THÀnh phố HỒ chí minh số: /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 239.97 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích239.97 Kb.
#7942
  1   2   3



ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

line 25

Số: /QĐ-UBND



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

line 26


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015



QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy định về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

line 27


CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 06 năm 2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vân tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ; Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT;

Căn cứ Quyết định số 2196/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả công tác bảo dưỡng thường xuyên Quốc lộ theo chất lượng thực hiện;

Căn cứ Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo Quyết định 3409/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Định mức dự toán duy trì hệ thống chiếu sáng đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 594/QĐ-BXD ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN ban hành kèm theo Quyết định số 1682/QĐ-TCĐBVN ngày 07 tháng 10 năm 2013 của Tổng cục đường bộ Việt Nam;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số /TTr-SGTVT ngày tháng năm 2015,


QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Điều khoản thi hành

  1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2015.

  2. Các nội dung trong Quyết định số 1460/QĐ-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2014 của Uỷ ban nhân dân Thành phố ban hành quy định về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Sở Giao thông vận tải quản lý trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:




TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

- Như điều 3;

- Bộ Xây dựng;

- Bộ GTVT; Bộ Tài chính;

- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;

- Đoàn ĐBQH Tp. HCM;

- TTTU; TT HĐNDTP;

- TT UBND Thành phố;

- Ủy ban MTTQVN.TP;

- VPUBNDTP: Các PVP;

- Các Tổ NCTH;

- Lưu (ĐTMT)





KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH



ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



QUY ĐỊNH

Về công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

autoshape 35

QUY ĐỊNH CHUNG

Mục đích yêu cầu

Bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên và các hoạt động quản lý cần thiết nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ của công trình đường bộ. Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển từ hư hỏng nhỏ thành các hư hỏng lớn. Các công việc này được tiến hành thường xuyên liên tục, hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn bộ công trình, để đảm bảo giao thông vận tải đường bộ được an toàn, thông suốt và êm thuận.



Phạm vi và đối tượng áp dụng

        1. Phạm vi áp dụng:

  • Quy định này quy định về công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:

  • Nội dung công tác quản lý, các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công tác quản lý;

  • Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ.

  • Quy định này không áp dụng đối với:

  • Các công trình đường bộ có quy trình bảo trì riêng, hệ thống đường chuyên dùng;

  • Các đường địa phương được phân cấp cho các xã, phường, thị trấn trở xuống trực tiếp quản lý;

  • Công tác chăm sóc cây xanh, thảm cỏ, công viên, hệ thống thoát nước đô thị, hệ thống hào kỹ thuật, tuy nen kỹ thuật và hệ thống hạ tầng phục vụ cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bến xe.

        1. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:



        1. Công trình đường bộ gồm đường bộ (hệ thống đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ); nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ; đèn tín hiệu, camera quan sát giao thông, bảng thông tin giao thông điện tử; biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số; hệ thống chiếu sáng đường bộ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ công trình đường bộ khác.

        2. Hệ thống chiếu sáng đường bộ là hệ thống chiếu sáng trên cầu, trên đường, trong hầm đường bộ, Trung tâm Điều khiển chiếu sáng công cộng; các vật tư, thiết bị bao gồm: các loại cáp (cấp nguồn cho tủ điện điều khiển chiếu sáng, cấp nguồn cho đèn chiếu sáng, cáp tiếp địa, cáp điều khiển công suất đèn chiếu sáng); tủ điều khiển chiếu sáng, trụ đèn, cần đèn, đèn,… các thiết bị an toàn điện, các thiết bị kết nối về Trung tâm điều khiển.

        3. Kiểm tra công trình là việc xem xét bằng trực quan do những người có trách nhiệm và kinh nghiệm hoặc bằng thiết bị chuyên dụng để đánh gía hiện trạng công trình nhằm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng của công trình.

        4. Công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ (gọi tắt là bảo dưỡng thường xuyên đường bộ) bao gồm công tác quản lý và bảo dưỡng công trình.

        5. Công tác quản lý là các hoạt động quản lý, lập và sử dụng hồ sơ có liên quan đến công trình; vận hành hệ thống, kiểm tra, theo dõi, cập nhật những thay đổi; xử lý ngay các sự cố và bảo vệ công trình trong giai đoạn khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; công tác này được tiến hành thường xuyên, liên tục để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn điện và mỹ quan đô thị.

        6. Bảo dưỡng công trình là các hoạt động sửa chữa những hư hỏng nhỏ, thay thế các thiết bị bị hư hỏng lắp đặt vào công trình, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình hoặc bổ sung, sửa chữa một số hạng mục có khối lượng nhỏ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường, đảm bảo an toàn giao thông, an toàn điện và mỹ quan đô thị.

        7. Sửa chữa định kỳ công trình là hoạt động được thực hiện theo kế hoạch nhằm khôi phục, cải thiện tình trạng kỹ thuật của công trình đường bộ mà bảo dưỡng thường xuyên công trình không đáp ứng được.

        8. Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ là hoạt động sửa chữa phải thực hiện bất thường khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, khai thác công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa.

        9.  Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ là các đơn vị được Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đường bộ, gồm: Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân quận, huyện; các cơ quan, đơn vị khác được Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản hạ tầng đường bộ (sau đây gọi tắt là đơn vị quản lý).

        10. Chủ đầu tư là các tổ chức được đơn vị quản lý giao nhiệm vụ quản lý công trình đường bộ (các Khu Quản lý Giao thông đô thị, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn hoặc các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các quận, huyện).

        11. Đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ là các đơn vị nhận đặt hàng, đơn vị trúng thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích và có ký kết hợp đồng trực tiếp với đơn vị quản lý hệ thống hạ tầng giao thông dường bộ (sau đây gọi tắt là nhà thầu).

        12. Quản lý bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo khối lượng thực hiện là hình thức quản lý thực hiện bảo dưỡng thường xuyên truyền thống, trên cơ sở phương pháp và khối lượng được yêu cầu và được xác nhận bởi cơ quan quản lý. Hình thức quản lý có thể theo kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên được giao theo thời gian (tháng, quý, năm).

        13. Quản lý bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo chất lượng thực hiện là hình thức quản lý thực hiện bảo dưỡng thường xuyên dựa vào chất lượng công trình được đánh giá định kỳ theo các chỉ tiêu thống nhất. Công tác này được thực hiện thông qua Hợp đồng thực hiện bảo dưỡng thường xuyên trên cơ sở chất lượng thực hiện.

Yêu cầu đối với nhà thầu

  1. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ công trình đường bộ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ. Hồ sơ công trình đường bộ bao gồm: hồ sơ hoàn công, hồ sơ đăng ký, hồ sơ kiểm định công trình, các biên bản kiểm tra, nghiệm thu, ảnh chụp, đĩa CD… liên quan đến đăng ký, kiểm định cầu, đường và các công trình trên đường. Thực hiện lưu giữ và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình vào hồ sơ quản lý công trình đường bộ.

  1. Quản lý hồ sơ phải được thực hiện một cách có hệ thống, khoa học để thuận lợi cho quá trình khai thác, sử dụng. Trường hợp sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu, hệ thống phải được cập nhật thường xuyên, phải có tập tin lưu trữ dự phòng đề phòng trường hợp có các sự cố do hệ thống máy tính.

  2. Việc cập nhật số liệu bổ sung vào hồ sơ, tài liệu phải đúng theo quy định về thời gian, số liệu cập nhật.

  1. Trong công tác quản lý hành lang an toàn đường bộ, nhà thầu phải thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

  • Tuần tra, kiểm tra hành lang an toàn đường bộ;

  • Hàng tháng tổng hợp và báo cáo về vi phạm hành lang an toàn đường bộ;

  • Báo các hành vi xâm hại gây hư hỏng, mất cắp các vật tư, thiết bị công trình đường bộ;

  • Phối hợp với chủ đầu tư, chính quyền địa phương để thực hiện những biện pháp ngăn chặn những hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ, mất cắp vật tư thiết bị công trình đường bộ;

  • Kiểm tra trên thực địa và đối chiếu trên sơ đồ, phối hợp với chính quyền địa phương quản lý vào bảo vệ cọc Mốc giải phóng mặt bằng, cọc Mốc lộ giới. Trong trường hợp thấy mất mốc, phải xử lý ngay hoặc phải báo ngay cho chủ đầu tư và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý.

  • Hồ sơ quản lý hành lang an toàn đường bộ bao gồm:

  • Bình đồ duỗi thẳng, thể hiện đầy đủ các công trình lấn chiếm, vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ;

  • Các biên bản bàn giao với địa phương về cọc Mốc lộ giới;


CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ

Quản lý hệ thống đường bộ

  1. Tuần đường

Công tác tuần đường được xác định theo tần suất kiểm tra hàng ngày, bao gồm các nội dung công việc như sau:

  1. Tuần tra, kiểm tra phát hiện và báo cáo kịp thời cho đơn vị quản lý về những trường hợp sau đây:

  • Những sự cố, hư hỏng mặt đường như: ổ gà, hố sụp nguy hiểm, các vị trí nhồi lún, sụp lở ta luy, lằn phui công trình ngầm bị lún, lồi, hầm ga cao hoặc thấp hơn so với mặt đường, nắp hầm kỹ thuật cong, vênh, gây tiếng ồn;

  • Những sự cố, hư hỏng của các hệ thống công trình sau đây:

+ Đèn tín hiệu giao thông: không hoạt động (không sáng) hoặc hoạt động không bình thường, thời gian và chu kỳ đèn không phù hợp gây xáo trộn giao thông tại khu vực;

+ Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật: bị hư hỏng, xì bể, lún sụp, khuôn nắp hầm ga bị bể, xuất hiện nước tràn trên mặt đường, miệng thu bị lấp bởi rác, đất, đá, xà bần;

+ Cọc tiêu, biển báo giao thông, tường hộ lan, cột Km: không có, mất hoặc thiếu, ngã đổ, cong vênh, lắp đặt sai qui định, bị mờ hoặc bị che khuất;

+ Vạch sơn đường bị mờ, không rõ ràng; đinh phản quang bị nghiêng lệch, bị mất hoặc hư hỏng;



  • Phát hiện và báo cáo kịp thời các sự cố: xói lở đường sá, những hiện tượng ngã đổ, gãy đứt trụ, dây điện, cáp viễn thông, cây xanh;

  • Những đoạn đường thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn xe, có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông;

  • Những vị trí phát sinh chướng ngại vật (trồng trụ điện, trồng trụ quảng cáo nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ); những vị trí bị chiếm dụng lòng lề đường để họp chợ, chứa vật tư như: trụ điện, ống cống, xà bần, cây xanh,… hoặc trụ điện gãy đổ, xe vận chuyển vật tư làm rơi vãi trên đường, cây xanh và các vật kiến trúc làm cản trở tầm nhìn giao thông;

  • Những vị trí mất an toàn trên vỉa hè, lề đường gây cản trở cho người đi bộ; các vị trí đấu nối vào đường bộ đang khai thác gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông;

  • Những vị trí bị ngập trên đường do trời mưa hoặc các đoạn đường thường xuyên bị ngập nước do triều cường;

  • Các hành vi lấn chiếm, xâm phạm hành lang bảo vệ an toàn đường bộ.

  1. Theo dõi việc thi công các công trình trên đường bộ đang khai thác (đơn vị thi công, chủ đầu tư, thời gian thi công…); nếu phát hiện các hành vi gây mất an toàn giao thông phải thông báo ngay đến chủ đầu tư.

  2. Theo dõi và báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư tình trạng xe quá tải lưu thông trên cầu, đường đối với các công trình cầu, đường có giới hạn tải trọng khai thác.

  3. Xử lý các trường hợp bị hư hỏng nhỏ không cần vật tư như chỉnh sửa cọc tiêu, biển báo bị xiêu vẹo, cong vênh, dán giấy che khuất; bu lông bị lỏng, tuột…).

  4. Cập nhật dữ liệu trên máy vi tính: Hàng tháng, đơn vị thực hiện phải cập nhật các số liệu về duy tu sửa chữa, các diễn biến phát sinh trên đường như: thi công lắp đặt công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ, kể cả các vị trí lằn phui bị lún, số liệu về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, ngập nước... trên bản vẽ bằng máy tính và cung cấp cho chủ đầu tư khi tổ chức nghiệm thu hoặc khi có yêu cầu.

  1. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông

  1. Trực gác, hướng dẫn giao thông tại những vị trí phát sinh sự cố gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông trên đường.

  2. Thiết lập ngay biển báo hiệu nguy hiểm, hàng rào tại chỗ khi phát hiện bất kỳ sự cố, phát sinh hư hỏng nào có nguy cơ đe dọa đến an toàn giao thông hoặc xảy ra tai nạn giao thông; đồng thời thông báo ngay cho đơn vị quản lý để có biện pháp xử lý kịp thời.

  3. Dặm vá ngay những ổ gà, hố sụp trong vòng 24 giờ (khối lượng sẽ được tính trong kế hoạch duy tu). Trường hợp cấp bách phải tiến hành thực hiện ngay bằng mọi giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

  4. Phối hợp thường xuyên với các đơn vị liên quan để khắc phục mọi sự cố, tình huống ảnh hưởng đến an toàn giao thông hoặc làm hư hỏng công trình giao thông.

g) Khi xảy ra ùn, tắc hoặc tai nạn giao thông, nhân viên tuần đường phải có mặt để thu thập thông tin, sơ bộ xác định nguyên nhân và báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý cho chủ đầu tư; thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng để hướng dẫn, điều tiết giao thông.

h) Việc thống kê theo dõi và phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường bộ giúp cho chủ đầu tư, cơ quan quản lý biết được vị trí hay đoạn đường hay xảy ra tai nạn giao thông, biết được nguyên nhân gây ra tai nạn nếu là do kết cấu cơ sở hạ tầng (không có biển báo, khuất tầm nhìn, mặt đường trơn trượt hay mất siêu cao, bán kính đường cong trên bình đồ nhỏ …) để có kế hoạch sửa chữa bổ sung kịp thời nhằm đảm bảo an toàn giao thông.



  1. Đăng ký cầu, đường:

  1. Các công trình khi bắt đầu đưa vào khai thác phải tiến hành “Đăng ký cầu, đường” và sau quá trình sử dụng từ 10-15 năm cần đăng ký lại để xác định tình trạng kỹ thuật vốn có lúc ban đầu và sự thay đổi các yếu tố kỹ thuật trong quá trình khai thác. Hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.

  2. Các số liệu đăng ký cầu, đường được lưu trữ trong máy tính tại nhà thầu và gửi về chủ đầu tư và cơ quan quản lý.

  3. Được phép sử dụng nguồn kinh phí duy tu được phân bổ hằng năm để thuê nhà thầu tư vấn có đủ tư cách pháp nhân và năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện việc đăng ký cầu, đường.

Hàng năm, khi đề xuất kế hoạch vốn cho năm sau, các Chủ đầu tư tiến hành rà soát danh mục đường bộ cần lập hồ sơ đăng ký và dự kiến kinh phí thực hiện, trình cơ quan quản lý xem xét thông qua.

  1. Đếm xe

  1. Công tác đếm xe là công tác được thực hiện 2 lần/năm trên các tuyến đường, các địa điểm do đơn vị quản lý quy định phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý hệ thống hạ tầng giao thông theo từng năm.

  2. Nội dung thực hiện và xử lý số liệu công tác đếm xe thực hiện đầy đủ theo Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ.

  3. Số liệu đếm xe được xử lý, lập thành báo cáo, cập nhật, lưu trữ trong hệ thống quản lý của nhà thầu và chủ đầu tư. Đồng thời gửi đến đơn vị quản lý hàng năm để theo dõi, quản lý.

  1. Kiểm tra định kỳ, khẩn cấp, cập nhật số liệu cầu đường và tình hính bão lũ

Công tác này được xác định theo tần suất mỗi tháng một lần, bao gồm các nội dung công việc như sau:

  1. Kiểm tra hiện trường để xác định, ghi nhận về tình trạng nền, mặt đường, tình trạng thoát nước, hệ thống báo hiệu …

  2. Cập nhật các số liệu vào hồ sơ quản lý, báo cáo.

  3. Đánh giá hiện trạng công trình và có đề xuất cụ thể.

  1. Quản lý hành lang an toàn đường bộ và đấu nối

Lập, cập nhật hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ theo các nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 4 của Quy định này.

  1. Đối với các trường hợp tạm quản lý trong khi chờ hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, đưa công trình vào khai thác sử dụng chính thức hoặc các công trình đang trong thời gian bảo hành chỉ thực hiện các hạng mục quy định tại Khoản 1 của Điều này.

Các trường hợp cụ thể khác, sẽ do cơ quan quản lý xem xét, quyết định nhằm bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công tác quản lý hệ thống đường bộ

STT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Tuần đường

Theo Khoản 1, Điều 5 của Quy định này

Ghi chép đầy đủ vào sổ tuần đường đến ngày nghiệm thu. Báo cáo thường xuyên cho chủ đầu tư (trước 15 giờ 00 hàng ngày).

Trường hợp phát hiện sự cố thì phải báo cáo cho chủ đầu tư trong vòng 30 phút sau khi có sự cố xảy ra; đồng thời phải có biện pháp cảnh báo cho người và phương tiện lưu thông.

Phải khắc phục, sửa chữa, chỉnh sửa các cọc tiêu, biển báo, dải phân cách trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư, đơn vị quản lý có yêu cầu.

Thực hiện cập nhật số liệu vào máy vi tính đầy đủ, báo cáo kịp thời hoặc khi có yêu cầu cho chủ đầu tư.



2

Đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Theo Khoản 2, Điều 5 của Quy định này

Thực hiện đầy đủ, báo cáo ngay cho chủ đầu tư hoặc khi có yêu cầu.

Các chỗ lồi, lõm, lún vệt bánh xe quá 50mm phải được sửa chữa, xử lý trong vòng 03 ngày.

3

Đăng ký cầu, đường

Theo Khoản 3, Điều 5 của Quy định này

Thực hiện đầy đủ, báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý. Có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị.

4

Đếm xe

Theo Khoản 4, Điều 5 của Quy định này

Thực hiện đầy đủ, báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý. Có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị.

5

Kiểm tra định kỳ, khẩn cấp, cập nhật số liệu cầu đường và tình hính bão lũ

Theo Khoản 5, Điều 5 của Quy định này

Thực hiện đầy đủ, báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư. Có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị.

6

Quản lý hành lang an toàn đường bộ

Theo Khoản 6, Điều 5 của Quy định này

Thực hiện đầy đủ, báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý. Có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị.

Каталог: HoatDongAnh
HoatDongAnh -> ĐỀ CƯƠng báo cáo kết quả ĐÓng góP Ý kiến của nhân dâN ĐỐi với dự thảo bộ luật dân sự (SỬA ĐỔI) A. NỘi dung chính của báo cáO
HoatDongAnh -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 239.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương