TÀi liệu tham khảo lập trình visual basic giảng viên: Lương Trần Hy Hiến Email


CHƯƠNG 3: BIẾN – HẰNG – CẤU TRÚC LỆNH



tải về 5.95 Mb.
trang14/64
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích5.95 Mb.
#37162
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   64

CHƯƠNG 3: BIẾN – HẰNG – CẤU TRÚC LỆNH



NỘI DUNG:

KIỂU DỮ LIỆU - BIẾN – HẰNG - CÁC TOÁN TỬ

CÁC HÀM CƠ BẢN

CÁC CẤU TRÚC LỆNH

OPTION BUTTON – CHECK BOX

LIST BOX – COMBO BOX



    1. Các Kiểu Dữ Liệu Trong Vb


Trong VB6 có rất nhiều kiểu dữ liệu. Tuy vậy, với phạm vi giáo trình này, chỉ một số kiểu dữ liệu quan trọng và hay sử dụng nhất được đề cập. Các kiểu còn lại sinh viên có thể tham khảo thêm tại phần giúp đỡ (Help) của bộ Visual Studio.

Kiểu dữ liệu

Phạm vi

Byte

0. . 255

Boolean

True / False

Integer

-32,768 … 32,767

Long
(long integer)

Cỡ (+-) 2 tỷ

Double

Cỡ (+-)-10308

Date

1/1/100… 31/12/9999

String

2 tỷ ký tự

Variant





Trong đó:



  • Byte, Integer, Long là các kiểu số nguyên

  • Double là các kiễu số thực.

  • Date lưu giá trị ngày giờ (thứ tự ngày tháng năm phụ thuộc vào quy định của hệ thống trong Control Panel của Windows). Một biến kiểu date có thể chứa giá trị ngày tháng năm, giờ hoặc chỉ chứa giá trị ngày tháng năm

  • Object: để tham chiếu đến một đối tượng nào đó trong chương trình.

  • String: chứa một chuỗi ký tự.

  • Variant: Là loại biến có thể chứa bất kỳ một loại dữ liệu số hoặc chuỗi. Kiểu dữ liệu của nó chỉ xác định khi được gán giá trị.

Tùy theo giá trị thực tế, chúng ta sẽ chọn lọai dữ liệu phù hợp.
    1. Biến (Variable)


Khái niệm: Dùng để lưu các giá trị tính toán được trong quá trình chương trình đang thực hiện. Giá trị lưu trong biến có thể thay đổi trong quá trình sử dụng. Mỗi biến có một tên để phân biệt và thuộc một loại dữ liệu nào đó.

Qui tắc đặt tên biến:



  • Dài tối đa 255 ký tự, có thể dùng chữ cái, chữ số, dấu _ để đặt tên

  • Bắt đầu bằng một chữ cái

  • Không chứa khoảng trắng và các ký tự: +-*/ ! @ # $ % ^ & * ( ) các dấu chấm câu…

  • Không trùng tên với từ khóa

  • Tránh đặt tên biến trùng nhau

  • Tên biến nên rõ ràng, nói lên phần nào mục đích sử dụng của nó

  • Nên bắt đầu bằng ba ký tự viết tắt của kiểu dữ lliệu

Khai báo biến:

  • Dim As

Ví dụ:


  • Dim X As integer

  • Dim a As Double

  • Dim b As Long, D as Long, E as Long

  • Chú ý: Để khai báo nhiều biến, chúng ta phải đưa kiểu dữ liệu lần lượt vào, không thể viết gom đối với VB6

  • Ví dụ:

    • Dim 1a as Integer: khai báo này sai vì tên biến bắt đầu bằng số

    • Dim a- as Integer: khai báo này sai vì tên biến chứa ký tự đặt biệt “-“

    • Dim a,b,c as Integer: khai báo này không hợp lý (a,b : không phải kiểu Integer)

    • Dim a as Integer, b as Integer, c as Integer: khai báo này đúng


Quản lý biến:

  • Trong VB có thể không cần phải khai báo biến trước khi sử dụng, vì khi bắt gặp một tên biến chưa khai báo thì VB tự động tạo ra biến này. Tuy nhiên điều này dễ phát sinh các lỗi trong chương trình mà rất khó phát hiện. Ví dụ như trong đoạn lệnh sau:




    • Dim x As Integer

    • Dim result As Integer

    • X=10

    • Resul=X*2 ‘Dòng lệnh này ta muốn gán giá trị x*2 vào biến result đã khai báo nhưng lại viết thiếu ký tự ‘t’, lúc này VB sẽ tạo ra biến mới Resul.

  • Để tránh tình trạng này ta có yêu cầu VB không tự động tạo ra biến nếu như nó chưa được khai báo bằng cách đặt dòng lệnh Option Explicit trong phần General của cửa sổ code.


Vị Trí Khai Báo Và Phạm Vi Sử Dụng Của Biến


  • Các biến khai báo trong một hàm (SUB): phạm vi sử dụng của các biến này chỉ tồn tại trong SUB khai báo nó.

  • Những biến này xuất hiện trong bộ nhớ khi SUB được gọi thực hiện và xóa khỏi bộ nhớ khi SUB này thực hiện xong. Biến loại này gọi là biến cục bộ.




  • Các biến khai báo khai báo trong phần General của một Form thì nó có tác dụng với bất kỳ một đoạn lệnh nào có trong Form này. Những biến này xuất hiện trong bộ nhớ khi Form được mở và chỉ xóa khỏi bộ nhớ khi Form được ở bị đóng.



  • Một biến muốn có phạm vi sử dụng trong toàn bộ project, thì phải khai báo bằng từ khóa public (có thể khai báo trong Form hoặc module). Những biến này tồn tại trong bộ nhớ từ đầu cho đến khi kết thúc chương trình.



  • Lưu ý: Các biến kiểu số khi được khởi tạo trong bộ nhơ có giá trị =0

    1. Каталог: books -> cong-nghe-thong-tin -> lap-trinh-ung-dung
      cong-nghe-thong-tin -> BÀi thực hành số 1
      cong-nghe-thong-tin -> BÀi giảng cấu trúc máy tíNH
      cong-nghe-thong-tin -> Câu 1: Các thành phần của hệ điều hành, nhân hệ điều hành, tải hệ điều hành
      cong-nghe-thong-tin -> Bài 1 Những khái niệm cơ bản về ngôn ngữ c mục tiêu
      cong-nghe-thong-tin -> Trừ khi người ta cho bạn ngủ trong trạng thái đông lạnh suốt mấy năm vừa qua, nếu không, chắc chắn bạn đã nghe nói nhiều về máy tính và những mối đe dọa từ Internet đối với sự riêng tư của bạn
      lap-trinh-ung-dung -> Mục lục 2 Làm quen với visual basic 9
      cong-nghe-thong-tin -> TÀi liệu html, dhtml và javascript ha noi 9/2008
      cong-nghe-thong-tin -> Hình thức trả lời là chọn 1 hoặc nhiều đáp án đúng. Ứng dụng web
      cong-nghe-thong-tin -> SỞ khoa học và CÔng nghệ ĐĂKLĂk trung tâm tin họC & thông tin khcn

      tải về 5.95 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương