văn hoá và hành vi của từng cá nhân và tổ chức. Cho đến nay, việc ra quyết định còn dựa trên các giả thuyết và bằng chứng chưa đầy đủ, cũng như thiếu các thể chế phù hợp cho việc ra quyết định. Do vậy, kết quả “được - được” của sự lựa chọn vẫn còn là ẩn số. Thách thức lớn đối với các nhà bảo tồn là phải biết chấp nhận việc chia sẻ chi phí và lợi ích giữa các bên liên quan theo hệ quy chiếu về không gian và thời gian.

Nhóm tác giả nhận thức rằng, những phân tích về đánh đổi được trình bày trên đây chỉ là những kết quả bước đầu và mong muốn có sự đóng góp của nhiều độc giả nhằm hoàn thiện cách tiếp cận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. CRES, Tóm tắt tham luận Hội thảo Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội: vận hành trong thế giới của sự đánh đổi, Hạ Long, 2007. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2007.

  2. Đỗ Văn Hoà, Tác động của chính sách định canh, định cư, di dân và phát triển vùng kinh tế mới đến phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở miền núi. Trong cuốn Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: Mười năm nhìn lại và các vấn đề đặt ra do Lê Trọng Cúc và Chu Hữu Quý chủ biên. CRES, 2002.

  3. ICDP working group, A discussion paper on analysis of constraints and enabling factors of integrated conservation and development projects (ICDP) in Vietnam, 2001.

  4. Jamieson, Neil L., Le Trong Cuc, A. Terry Rambo, The development crisis in Vietnam’s mountains. East - West Center Special Report, 1998.

  5. McElwee, D. Pamela, Forest environmental income in Vietnam: household socioeconomic factors influencing forest use. Environmental conservation 35, 2008.

  6. McShane O.Thomas and Michael P. Wells, Getting biodversity projects to work: Towards more effective conservation and development. Columbia University Press, New York, 2004.

  7. McShane O.Thomas, A Proposal to the John D. and Catherine T. MacArthur Foundation: Advancing Conservation in a Social Context: Working in a world of Trade-offs, 2006.

  8. Bui Dung The và Hong Bich Ngoc, Payments For Environmental Services In Vietnam: Assessing An Economic Approach To Sustainable Forest Management, 2006.

[9] WWF, 1994. Migration and habitat loss.

1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương