Thuyết minh dự ÁN: CẢi tạO, XÂy dựng bệnh viện an bình (GĐ2)



tải về 2.72 Mb.
trang37/43
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích2.72 Mb.
#52547
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   43
TM BPTC PHẦN NGẦM - THÂN

4. Coffa cột

  • Gia công thành từng mảng có kích thước bằng kích thước của 1 mặt cột.

  • Ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

  • Giữa các mảng ván khuôn liên kết với nhau thành hình dạng kết cấu bằng hệ thống gông. Khoảng cách giữa các gông được thiết kế chống lực xô ngang.

  • Cách lắp ghép :

  • Vạch mặt cắt cột lên chân sàn, nền.

  • Dựng lần lượt các mảng phía trong rồi đến các mảng phía ngoài rồi hàn liên kết 4 mảng với nhau , lắp gông và nêm chặt.

  • Dùng dọi kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột.

  • Cố định coffa cột bằng các neo hoặc cây chống.

  • Coffa cột chống đỡ ở gần đỉnh cột, giữa chiều cao cột và tại chân cột. Cây chống ván khuôn cột được làm bằng cây chống thép.

  • Tính toán, kiểm tra và cấu tạo: ( Xem bảng tính chi tiết)

5. Coffa dầm, sàn

  • Ván khuôn sàn được cấu tạo từ những tấm ván (rãi kín diện tích sàn cần đổ bê tông) được đỡ bởi hệ xà gồ, sườn và cột chống. Khoảng cách giữa các xà gồ, khoảng cách giữa các cột chống đỡ xà gồ phải được tính toán chính xác đảm bảo khả năng chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của ván khuôn sàn.

  • Để thuận tiện trong việc tháo ván khuôn thành dầm (ván khuôn không chịu lực khi bê tông đạt cường độ 25kG/cm2) hệ xà gồ đỡ ván khuôn sàn bố trí vuông góc với ván khuôn sàn. Hai xà gồ ở bên dầm và gần dầm nhất được bố trí cách mép ván sàn (bên dầm) một khoảng từ 250 – 300mm, để thuận tiện cho việc tháo ván khuôn thành dầm và không làm yếu ván khuôn sàn.

  • Ván sàn được đặt lên ván thành dầm. Xung quanh chu vi sàn được bố trí ván diềm. Ván diềm đóng vai trò ngăn cách giữa ván khuôn sàn và ván khuôn dầm có tác dụng điều chỉnh kích thước sàn và tạo điều kiện thuận lợi trong việc tháo dỡ ván khuôn.

  • Dầm thường đổ bê tông đồng thời với sàn, do đó ván khuôn sàn thường được cấu tạo và lắp dựng đồng thời với ván khuôn sàn. Ván khuôn dầm thường có ván khuôn đáy dầm và ván khuôn thành dầm.

  • Ván khuôn thành dầm thường có cấu tạo và tính toán như ván khuôn thành móng, khi dầm có chiều cao nhỏ thường bố trí hệ khung đỡ theo cấu tạo và phù hợp với các khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm. Khi dầm có chiều cao lớn cần được cấu tạo theo tính toán và phù hợp với khả năng chịu lực của ván khuôn. Ngoài hệ khung đỡ người ta có thể sử dụng thanh văng ngang và dây néo.

  • Ván khuôn dầm được đỡ bởi hệ thanh ngang và cột chống đáy dầm, khoảng cách giữa các cột chống giữa các đáy dầm phải được cấu tạo chính xác đảm bảo khả năng chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của ván khuôn đáy dầm.


tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương