TÀi liệu tham khảo lập trình visual basic giảng viên: Lương Trần Hy Hiến Email



tải về 5.95 Mb.
trang4/64
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích5.95 Mb.
#37162
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64

Giới Thiệu Visual Basic


Visual Basic (viết tắt VB) là một ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện trên môi trường phát triển tích hợp (IDE) được phát triển bởi hãng phần mềm Microsoft. Visual Basic đã được nâng cấp qua nhiều phiên bản và hiện nay là Visual Basic.NET. Visual Basic bắt nguồn phần lớn từ ngôn ngữ BASIC và giúp lập trình viên phát triển các giao diện đồ họa (GUI) theo mô hình phát triển ứng dụng nhanh (Rapid Application Development, RAD); truy cập các cơ sở dữ liệu dùng DAO (Data Access Objects), RDO (Remote Data Objects), hay ADO (ActiveX Data Objects); và lập các điều khiển và đối tượng ActiveX.

IDE của VB là nơi tập trung các menu, thanh công cụ và cửa sổ để tạo ra chương trình. Thanh menu cho phép bạn tác động cũng như quản lý trực tiếp trên toàn bộ ứng dụng. Thanh công cụ cho phép truy cập các chức năng của thanh menu qua các nút trên thanh công cụ.

Một lập trình viên có thể phát triển ứng dụng dùng các thành phần (component) có sẵn trong Visual Basic. Các chương trình bằng Visual Basic cũng có thể gọi và sử dụng Windows API.

Một lập trình viên có thể phát triển ứng dụng dùng các component có sẵn trong Visual Basic. VB cung cấp cho ta những điều khiển (control) cần thiết để tạo giao diện chương trình nhanh chóng.



Visual Basic được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực lập trình thương mại. Trong giáo trình này sử dụng phiên bản Visual Basic 6.0 Profressional. Hướng dẫn cách cài đặt Visual Basic từ bộ Visual Studio 98 được để tại phần phụ lục của giáo trình này.
    1. Màn Hình Làm Việc Của Visual Basic


Giao diện đầu tiên của chương trình cho phép chúng ta chọn loại ứng dụng. Với yêu cầu của môn học này, chúng ta chọn lọai Standard Exe.


Sau khi khởi động Starndard ExE của VB, giao diện chính của chương trình như sau (giao diện trên máy của bạn sẽ thay đổi tùy thuộc các thiết lập của IDE).


Toolbox


Chứa các đối tượng có thể đặt lên Form. Chúng ta click chuột để chọn điều khiển, sau đó tạo ra trên Form. Hoặc có thể bấm double – click, control sẽ tự động đưa lên Form.

  • Để bật – tắt toolbox, chúng ta dùng nút lệnh trên thanh công cụ.

Project Explorer


Chứa thông tin về chương trình: các Form, Module, class … trong project.

Từ cửa sổ này chúng ta di chuyển đến các thành phần trong chương trình bằng cách double click chuột vào Form hoặc module…




  • Để bật hay tắt cửa sổ Project Explorer, sử dụng phím tắt: Ctrl+R hoặc dùng nút trên thanh toolbar.


Properties Windows


Dùng để hiển thị và thiết lập các thuộc tính (property) của Form hoặc của các control có trên Form lúc thiết kế. Thuộc tính của một đối tượng là các tính chất, đặc điểm mô tả đối tượng này. Các control mới tạo ra đều có giá trị thuộc tính được lấy mặc định (default) hoặc kế thừa từ control chứa nó.
Trên cửa sổ properties gồm hai cột:

  • Danh sách thuộc tính

  • Giá trị của thuộc tính

Để thiết lập thuộc tính cho một đối tượng:



  • Chọn đối tượng trên Form bằng cách click chuột

  • Click chuột vào cột giá trị của thuộc tính cần đặt trên cửa sổ thuộc tính, sau đó chọn hoặc nhập giá trị cho thuộc tính.

Một số thuộc tính thông dụng nên nhớ:



  • Backcolor: màu nền của đối tượng

  • Caption: tiêu đề, đây là nội dung hiển thị lên trên đối tượng.

  • Enabled: cho phép hay cấm đối tượng họat động.

  • Font: thiết lập về font chữ của đối tượng

  • Forecolor: màu của các ký hiệu xuất hiện trên đối tượng

  • Height: chiều cao của đối tượng

  • Left: khoảng cách tính từ cạnh trái của Form (hay control chứa đối tượng đó)

  • Name: tên của đối tượng (khác với caption).

  • Top: khoảng cách tính từ cạnh phía trên của Form hay control chứa đối tượng

  • Visible: cho phép đối tượng hiển thị hay không ở thời điểm run-time

  • Width: chiều dài của đối tượng



Cửa sổ Form

Đây là nơi thiết kế giao diện của chương trình. Chúng ta thiết kế giao diện bằng cách đưa đối tượng lên Form.



Để mở cửa sổ Form Desiner, chúng ta thực hiện bằng nhiều cách:

  • Từ cửa sổ Project Explorer, bấm Double Click vào Form thiết kế

  • Từ cửa sổ code, bấm phím Shift+F7

  • Bấm vào nút View Code trên cửa sổ Project Explrer

Để chọn một đối tượng trên Form:



  • Dùng chuột rê và chọn nhóm đối tượng

  • Giữ phím Ctrol và click chuột để nhặt và chọn các đối tượng

Để di chuyển đối tượng trên Form

  • Dùng chuột rê các đối tượng đến vị trí cần thiết.

  • Chọn đối tượng và di chuyển bằng các phím mũi tên:    

Để xóa đối tượng trên Form

  • Chọn đối tượng hay nhóm đối tượng và bấm phím delete.

Để điều chỉnh kích thước đối tượng

  • Đưa chuột vào các nút vuông bao xung quanh đối tượng và rê chuột để thay đổi kích thước.

  • Để thay đổi kích thước, vị trí của nhóm đối tượng, chúng ta có thể sử dụng menu Align để gióng hàng và điều chỉnh kích thước.

Chọn menu Formmat -> Align để thực hiện gióng hàng đối tượng: theo left, center, right, top….




Chọn menu Formmat -> Make Same Size định dạng các đối tượng có cùng kích cỡ theo: chiều dài (width), chiều cao (Height) hay cả 2 (Both)

Chọn menu Formmat -> Horizontal Spacing (hoặc Vertical Spacing) khi muốn định dạng khỏang cách giữa các đối tượng.


Cửa sổ Code Edittor


Cửa sổ này dùng để viết lệnh (code) cho chương trình.

Để mở cửa sổ Code Edittor, chúng ta thực hiện bằng nhiều cách:



  • Từ cửa sổ Form, bấm Double Click vào đối tượng cần viết code

  • Từ cửa sổ Form, bấm phím F7

  • Bấm vào nút View Code trên cửa sổ Project Explrer

Trong cửa sổ code, chúng ta thấy có 2 hộp chọn:



  • Đối tượng (Control)

  • Sự kiện (Event) xảy ra trên đối tượng đó





Cửa sổ Form Layout


Dùng để xác định vị trí các cửa sổ khi thực thi chương trình. Đặt biệt khi chương trình có nhiều cửa sổ (Form), việc xác định vị trí trực quan của cửa sổ là rất quan trọng.

Chúng ta chỉ việc kéo thả các Form (Form1, Form2) để xác định vị trí của chúng trên màn hình.



Để thiết kế giao diện nhanh chóng


  • Nếu trên Form có nhiều đối tượng cùng loại và có thuộc tính giống nhau thì chúng ta tạo một đối tượng và định dạng trước các thuộc tính, sau đó sao chép ra thành nhiều đối tượng khác bằng phím tắt Ctrl+C (copy) và Ctrl+V (Paste). Ngay khi copy – paste, chương trình sẽ hỏi:



  • Chọn No để không tạo mảng đối tượng. Chỉ khi nào các bạn đã học mảng đối tượng mới chọn yes

  • Nếu có nhiều đối tượng muốn định dạng giống nhau trên một thuộc tính nào đó thì chọn các đối này cùng lúc rồi tiến hành định dạng.

  • Sử dụng các chức năng canh lề, định kích thước do VB cung cấp, khi những thuộc tính này của nhiều đối tượng có liên quan với nhau.

  • Nên thiết lập thuộc tính cho Form (hay đối tượng chứa) như màu chữ, font chữ… trước, sau đó mới đặt control lên trên. Làm như vậy để control kế thừa các thiết lập của các thuộc tính này, và chúng ta không mất thì giờ để chọn cho từng control.

    1. Каталог: books -> cong-nghe-thong-tin -> lap-trinh-ung-dung
      cong-nghe-thong-tin -> BÀi thực hành số 1
      cong-nghe-thong-tin -> BÀi giảng cấu trúc máy tíNH
      cong-nghe-thong-tin -> Câu 1: Các thành phần của hệ điều hành, nhân hệ điều hành, tải hệ điều hành
      cong-nghe-thong-tin -> Bài 1 Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ c mục tiêu
      cong-nghe-thong-tin -> Trừ khi người ta cho bạn ngủ trong trạng thái đông lạnh suốt mấy năm vừa qua, nếu không, chắc chắn bạn đã nghe nói nhiều về máy tính và những mối đe dọa từ Internet đối với sự riêng tư của bạn
      lap-trinh-ung-dung -> Mục lục 2 Làm quen với visual basic 9
      cong-nghe-thong-tin -> TÀi liệu html, dhtml và javascript ha noi 9/2008
      cong-nghe-thong-tin -> Hình thức trả lời là chọn 1 hoặc nhiều đáp án đúng. Ứng dụng web
      cong-nghe-thong-tin -> SỞ khoa học và CÔng nghệ ĐĂKLĂk trung tâm tin họC & thông tin khcn

      tải về 5.95 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương