Thuận châu- miềN ĐẤt và con ngưỜi mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được a. Về kiến thức


II. Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIV (4-1989)



tải về 333.53 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích333.53 Kb.
#27536
1   2   3   4   5

II. Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIV (4-1989)

1. Bối cảnh chung

Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh trong huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự nghiệp đổi mới chung của tỉnh và của cả nước.

Thi hành Chỉ thị 37-CT/TW và Hướng dẫn số 12 của Tỉnh uỷ Sơn La về tổ chức Đại hội Đảng bộ cơ sở và chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV.

2. Diễn biến, kết quả

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Thuận Châu khoá XIV diễn ra từ ngày 6/4 đến ngày 8/4/1989, về dự có 175 đại biểu thay mặt cho hơn 2.000 đảng viên trong toàn huyện về dự.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 34 đồng chí. Đồng chí Hà Nhịn được bầu làm Bí thư, hai đồng chí Nguyễn Văn Tư và Lường Văn Thiết làm Phó Bí thư.

3. Tình hình kinh tế-xã hội từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV

a. Phương hướng, nhiệm vụ

Đại hội xác định phương hướng chung là “kiên quyết tạo ra những bước ngoặt cụ thể nhằm từng bước tạo sự biến đổi về vật chất, sự phát triển kinh tế - xã hội ngay từ cơ sở đến từng ngành và toàn huyện, đảm bảo chuyển nhanh từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá và hạch toán kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, từng bước xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, bảo đảm ổn định đời sống nhân dân, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế, văn hoá phù hợp với điều kiện địa phương, tạo cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ các năm sau”.



b. Kết quả đạt được

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV, toàn Đảng bộ ra sức khắc phục khó khăn về thừoi tiết, vốn đầu tư và tiền mặt, chú trọng sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu thâm canh và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào sản xuất. Do vậy đã tạo ra được triển vọng lớn cho Thuận Châu trong thực hiện chương trình lương thực, làm chuyển biến nhận thức của nhân dân, phá vỡ thế độc canh và cơ chế bảo thủ trì trệ, hình thành ý thức sản xuất hàng hoá trong nông dân.

Thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý cơ chế trong nông nghiệp đã đem lại kết quả, khẳng định sự đúng đắn của nghị quyết là động lực phát triển nông nghiệp của huyện. Sức sản xuất được sử dụng có hiệu quả hơn, tư liệu sản xuất như sức kéo, công cụ, đặc biệt là ruộng đất được giao đến hộ nông dân, bộ máy quản lý hợp tác xã bớt cồng kềnh, thu nhập của nhân dân ngày càng tăng. Kinh tế hộ gia đình được khuyến khích phát triển, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống và tăng sản phẩm cho xã hội, từ đó xuất hiện nhiều hộ gia đình làm kinh tế giỏi như ở Chiềng Pha, Phỏng Lái...

Sản xuất lương thực trong huyện tăng nhanh, đặc biệt là việc đưa vào gieo trồng các giống lúa mới, tăng năng xuất, sản lượng. Cây công nghiệp tiếp tục được duy trì và mở rộng, cây chè phát triển mạnh ở Phỏng Lái, Chiềng Pha, cây ăn quả được trồng ở khắp nơi và trở thành phong trào rộng lớn nên khối lượng hoa quả tăng mạnh, nhưng việc quy hoạch và chế biến chưa được chú ý. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển, mở rộng.

Mạng lưới giao thông được mở rộng, tuyến đường Co Mạ- Thuận Châu được hoàn thành, vận tải phát triển mạnh, khối lượng hành khách và hàng hoá tăng, chất lượng phục vụ tốt. Thông tin bưu điện thông suốt, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của các cấp, các ngành.

Giáo dục và đào tạo: Thực hiện nghị quyết “Đẩy mạnh công tác giáo dục” của Tỉnh uỷ Sơn La (7-1998), Thuận Châu vẫn duy trì đủ các ngành học, cấp học và có những chuyển biến đáng kể. Hệ thống lớp học cắm bản được mở rộng và phát huy tác dụng. Nhân dân đã nâng cao nhận thức về công tác giáo dục; phong trào thi đua “dạy tốt- học tốt” được chú trọng chỉ đạo.



c. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nền kinh tế - xã hội huyện Thuận Châu vẫn còn nhiều yếu kém:

Kinh tế nông nghiệp chỉ tập trung phát triển mạnh ở một số địa bàn thuận lợi về điều kiện tự nhiên, đời sống nhân dân ở vùng sâu, vùng cao còn gặp nhiều khó khăn.

Giáo dục và đào tạo, việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Công tác y tế đã được chú trọng, tuy nhiên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, công tác tổ chức và quản lý còn yếu kém, công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch chưa được chú trọng, dịch bệnh sốt rét còn xảy ra ở diện rộng, tỷ lệ tử vong cao.

Tình trạng di dịch cư, giao thông đi lại khó khăn, hàng hoá thiết yếu chưa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của đồng bào đời sống nhân dân còn bấp bênh.



c. Củng cố, luyện tập.

- GV khái quát lại nội dung bài học.

- Luyện tập:

GV tổ chức một số trò chơi lịch sử: Đoán tên, nhân vật lịch sử; trò chơi giải ô chữ…



d. Hướng dẫn học bài ở nhà.

Tiếp tục nghiên cứu lại nội dung bài học.


----------------------------------

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG – LỚP 9 (Tiết 2)
CHƯƠNG IV. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÂY DỰNG THUẬN CHÂU

NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN (1986-2000)
PHẦN II: ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI, TỪNG BƯỚC ỔN ĐỊNH

VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, TẠO TIỀN ĐỀ CHO SỰ NGHIỆP

CNH-HĐH (1991-2000) VÀ THỰC HIỆN CÁC NGHỊ QUYẾT

ĐẢNG BỘ HUYỆN (TỪ NĂM 2000- 2015)

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được



a. Về kiến thức:

Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XV, XVI; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thuận Châu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp CNH – HĐH (1991-2000).

Tình hình kinh tế - xã hội từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, XVIII và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIX (từ năm 2000 - 2015)

b. Về tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử của huyện Thuận Châu

c. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

2. Chuẩn bị

a. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu các tài liệu tham khảo.

b. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung, sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến bài học.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

b. Bài mới.

I. Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, từng bước ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho sự nghiệp CNH – HĐH (1991-2000).

Trong những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX tình hình thế giới có nhiều chuyển biến ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng nước ta. Đứng trước tình hình đó, tháng 6 – 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đã được triệu tập. Đại hội đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” và “chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Nhằm bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đổi mới của Đảng, đề ra nhiệm vụ và phương hướng cho kế hoạch 5 năm (1991-1995) do đại hội lần thứ VII của Đảng đề ra. Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ IX đã nhóm họp, căn cứ vào tình hình cụ thể Đại hội đã đề ra nhiệm vụ và mục tiêu của tỉnh ta trong 5 năm tới.



1. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thuận Châu lần thứ XV

a) Giai đoạn từ đầu năm 1991 đến tháng 9 - 1991

Từ ngày 28 đến 30-3-1991, Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XV (vòng1) được tổ chức với 189 đại biểu về dự. Đại hội đã thảo luận và đóng góp ý kiến vào các văn kiện dự thảo của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và bầu đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa IX.

Để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi trên nhiều lĩnh vực.

Nông nghiệp: Dưới sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, UBND huyện cùng với sự ra quân đồng bộ của các ngành, các cấp cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân, huyện ta đã đẩy mạnh phong trào khai hoang, phục hóa, cải tạo đồng ruộng. Tiến hành thâm canh tăng vụ, cấy giống lúa mới, làm thủy lợi… chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Việc trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng cũng được đẩy mạnh, tìm ra nhiều cây, con phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của huyện nhà. Vì thế, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi.

Tổng sản lượng lúa chiêm xuân đạt 106% kế hoạch, năng suất bình quân đạt 57.23 tạ/ha. Diện tích hoa màu vượt kế hoạch 3%, cây Ngô tẻ đã được thâm canh đại trà ở các xã. Sửa sang được nhiều kênh mương, đại tu công trình thủy nông Mường Sại. Chăn nuôi phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu lương thực thực phẩm và sức kéo trong nhân dân. Năm 1991, toàn huyện trồng được 289.000 cây phân tán, đạt 144% kế hoạch. Ngoài ra còn trồng được 16ha trẩu, 05 ha xoan, khoanh nuôi bảo vệ được 10.000 ha rừng”.



Công nghiệp: Phong trào nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh được đẩy mạnh.

Thương nghiệp: Việc phân phối, lưu thông hàng hóa, công tác quản lý thu - chi bước đầu có hiệu quả.

Giao thông vận tải: Nhằm đảm bảo giao thông trong mùa mưa lũ, toàn huyện đã bảo dưỡng được 328 km đường giao thông liên bản, liên xã với 10.000 ngày công đóng góp của nhân dân, đào đắp 10.000 m3 đất đá.

Nhờ đó, đã tác động tích cực đến các mặt văn hóa, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Người dân thấy tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng.



b) Giai đoạn từ tháng 10 – 1991 đến tháng 3 – 1994

Từ ngày 23 đến ngày 26-10-1991, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thuận Châu lần thứ XV (vòng 2) được triệu tập với 172 đại biểu tham gia. Quán triệt quan điểm tư tưởng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và phát huy kết quả đã đạt được, Đại hội đã nêu cao tinh thần phê và tự phê với ý trí “tự lực, tự cường, dân chủ, kỉ cương, quyết tâm đổi mới, chiến thắng đói nghèo”. Đại hội đã tập trung trí tuệ, chỉ rõ những yếu kém, khuyết điểm, rút ra những bài học thực tiễn. Đại hội quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu 5 năm (1991-1995) là: tiếp tục ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung, lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu. Khai thác tốt tiền năng thế mạnh của huyện. Chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa ở những nơi có điều kiện, những vùng trọng điểm. Phấn đấu nhịp độ phát triển hàng năm tăng từ 7-9%. Ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân, trước hết là về ăn, ở. Từng bước tạo chuyển biến trên các lĩnh vực xã hội gắn với kinh tế. Đảm bảo về quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định về chính trị, tăng cường các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo hệ thống chính trị và đưa sự nghiệp đổi mới vào cuộc sống.

Đại hội nhất trí phải kết hợp tự lực, tự cường tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế với các địa phương trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài. Vận dụng đúng đắn chính sách đổi mới theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy nhanh phương hướng sản xuất của ba vùng kinh tế: vùng kinh tế động lực gồm các xã dọc quốc lộ số 6 và đường tỉnh lộ Quỳnh Nhai-Thuận Châu, các xã vùng cao Co Mạ và các xã vùng xa xôi hẻo lánh. Trong đó, vùng kinh tế động lực cần tập trung phát triển trước.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 35 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Tư được bầu làm Bí thư, hai đồng chí Nguyễn Duy Ban và Lò Văn Na là Phó bí thư.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XV, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã tích cực thi đua lao động sản xuất nhằm đưa Thuận Châu trở thành huyện giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, tình hình chính trị-xã hội ổn định.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa, Thuận Châu đã mạnh dạn đưa khoa học-kĩ thuật vào sản xuất, nhằm phát huy tiền lực của nhân dân.



Nông nghiệp: Vùng kinh tế động lực của huyện có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng mạnh mẽ. Diện tích đất lúa nương và ruộng năng xuất thấp được chuyển đổi trồng cây công nghiệp, hàng loạt các trang trại như cà phê, chè, dâu tằm… được hình thành. Mô hình kinh tế V-A-C cũng đã được áp dụng làm cho đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đối với vùng cao, việc thực hiện Thông báo số 01 của Hội đồng Bộ trưởng về loại bỏ tệ nạn thuốc phiện và Chỉ thị số 01 (1991) của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “cấm trồng, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và nghiện hút thuốc phiện” đã tạo sự thay đổi lớn có ý nghĩa cách mạng với người dân. Đồng bào H’Mông ở đây về cơ bản đã xóa được tập quán trồng cây thuốc phiện từ lâu đời. Những cây lương thực ngắn ngày như: khoai, sắn, đậu tương… được thay thế góp phần ổn định đời sống nhân dân.

“Đến cuối 1993, Thuận Châu đã trồng được 500 ha dâu và 236 ha cà phê. Sản lượng lương thực toàn huyện tăng từ 26.000 tấn năm 1991 lên 32.258 tấn năm 1993. Cây thực phẩm ngắn ngày được đưa vào canh tác ở các xã Thôn Mòn, Phỏng Lăng, Chiềng Pha, Phỏng Lái…mang lại hiệu quả cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh, nhất là khu vực Thị Trấn”.

Công nghiệp và thủ công nghiệp: Có bước chuyển biến mạnh mẽ đặc biệt trong sản xuất xi măng và thủy điện. Ngoài thủy điện Chiềng Ngàm, còn có các trạm thủy điện nhỏ khác ở các xã: Nậm lầu, Chiềng Bôm, Mường Khiêng, Mường Sại…góp phần cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân. Việc sản xuất gạch, gói, các dịch vụ rèn, mộc, may mặc…tiếp tục phát triển, đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của sản xuất và đời sống.

Tài chính-ngân hàng: được chấn chỉnh và đổi mới, chống thất thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Kinh tế quốc doanh dần thích ứng và giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế. Kinh tế Hợp tác xã được đổi mới phù hợp với địa phương. Kinh tế hộ gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất.



Văn hóa-xã hội: Công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được chú trọng. Ban dân số-kế hoạch được kiện toàn, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhân dân.

Giáo dục-y tế: Giáo dục có chuyển biến, hệ thống lớp cắm bản tăng từ 150 (1991) lên 174 (1993). Số học sinh tăng từ 12.000 em (1991) lên 16.200 em (1993). Cơ sở vật chất trường học được cải thiện góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân qua chương trình: chống sốt rét, bướu cổ, tiêm chủng mở rộng….được chú trọng. Cơ sở vật chất của hệ thống y tế bước đầu được đầu tư, nâng cấp.

Văn hóa thông tin tuyên truyền: Được chú trọng, trạm phát lại truyền thanh, truyền hình được xây dựng góp phần cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Đội văn nghệ được thành lập ở các xã góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thực hiện Quyết định 240 của Hội đồng Bộ trưởng về đấu tranh chống tham nhũng và buôn lậu, từ huyện đến cơ sở đã thành lập Ban chỉ đạo và kiên quyết thực hiện nhằm làm trong sạch đội ngũ cán bộ Đảng nhà nước, gây được niềm tin trong nhân dân.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, Đảng bộ đã đề cao cảnh giác, xây dựng phòng tuyến an ninh nhân dân, coi trọng công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ ba (khóa VII) và nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng được tăng cường, quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra Đảng. Vì thế, chất lượng Đảng viên tăng lên rõ rệt.

Với những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước, công cuộc đổi mới đất nước ngày càng đi vào chiều sâu. Khối đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc được nâng lên, lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.

c) Giai đoạn từ tháng 4 – 1994 đến tháng 3 – 1996

Từ ngày 15-4-1994, Đại hội đại biểu giữa nhiệm kì được tổ chức. Đại hội đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XV trong 03 năm và rút kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề: tranh chấp đất đai, xóa đói giảm nghèo, kinh tế, an ninh-quốc phòng…



Nông nghiệp: tập trung chỉ đạo tăng cường thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, tích cực đưa giống mới năng xuất cao vào sản xuất, tăng cường áp dụng các biệp pháp khoa học-kĩ thuật. Đàn gia súc tiếp tục phát triển. Việc nuôi thỏ, đê phát triển mạnh ở các gia đình. Kĩ thuật chăn nuôi và công tác phòng chống bệnh dịch có nhiều tiến bộ. Việc khôi phục và bảo vệ vốn rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc đã được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo, phong trào san hộ, giãn bản để lập trang trại phát triển với tốc độ nhanh.

Năm 1994, toàn huyện gieo trồng trên 100 ha ngô, nâng tổng sản lượng lương thực lên 32.608 tấn. Cũng trong năm này, toàn huyện trồng mới được 80 ha cà phê. Diện tích cây ăn quả tăng lên 400 ha năm 1995. Sản lượng kén tằm tăng 30 tấn/ năm. Năm 1994, đàn gia súc tăng 2.5% so với năm 1993. Năm 1994, khoanh nuôi bảo vệ được 2.433ha rừng thuộc 11 xã dọc đường quốc lộ 6. Năm 1995, giao được 5.500 ha rừng đến từng hộ, trồng mới được 300 ha”.



Công nghiệp, thủ công nghiệp: Duy trì sự phát triển tốt, thích ứng với nền kinh tế thị trường. Ngành điện, xi măng phát triển mạnh mẽ, sâu rộng. Sản xuất vật liệu xây dựng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Việc xây dựng cơ bản đạt hiệu quả cao, nhiều công trình lớn được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Năm 1994, 80% số hộ nông thôn đã có nhà ngói và điện thắp sáng. Tổng giá trị xây lắp từ 1,69 tỷ đồng (1994) tăng lên 3,6 tỷ đồng (1995).

Giao thông vận tải: Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, Thuận Châu đã huy động được hàng vạn ngày công duy tu, bảo đưỡng các tuyến đường liên xã, liên bản đảm bảo giao thông thông suốt trong mùa mưa bão.

Tài chính, ngân sách-ngân hàng: đi vào nền nếp và có nhiều tiến bộ. Năm 1995, tổng thu ngân sách đạt 12.092 triệu đồng, bằng 120% kế hoạch. Chi đạt 11.655 triệu đồng, bằng 129% kế hoạch. Tiến hành cho vay vốn sản xuất, luân chuyển quỹ xóa đói giảm nghèo, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhiều hộ dân.

Thương nghiệp: hàng hóa được lưu thông, phong phú về chủng loại, ổn định về giá cả. Tiến hành trợ giá cho 4 mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Các cửa hàng thương nghiệp và chợ được xây dựng mới đã đảm bảo nhu cầu của người dân.

Văn hóa- giáo dục: Đời sống văn hóa tinh thần được cải thiện rõ rệt. Tín hiệu truyền hình được phủ sóng xuống nhiều xã. Hoạt động văn nghệ quần chúng phát triển rộng khắp. Đội thông tin lưu động đã tổ chức tuyên truyền hiệu quả, phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh mẽ. Tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng nhất là học sinh nữ ở các xã vùng cao, vùng xa đạt 30%. Năm 1995, xóa mù trong độ tuổi được 1.027 người, đạt 34% kế hoạch. Tuy vậy, cơ sở vật chất của nhiều trường xuống cấp nghiêm trọng, số người trong độ tuổi mù chữ còn lớn, số lượng giáo viên còn thiếu nhiều.

Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được cải thiện. Các chương trình y tế quốc gia như: tiêu chủng mở rộng, công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, 25/35 trạm y tế được củng cố, trong đó có 17 trạm hoạt động đều đặn. Tuy nhiên số tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, bướu cổ còn cao.

Đảng bộ đã kịp thời triển khai pháp lệnh “người có công với nước” xây dựng được nhiều công trình tình nghĩa: nhà, vườn cây, ao cá… góp phần giúp đỡ, động viên và củng cố niềm tin vào chính sách của Đảng và nhà nước. Hỗ trợ kịp thời đồng bào vùng cao trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ổn định việc du canh du cư.

Trước những diễn biến khó lường của tình hình thế giới, Đảng bộ luôn đề cao tinh thần cảnh giác, xây dựng vững chắc phòng tuyến an ninh và quốc phòng toàn dân, đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội; mở nhiều lớp huấn luyện cho cán bộ về kiến thức quân sự, huấn luyện dân quân tự vệ.

2. Đại hội đại biểu Đảng bộ Thuận Châu lần thứ XVI.

Từ ngày 1 đến 3-4-1996, Đại hội đại biểu Đảng bộ Thuận Châu lần thứ XVI được tổ chức với 196 đại biểu về dự. Đại hội vinh dự đón đồng chí Đỗ Văn Ân-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa VII) – Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Tòng Thị Phóng – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến dự và chỉ đạo Đại hội.

Sau 3 ngày làm việc khẩn trương nghiêm túc, Đại hội khẳng định, công cuộc đổi mới còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ và các dân tộc trong toàn huyện sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt kết quả cao trong công tác cũng như trong sản xuất.

Đại hội đánh giá tình hình kinh tế xã hội đã có sự chuyển biến tích cực, chuyển đổi có hiệu quả cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế. Hệ thống chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống người dân được nâng cao.

Đại hội cũng nghiêm khắc kiểm điểm những yếu kém về kinh tế; vai trò của tổ chức Đảng và đảng viên chưa được phát huy; sự lãnh đạo, chỉ đạo kém hiệu quả; bệnh quan liêu trong một số tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, trong cán bộ và đảng viên chưa được khắc phục.

Đại hội đã đề ra mục tiêu đến năm 2000 là: đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa, gắn công nghiệp chế biến với dịch vụ. Giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

Đại hội đã bầu 35 đồng chí vào Ban Chấp hành huyện ủy. Đồng chí Đinh Đức Ba được bầu làm Bí thư, hai đồng chí Lò Mai Kiên và Lò Văn Na làm Phó bí thư.

Nông nghiệp: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng kinh tế hàng hóa ở các xã dọc quốc lộ 6. Tiến hành thâm canh cây lương thực, áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào sản suất. Xác định cây công nghiệp chủ lực của huyện là dâu tằm, cà phê, chè.... Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, nuôi ong lấy mật tiếp tục phát triển với số lượng đàn tăng nhanh. Nhờ đó, GDP bình quân đạt 7,9%.

Năm 1999, tổng sản lượng lương thực đạt 44.000 tấn, gấp 1,6 lần năm 1995, bình quân nhân khẩu ở nông thôn đạt 305 kg lương thực/ năm, tăng 34,4% so với năm 1995. Năm 2000, diện tích ngô đạt 4.968 ha, tăng 11,4%; sắn 3.318 ha, tăng 12,9%; khoai các loại 228 ha, tăng 47% so với năm 1995. Cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế với 1.892 ha, tăng gấp 1,5 lần so với năm 1995. Đàn trâu có 17.473 con, đàn bò có 18.200 con, đàn dê 12.600 con, đàn lợn 54.015 con, đàn ong có 7.250 tổ.



Lâm nghiệp: Công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng có nhiều tiến bộ, nạn đốt phá rừng được ngăn chặn, từng bước lập lại trật tự trong khai thác, vận chuyển, buôn bán và chế biến lâm sản. Việc nhận đất trống, đồi trọc để xây dựng trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp đạt hiệu quả cao.

Diện tích rừng trồng mới tăng gấp 5.4 lần so với năm 1995, nâng độ che phủ rừng từ 19% lên 28.28%. Khoanh nuôi bảo vệ được 32.030 ha, rừng trồng tập trung được 2.100 ha, rừng gieo hạt bay đạt 7.477 ha”.



Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: có bước phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm và bước đầu xuất khẩu. Sản xuất vật liệu xây dựng phát triển mạnh. Hệ thống nước sạch được mở rộng tới nhiều hộ dân. Điện lưới đã đến được 15/35 xã, thị trấn, cùng với đó là 2.000 máy thủy điện nhỏ phục vụ sản xuất và đời sống. Các nghề thủ công như: rèn, mộc, chế biến…phát triển mạnh. Những nghề truyền thống như thêu, dệt, đan lát cũng được phục hồi. Tổng giá trị sản phẩm công nghiệp đạt bình quân 26 tỷ đồng/năm.

Giao thông vận tải: Phong trào mở đường mới ở nông thôn phát triển mạnh với hàng trăm km, 27/35 xã đã có đường ôtô đến trung tâm.

Thông tin liên lạc: tiếp tục được mở rộng và từng bước hiện đại hóa. 100% các xã có điện thoại, toàn huyện có 592 máy thuê bao.

Tài chính-tín dụng: hàng năm luôn hoàn thành mức chỉ tiêu thu ngân sách đảm bảo yêu cầu chi cho phát triển kinh tế xã hội.Việc đổi mới hình thức huy động vốn, mở rộng hình thức cho vay đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Thương nghiệp: hàng hóa lưu chuyển phong phú, đa dạng, các mặt hàng thiết yếu phục vụ đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa được đảm bảo. Nhiều chợ được mở ra đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân. Việc kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa được chú trọng.

Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản suất hàng hóa còn chậm, chưa vững chắc, có nơi còn lúng túng. Năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi còn thấp. Việc bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý tài chính, xây dựng cơ bản chưa hiệu quả. Sự phát triển giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Đời sống người dân mới chỉ đạt 1,4 triệu đồng/ người/ năm.



Văn hóa-giáo dục: phát triển khá toàn diện ở các cấp học, quy mô trường lớp được mở rộng, tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao. Năm 1998, Thuận Châu được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ. Tuy nhiên cơ sở vật chất nhiều trường còn yếu, chất lượng dạy học ở các xã vùng cao, vùng sâu còn hạn chế.

Y tế: không ngừng được củng cố và nâng cao nhát là việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Các bệnh xã hội như sốt rét, bướu cổ giảm rõ rệt. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai tích cực, đồng bộ. Tỷ lệ sinh tự nhiên giảm xuống còn 1.9%. Mặc dù vậy, điều kiện khám chữa bệnh, trang thiết bị và tay nghề của đội ngũ thầy thuốc còn chưa cao.

Các chính sách xã hội đã được xã hội hóa và hoạt động hiệu quả. Công tác “xóa đói giảm nghèo” được đẩy mạnh, trong 5 năm (1995-2000) đã xóa đói giảm nghèo cho trên 1.000 hộ, số hộ khá giả và trung bình tăng 86,1%. Đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong phú, các hoạt động thể dục thể thao, truyền thanh – truyền hình phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Đảng bộ đã thường xuyên chăm lo củng cố an ninh quốc phòng, chủ động phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm và các thế lực thù địch. Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của người dân được các cấp các ngành chú trọng. Tuy nhiên, tệ nạn xã hội vẫn còn nhiều; công tác chống tham nhũng, tiêu cực đạt hiệu quả chưa cao.

Trong mười năm (1991 – 2000) thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành cơ bản mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. GDP bình quân tăng 8%/năm. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến quan trọng từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa đặc biệt là trong nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được hoàn thiện. Đời sống người dân được nâng cao. Hệ thống chính trị được kiện toàn củng cố. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh được giữ vững. Đó là những tiền đề quan trọng để Thuận Châu tiếp tục phát triển, đi lên giành nhiều thành tựu mới.



II. Thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện (Từ năm 2000 – 2015)

1. Thành tựu chung

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XVII, XVIII (Từ năm 2000-2010) kinh tế huyện Thuận Châu tiếp tục phát triển với tốc độ khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; thu ngân sách vượt kế hoạch; các ngành, các lĩnh vực và các thành phần kinh tế đều có bước phát triển; huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được tăng cường; chủ động ứng phó với những diến biến bất lợi của khí hậu, thiên tai; triển khai thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, công tác di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, công tác giải phóng mặt bằng dự án cải tạo Quốc lộ 6 giai đoạn II, chương trình phát triển cây cao su được triển khai toàn diện và đạt được những kết quả tích cực. Tổng sản phẩm (GDP) ước đạt 1.935,69 tỷ đồng, tăng 13,59%/năm; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 9,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông- lâm nghiệp giảm từ 59,01% năm 2005 xuống 50,26% năm 2010; công nghiệp – xây dựng tăng từ 13,82% năm 2005 lên 20,33% năm 2010; thương mại – dịch vụ tăng từ 21,17% năm 2005 lên 29,41% năm 2010.

- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: Sản xuất nông nghiệp tập trung đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Tập trung phát triển cây công nghiệp trong đó đặc biệt chú trọng phát triển cây cao su tại địa bàn 7 xã , đến năm 2010 toàn huyện trồng được 1.606 ha, tạo việc làm cho hơn 1.500 lao động, tăng thu nhập, ổn định đời sống, góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chương trình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản tiếp tục được quan tâm, đầu tư và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chú trọng cải tạo giống và chuyển giao khoa học kỹ thuật, phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại.

- Công nghiệp- thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chuyển biến tích cực về chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh, hình thành một số điểm chế biến nông sản, góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 ước đạt 208 tỷ đồng.

- Thực hiện nhiệm vụ di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La: Làm tốt công tác di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, di chuyển và đón nhận 1572 hộ dân với 7790 nhân khẩu dảm bảo an toàn, đúng tiến độ, đời sống của nhân dân ổn định.

- Giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển toàn diện, các ngành học, bậc học phát triển nhanh về quy mô trường lớp và số lượng học sinh; cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở; hệ thống các trường nội trú, bán trú được củng cố và phát triển.

2. Hạn chế, yếu kém

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu nhưng chưa vững chắc và tương xứng với tiểm năng của huyện; số lượng và chất lượng chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế một số ngành còn chậm; giá trị thu nhập trên một diện tích đất canh tác còn thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá chưa cao.

- Chất lượng giáo dục và đào tạo còn hạn chế; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào trường đại học, cao đẳng hàng năm thấp. Đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục- đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia;

- Công tác phòng chống ma tuý còn diễn biến phức tạp nhất là công tác quản lý sau cai nghiện; công tác đấu tranh triệt xoá các điểm buôn bán các chất ma tuý chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

- Còn xảy ra tình trạng di dân tự do, học truyền đạo trái phép; tranh chấp đất đai… hoạt động của các loại tội phạm còn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm ma tuý; tai nạn giao thông được kiềm chế nhưng số vụ, số người chết, bị thương chưa giảm.

3. Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 14-15%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 18 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: Nông-lâm nghiệp chiếm 44,5%, dịch vụ chiếm 32,5%, công nghiệp-xây dựng chiếm 23%.

- Phấn đấu 100% các xã có đường nhựa đến trung tâm xã.

- Phấn đấu đến năm 2015, tổng số trâu, bò tăng gấp 2 lần so với năm 2010.

- Phấn đấu trong 5 năm (2010-2015) trồng được 4.000 ha cây cao su; 250 ha chè, 250 ha cà phê, 4.000 ha cỏ chăn nuôi, 1.500 ha cây sơn tra.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 52%.

- Phấn đấu trong 5 năm, tổ chức đào tạo nghề, hướng nghiệp dạy nghề cho khoảng 5.000 lượt người; tạo việc làm mới cho khoảng 12.000 người, trong đó xuất khẩu lao động 500 người.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 là 1,52%; quy mô dân số khoảng 160.300 người.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn 25%.

- Đến năm 2015, có 95% số bản và 95% số hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt; 98% số hộ gia đình được xem truyền hình; 100% số hộ gia đình ở khu vực đô thị và 94% số hộ ở khu vực nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 16%; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi 0,960/00.

-Tỷ lệ gia đình văn hoá 70%.

- Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đến năm 2015 là 21 xã.

- Số trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 là 15 trường.

- Phấn đấu 100% cơ quan, đơn vị, bản, tiểu khu đạt và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma tuý.

c. Củng cố, luyện tập.

- GV khái quát lại nội dung bài học.

- Câu hỏi luyện tập:

Hiện nay em thấy quê hương Thuận Châu đang ngày càng đổi mới và phát triển như thế nào?



d. Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Tiếp tục nghiên cứu lại nội dung bài học.



- Hoàn thành trả lời các câu hỏi phần luyện tập.
--------------------------






Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 333.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương