THÀnh phố HỒ chí minh số: /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng công cộng và đèn tín hiệu giao thông



tải về 239.97 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích239.97 Kb.
#7942
1   2   3

Công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng công cộng và đèn tín hiệu giao thông

1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng đường bộ và đèn tín hiệu giao thông bao gồm các hạng mục công việc chủ yếu như sau:

- Thay thế bóng đèn, kích, ballast, tụ điện các loại;

- Thay thế đèn tín hiệu giao thông các loại (xanh, vàng, đỏ, số đếm lùi, đi bộ, lặp lại);

- Thay thế các thiết bị tủ điều khiển (contacteur và aptomat, RCBO, RCCB, CB…);

- Thay thế bộ lập trình tủ điều khiển chiếu sáng, đèn tín hiệu giao thông;

- Sửa chữa card công suất, Board mạch các loại;



- Xử lý chạm chập sự cố cáp nổi, cáp ngầm các loại.

2. Đối với các công việc bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng đường bộ và đèn tín hiệu giao thông chưa được quy định tại Khoản 1 Điều này thì áp dụng theo các Bộ định mức, Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ

Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên

  1. Hàng tháng hoặc hàng quý, căn cứ vào tình hình thực tế, các chủ đầu tư lập kế hoạch công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ có dự trù những hạng mục cần thực hiện, lập kế hoạch thực hiện công tác của các lĩnh vực được phân cấp quản lý.

  2. Qui mô lập kế hoạch:

  1. Nhà thầu và chủ đầu tư phải tiến hành khảo sát thực tế hiện trường để phục vụ cho công tác lập kế hoạch được chính xác, phù hợp với nhu cầu khai thác và hư hỏng của công trình.

  2. Quy mô lập kế hoạch quản lý, bảo dưỡng thường xuyên phải tuân thủ theo hồ sơ dự toán công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên được phê duyệt và theo tổng dự toán được phân bổ hàng năm cho các đơn vị.

  1. Công tác kiểm tra, lập và phê duyệt kế hoạch quản lý, bảo dưỡng thường xuyên:

  1. Yêu cầu về công tác kiểm tra hiện trường: Công tác kiểm tra hiện trường phải chính xác, đúng với những hư hỏng của công trình, phù hợp với nhu cầu quản lý và các quy đinh về bảo dưỡng hệ thống công trình.

  2. Công tác kiểm tra của chủ đầu tư công trình:

Sau khi nhận được báo cáo của nhà thầu, chủ đầu tư phải tổ chức kiểm tra lại hiện trường nhằm đánh giá tính chính xác việc đề xuất kế hoạch của nhà thầu.

  1. Thời hạn nộp báo cáo và phê duyệt kế hoạch bảo dưỡng

  1. Sau khi tiến hành kiểm tra theo nội dung tại Mục b Khoản 3, nhà thầu có trách nhiệm hoàn thiện kế hoạch quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình (bao gồm khối lượng, đề xuất kinh phí dự kiến, bản vẽ thi công) và chuyển cho chủ đầu tư;

  2. Chủ đầu tư tiến hành lập dự toán kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên (dự toán tháng), trình đơn vị quản lý thẩm định, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện;

  3. Giao Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận huyện thẩm định và phê duyệt dự toán kế hoạch thực hiện, đồng thời xây dựng, ban hành quy trình, thủ tục trình duyệt hồ sơ dự toán tháng hoặc hàng quý để các chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định.

Nghiệm thu công tác quản lý

  1. Công tác nội nghiệp:

Căn cứ theo các yêu cầu kiểm tra công tác lưu giữ và cập nhật số liệu trong hồ sơ, tài liệu quản lý đường, hệ thống thoát nước, quản lý hành lang an toàn đường bộ, tình hình thực hiện chế độ báo cáo, công tác đếm xe, thống kê tai nạn giao thông, công tác tuần đường.

  1. Tại hiện trường:

  • Kiểm tra và nghiệm thu toàn bộ các công trình trong phạm vi quản lý của mỗi đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

  • Kiểm tra và nghiệm thu tổng từng công trình để đánh giá tổng quát các mục tiêu đã đặt hàng, đấu thầu.

  1. Công tác quản lý công trình đường bộ được nghiệm thu trên cơ sở chất lượng thực hiện, theo hình thức chấm điểm. Việc chấm điểm được thực hiện với tần suất (ít nhất) mỗi tuần một lần, số điểm nghiệm thu hàng tháng được tình bằng giá trị trung bình của các lần chấm điểm trong tháng.

Việc chấm điểm công tác quản lý được quy định như sau :

  1. Đối với các hạng mục không có trong hợp đồng đấu thầu, đặt hàng thì tính điểm bằng 0, khi đó giá trị thanh toán được căn cứ vào tỷ lệ % của số điểm đạt được trên số điểm tối đa có thể đạt được.

  2. Khi đạt được mức điểm từ 96% đến 100 % số điểm tối đa của tất cả các mục tiêu, tương ứng giá trị được thanh toán 100% kinh phí dự toán duyệt.

  3. Khi các mục tiêu được đánh giá gộp lại đạt mức điểm từ 95% số điểm tối đa trở xuống, tỉ lệ khấu trừ như sau:

Hạng mục

Tổng số điểm đạt được của các mục tiêu

Tỷ lệ % khấu trừ kinh phí

Quản lý hệ thống đường bộ

Từ 90% đến 95 % điểm tối đa

10%

Từ 85% đến dưới 90 % điểm tối đa

15%

Từ 80% đến dưới 85 % điểm tối đa

20%

Từ 70% đến dưới 80 % điểm tối đa

30%

Dưới 70% điểm tối đa

Không nghiệm thu

Quản lý hệ thống cầu đường bộ

Từ 90% đến 95 % điểm tối đa

10%

Từ 85% đến dưới 90 % điểm tối đa

15%

Từ 80% đến dưới 85 % điểm tối đa

20%

Từ 70% đến dưới 80 % điểm tối đa

30%

Dưới 70% điểm tối đa

Không nghiệm thu

Quản lý hệ thống chiếu sáng đường bộ

Từ 90% đến 95 % điểm tối đa

10%

Từ 85% đến dưới 90 % điểm tối đa

15%

Từ 80% đến dưới 85 % điểm tối đa

20%

Từ 70% đến dưới 80 % điểm tối đa

30%

Dưới 70% điểm tối đa

Không nghiệm thu

Quản lý hệ thống tín hiệu giao thông

Từ 90% đến 95 % điểm tối đa

10%

Từ 85% đến dưới 90 % điểm tối đa

15%

Từ 80% đến dưới 85 % điểm tối đa

20%

Từ 70% đến dưới 80 % điểm tối đa

30%

Dưới 70% điểm tối đa

Không nghiệm thu

  1. Giao Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận huyện hướng dẫn thực hiện việc chấm điểm công tác quản lý công trình đường bộ trên cơ sở chất lượng thực hiện.

  2. Ngoài việc bị khấu trừ kinh phí theo quy định tại Mục c, Khoản 3 Điều này, nhà thầu sẽ bị xem xét xử lý bổ sung nếu vi phạm các trường hợp sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Thực hiện công tác quản lý có kết quả nghiệm thu dưới 70% tổng số điểm 02 tháng liên tiếp trong một năm.

  • Thực hiện công tác quản lý có kết quả nghiệm thu dưới 70% tổng số điểm quá 3 lần trong một năm.

  • Thực hiện công tác quản lý để xảy ra các sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng khai thác bình thường của công trình, các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông chết người.

  • Khi tổng giá trị bị cắt trừ chiếm từ 12% giá trị hợp đồng trở lên trong một năm.

    1. Cấm tham gia nhận đặt hàng (tối thiểu 12 tháng) trong lĩnh vực quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

  • Trong 01 năm bị chấm dứt hợp đồng bởi 02 đơn vị quản lý.

  • Bị chấm dứt hợp đồng 2 năm liên tục bởi bất kỳ đơn vị quản lý.

    1. Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, các nhà thầu vi phạm sẽ bị công bố tên và hành vi vi phạm trên trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận, huyện.

Nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên

  1. Công tác kiểm tra nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ được thực hiện theo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc theo công trình và được thực hiện bởi các đơn vị có liên quan.

  2. Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng quy trình, hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu đối và quy định về công tác kiểm tra chất lượng vật liệu sử dụng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên (khuyến khích tổ chức nghiệm thu công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình trên cơ sở chất lượng thực hiện).

  3. Quy định về khấu trừ chi phí

    1. Trong thời gian bảo hành công trình, nếu có hư hỏng do lỗi của nhà thầu thì phải làm lại hạng mục công việc cụ thể theo biên bản kiểm tra hiện trường.

    2. Theo kết quả thí nghiệm, nếu có chỉ tiêu vật liệu không đạt so với quy định thì nhà thầu phải thực hiện lại hạng mục đó, đồng thời bị phạt 10% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

    3. Trong tháng nếu Nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện chậm kế hoạch duy tu đã được duyệt (mà không có sự chấp thuận của chủ đầu tư): chủ đầu tư có văn bản nhắc nhở nhà thầu và phạt 01% giá trị hợp đồng. Nếu nhà thầu bị 02 lần nhắc nhở thì nhà thầu bị phạt thêm 02% giá trị hợp đồng và thêm 01 % cho mỗi lần nhắc nhở tiếp theo. Trường hợp có sự cố hoặc tai nạn xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện chậm kế hoạch duy tu đã được duyệt nhà thầu phải chịu mọi chi phí bồi thường liên quan và đồng thời phạt 05% giá trị hợp đồng.

    4. Định kỳ hoặc đột xuất, chủ đầu tư tiến hành kiểm tra chất lượng thi công do nhà thầu thực hiện. Trường hợp phát hiện nhà thầu thực hiện không đạt chất lượng theo quy định nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải tiến hành thi công lại và chịu mọi chi phí tổn thất, đồng thời bị phạt 05% giá trị dự toán thực hiện của tháng đó. Trường hợp để xảy ra sự cố nghiêm trọng hoặc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng khai thác bình thường của công trình hoặc tai nạn giao thông chết người do thi công không đạt chất lượng ngoài việc nhà thầu phải thi công lại, chịu mọi chi phí bồi thường liên quan, còn bị phạt 10% giá trị dự toán thực hiện của tháng đó.

Quy định về việc thực hiện công tác sửa chữa công trình

  1. Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng thì chủ đầu tư xây dựng kế hoạch sửa chữa với các nội dung sau: tên bộ phận công trình hoặc thiết bị cần sửa chữa, thay thế; lý do sửa chữa hoặc thay thế, mục tiêu sửa chữa hoặc thay thế; khối lượng công việc; dự kiến chi phí, dự kiến thời gian thực hiện và thời gian hoàn thành. Đối với các công trình có quy mô phức tạp thì chuyển sang hình thức lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật.

  2. Các trường hợp sửa chữa công trình thực hiện theo hình thức Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguồn vốn duy tu hàng năm:

  • Thực hiện công tác cải tạo, sửa chữa định kỳ và sữa chữa đột xuất công trình, thiết bị có tổng chi phí từ 500 triệu đồng trở lên;

  • Triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn điện; công tác cải tạo, sửa chữa, khắc phục sự cố công trình.

  1. Trình tự thực hiện đối với các công trình phải lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật:

  1. Các chủ đầu tư phải tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình. Nội dung Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật theo các quy định hiện hành; đơn giá và các hệ số chi phí sử dụng trong hồ sơ Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật là đơn giá xây dựng cơ bản theo quy định tại thời điểm hiện hành.

  2. Đối với công tác khắc phục sự cố công trình, khắc phục hậu quả bão lũ các chủ đầu tư phải triển khai thực hiện thi công ngay để bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu công trình theo hình thức vừa thiết kế vừa thi công, nhưng vẫn phải lập đầy đủ các các hồ sơ pháp lý, hồ sơ quản lý chất lượng công trình theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài ra, các chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nội dung quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BGTVT ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả lụt, bão trong ngành đường bộ.

Quản lý chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên

        1. Công tác quản lý chất lượng trong công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn bảo dưỡng thường xuyên đường bộ; Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

        2. Thời hạn bảo hành đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa công trình, quy định cụ thể như sau:

    1. Đối với hệ thống cầu, đường bộ:

  • Các công việc mang tính chất sửa chữa, dặm vá có diện tích sửa chữa dưới 50m2, công tác sơn đường, thời gian bảo hành quy định là 06 tháng;

  • Đối với trường hợp khối lượng sửa chữa, dặm vá có diện tích từ 50m2 trở lên hoặc các công việc mang tính chất lắp đặt mới, thời gian bảo hành quy định là 12 tháng.

    1. Đối với hệ thống chiếu sáng đường bộ và đèn tín hiệu giao thông, thời gian bảo hành các vật tư, thiết bị thay thế, lắp đặt mới là 02 năm.

  1. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

    1. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo đúng quy định hiện hành.

    2. Cử cán bộ có đủ năng lực về chuyên môn để thực hiện công tác giám sát thường xuyên, liên tục công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ của các nhà thầu.

    3. Trước khi nhà thầu triển khai công thi công, chủ đầu tư phải tiến hành kiểm tra lại hiện trường nhằm xác định đúng vị trí đã lên kế hoạch; không được chấp thuận việc thi công sai so với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu về quản lý chất lượng công trình.

    4. Chủ đầu tư phải kiểm tra khả năng đáp ứng nhân lực, xe máy, thiết bị của nhà thầu về số lượng, trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc tuân thủ các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhằm thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và khối lượng thi công theo kế hoạch, đồng thời bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường, khu vực thi công.

    5. Hàng tuần, cán bộ giám sát phải lập báo cáo giám sát đối với những công việc, khối lượng công việc thực hiện trong tuần, nhận xét về công tác thực hiện kế hoạch của nhà thầu bảo dưỡng công trình.

  2. Trách nhiệm của nhà thầu:

  1. Chịu trách nhiệm trước trước pháp luật về việc thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình nhận đặt hàng hoặc trúng thầu; chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm về các trường hợp mất an toàn giao thông, an toàn lao động do thiếu trách nhiệm trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.

  2. Khi tổ chức thi công phải thực hiện đúng khối lượng theo kế hoạch đã được phê duyệt và tự kiểm tra chất lượng; đảm bảo đúng tiến độ theo kế hoạch và các yêu cầu về bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường;

  3. Phải báo cáo đầy đủ quy trình, phương án và kết quả tự kiểm tra chất lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình; bố trí đầy đủ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, phù hợp với chuyên môn để thực hiện công tác chỉ đạo, giám sát tại hiện trường.


ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN ĐƯỜNG BỘ

Đảm bảo an toàn giao thông trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ

        1. Trong khi thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, phải tuyệt đối đảm bảo an toàn giao thông cho người thi công, cho người sử dụng đường và các phương tiện giao thông trên đường.

        2. Yêu cầu về công tác đảm bảo an toàn giao thông:

  1. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông phải tuân thủ theo đúng quy định về thi công trên đường bộ đang khai thác và các quy định hiện hành khác có liên quan. Khi thi công phải có biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc độ ... đặt cách vị trí công trường từ 50 đến 150m tùy thuộc vào tốc độ xe chạy trên tuyến đường đó.

  2. Công nhân làm việc trên đường phải mặc quần áo bảo hộ lao động có phản quang.

  3. Khi cần bố trí người điều khiển giao thông thì người điều khiển giao thông phải được trang bị đầy đủ cờ, còi, phù hiệu.

  4. Rào chắn khu vực thi công. Các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên và các dụng cụ, thiết bị để sửa chữa công trình chỉ được phép đặt và di chuyển trong phạm vi đã rào chắn.

  5. Khi thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên vào ban đêm, phải có đèn báo hiệu. Riêng đối với các tuyến đường có mật độ giao thông cao, các tuyến Quốc lộ, phải có đèn báo hiệu kể cả khi thi công vào ban ngày.

Đảm bảo an toàn lao động trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ

Khi thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn lao động theo quy định tại Mục 8 của Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07: 2013/TCĐBVN và các quy định khác có liên quan về đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thi công công trình.



Bảo vệ môi trường trong thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đường bộ

  1. Trong quá trình bảo dưỡng thường xuyên đường bộ cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

  2. Khi tiến hành các hoạt động bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, phải thực hiện tốt các quy tắc trật tự vệ sinh, an toàn, không gây ô nhiễm môi trường nước, không khí... Các phương tiện vận chuyển vật liệu phải được che chắn, không để rơi vãi trên đường.

  3. Tuyệt đối không đun nhựa trên đường và phải dùng thiết bị chuyên dụng để làm nóng nhựa đường.

  4. Giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn, khói xả do xe máy thi công gây ra trong quá trình bảo dưỡng thường xuyên đường bộ tại các khu dân cư bằng cách bố trí thời gian thi công hợp lý.

  5. Khi kết thúc công việc bảo dưỡng thường xuyên phải thu dọn gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ mặt bằng trong phạm vi thi công.


TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Trách nhiệm của các Chủ đầu tư:

        1. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về chất lượng công tác quản lý, bảo dưỡng công trình xây dựng theo Luật Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định về bảo trì công trình xây dựng và các văn bản quy phạm, pháp luật khác có liên quan.

        2. Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình theo đúng quy định, ký kết hợp đồng chặt chẽ, có các biện pháp chế tài, xử phạt đối với các nhà thầu bảo dưỡng công trình nhằm kịp thời phát hiện, khắc phục các hư hỏng nhỏ của công trình, tránh phát sinh các hư hỏng lớn, đảm bảo chất lượng và điều kiện khai thác của các công trình hạ tầng giao thông.

        3. Tự xây dựng chương trình, Kế hoạch về quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ được phân cấp quản lý, bao gồm các nội dung cụ thể theo Quy định này, đồng thời gửi về đơn vị quản lý để theo dõi, quản lý.

        4. Báo cáo định kỳ (hàng quý) bằng văn bản về đơn vị quản lý về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ và tình hình thực hiện kế hoạch hàng tháng theo đúng quy định.

Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện

  1. Tổ chức hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện Quy định này.

  2. Chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý nhà nước chuyên ngành của ngành giao thông vận tải thành phố có liên thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý theo các quy định hiện hành.

  3. Tổ chức kiểm tra hiện trường công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình theo chuyên ngành quản lý. Nội dung mỗi lần kiểm tra phải được thể hiện trong phiếu kiểm tra công trình và nhật ký công trình.

  4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc hay cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm tổng hợp và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố để điều chỉnh.

Xử lý vi phạm

  1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động về quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nếu có hành vi vi phạm pháp luật về công tác quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp vi phạm các quy định về quản lý chất lượng, bảo trì công trình gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thiệt hại theo quy định.

  2. Các chủ đầu tư, đơn vị quản lý có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, bảo trì công trình xây dựng của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; xác định các tổ chức, cá nhân có nhiều vi phạm để đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hoặc không cho phép hoạt động có thời hạn hay vĩnh viễn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh./.






TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH





Каталог: HoatDongAnh
HoatDongAnh -> ĐỀ CƯƠng báo cáo kết quả ĐÓng góP Ý kiến của nhân dâN ĐỐi với dự thảo bộ luật dân sự (SỬA ĐỔI) A. NỘi dung chính của báo cáO
HoatDongAnh -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 239.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương