Thuận châu- miềN ĐẤt và con ngưỜi mục tiêu Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được a. Về kiến thức


II, THUẬN CHÂU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ - XÃ HỘI, TÍCH CỰC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC (1973 – 1975)



tải về 333.53 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích333.53 Kb.
#27536
1   2   3   4   5

II, THUẬN CHÂU ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ - XÃ HỘI, TÍCH CỰC CHI VIỆN CHO MIỀN NAM ĐÁNH THẮNG GIẶC MỸ XÂM LƯỢC (1973 – 1975)

Ngày 27 – 1 – 1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Ngày 28 – 11 – 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Lời kêu gọi cả nước: “Tăng cường đoàn kết, đề cao cảnh giác, củng cố thắng lợi đã giành được, hoàn thành độc lập dân tộc ở miền Nam, tiến tới hòa bình, thống nhất nước nhà”.

Hòa chung với khí thế chiến thắng của quân và dân ta. Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ VIII được tổ chức tại huyện lỵ (từ ngày 6 đến ngày 9 – 6 – 1973). Đến dự Đại hội có 126 đại biểu đại diện cho hơn một ngàn đảng viên trong toàn huyện.

Đại hội VIII khẳng định: Đảng bộ đã bám sát chủ trương của Trung ương Đảng, của Khu ủy, tỉnh ủy Sơn La, sáng tạo trong việc vận dụng vào thực tiễn địa phương. Đông thời các cấp ủy đã đặc biệt chú trọng, thường xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị nhằm phổ biến tình hình, nhiệm vụ mới một cách kịp thời.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Sơn La lần thứ III (10 – 1969), Lời kêu gọi (ngày 28 – 1 – 1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Thuận Châu đã cụ thể hóa thành các kế hoạch và chương trình hành động của các ngành, các cơ sở. Với sự chỉ đạo chặt chẽ của Đảng bộ, lại có thêm động lực tinh thần mạnh mẽ của thắng lợi hết sức to lớn trong cả nước.

Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thức IX (họp từ ngày 16 đến ngày 19 – 10 – 1974) khẳng định mục tiêu chiến lược phát triển là: Quyết tâm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, có vùng sản xuất tập trung, từng bước đưa chăn nuôi phát triển thành một ngành chính trong sản xuất nông nghiệp.

Đại hội bầu 21 đồng chí vào Ban Chấp hành khóa IX, đồng chí Phan Văn Kha được bầu làm Bí thư Huyện ủy, các đồng chí Quàng Văn Pành, Lò Văn Ó là phó bí thư huyện ủy.

Trong hai năm 1975-1976 Đại hội xác định là: Giữ vững và tăng cường mở rộng hình thức tổ chức hợp tác hóa nông nghiệp trên khắp các địa bàn huyện, kiên quyết khắc phục những hạn chế trong các khâu quản lý kinh tế, điều hành sản xuất, không ngừng phát huy quyền làm chủ của tập thể xã viên...

Công tác quân sự địa phương được củng cố, xây dựng phù hợp với yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới. Trong năm 1975, số đảng viên, đoàn viên tham gia lực lượng dân quân tự vệ đạt tỉ lệ khá cao, chiếm 45% số đảng viên, đoàn viên trong huyện.

Hoạt động tuyên truyền, giáo dục y tế cũng có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống giáo dục phổ thông, bổ túc phát triển rộng.

Cuộc vận động chính trị lớn theo tinh thần Nghị quyết 228, 225 Bộ Chính trị, Nghị quyết 195, Chỉ thị 192 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được các cấp ủy triển khai tích cực.

Trên chặng đường xây dựng và phát triển, Đảng bộ Thuận Châu đã nỗ lực vượt qua mọi thử thách, giành được nhiều thành tựu quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, các cấp ủy đảng đã tích cực tổ chức sinh hoạt chính trị, phát động nhiều phong trào hoạt động trong đảng trong quần chúng.

Ngày 30-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong chiến thắng vĩ đại đó có sự đóng góp không nhỏ của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu.

Hai mươi năm (1955-1975), một chặng đường dài phấn đấu vượt qua mọi khó khăn gian khổ, Đảng bộ và nhân dân Thuận Châu đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trải qua chiến tranh ác liệt. vừa chiến đấu, vừa xây dựng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc Thuận Châu ra sức xây dựng quê hương, thi đua với đồng bào miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hậu phương vững mạnh. Tuy nhiên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng bộ vẫn còn có một số khiếm khuyết, nhưng thực tiễn sôi động đã tôi luyện cho Đảng bộ trưởng thành về mọi mặt, vững vàng lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương ngày càng phát triển.



c. Củng cố, luyện tập.

- GV khái quát lại nội dung bài học.

- Câu hỏi luyện tập:

? Việc đặt tên các đường phố Thuận Châu tên các vị anh hùng huyện nhà có ý nghĩa gì?



d. Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Tiếp tục nghiên cứu lại nội dung bài học.

- Hoàn thành trả lời các câu hỏi phần luyện tập.

-----------------------------



LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG LỚP 8

CHƯƠNG III

ĐẢNG BỘ THUẬN CHÂU LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ( 1975-1985)
1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được



a. Về kiến thức:

Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thuận Châu Khôi phục và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng an ninh, quốc phòng vững mạnh (1975-1979) và thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thuận Châu lần thứ XI và XII (1980-1986).



b. Về thái độ: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử của huyện Thuận Châu

c. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

2. Chuẩn bị

a. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu các tài liệu tham khảo.

b. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

b. Bài mới.

I. Khôi phục và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xây dựng an ninh, quốc phòng vững mạnh ( 1975-1979)

Năm 1975 Tổ quốc ta, nhân dân ta đã giành được thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Dưới ánh sáng Nghị quyết 23, 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Chấp hành Huyện uỷ Thuận Châu đã nhanh chóng đề ra nhiệm vụ: Chuyển mọi hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, kịp thời lãnh đạo nhân dân các dân tộc không ngừng phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tranh thủ thời cơ thuận lợi, khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đề ra.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ cách mạng và đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện, với đặc điểm điều kiện địa phương, Đảng bộ đã phát động phong trào: đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa ruộng; tích cực trồng và bảo vệ rừng, củng cố phong trào hợp tác hoá, toàn dân làm công tác giao thông. Nhân dân các dân tộc dã thực hiện mục tiêu đề ra và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước năm 1975.

Phát huy thành tích đã đạt được, bước sang năm 1976, Đảng bộ và nhân dân Thuân Châu quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ của Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ IX đề ra.

Về nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng 4.244 ha. Năng suất đạt gần 3 tấn/ha.

Về lâm nghiệp: Công tác bảo vệ rừng, trồng và khai thác rừng được chủ trọng. Kết quả trồng 19.625 cây các loại và gieo được 4.977 kg giống đẳng sâm- loại dược liệu có giá trị.

Ngày 25/4/1976, nhân dân các dân tộc Thuận Châu nô nức cùng nhân dân cả nước đi bầu cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, 95% cử tri đã tham gia bỏ phiếu.

Để tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ V, Đại hội Đảng bộ Thuận Châu lần thứ X (Vòng 1- họp từ ngày 28/10 đến ngày 02/11/1976) và Đại hội lần thứ X (Vòng 2- họp từ ngày 11 đến ngày 17/3/1977) được tổ chức. Đại hội đã nhận định những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân đã đạt được trong 2 năm 1975-1976, đề ra phương hướng phát triển kinh tế- xã hội trong thời gian tới là:



Một là, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông- lâm nghiệp, phấn đấu tăng nhanh về khối lượng lương thực, thực phẩm, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hai là, coi trọng công tác xây dựng cơ bản để phục vụ cho sản xuất phát triển và góp phần từng bước làm chuyển biến mọi hoạt động trong đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân các dân tộc.

Ba là, làm tốt công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng, tổ chức không ngừng nâng cao năng lực tổ chức chỉ đạo, thực hiện, kiện toàn một bước đối với một số ngành, ban chủ yếu, nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ đề ra, nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã nỗ lực phấn đấu mang lại chuyển biến tích cực trên nhiều mặt: Tổng diện tích gieo trồng tăng hàng năm 1,6%, bình quân ruộng hai vụ đạt 5 tấn/ ha. Về chăn nuôi, đàn trâu tăng 8,3%, đàn bò tăng 13,5%, đàn ngựa tăng 22,3%, đàn lợn tăng 11,3%, gia cầm tăng 2,72%. Điển hình chăn nuôi giỏi là các xã: Chiềng La, Phổng Lái, Noong Lay, Chiềng Pấc, Chiềng Ly, Thôm Mòn. Sản xuất lâm nghiệp được đẩy mạnh nổi bật là phong trào toàn dân bảo vệ rừng và trồng rừng. Quan hệ sản xuất tập thể tiếp tục được củng cố, tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến hợp tác xã. Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Công tác giao thông vận tải và bưu điện phát triển mạnh góp phần cải thiện sinh hoạt và đi lại của nhân dân kịp thời, thuận tiện. Ngành ngân hàng - tài chính cũng không ngừng tăng nguồn thu, nâng mức thu hàng năm tăng lên 17,6%. Các ngành kinh doanh phục vụ đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Công tác bảo vệ sức khoẻ của nhân dân được tăng cường. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục phát triển mạnh mẽ: 33/35 xã có trường cấp I hoàn chỉnh, 11 trường cấp II và 1 trường cấp III. Số học sinh tăng bình quân hàng năm 2,7%. Công tác thông tin, văn hoá- văn nghệ được triển khai sâu rộng để tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, khắc phục những tập tục lạc hậu có ảnh hưởng đến sản xuất và sức khoẻ của nhân dân.

Những năm 1978-1979 là thời kỳ có nhiều biến động lớn: chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc nước ta nổ ra, nhân dân các dân tộc Thuận Châu cùng nhân dân cả nước sôi sục khí thế bảo vệ Tổ quốc.

Trong tình hình mới, Đại hội Đảng bộ Huyện Thuận Châu lần thứ XI đã họp từ ngày 30/10 đến ngày 02/11/1979. Sau khi nêu bật những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đại hội chỉ rõ những yếu kém và khuyết điểm cần khắc phục, Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới phù hợp với tình hình địa phương.

Sau 5 năm phấn đấu, tuy nhiều mặt sản xuất, đời sống xã hội còn những khó khăn nhất định, song nền kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Thuận Châu cơ bản vững mạnh, ổn định và phát triển. Nó chứng minh sức mạnh của phong trào quần chúng nhân dân, đồng thời thể hiện rõ năng lực lãnh đạo và chỉ đạo vững vàng của Đảng bộ Thuận Châu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trong giai đoạn mới.

II. Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thuận Châu lần thứ XI và XII (1980-1986)

Thực hiện nghị quyết lần thứ XI của Đảng bộ Huyện trong bối cảnh nước ta còn gặp nhiều khó khăn về đường lối phát triển kinh tế và quản lý xã hội, lại bị chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ địch, Đảng bộ Thuận Châu đã bắt đầu thực hiện chuyển hướng quản lý từ quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và thực hiện phân cấp quản lý cho huyện theo tinh thần Nghị Quyết Trung ương sáu (khoá IV). Với địa dư rộng, dân số không tập trung, trình độ canh tác thấp, phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, cơ sở vật chất, nguyên liệu, vật tư khan hiếm..., nhưng với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, vượt mọi khó khăn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Thuận Châu đã vươn lên giành thắng lợi trên mặt trận sản xuất.

Về sản xuất lương thực: diện tích gieo trồng năm 1980 đạt 14.849 ha; năm 1981 đạt 15.191,4 ha; năm 1982 là 16.483 ha, tăng 7,1% so với kế hoạch. Tổng sản lượng năm 1982 đạt 27.057 tấn, tăng 1.175 tấn so với năm 1981.

Xác định rõ phương hướng sản xuất nông – lâm nghiệp kết hợp, huyện đã tiến hành quy hoạch rừng và đất rừng cho xã và hợp tác xã quản lý, đồng thời thí điểm giao đất giao rừng cho hộ kinh doanh, bước đầu tìm ra được phương thức quản lý mới trong nông – lâm nghiệp kết hợp. Sản xuất cây công nghiệp được chú trọng. Ngành chăn nuôi tăng trưởng nhanh.

Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã khắc phục được khó khăn về nguồn nguyên liệu, chủ yếu dùng nguồn nguyên liệu địa phương thay thế, tổng giá trị tăng từ 12,6% lên 15%.

Đi đôi với đẩy mạnh sản xuất, Đảng bộ còn chú trọng tới công tác giáo dục, y tế, văn hoá, thường xuyên tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước nhằm nâng cao trình độ giác ngộ, củng cố niềm tin vào Đảng cho quần chúng.

Trong ba năm (1980-1982) thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân huyện Thuận Châu vượt qua khó khăn, nền kinh tế có nhiều chuyển biến, an ninh chính trị được giữ vững.

Tháng 3 năm 1982 Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XII được triệu tập, Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá đầy đủ, đúng đắn những thành tích đã đạt được, chỉ rõ những thiếu sót, tồn tại cần phải khắc phục, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong những năm 1983-1985, cụ thể: Phấn đấu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, tập trung giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng. Xây dựng có trọng điểm một số cơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh củng cố và cải thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Ra sức củng cố quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trên mọi mặt, làm cho Đảng bộ có sức chiến đấu cao và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị.

Đảng bộ Thuận Châu đã lãnh đạo nhân dân nỗ lực phấn đấu, tích cực thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu lớn do nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII đề ra.

Về sản xuất nông – lâm nghiệp, trước hết lương thực đã được sản xuất theo hướng thâm canh lúa ruộng, ổn định cây trồng trên nương, nhờ vậy năng xuất lúa tăng lên rõ rệt, điển hình là hợp tác xã Thôm Mòn đạt năng xuất bình quân hai vụ là 8,2 tấn/ ha.

Về chăn nuôi, đàn gia súc vẫn được giữ vững và phát triển.

Diện tích trồng cây công nghiệp tăng, nhất là cây chè ở Phổng Lái với diện tích 42,3 ha.

Công tác trồng và bảo vệ rừng có nhiều chuyển biển. Năm 1985 trồng mới được 23 ha rừng và khoanh nuôi được 1.700 ha.

Tiểu vùng kinh tế được chỉ đạo, quy hoạch phù hợp với lợi thế địa phương. Vì vậy hướng sản xuất nông- lâm nghiệp kết hợp đã phát huy được hiệu quả. Các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ được chỉ đạo, đầu tư phát triển, phục vụ tốt cho yêu cầu của đời sống sản xuất.

Công tác giáo dục vẫn được Đảng bộ quan tâm: tiếp tục thực hiện chương trình cải cách giáo dục, giáo dục toàn diện về “ đức, trí, thể, mĩ” cho học sinh, giáo dục hướng nghiệp và quốc phòng cho các trường phổ thông và chuyên nghiệp.

Huyện uỷ đã chỉ đạo, tăng cường vận động nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc, phát hiện và kịp thời ngăn chặn những biểu hiện phá hoại của địch. Do đó an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững.

Thông qua các kỳ sinh hoạt, học tập Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh uỷ, của Huyện uỷ và qua các kỳ Đại hội mà vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng phát huy được tác dụng; Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra. Vai trò lãnh đạo của Đảng được nâng lên.

Tuy còn nhiều mặt hạn chế tồn tại trong qúa trình lãnh đạo, đặc biệt trong tổ chức và quản lý kinh tế của Ban Chấp hành Đảng bộ và các cấp uỷ Đảng, song các thành tựu nổi bật đạt được trong các mặt hoạt động văn hoá- xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ an ninh quốc phòng đã khẳng định sự trưởng thành vững mạnh về mọi mặt của Đảng bộ huyện Thuận Châu, tinh thần đoàn kết xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu. Đó chính là điều kiện quan trọng để Đảng bộ và nhân dân các dân tộc vững vàng bước vào công cuộc đổi mới.



c. Củng cố, luyện tập.

- GV khái quát lại nội dung bài học.

- Câu hỏi luyện tập:

Là HS đang ngồi trên ghế nhà trường em thấy mình phải có trách nhiệm gì để góp sức mình vào xây dựng quê hương ngày càng giầu đẹp?



d. Hướng dẫn học bài ở nhà.

- Tiếp tục nghiên cứu lại nội dung bài học.

- Hoàn thành trả lời các câu hỏi phần luyện tập.
--------------------------------------------

Lịch sử địa phương lớp 9 (Tiết 1)
CHƯƠNG IV. THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG, ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÂY DỰNG THUẬN CHÂU

NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN (1986-2000)
PHẦN I. BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG (1986-1990)

1. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được



a. Về kiến thức:

Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII, tình hình kinh tế - xã hội từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII. Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIV (4-1989), tình hình kinh tế-xã hội từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV.



b. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử.

c. Về tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lịch sử của huyện Thuận Châu

2. Chuẩn bị

a. Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu các tài liệu tham khảo.

b. Học sinh: Chuẩn bị các nội dung, sưu tầm các tranh ảnh liên quan đến bài học.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

b. Bài mới.

I. Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII

1. Bối cảnh chung

Tình hình kinh tế - xã hội trong cả nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, chuyển cơ chế quản lý từ tập trung, quan liêu bao cấp sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, bắt đầu bằng lĩnh vực kinh tế với 3 chương trình lớn: lương thực – thực phẩm – hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

Thực hiện Chỉ thị 80 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về mở hội nghị các cấp, Đảng bộ Thuận Châu đã chuẩn bị rất kỹ các nội dung chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII.



2. Diễn biến, kết quả Đại hội

Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Châu lần thứ XIII diễn ra từ ngày 29/9 đến ngày 03/10/1986, với tổng số 217 đại biểu thay mặt cho 1.800 đảng viên trong toàn huyện tham dự.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XIII gồm 43 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Như Hải được bầu làm Bí thư, hai đồng chí Lò Văn Na và Lò Văn Ún làm Phó Bí thư.

Đại hội đã khẳng định những thành tựu cơ bản mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Thuận Châu đã đạt được trong 3 năm (1983-1985), chỉ rõ những tồn tại yếu kém, rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ. Trên cơ sở đó, Đại hội đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ 1986-1990.



3. Tình hình kinh tế - xã hội từ sau Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII

a. Nhiệm vụ, mục tiêu

Một là, ổn định và phát triển sản xuất-nông-lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng vững chắc. Thật sự đặt nông nghiệp lên vị trí hàng đầu, tập trung mọi cố gắng cho khai hoang, phục hoá, thâm canh, chuyên canh cùng với việc phát triển 3 thế mạnh nhằm giải quyết cơ bản lương thực trên địa bàn huyện và có đóng góp với tỉnh. Đồng thời làm tốt công tác bảo vệ rừng, trồng rừng và sử dụng đất đai, chuyển dần kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, nhất là sản xuất cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

Hai là, tập trung xây dựng một số cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng điểm, phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời chăm lo củng cố quan hệ sản xuất XHCN trên các lĩnh vực ngày một vững mạnh, củng cố toàn diện sáu xã vùng cao.

Ba là, trên cơ sở phát triển sản xuất mà giải phóng những vấn đề cơ bản về phân phối lưu thông, trong cả hai lĩnh vực: Nhà nước và tập thể, đó là thực hiện phân phối công bằng, làm tốt công tác quản lý thị trường, giá cả, đáp ứng đủ hàng hoá thiết yếu cho nhân dân, nhằm ổn định và cải thiện từng bước đời sống của cán bộ và nhân dân.

Bốn là, đầy mạnh các hoạt động văn hoá xã hội, nhất là duy trì phong trào nâng cao chất lượng giáo dục, y tế và các hoạt động xã hội khác, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho nhân dân, thực hiện có kết quả cuộc vận động xây dựng nếp sống mới- con người mới xã hội chủ nghĩa.

Năm là, thường xuyên xây dựng và củng cố lực lượng an ninh quốc phòng, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, phấn đấu xây dựng lực lượng dân quân tự vệ ngày một vững mạnh, hoàn thành chỉ tiêu tuyển quân hàng năm, xây dựng lực lượng an ninh nhân dân vững mạnh ở tất cả các xã trong huyện.

Sáu là, phấn đấu xây dựng Đảng bộ khá, tiến tới vững mạnh, ra sức xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất tạo nên sự chuyển biến mới về phong cách lãnh đạo, chỉ đạo theo cơ chế mới, phát huy mạnh mẽ phong trào hoạt động cách mạng của quần chúng, kiện toàn tổ chức bộ máy và năng lực điều hành quản lý của các cơ quan nhà nước trong quản lý kinh tế- xã hội.

Đại hội xác định một số chỉ tiêu từ năm 1986-1988 như sau:

Tập trung phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, củng cố và phát triển thủ công nghiệp, phát triển giao thông vận tải và bưu điện, đầu tư tập trung cho xây dựng cơ bản; ổn định thị trường giá cả, đẩy mạnh xuất khẩu, định canh, định cư; sắp xếp lao động hợp lý.

Thực hiện kế hoạch hoá dân số, giảm tỷ lệ sinh xuống 2,9%. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và thực hiện cơ chế quản lý mới. Tiếp tục phát triển công tác văn hoá-xã hội; đẩy mạnh công tác quân sự địa phương và an ninh theo quan điểm “Quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và phòng tuyến an ninh nhân dân”.

Đảng bộ và chính quyền phải đổi mới phong cách lãnh đạo, điều hành. Các tổ chức đoàn thể quần chúng phải đổi mới phương pháp tập hợp, giáo dục quần chúng, đảm bảo và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

b. Kết quả đạt được

Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII là Đại hội khởi đầu cho việc thực hiện sự nghiệp đổi mới của Đảng ở Thuận Châu. Vững tin vào đường lối đổi mới của Đảng, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ VIII, Đảng bộ Thuận Châu đã tập trung lãnh đạo nhân dân thực hiện bốn chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, chương trình phát triển vốn rừng.

Đảng bộ Thuận Châu tập trung chỉ đạo cải tiến quản lý trong kinh tế, khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, do vậy vụ đông xuân 1986-1987, toàn huyện gieo trồng được 14.441 ha cây lương thực, 783,6 ha cây công nghiệp thực phẩm. Đàn gia súc tính đến ngày 10/7/1987 có 32.300 con lợn, 14.950 con bò, 12.640 con trâu. Công tác khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng có nhiều chuyển biến tích cực. Sản xuất công nghiệp đạt nhiều thành tựu trong các ngành nghề như sản xuất nông cụ, sản xuất gạch, ngói, nung vôi, đồ gỗ... Hàng xuất khẩu tập trung vào sản xuất gừng, nghệ, hương nhu...Tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt 21,32 triệu đồng.

Lĩnh vực phát triển giao thông vận tải được trú trọng, mở 7,5 km đường từ Co Mạ đi Mường Bám; sửa chữa, thông xe các tuyến đường Muổi Nọi-Bản Lầm, Chiềng Khoang - Mường Sại... Công tác lưu thông phân phối, tài chính ngân hàng có nhiều tiến bộ. Tổng thu ngân sách trong huyện đạt 64,5 triệu đồng, tổng chi là 65 triệu đồng.

Ngành giáo dục – đào tạo huy động 12.000 học sinh đến trường, đặc biệt đã tổ chức được 50 lớp với khoảng 1.000 người học bổ túc và xoá mù chữ. Ngành y tế phát hiện dịch sốt rét xảy ra ở 11 xã, kịp thời hướng dẫn nhân dân phòng bệnh, chống dịch. Công tác chũ thập đỏ, thể dục thể thao, thương binh xã hội đã hoạt động tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực

Công tác an ninh quốc phòng từng bước được củng cố vững chắc; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Nhìn chung sự nghiệp đổi mới bước đầu được thực hiện đã làm cho cơ cấu kinh tế mới đang có những chuyển động tích cực, lưu thông hàng hoá được mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

c. Tồn tại, hạn chế.

Sự đổi mới trong tất cả các lĩnh vực chuyển biến còn chậm, chưa tạo ra được bước nhảy vọt trong sự phát triển kinh tế cũng như các lĩnh vực khác. Nền kinh tế của huyện cơ bản vẫn mang tính tự cấp, tự túc, năng xuất và hiệu quả thấp. Các hiện tượng tiêu cực xã hội nảy sinh: trộm cắp, cờ bạc, truyền đạo trái phép... làm ảnh hưởng đến an ninh xã hội; tình trạng phá rừng làm nương, tranh chấp đất đai chưa được ngăn chặn kịp thời, nạn đói giáp hạt vẫn xảy ra, đồng bào vùng cao và xa xôi hẻo lánh gặp nhiều khó khăn về giao thông, hàng hoá thiết yếu; ngân sách mất cân đối lớn giữ thu và chi, công tác lưu thông phân phối vẫn còn chậm đổi mới...



Каталог: Data -> upload -> files
files -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
files -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
files -> Ubnd tỉnh sơn la sở giáo dục và ĐÀo tạO
files -> Đề cương ôn tập Vật lý 12 LỜi nóI ĐẦU
files -> BỘ NÔng nghiệp và ptnt
files -> HƯỚng dẫn khai và chứng nhận Lý lịch của người xin vào Đảng (Mẫu 2-knđ), Lý lịch đảng viên (Mẫu 1-hsđV), Phiếu đảng viên (Mẫu 2 – hsđV) và Phiếu bổ sung hồ sơ đảng viên
files -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
files -> Serial key đến năm 2038
files -> Tổng số các đề tài đã đăng ký: 19 I. Chuyên ngành Vật liệu Điện tử: 09 đề tài
files -> BỘ TÀi chính số: 55/2006/tt-btc

tải về 333.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương