Tichtruyenphapcu



tải về 3.79 Mb.
Chế độ xem pdf
trang20/293
Chuyển đổi dữ liệu11.03.2023
Kích3.79 Mb.
#54358
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   293
tichtruyenphapcu


9. Trưởng Lão Nan Ðà 
Như mái nhà vụng lợp, 
Mưa liền xâm nhập vào... 
Giáo lý này đức Thế Tôn đã dạy cho Ðại đức Nan-đà khi Ngài ngụ tại Kỳ Viên. 
A. Nan Ðà Trở Thành Một Tỳ Kheo Bất Ðắc Dĩ 
Sau khi bắt đầu chuyển pháp luân, Thế Tôn rời Vương Xá và đến ngụ tại Veluvana. 
Ngay sau đó, cha Ngài, Ðại vương Tịnh Phạn gởi sứ giả đến, người này tiếp người nọ, 
mỗi người mang theo một ngàn tuỳ tùng với lời dặn dò: 
- Hãy tìm con trai ta và rước mời về trước mặt ta. 
Chín sứ giả đã đến nơi, chứng A-la-hán và không trở về, sau cùng Trưởng lão 
Kàla Udàyi đến và cũng chứng A-la-hán. Biết rằng đã đến lúc Ðạo sư lên đường, Trưởng 
lão mô tả những cái hay cái đẹp trong cuộc hành trình và hướng dẫn đức Phật cùng hai 
mươi ngàn A-la-hán đi Kapilapura. Tại đây, giữa thân tộc vây quanh, đức Ðạo sư đã lấy 
trận mưa rào làm đề tài giảng pháp, và kể chuyện bổn sanh Bồ- tát Vessantara, tiền thân 
Ngài. 


Ngày hôm sau, Ngài vào thành khất thực. Với bài kệ bắt đầu bằng câu: "Nỗ lực 
chớ phóng dật! Hãy sống theo chánh hạnh," đức Phật độ vua Tịnh Phạn chứng quả Dự 
lưu. và với câu" hãy khéo sống chánh hạnh..." Ngài độ Mahà Pàjapatì đắc Sơ quả, và vua 
Tịnh Phạn đắc thêm Nhị quả. Cuối bữa ăn, Phật thuật lại truyện Bổn Sanh Canda Kinnara 
vì ân nghĩa của mẹ La-hầu-la đối với Ngài. 
Ngày hôm sau, trong khi nghi lễ Quán đảnh và đám cưới của hoàng tử Nan-đà 
đang tiến hành, đức Ðạo sư bước vào nhà khất thực, đặt bình bát vào tay Nan-đà và chúc 
phúc. Rồi từ chỗ ngồi đứng lên, đức Ðạo sư ra đi không lấy lại bình bát trong tay Nan-đà 
không dám hở môi "Bạch Thế Tôn, xin Ngài lấy lại bình bát", mà tự an ủi "Thế Tôn sẽ 
lấy lại bình bát ở đầu thềm". Nhưng khi đến đầu thềm, Thế Tôn đã không lấy bình bát. 
Nan-đà lại nuôi hy vọng" Thế Tôn sẽ lấy lại bình bát ở chân thềm". Nhưng Ðạo sư vẫn 
không lấy bình bát. Nan-đà lại nghĩ "Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở sân cung điện". Nhưng 
Ðạo sư cũng không lấy bình bát. Hoàng tử Nan-đà tuy rất muốn trở lại với cô dâu nhưng 
phải bấm bụng đi theo Ðạo sư. Vì lòng quý kính Ðạo sư quá sâu đậm chàng không dám 
nói "Thế Tôn hãy nhận bình bát", mà đành tiếp tục bước theo, trong lòng vẫn chưa tắt hy 
vọng: "Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở đây, Thế Tôn sẽ lấy bình bát ở đó, Thế Tôn sẽ lấy bình 
bát ở kia". 
Lúc ấy người ta nhắn với cô dâu mới "giai nhân của xứ sở" Janapada-Kalyànì: 
- Thưa công nương, Thế Tôn đã đem hoàng tử Nan-đà đi với Ngài, mục đích của 
Ngài là chia uyên rẽ thúy. 
Lập tức Janapada-Kalyànì, khuôn mặt đầm đìa nước mắt và đầu tóc chưa chải 
xong, tung mình lao theo vị hôn phu khẩn khoản: 
- Công tử, xin trở lại ngay! 
Lời của nàng làm tim Nan-đà chấn động. Nhưng đấng Ðạo sư vẫn không lấy lại 
bình bát, dẫn chàng về tinh xá và bảo: 
- Nan-đà, ông có muốn đi tu không? 
Vì lòng tôn kính Phật của Nan-đà quá sâu đậm nên chàng cố nín để đừng thốt: 
"Con không muốn tu", thay vào đó chàng thưa: 
- Vâng, con muốn đi tu. 
Ðấng Ðạo sư ưng thuận ngay: 
- Tốt lắm, hãy xuất gia cho Nan-đà! 
Thế là, vào ngày thứ ba sau khi Phật đến Kapilapura, Ngài đã tạo duyên cho Nan-
đà thành Tỳ-kheo. 
Vào ngày thứ bảy, mẹ của La-hầu-la trang điểm cho cậu hoàng con và gởi đến Thế 
Tôn, bà dặn dò: 
- Con cưng, hãy đến xem vị Sa-môn này, người có hai ngàn tăng sĩ tùy tùng, có 
một thân hình vàng óng, có một dáng vóc đẹp đẽ của Ðại Phạm thiên. Sa-môn này là cha 
của con. Ngày xưa Ngài đã sở hữu những kho tài sản vĩ đại. Từ lúc Ngài xuất gia, chúng 
ta không được gặp Ngài. hãy đòi Ngài gia tài của con, hãy nói: "Cha thân yêu, con là 


hoàng thái tử, và ngay khi nhận lễ Quán đảnh, con sẽ trở thành Chuyển Luân Thánh 
Vương. Con cần có tài sản, cha hãy ban của cải cho con, vì một người con có quyền 
hưởng tài sản của cha để lại". 
Hoàng tử La-hầu-la vâng lời đi đến Thế Tôn. Khi thấy ngài, cậu ta cảm thấy một 
tình cảm nồng ấm của cha dành cho mình, trong lòng sanh tâm hoan hỷ nên thỏ thẻ: 
"Bạch Thầy, dưới bóng mát của Thầy con thật hạnh phúc". Và cậu còn nói nhiều nữa, với 
những lời ngây thơ của trẻ con ở lứa tuổi ấy. 
Thế Tôn thọ thực xong, hồi hướng công đức và từ chỗ ngồi đứng lên, bước đi. 
Hoàng tử La-hầu-la nối bước theo Thế Tôn, thưa: 
- Bạch Thầy, hãy cho con gia tài mà con được thừa hưởng! Bạch Thầy hãy cho 
con gia tài mà con được thừa hưởng! 
Ðức Thế Tôn im lặng, ngay cả chư Tăng cũng để mặc không ngăn cậu bé theo Thế 
Tôn. 
Cứ thế, hoàng tử theo Thế Tôn đến khu rừng. Rồi một tư tưởng nảy sanh trong trí 
Thế Tôn: "Gia tài của cha mà cậu bé đòi sẽ không tránh khỏi hậu quả là mang đến sự hủy 
diệt. À, Ta sẽ ban cho nó bảy thánh tài mà Ta đã nhận được dưới cội Bồ-đề. Ta sẽ khiến 
La-hầu-la làm chủ một gia tài xuất thế gian". 
Thế rồi, Thế Tôn bảo Tôn giả Xá-lợi-phất: 
- Xá-lợi-phất, ông hãy xuất gia cho La-hầu-la. 
Nhưng khi hoàng tử La-hầu-la gia nhập tăng đoàn, vua Tịnh Phạn (ông nội) rất sầu 
muộn. Không chịu đựng nổi sự buồn rầu, ông bày tỏ với Thế Tôn và thỉnh cầu: 
- Bạch Thế Tôn, sẽ phải lẽ hơn nếu chư Tăng đừng nhận những người vị thành 
niên vào Tăng đoàn khi cha mẹ không cho phép. 
Ðức Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh cầu này. Lại một hôm, đức Thế Tôn ngồi trong 
hoàng cung sau bữa ăn sáng, đức vua cung kính ngồi một bên bạch: 
- Bạch Thế Tôn, trong khi Ngài đang hành trì khổ hạnh, một vị trời đến và nói với 
tôi: "Con ông đã chết". Nhưng tôi không tin và trả lời: "Con tôi sẽ không chết cho đến khi 
giác ngộ:. 
Ðức Thế Tôn nói: 
- Phụ vương tin chuyện này không? Trong một kiếp trước đây, khi một vị trời chỉ 
một nắm xương và bảo phụ vương: "Con ông đã chết" phụ vương cũng đã không tin. 
Và Ngài thuật lại truyện Bổn Sanh Mahà Dhammapàla, liên quan đến câu chuyện. 
Sau khi câu chuyện chấm dứt, nhà vua đắc quả A-na-hàm. 

tải về 3.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   293




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương