Tại Gia Bồ Tát Giới Kinh (Ưu Bà Tắc Giới Kinh)


I. Sự quan hệ giữa Phật giáo và nhân sinh



tải về 0.93 Mb.
trang2/24
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.93 Mb.
#12474
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24

I. Sự quan hệ giữa Phật giáo và nhân sinh:


          a. Thân người khó được, Phật pháp khó nghe: Thực sự mà nói, Đức Phật thuyết pháp, không phải chỉ vì loài người trên địa cầu này, mà là vì tất cả chúng sanh. Cho nên trong kinh có nói: “Vì tất cả chúng sanh trong cùng tận hư không vô biên thế giới mà thuyết pháp.” Hiện nay Phật pháp được lưu truyền trên thế giới này là do Đức Phật Thích Ca, bậc thị hiện thành Phật trong nhân gian, giảng nói. Tuy cũng chỉ là một loại chúng sinh, thế nhưng loài người lại có những ý nghĩa thù thắng. Đức Phật Thích Ca thị hiện thân người thuyết pháp, phần lớn là nhắm vào loài người mà nói. Đức Phật nói: "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe," là muốn xác định rằng sinh ra làm người không phải dễ dàng. Nếu dùng Phật pháp quan sát loài người, thì quả thật loài người có nhiều ưu điểm. Thế nhưng, sinh được làm người chưa chắc được nghe Phật pháp. Nếu như không nghe được Phật pháp, sẽ không biết được giá trị của nhân sinh, và như thế, cả một đời người sẽ trở thành luống uỗng. Cần phải nghe Phật pháp thì mới biết được: sự tạo nghiệp sẽ đưa đến quả báo, đời ày qua đời khác, nối tiếp tương tục. Có nhân có quả thì mới sanh được thân người, thế nhưng thân người lại là vô thường. Nếu như trong đời người, hoặc làm ác, hoặc làm thiện, hoặc phát tâm cầu giải thoát, hoặc phát tâm Bồ đề, tức có thể chuyển sinh vào ác thú, thiện thú, hoặc thành A la hán, Bích chi phật, nhẫn đến thành Bồ tát hoặc thành Phật. Đây là do nghe được Phật pháp, mới biết được ý nghĩa sâu rộng của nhân sinh, và do đây mới thấy được quan hệ mật thiết giữa Phật pháp và nhân sinh.

          b. Nhân loại là chìa khóa của các sự tội phúc, phàm thánh: Con người chỉ là một loại trong vô số loại chúng sinh. Phật pháp thường chia chúng sinh làm mười loại, tức là tứ thánh, lục phàm. Tứ thánh là A la hán, Bích chi phật, Bồ tát và Phật. Bốn bậc thánh này đã vượt thoát được luân hồi sanh tử, còn những chúng sanh đang ở trong luân hồi thì gọi là lục phàm, tức là trời, người, a tu la, ngạ quỷ, súc sanh và địa ngục. Trong lục phàm, chỉ có trời là cao hơn người, còn ở dưới người thì có bốn loài: a tu la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục, còn gọi là bốn ác thú, tức là những chúng sanh đang thọ ác báo. A tu la, dịch là phi thiên, loại này, người bình dân thường gọi là thần, có phước báo gần như trời, nhưng không có uy đức như loài trời. Loại này tính tình hung hăng, ưa thích đấu tranh, thành thử thường hay thọ khổ. Dưới nữa là loài súc sanh, tức là loại chim muông cầm thú, mà chúng ta thường gọi là động vật. Đây là loại chúng sanh [duy nhất] mà loài người thấy được. Ngoài ra còn những chúng sanh mà loài người không thấy được, tức là chúng sanh ở cõi u minh, là hai loài ngạ quỷ và địa ngục. Hai loại chúng sanh này toàn là thọ khổ báo. Nói chung, trong mười loại chúng sanh, người và trời đứng ở chính giữa. Về phương diện hưởng thọ phước báo loài trời trội hơn loài người, thế nhưng về phương diện năng lực sáng tạo của thân tâm, thì loài trời lại kém hẳn loài người. Nếu tạo nghiệp ác thì có thể sẽ trong nhiều đời nhiều kiếp thọ ác báo, còn nếu tạo nghiệp thiện, hoặc gặp được Tam bảo, nghe pháp, trì giới, v.v..., thì có thể sẽ trong nhiều đời nhiều kiếp hưởng thọ phước báo. Hơn nữa, từ địa vị phàm phu vượt lên địa vị thánh nhân, thì chỉ có loài người là có thể làm được. Điều này trong nhiều kinh luận khác đã nói rõ.

          Từ dị sanh tánh [tức lục phàm] mà có thể sanh khởi thánh đạo, thì chỉ có loài người mới có khả năng, còn các loài loài dị sinh khác không thể làm được, do vì loài người có thể tu tập bố thí, trì giới, đa văn, v.v..., rất nhiều công đức, mà dù là loài trời cũng không thể sánh bằng. Đây là công năng thù thắng của nhân loại, cho nên gọi nhân loại là chìa khóa mở vào bốn đường thánh cùng năm đường phàm kia. Ý nghĩa như thế của nhân sinh, chỉ có Phật giáo là phát huy đến chỗ cùng cực. Nếu không có Phật pháp thì không thể biết được loài người có hy vọng siêu phàm nhập thánh.

          c. Giáng sinh nhân gian thành Phật thuyết pháp: Phật pháp là do Đức Thích Ca Mâu Ni nói ra, sau khi Ngài giáng sinh nhân gian, chứng thành Phật quả. Đức Phật có ba thân, là pháp tính thân, thọ dụng thân, và biến hóa thân. Pháp tính thân và thọ dụng thân của Phật bao trùm khắp mọi nơi, không có hình tướng để có thể thấy được. Còn như biến hóa thân, thị hiện tám tướng thành đạo [1] , tức là thân của Đức Phật mà nhân loại có thể nhìn thấy. Thân này là do Bồ tát tối hậu thân, từ trời Đâu xuất giáng sinh nhân gian, xuất gia tu đạo, thành Phật thuyết pháp. Từ tám tướng thành Phật này mới có Phật pháp được lưu truyền. Thế nhưng, Phật pháp không những lưu truyền ở nhân gian, mà còn lưu truyền ở thiên cung, long cung, v.v... Nhân vì sự thị hiện thành Phật, thuyết pháp độ sinh đều ở tại nhân gian, do đó chúng ta thấy được Phật pháp và nhân gian có một quan hệ mật thiết. Trưởng giả Bùi Hưu, khi viết bài tựa cho kinh Viên Giác, đã có câu: "Chư thiên chánh lạc, tu la phương sân, quỷ thần trầm u tù chi khổ, súc sinh hoài duật dứu chi bi, kỳ năng chỉnh tâm lự, thú Bồ đề, duy nhân đạo vi năng." Nghĩa là: loài trời chỉ lo hưởng lạc, tu la thì sân hận đấu tranh, quỷ thần chìm trong cõi khổ não tối tăm, súc sanh thì sống trong nỗi sợ hãi kinh hoàng. Còn như có thể tu sửa thân tâm, tiến bước trên con đường Bồ đề, thì chỉ có loài người là có khả năng. Cho nên biết rằng, Phật pháp tuy là vì tất cả chúng sanh, thế nhưng từ sự quan hệ thù thắng mà nói, thì loài người là chỗ Phật pháp có thể nương cậy, còn Phật pháp lại là vật cần thiết nhất cho loài người. Cho nên nhân sinh đối với Phật pháp, cần phải nghiên cứu thấu triệt, và y vào đó mà tu hành.




tải về 0.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương