TÀi liệU Ôn thi tốt nghiệp lớP 12 MÔn lịch sử Năm học 2011 2012 Biên soạn: Trương Quốc Tám


Câu 64. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện nào? Nêu nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó



tải về 413.29 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích413.29 Kb.
#1607
1   2   3   4

Câu 64. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện nào? Nêu nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến đó.

-Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện sau :

Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946, vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của kháng chiến.



Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946, Văn kiện này đã vạch rõ tư tưởng cơ bản về chiến tranh nhân dân, và niềm tin tất thắng đối với kháng chiến.

Cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh, viết vào tháng 9-1947, nhằm giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp là : Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cách sinh và tranh sự sự ủng hộ quốc tế
Câu 65.Trình bày cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16

-Tại Hà Nội :

Khoảng 20 giờ ngày 19 – 12- 1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối... làm thành những chướng ngại vật hoặc chiến luỹ chiến đấu.

Trung đoàn thủ đô được thành lập tiến đánh những trật quyết liệt ở nội ở Bắc Bộ phủ, Nhà Bưu điên, chợ Đồng Xuân …Quân dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, diệt và làm bị thương hàng ngàn tên địch, phá huỷ hàng cục xe cơ giới…

Sau hai tháng chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, ngày 17- 2- 1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân ra hậu phương an toàn.

- Ở các đô thị khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng... quân ta đã tiêu diệt nhiều tên định.

Câu 66. Trình bày hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2-1951)

Đại hội họp từ ngày 11 đến 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, tham dự có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên.



- Nội dung Đại hội :

Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng :

Thông qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh đã qua.

Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giaiđoạn tới.

Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác - Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.

Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.



- Ý nghĩa Đại hội :

Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".



Câu 67. Hậu phương kháng chiến từ sau Đại hội II của Đảng đã phát triển mọi mặt như thế nào?

- Về chính trị :

- 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập, đã tăng cường hơn nữa tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đ D

Phong trào thi đua yêu nước lan rộng trong các ngành, các giới. Năm 1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất đã bầu chọn 7 anh hùng và hàng chục chiến sĩ thi đua toàn quốc.



- Về kinh tế :

. Năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc và hơn 65vạn tấn hoa màu.

Sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu về công cụ sản xuất, những mặt hàng thiết yếu của đời sống. Năm 1953, ta sản xuất được 3500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ cho bộ đội về thuốc men, quân trang quân dụng.

Chính phủ đã đề ra các chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính ngân hàng, thương nghiệp.

-Về bồi dưỡng sức dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, ta thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở 53 xã thuộc vùng tự do.

-Về văn hoá, giáo dục, y tế :

Về giáo dục, ta tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950) thực hiện theo ba phương châm : phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội.

Về văn hoá, văn nghệ sĩ hăng hái đi sâu vào đời sống chiến đấu và sản xuất, thực hiện lời dạy của Bác Hồ : "Kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến".

Về y tế, Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng nhiều nơi.

Câu 68. Hãy cho biết hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương ?

Từ cuối năm 1953, cuộc kháng chiến của ta đi vào giai đoạn cuối.,giành được những thắng lợi lớn trên mặt trận quân sự, chính trị..., Đảng ta chủ trương mở rộng mặt trận đấu tranh ngoại giao.

Đối với Pháp, đến lúc này do bị thất bại nặng trên chiến trường chúng phải thay đổi thái độ.

Tháng 1-1954 hội nghị ngoại trưởng 4 nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp thoả thuận triệu tập hội nghị quốc tế Giớnevơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và Đông Dương.

- Nội dung Hiệp định Giơnevơ :Ngày 8-5-1954, Hội nghị bắt đầu thảo luận, đến ngày 21-7-1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết. Nội dung cơ bản như sau:

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương, tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.

Cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự.

Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 – 1956. Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.

- Ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ :

Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương, được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.

Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước ; đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.



Câu 68. Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)

- Nguyên nhân thắng lợi :

Cuộc kháng chiến chống Pháp có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

Nhờ có, mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng, lực lðợng vũ trang sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn.

Đó là thắng lợi của tình đoàn kết giữa nhân dân 3 nước Đông Dương trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân khác, cũng như sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.

- Ý nghĩa lịch sử :

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thắng lợi đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.



Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là một đòn mạnh giáng vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc , góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.

Thắng lợi này cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh.
IV.VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

Câu 70. Hãy cho biết tình hình và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 ?

- Tình hình :

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được kí kết, chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp. Ngày 10 – 10- 1954, quân ta tiếp quản Hà Nội; ngày 1 - 1 - 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô.

Ngày 16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng). Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng.

Giữa tháng 5-1956, Pháp rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng chưa thực hiện Hiệp thương tổng tuyển cử tự do, thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam.

Ngay sau Hiệp định Giơnevơ, Mĩ liền thay thế thực dân Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.



-Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ :

Nhiệm vụ của miền Bắc là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Nhiệm vụ của miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà.

Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền Nam - Bắc là đánh Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.



Câu 71. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng được họp trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu nội dung, ý nghĩa của Đại hội

-Hoàn cảnh lịch sử :

Giữa lúc cách mạng ở hai miền Nam –Bác có những bước tiến quan trọng, Đảng ta đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III diễn ra từ ngày 5 đến 10-9-1960 ở Hà Nội.



Nội dung Đại hội :

Đại hội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.

Cách mạng XHCN ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước.

Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.



Cách mạng hai miền có quan hệ gắn bó mật thiết và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình, thống nhất đất nước.

Đại hội thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 -1965).

Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn được bầu giữ chức Bí thư thứ nhất của Đảng.

Ý nghĩa Đại hội : đường lối của Đại hội là kim chỉ nam là bó đuốc soi đường cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà.

Câu 72. Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí trong bối cảnh lịch sử như thế nào? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định?

- Hoàn cảnh :

Quân và dân miền Bắc đã làm lên trận "Điện Biên Phủ trên không ” đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 của Mĩ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri với.

Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 giữa bốn ngoại trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

- Nội dung hiệp định:

Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.



Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào tháng 1 năm 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân đồng, huỷ bỏ căn cứ quân sự ở, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị .



Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt .

Hoa Kì cam kết đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.



- Ý nghĩa :

Đây là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (Mĩ đã cút tạo ĐK để ta tién lên đánh cho nguỵ nhào )

Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 73. Hãy cho biết âm mưu, hành động mới của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari ? Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam chống âm mưu và hành động mới của Mĩ diễn ra như thế nào?

- Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :

Với Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước ( ngày 29-3-1973), nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.



Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm" vùng giải phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam :

- Những tháng đầu sau Hiệp định Pari: địch "bình định - lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" => trên một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

Tháng 7-1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.



Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.



Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.



Câu 74. Hãy cho biết điều kiện lịch sử Đảng ta đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam? Nêu nội dung, ý nghĩa của chủ trương, kế hoạch đó

-Điều kiện lịch sử :

Sau Hiệp định Pari, nhất là từ cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng miền Nam : Mĩ phải hết rút quân về nước.

Thực tế sau thắng lợi Phước Long (6-1-1975) với sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ là điều kiện thuận lợi cho cách mạng miền Nam.

-Nội dung:

Bộ Chính trị từ Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và năm 1976.

Bộ Chính trị cũng nhận định cả năm 1975 là thời cơ và chỉ rõ: "Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975".

Bộ Chính trị nhấn mạnh sự cần thiết phải tranh thủ thời cơ để đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt các cơ sở kinh tế, công trình văn hoá… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.



- Ý nghĩa: Chủ trương kế hoạch giải phóng miền Nam của Bộ Chính trị đã thể hiện rõ sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng. Chủ trương đó thực sự là ngọn đuốc soi đường dẫn đến đại thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Câu 75. Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975

- Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 24-3) :

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ, nhưng địch ở đây nhận định sai hướng tiến công của quân ta và có nhiều sơ hở.

Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột trận then chốt mở màn chiến dịch và giành thắng lợi (trước đó ngày 4-3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum).

Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.

Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3) :

Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Ngày 21-3-1975, quân ta đánh thắng vào căn cứ địch ở Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26-3, ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29-3-1975, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, 3 giờ chiều ta giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.

Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và quân chủ lực, đã nổi dậy dánh địch, giành quyền làm chủ.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4) :

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến” quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975); chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phóng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống Sài Gòn ngày 28-4 đã phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy, theo phương thức "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Ngày 2-5, Châu Đốc, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
Câu 76. Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Nguyên nhân thắng lợi 

Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước thắng lợi trước hết là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối quân sự, chính trị, ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.



Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc kháng chiến.

Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

Sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ to lớn, của các lực lượng cách mạng, hoà bình, dân chủ trên thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác.

- Ý nghĩa lịch sử

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ khi cách mạng tháng Tám năm 1945, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước.



Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của lịch sử dân tộc- kỷ nguyên đất nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của ta thất bại nặng nề của đế quốc Mĩ, có tác động mạnh đến tình hình nước Mỹ và thế giới là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào cách mạng trên thế giới nhất là đối với phong trào giải phóng dân tộc.


V.VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

Câu 77. Hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn của cách mạng ở hai miền Nam-Bắc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ?

-Ở miền Bắc

Thuận lợi: trải qua hơn 20 năm (1954 -1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất -kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

Khó khăn: cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

-Ở miền Nam

Thuận lợi: miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương bị sụp đổ.

Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản.



Khó khăn :

Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn tồn tại.

Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang... Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người…

Miền Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

động văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương
Câu 78. Công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975 - 1976) diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của công cuộc thống nhất về Nhà nước ?

Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất.

Đáp lại nguyện vọng của nhân dân cả nước, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 -1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) ở Sài Gòn đã nhất trí thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 – 7- 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Quốc hội khoá VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca".

Quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn -Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (và Hiến pháp của nước CHXHCN chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980).

Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

- Ý nghĩa :

Đất nước đã thống nhất về mặt Nhà nước, tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dụng chủ nghĩa xã hội.

Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ đối ngoại.


Câu 79. Hãy cho biết hoàn cảnh trong nước và thế giới khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới?

-Hoàn cảnh trong nước :

Trải qua 10 năm thực hiện hai kế hoạch 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 - 1980 và 1981 - 1985), ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song gặp không ít khó khăn đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nhất là về kinh tế xã hội.

Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, đẩy mạnh cách mạng XHCN tiến lên, Đảng ta phải tiến hành đổi mới

-Hoàn cảnh thế giới:

Đổi mới còn xuất phát từ sự thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.

Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước XHCN khác.

Xu thế thế giới lúc bấy giờ: nhiều nước tiến hành cải cách như cải cách ở Trung Quốc 1978, cải tổ ở Liên Xô 1985, đã tác động đến nước ta.


Câu 80. Nêu nội dung đường lối đối mới kinh tế và chính trị của Đảng ta

Đổi mới của Đảng được đề ra đầu tiên tại Đại hội VI (12-1986).



-Đường lối đổi mới kinh tế:

Xây dựng nền kinh tế nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ.

Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa; xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.



-Đổi mới chính trị:

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền dân chủ nhân dân.

Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác.
Câu 81. Trình bày những thành tựu và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1986-1990

-Thành tựu :

Công cuộc đổi mới ở nước ta bước đầu đạt được thành tựu, trước tiên là trong việc thực hiện các mục tiêu của Ba chương trình kinh tế :

Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến năm 1989, chúng ta đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu. Sản lượng lương thực năm 1988 đạt 19,5 triệu tấn, đến năm 1989 đạt 21,4 triệu tấn.

Hàng hoá trên thị trường, nhất là hàng tiêu dùng, dồi dào, đa dạng và lưu thông tương đối thuận lợi, bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh. Từ năm 1986 đến năm 1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Năm 1989, ta xuất khẩu 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến gần đến mức cân bằng với xuất khẩu.

Đã kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nếu chỉ số tăng giá bình quân hằng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. Nhờ đó, các cơ sở kinh tế có điều kiện thuận lợi để hạch toán kinh doanh.

Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trương có sự quản lí của Nhà nước... tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.

- Hạn chế, yếu kém

Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn ở mức cao, lao động thiếu việc làm tăng, hiệu quả kinh tế thấp, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn kéo dài.

Chế độ tiền lương bất hợp lí, đời sống của những người sống chủ yếu bằng tiền lương hoặc trợ cấp xã hội và của một bộ phận nông dân bị giảm sút.

Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng, ăn hối lộ, mất dân chủ…còn



nặng nề và phổ biến.




tải về 413.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương