Thuyết minh dự ÁN: CẢi tạO, XÂy dựng bệnh viện an bình (GĐ2)


- AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH



tải về 2.72 Mb.
trang34/43
Chuyển đổi dữ liệu30.06.2022
Kích2.72 Mb.
#52547
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   43
TM BPTC PHẦN NGẦM - THÂN

- AN TOÀN TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

  1. ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN VẬN HÀNH

  • Có tuổi trong độ tuổi lao động do nhà nước quy định.

  • Đã qua kiểm tra khám sức khoẻ bởi cơ quan y tế.

  • Được đào tạo chuyên môn phù hợp, được huấn luyện ATLĐ và có các chứng chỉ kèm theo. ( gồm người lái, người làm tín hiệu, người móc tải). Định kỳ 12 tháng 1 lần những người này phải được huấn luyện và kiểm tra kiến thức chuyên môn và an toàn.

  • Được giao quyết định điều khiển cần trục bằng văn bản có chữ ký của giám đốc.

  • Công nhân làm việc trên cần trục tháp phải sử dụng đúng và đủ các BHLĐ được cấp theo chế độ gồm : áo, quần, dày, mũ.. ..vv

    1. ĐỐI VỚI THIẾT BỊ CẦN TRỤC THÁP

  • Trước khi vận hành phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật hoàn hảo của các chi tiết và thiết bị quan trọng của cần trục tháp, thử lần lượt từng bộ phận của nó ở tình trạng không tải xem nó có hoạt động bình thường hay không. Chú ý xem xét tình trạng chất lượt của móc, cáp dây tiếp đất, trụ chắn khống chế hành trình, bộ phận chặn hoặc chống lật cần, thiết bị chống tự di chuyển, thắng hãm các loại,… Nếu có bộ phận nào hư hỏng phải báo cáo cho người phụ trách để tìm biện pháp khắc phục xong thì mới được vận hành.

  • Trong khi làm việc ngoài trời cửa buồng lái phải được đóng lại và có khóa (chốt). Cửa kính buồng lái phải được lau sạch thường xuyên.

  • Phải che chắn các bộ phận:

  • Truyền động bánh răng, xích, trục vít.

  • Khớp nối bulong và chốt lồi ra ngoài.

  • Các khớp nối nằm gần chỗ người qua lại.

  • Trống (tambour) cuộn cáp nằm gần người lái lối đi lại nhưng không được làm cản trở người lái theo dõi cáp cuộn trên tang.

  • Các trục truyền động có thể gây nguy hiểm.

  • Phải bao che các phần mang dò điện hở mà còn người có thể chạm phải trong buông điều khiển.

  • Công tác hạn chế hành trình của có cấu di chuyển phải được cài đặt sao cho việc ngắt động cơ xảy ra ở cách trụ chắn một khoảng không nhỏ hơn toàn bộ quãng đường thắng (phanh).

  • Khi cho cần trục tháp làm việc trong vùng bảo vệ của đường dây điện phải có phiếu thao tác. Phiếu phải ghi rõ các biện pháp an toàn, trình tự thực hiện các thao tác, vị trí đặt cần trục tháp. Phiếu này do thủ trưởng đơn vị sử dụng cần trục tháp ký và giao trực tiếp cho người lái.

  • Cấm thiết bị nâng làm việc dưới đường điện cao thế.

  • Khi di chuyển hay bắt buộc phải bố trì cần trục tháp đứng làm việc dưới đường dây điện hạ thể phải đảm bảo khoảng các tối thiểu từ thiết bị nâng đến dây không nhỏ hơn 1m.

  • Trước khi bắt đầu làm việc phải báo cho người không có trách nhiệm ra khỏi khu vực nâng, chuyển và hạ tải.

  • Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu đủ sáng cho khu vực làm việc, công tác đền phải bố trí ở chân cần trục tháp. Ngoài ra phải có đèn chiếu sáng đầy đủ cho buồng điều khiển với mạng điện riêng để khi ngắt điện cần trục tháp không làm tắt đèn.

  • Nghiêm cấm.

  • Lên xuống thiết bị nâng khi đang di chuyển.

  • Nâng tải trong trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép, vật nâng bị vướng các vật xung quang.

  • Nâng hạ tải, di chuyển tải khi có người đang đứng trên tải (để cần bằng hay sửa chữa lại dây buộc).

  • Nâng tải đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, tải đang liên kết với vật khác bằng bulong hoặc liên với bê tông.

  • Kéo lê tải trên mặt sàn, mặt đất, trên đường ray (khi cáp nâng tải xiên), vừa nâng, vừa xoay hoặc di chuyển tải nếu hồ sơ kỹ thuật của nhà chế tạo không cho phép làm điều đó, di chuyển ngang tải, khi tải nằm cao hơn chướng ngại vật nhỏ hơn 0.5m.

  • Dùng móc để gỡ cáp, xích đang bị tải đèn lên.

  • Xoay và điều chỉnh các tải dài và cồng kềnh khi nâng và hạ tải mà không có các công cụ chuyên dùng thích hợp. Chỉ được phép điều chỉnh tải khi nó các sàn khoảng 0.2m và cách người thực hiện không ít hơn 1m.

  • Đưa tải lên (hoặc xuống) qua lỗ cửa hoặc ban công (trường hợp không có sàn nhận tải) khi chưa có người giám sát tải ra tín hiệu.

  • Khi xem xét kiểm tra, và điều chỉnh các cơ cấu, thiết điện hoặc xem xét sửa chữa các kết cấu kim loại phải ngắt cầu dao dẫn điện hoặc tắt máy (đối với các kiểu dẫn điện không phải bằng điện).

  • Khi ngừng làm việc không cho phép treo tải lơ lửng. Kết thúc công việc phải tắt máy và đưa móc tải lên cao khỏi không gian có người và các thiết bị khác đang hoạt động. Thu dọn nơi làm việc gọn gàng, làm vệc sinh, ghi sổ nhật ký ca rồi ký trước khi giao cho người của ca sau. Sau khi cần trục tháp dừng hoạt động: Di chuyển xe con vào vị trí gần mâm xoay, khung cần tự quay, ngắt nguồn điện tổng.

  • Quy định trong quá trình nâng cần trục tháp:

  • Trước khi tiến hành nâng đốt thân, cần có giai đoạn chuẩn bị hoàn thiện.

  • Treo bảng cấm người qua lại trong khu vực làm việc của cần trục tháp, cấm cắt điện trong quá trình nâng hạ cần trục tháp, đặt đốt tiêu chuẩn vào dọc theo đường cần với, điều chỉnh khe hở lồng nâng, và thân tháp cho hợp lý, thử độ tin cây của hệ thống bơm thủy lực.

  • Cẩu đặt một đốt vào sàn dẫn đốt phí trước (vị trí cửa sổ khung lồng).

  • Dùng 1 khung thân cần trục tháp khác làm đối trọng treo ở tầm thích hợp để cần bằng cần trục tháp (điều chỉnh xe con tới vị trí cần bằng của cần trục trước với khung cần sau.)

  • Kiểm tra các chốt đỡ lồng trượt rồi vận hành ty ben đẩy lồng trượt lên cao, co duỗi, điều chỉnh kích để đạt khoảng trống cần thiết cho việc đưa khung thân tháp vào.

  • Đưa đoạn thân tháp vào lắp, hạ ty ben xuống sao cho các chân khu tháp khớp với nhau rồi mới đóng ắc, khóa chốt.

  • Lặp lại các thao tác trên để lắp các đoạn thân tháp cho tới chiều cao cần lắp.

  • Cấm quay cần, di chuyển xe con, nâng hạ tải khi khung lồng đang trong quá trình nâng hạ (ty ben đang vận hành).

  1. QUY ĐỊNH VỀ VẬN HÀNH

  • Người thợ vận hành cần trục phải được đào tạo về chuyên môn và huấn luyện về ATLĐ. Phải tuyệt đối tuân thủ quy định về lắp dựng, tháo dỡ, vận hành và nội quy an toàn chung về cần trục tháp.

  • Tại các công trinh xây dựng, thợ vận hành và thợ xi nhan phải học lại tín hiệu xi nhan.

  • Người thợ vận hành phải tuân thủ mọi tín hiệu của thợ xi nhan và không tuân thủ tín hiệu bất kỳ của người nào khác ,trừ trường hợp đó là tín hiệu ‘STOP”.

  • Trong trường hợp sửa chữa máy, người thợ vận hành chỉ tuân thủ tín hiệu của tổ trưởng lắp dựng, hay công việc cần mà BCH yêu cầu.

  • Trong quá trinh làm việc, trước khi nâng hàng thợ lái cần trục thường xuyên kiểm tra việc móc hàng có đung yêu cầu kỹ thuật không.

  • Sau ca làm việc thợ lái cẩu phải ghi vào nhật ký máy những sự cố, những trục trặc dù lớn hay nhỏ trong ca làm việc.

  • Thợ lái cẩu phải tham gia các kỳ bảo dưỡng hoặc sửa chữa cẩu tháp.

  • Thợ lái cẩu phải biết trọng lượng mà minh chuẩn bị thao tác nâng.

  • Trước khi nâng hàng, lái cẩu phải chú ý tới những vật cẩu có bề mặt cản gió lớn, làm ảnh hưởng tới việc quay.

  1. Trước khi vận hành:

  • Cabin phải được chiếu sáng, cho phép người lái nhìn rõ các chỉ dẫn vận hành và điều khiển.

  • Các cửa số phải sạch sẽ, đạm bảo sự trong suốt khi quan sát vật nâng.

  • Không được để các vật che khuất tầm nhìn từ trong Cabin.

  • Kiểm tra lại nhật ký máy, phải xác nhận tinh trạng cẩu tốt, không có vấn đề gì trục trặc, nếu có vấn đề gì vướng mắc phải xử lý ngay.

  • Kiểm tra bằng mắt tòan bộ kết cấu thép ( Thân tháp, cần, bệ quay,các hệ

thống tời và các chi tiết khác).

  • Kiểm tra bằng mắt các loại cáp, cáp móc hàng, móc cẩu.

  • Khi kiểm tra cẩu phải chú ý đến hệ thống phanh tời hàng.

  • Kiểm tra độ ốn định của cáp nằm trong tang cáp.

  • Kiểm tra hệ thống chống sét.

  • Kiểm tra độ ốn định của đối trọng.

  • Kiểm tra bằng mắt về móng cẩu.

  • Nhả công tắc, mở phanh quay để đưa phanh về vị trí làm việc (trường hợp đã cắt phanh quay bằng tay).

  • Cho cẩu hoạt động không tải ở mọi thao tác ở tốc độ thấp.

  • Kiểm tra lại các công tắc hạn chế hành trình (công tắc chiều cao nâng, công

tắc di chuyển xe).

  • Thợ lái cẩu chỉ được phép hoạt động khi không còn bất kỳ sự cố lớn hay nhỏ nào nữa.

  1. Trong khi làm việc:

  • Thợ lái cẩu phải tuân thủ các quy trình vận hành.

  • Thợ lái cẩu được phép sự dụng hai thao tác.

  • Nâng và hạ hàng phải nhẹ nhàng, không được nâng và hạ tải bị giật hoặc lắc khi hàng lắc không được thêm bất cứ thao tác nào.

  • Tuyệt đối cấm chuyển nhanh thao tác từ nâng hàng sang hạ hàng hoặc ngược lại và tương tự đối với tời xe con.

  • Phải thường xuyên theo dõi độ ốn định của cáp nằm trong tang.

  • Không cho phép nâng hay hạ hàng khi cáp xoắn.

  • Phải cho cẩu ngừng hoạt động ngay khi cẩu có bất cứ sự cố gì.

  • Trước khi đưa hàng vào khu vực có người phải thông báo bằng tín hiệu còi.

  • Tuyệt đối không được nâng hàng quá tải trọng tương ứng với tầm với của nó.

  • Không nâng hàng khi chưa biết tải trọng của nó.

  • Khi đưa hàng vào vị trí khuất tầm nhìn ,lái câu phải tuân thủ tín hiệu của xi nhan.

  • Trong trường hợp xây ra tai nạn phải dừng máy, giữ nguyên hiện trường. Trường hợp hàng đang treo hay rào chắn làm nguy hại tới người lao động, phải thông báo ngay với cán bộ có chức năng đê được thao dỡ.

  • Trước khi nâng hàng, phải điều chỉnh cáp theo phương thẳng đứng mới được nâng.

  • Khi nâng hàng gần đạt đến tải trọng tối đa, cần phải nâng lên khoảng cách 100mm, giữ lại vị trí đó và xác định phanh làm việc tốt, khi đó mới nâng tiếp.

  • Khi có hai câu làm việc gần nhau, khoảng cách tối thiêu là 2m.

  • Chú ý đê đèn báo không khi làm việc ban đêm.

  • Phải ngừng làm việc khi có gió lớn hơn hoặc đạt tối đa 72km/h.

  • Trong trường hợp đang câu mà gặp sự cố kỹ thuật và hàng đang treo thì phải hạ hàng xuống, trường hợp không thê hạ hàng được thì phải có biện pháp che chắn khu vực bên dưới hàng.

  • Khi treo lên câu không được cầm bất cứ vật gì. Phải có túi xách đựng rồi trèo lên.

  • Khi hết ca hay nghỉ trưa, phải cắt điện, khóa Cabin và ấn nút mở phanh quay.

  • Phải cho câu ngừng hoạt động khi có gió bão cấp 5.

  1. Những điều nghiêm cấm:

  • Lên xuống thiết bị nâng khi nó đang di chuyển.

  • Nâng tải trọng trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc lên một bên của móc kép.

  • Nâng hạ tải, di chuyên tải khi có người đang đứng trên tải (đê cân băng hay sửa chữa lại dây buộc).

  • Nâng tải đang bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, tải đang liên kết với các vật khác băng bu lông hoặc liên kết với bê tông.

  • Kéo lê tải trên mặt đất, mặt sàn, trên đường ray (khi cáp nâng tải xiên), vừa nâng vừa quay hoặc di chuyên tải nếu hồ sơ kỹ thuật củanhà chế tạo không cho phép làm điều đó, di chuyên ngang tải khi tải năm cao hơn chướng ngại vật nhỏ hơn 500mm.

  • Dùng móc để gỡ cáp, xích đang bị tải đè lên.

  • Xoay và điều chỉnh các tải dài và cồng kềnh khi nâng chuyển và hạ tải mà không có các công cụ chuyên dùng thích hợp. (Chỉ được phép điều chỉnh tải khi nó cách sàn khoảng 200mm và cách người thực hiện không ít hơn l m).

  • Đưa tải lên xe khi người lái chưa ra khỏi ca-bin, qua lỗ cửa hoặc ban công khi không có sàn nhận tải.


  1. tải về 2.72 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   43




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương