THÀnh phố HỒ chí minh số: /QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường bộ



tải về 239.97 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích239.97 Kb.
#7942
1   2   3

Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường bộ

  1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường bộ bao gồm các hạng mục công việc chủ yếu như sau:

  • Đắp phụ nền, lề đường;

  • Bạt lề đường;

  • Cắt cỏ bằng máy;

  • Phát quang cây cỏ bằng thủ công;

  • Vét rãnh hở;

  • Vệ sinh mặt đường;

  • Láng nhựa mặt đường rạn chân chim, mặt đường bong tróc;

  • Xử lý cao su, sình lún;

  • Vá ổ gà, cóc gặm, lún cục bộ, lún trồi mặt đường;

  • Sửa chữa khe nứt đơn mặt đường;

  • Bảo dưỡng khe co giãn mặt đường bê tông xi măng;

  • Sửa chữa nứt nhỏ mặt đường bê tông xi măng;

  • Sơn biển báo + cột biển báo và cột khác;

  • Sơn cọc H, cọc Km;

  • Sơn cọc tiêu, cọc mốc lộ giới, cột thủy chí, …;

  • Nắn sửa cọc tiêu, cọc mốc lộ giới, cột thủy chí, …;

  • Nắn sửa cột Km;

  • Nắn chỉnh, tu sửa biển báo;

  • Thay thế, bổ sung biển báo, cột biển báo;

  • Thay thế cọc tiêu, cọc mốc lộ giới, cọc H, cột thủy chí, …;

  • Dán lại lớp phản quang biển báo, cột Km có dán phản quang;

  • Vệ sinh mặt biển báo phản quang;

  • Sơn dặm vạch kẻ đường;

  • Sửa chữa tường hộ lan bằng đá xây;

  • Thay thế tôn lượn sóng;

  • Vệ sinh dải phân cách, tường phòng hộ tôn lượn sóng;

  • Nắn sửa, vệ sinh trụ dẻo;

  • Thay thế trụ dẻo;

  • Vệ sinh mắt phản quang;

  • Thay thế mắt phản quang;

  • Bảo dưỡng thay thế mắt phản quang;

  1. Đối với các công việc bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường bộ chưa được quy định tại Khoản 1 Điều này thì áp dụng theo các Bộ định mức, Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.


CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

CẦU ĐƯỜNG BỘ

Quản lý hệ thống cầu đường bộ

  1. Kiểm tra cầu

Công tác kiểm tra cầu được xác định theo tần suất mỗi tháng một lần, bao gồm các nội dung công việc như sau:

  1. Công tác kiểm tra cầu nhằm đánh giá tình trạng làm việc của công trình cầu, phát hiện các hư hỏng gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của công trình cầu, đồng thời theo dõi các hư hỏng đã được đánh dấu từ những lần kiểm tra trước.

  2. Kiểm tra cầu phải kiểm tra chi tiết các bộ phận cấu tạo của công trình. Trong trường hợp cần thiết phải có các loại máy chuyên dụng để thăm dò, đo đạc. Kết quả kiểm tra và các số liệu thăm dò, đo đạc, theo dõi những hư hỏng, biện pháp giải quyết, khối lượng cần sửa chữa phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kiểm tra công trình cầu.

  3. Nếu phát hiện những hư hỏng mà xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn của công trình cầu thì phải báo cáo ngay cho chủ đầu tư để có kế hoạch kiểm tra, sửa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời đơn vị thực hiện phải chủ động áp dụng ngay các biện pháp tạm thời để giữ được an toàn công trình, an toàn giao thông.

  4. Nội dung kiểm tra cầu:

  • Kiểm tra mặt cầu:

  • Tình trạng lớp phủ mặt cầu;

  • Tình trạng thoát nước của mặt cầu;

  • Tình trạng các khe co dãn (có bị nứt vỡ, dập nát);

  • Tình trạng các gờ chắn bánh xe, lan can cầu;

  • Tình trạng các biển báo, cột đèn chiếu sáng, tường phòng vệ ở hai đầu cầu.

  • Kiểm tra dầm cầu:

  • Đối với cầu thép: Kiểm tra sự cong, võng, vênh, vặn, méo hoặc gãy của các thanh dầm và dầm thép; Tình trạng sơn và rỉ của dầm thép; Kiểm tra các bulông, đinh tán liên kết và tình trạng rỉ sét của các bộ phận kết cấu. Đặc biệt lưu ý các liên kết cầu và các bản nút liên kết các thanh dầm;

  • Đối với cầu bê tông cốt thép, cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, cầu dầm thép liên hợp, cầu dây văng, cầu dây võng: Kiểm tra tình trạng nứt, vỡ, bong tróc của bê tông; Kiểm tra tình trạng han rỉ và hư hỏng của cốt thép; Tình trạng thấm nước, rỉ nước dưới cánh dầm và bản mặt cầu;

  • Đối với cầu vòm: Ngoài yêu cầu như đối với cầu bê tông cốt thép còn phải kiểm tra tình trạng nứt, vỡ, bung mạch vữa và thấm nước ở đáy vòm.

  • Kiểm tra gối cầu:

  • Kiểm tra độ biến dạng, mòn, sứt mẻ của con lăn, các chốt của thớt gối, độ dịch ngang của con lăn, độ nghiêng lệch dọc tim cầu của con lăn ở loại gối thép;

  • Kiểm tra sự lão hóa và biến dạng của gối cao su;

  • Kiểm tra độ bằng phẳng, độ sạch và thông thoáng của gối cầu;

  • Kiểm tra việc bôi mỡ gối cầu thép.

  • Kiểm tra mố, trụ cầu:

  • Kiểm tra các vết nứt, vỡ, bung mạch vữa xây, bong đá xây, sự phong hóa và ăn mòn bê tông thân mố, thân trụ;

  • Kiểm tra sự xói lở chân móng mố trụ, sự nghiêng lệch, trượt dịch, lún của mố, trụ;

  • Tất cả các trường hợp đều phải kiểm tra nứt ngang của mố trụ. Đặc biệt chú ý kiểm tra trụ có chiều cao trên đường cong, kiểm tra phần cọc bị lộ ra do xói nhìn thấy được;

  • Kiểm tra chân khay và 1/4 nón mố;

  • Kiểm tra nền mặt đường sau mố.

  • Kiểm tra các công trình phòng hộ và điều tiết dòng chảy như: kè hướng dòng, kè ốp mái nền đường dẫn, kè mép sông v.v… cần chú ý đến sự ổn định của các công trình này (không bị nứt vỡ, sạt lở, nghiêng lún) và đánh giá hiệu quả của công trình đó;

  • Kiểm tra việc chiếm dụng trái phép mố, dạ cầu để vật tư hoặc trú ngụ, buôn bán, các hành vi lắp đặt các công trình trái phép trên cầu (như cấp điện, cáp bưu điện, ống cấp nước…).

  1. Cập nhật tình trạng kỹ thuật của cầu và quản lý hồ sơ trên máy vi tính

  1. Quản lý hồ sơ quản lý cầu: hồ sơ hoàn công, hồ sơ đăng ký và kiểm định cầu, biên bản kiểm tra, nghiệm thu, ảnh chụp, đĩa CD ….

  2. Bổ sung kịp thời những thay đổi vào hồ sơ quản lý cầu trên máy vi tính.

  3. Cập nhật dữ liệu trên máy vi tính: Hàng tháng, đơn vị thực hiện phải cập nhật các số liệu về duy tu sửa chữa cũng như mọi diễn biến phát sinh trên từng cầu như: việc lắp đặt công trình, kể cả các vị trí lằn phui bị lún, số liệu về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông... trên bản vẽ bằng máy tính và cung cấp cho chủ đầu tư khi tổ chức nghiệm thu hoặc khi có yêu cầu.

  4. Đối với các cầu lớn có tính chất quan trọng, các cầu cửa ngõ cần nghiên cứu để lắp đặt thiết bị đo dao động-biến dạng, camera quan sát cầu nhằm theo dõi liên tục công trình.

  1. Đăng ký cầu

Thực hiện theo các nội dung tại Khoản 4, Điều 5 của Quy định này.

  1. Công tác tuần đường theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Quy định này được áp dụng đối với phần đường dẫn vào cầu, đường dân sinh và cả phần cầu. Khi đó công tác tuần đường sẽ bao gồm việc tuần tra mặt, hành lang cầu theo các nội dung sau:

Công tác tuần tra, kiểm tra mặt cầu và hành lang cầu được xác định theo tần suất hàng ngày; Phải phát hiện và báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư về những trường hợp sau đây:

  1. Những sự cố, hư hỏng trên mặt, sàn, lan can cầu và lề bộ hành như: mặt cầu bị ổ gà, đọng nước sau mưa; lề bộ hành bị bong tróc bê tông, không bằng phẳng; lan can cầu bị bong tróc bê tông, hoặc lan can thép liên kết hàn bị hở mối nối, cong vênh; neo, cáp treo bị chùng, rỉ sét, có dấu hiệu bị đứt…

  2. Khe co giãn mặt cầu không bị bong bật, mấp mô không quá 1,5cm; bị đọng rác, đất.

  3. Mái taluy mố cầu và đường đầu cầu bị lún sụp.

  4. Các hiện tượng hư hỏng, mất mát hoặc thiết lập không đúng quy định của hệ thống cọc tiêu, biển báo trên cầu và đường vào cầu (biển tải trọng cầu, biển tên cầu, biển báo cấm tụ tập, biển báo thông thuyền ...).

  5. Những sự cố, hư hỏng hoặc mất mát đèn chiếu sáng công cộng trên cầu.

g) Cây cối mọc ở đầu cầu làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông.

h) Các sự cố, hư hỏng hoặc mất mát về các công trình lắp đặt trên cầu như hệ thống cấp điện, cáp bưu điện, cấp nước, thoát nước ...

i) Các hành vi chiếm dụng mặt cầu, hành lang cầu để vật tư hoặc trú ngụ, buôn bán hàng rong, neo đậu tàu, thuyền trong phạm vi hành lang an toàn cầu…

k) Những cầu thường xuyên có xe lưu thông vượt quá tải trọng khai thác cho phép hoặc thường xuyên bị ùn tắc giao thông (báo cáo rõ về thời gian, thời điểm, nguyên nhân).

l) Tình trạng khai thác của trụ chống va.

m) Kiểm tra, phát hiện và bắt xiết lại các bu lông bị lỏng.



Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công tác quản lý cầu

  1. Đối với đường vào cầu, đường dân sinh, thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 6 của Quy định này.

  2. Đối với công trình cầu, cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

STT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Kiểm tra cầu

Theo Khoản 1, Điều 8 của Quy định này

Ghi chép đầy đủ đến ngày nghiệm thu. Báo cáo kịp thời hoặc khi có yêu cầu cho chủ đầu tư.

Phải thông báo ngay cho cấp thẩm quyền khi công trình bị hư hỏng, đe dọa tới tính toàn vẹn kết cấu công trình; đồng thời phải có biện pháp cảnh báo cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến.

2

Cập nhật tình trạng kỹ thuật của cầu và quản lý hồ sơ trên máy vi tính

Theo Khoản 2, Điều 8 của Quy định này

Cập nhật đầy đủ số liệu, báo cáo cho chủ đầu tư.

3

Tuần tra, kiểm tra mặt cầu và hành lang cầu

Theo Khoản 4, Điều 8 của Quy định này

Thực hiện hàng ngày, xử lý và báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư trước 15 giờ hàng ngày.

Cập nhật, lưu trữ số liệu vào máy vi tính và báo cáo cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý.



4

Đăng ký cầu

Theo Khoản 3, Điều 8 của Quy định này

Thực hiện đầy đủ, báo cáo kịp thời cho chủ đầu tư và đơn vị quản lý. Có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị.

Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cầu

  1. Công tác bảo dưỡng thường xuyên hệ thống cầu bao gồm các hạng mục công việc chủ yếu như sau:

  • Sửa chữa lan can cầu;

  • Sơn lan can cầu;

  • Sửa chữa hư hỏng cục bộ 1/4 nón mố cầu;

  • Bôi mỡ gối cầu thép;

  • Vệ sinh mặt cầu, ống thoát nước;

  • Thay thế ống thoát nước;

  • Bảo dưỡng khe co giãn thép;

  • Vệ sinh khe co giãn cầu;

  • Vệ sinh mố cầu;

  • Vệ sinh trụ cầu;

  • Vá ổ gà, bong bật, sửa chữa lún, trồi mặt cầu;

  • Vệ sinh hai đầu dầm các nhịp của cầu thép, dàn thép, cầu liên hợp thép – bê tông cốt thép;

  • Vệ sinh nút liên kết dầm – giàn của cầu thép, dàn thép, cầu liên hợp thép – bê tông cốt thép;

  • Sơn lẻ tẻ cầu thép, dàn thép, cầu liên hợp thép – bê tông cốt thép;

  • Kiểm tra bắt xiết bu lông cầu thép, dàn thép, cầu liên hợp thép – bê tông cốt thép;

  • Phát quang cây dại (2 đầu mố cầu);

  • Bảo dưỡng công trình phòng hộ (hè hướng dòng);

  • Thanh thải dòng chảy dưới cầu;

  • Vệ sinh lan can cầu;

  1. Đối với các công việc bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đường bộ chưa được quy định tại Khoản 1 Điều này thì áp dụng theo các Bộ định mức, Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.


CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG

Quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng đường bộ và đèn tín hiệu giao thông

  1. Hệ thống chiếu sáng đường bộ

Đảm bảo hệ thống chiếu sáng hoạt động ổn định, thời lượng thắp sáng đúng quy định, đảm bảo mỹ quan và an toàn điện của hệ thống.

Công tác duy trì trạm đèn được thực hiện theo các nội dung công việc như sau:



  1. Vệ sinh, bảo dưỡng vật tư, thiết bị điện: thực hiện 1 tuần/lần.

  • Tủ điều khiển phải ngay ngắn, sạch sẽ, an toàn, kín nước; Bên trong tủ điều khiển không có tình trạng bám bụi, mạng nhện, tổ chim khi kiểm tra.

  • Các thiết bị điện trong tủ điều khiển không để xảy ra tình trạng bám bụi, mạng nhện.

  • Tại cửa trụ đèn chiếu sáng không để xảy ra tình trạng bám bụi bẩn.

  1. Kiểm tra lưới đèn, ghi chép kết quả đèn sáng, đèn tối: thực hiện hằng ngày.

  • Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra thường xuyên, ghi chép đầy đủ về tình hình hoạt động của hệ thống (bao gồm: đèn sáng, tắt, chớp tắt; mất cắp dây cáp nguồn, các vật tư, thiết bị của hệ thống chiếu sáng công cộng);

  • Không được để xảy ra tình trạng sáng ngày, tắt đêm;

  • Hệ thống đèn chiếu sáng công cộng phải đảm bảo sáng tối thiểu 98% trên tổng số bộ đèn của tủ điều khiển (ngoại trừ số lượng đèn tiết giảm, đèn bị mất cắp dây nguồn);

  • Ghi chép đầy đủ vị trí, lý trình cụ thể bộ đèn chiếu sáng hoặc thiết bị trong tủ điều khiển bị hư hỏng.

  • Cập nhật đầy đủ, thường xuyên số liệu quản lý, duy tu bảo dưỡng thường xuyên, đặc biệt là diễn biến xảy ra tại từng tuyến chiếu sáng trong từng ngày bằng máy tính và cung cấp cho chủ đầu tư trước ngày 25 hàng tháng.

  1. Theo dõi và đọc chỉ số đồng hồ công tơ điện 01 tuần/lần; kịp thời điều chỉnh thời gian tắt, mở hoạt động của hệ thống chiếu sáng theo đúng thời gian quy định (không quá 48 giờ kể từ khi có Thông báo của đơn vị quản lý).

  2. Kiến nghị đến chủ đầu tư để sửa chữa thay thế các hư hỏng của thiết bị có liên quan, tình trạng mất mỹ quan đô thị, mất an toàn điện của hệ thống chiếu sáng đường bộ: thực hiện hàng ngày.

  • Đối với công tác kiến nghị sửa chữa thay thế hư hỏng các thiết bị:

+ Kịp thời khắc phục ngay những sự cố dẫn đến hệ thống chiếu sáng không hoạt động, gây mất an toàn giao thông như: chạm chập, ngã đổ, hư hỏng thiết bị tủ điều khiển;

+ Đảm bảo có thiết bị thay thế tạm các vật tư, thiết bị hư hỏng (dây cáp, thiết bị tủ điều khiển).



  • Đối với công tác đảm bảo mỹ quan đô thị: phải kịp thời báo cáo, đề xuất đơn vị quản lý khắc phục khi phát hiện các tình trạng sau:

+ Trụ đèn bị cong, vênh, rỉ sét (đối với trụ đèn bằng bê tông cốt thép còn phải đảm bảo không bị nứt, bong tróc bê tông) móng trụ không bị vùi lấp;

+ Tủ điều khiển không ngay ngắn, không bị nứt bể vỏ tủ, mặt tủ; hư ổ khóa, tên tủ rõ ràng, dễ đọc;

+ Cần đèn không bị xoay, rỉ sét, mục gãy, kiềng cần phải ôm khít trụ chiếu sáng, không bị mất bu lông;

+ Tình trạng treo băng rôn, dán quảng cáo trái phép trên trụ đèn, trên tủ điều khiển; cáp thông tin treo trên các trụ chiếu sáng;

+ Nắp cửa trụ chiếu sáng, hộp đấu nối không được để trống;

+ Chóa đèn không đọng nước, không có tổ chim, phải ngay ngắn, không bị nghiêng lệch, mặt kiếng không bị mờ, nứt, bể hoặc bị mất, hở mặt kiếng.



  • Đối với công tác đảm bảo an toàn điện:

+ Phát hiện những vị trí rò rỉ điện, cáp tiếp địa bị tuột hoặc bị mất cắp gây mất an toàn điện;

+ Tình trạng cáp nổi chùng võng, bị nứt vỏ, vướng cây xanh, mái nhà, dây tạp hoặc các công trình xung quanh, đứt hoặc mất cáp, đấu nối không bảo đảm;

+ Cáp ngầm hở trên mặt đất, hư bể ống bảo vệ cáp, đứt cáp;

+ Kiểm tra định kỳ các thông số kỹ thuật của hệ thống liên quan đến công tác bảo đảm an toàn điện (đo điện trở tiếp địa của hệ thống và tủ điều khiển, dò điện rò, điện áp, dòng điện); Có biện pháp cô lập các vị trí xảy ra sự cố mất an toàn điện.

+ Tiếp địa tại các trụ đèn, tủ điều khiển phải đảm bảo luôn luôn có trị số điện trở đất nhỏ hơn hoặc bằng trị số điện trở đất theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

+ Đèn chiếu sáng không bị cây xanh che khuất, không vướng nhánh cây; Không để dây tạp và các vật dụng khác vướng vào lưới nguồn chiếu sáng.



  1. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông

Công tác quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông bao gồm các công việc:

  1. Thường xuyên tuần tra, tiếp nhận thông tin sửa chữa:

  • Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, ghi chép hoạt động của mỗi nút (chốt) hàng ngày về tình hình hoạt động của hệ thống; báo cáo cho chủ đầu tư để điều chỉnh thời lượng hoạt động của các pha đèn phù hợp với tình hình giao thông.

  • Đèn tín hiệu giao thông bị ngưng hoạt động do hư hỏng thiết bị, vật tư, do mất nguồn điện hoặc bị tắt nguồn;

  • Đèn tín hiệu (xanh, vàng, đỏ, lặp lại, chữ thập, đèn số đếm lùi, đèn đi bộ) bị tắt; Đèn bị móp méo, bị mờ, bám bụi bẩn và bị che khuất; Tình trạng các chữ số, hình bị mất nét;

  • Tình trạng trụ đèn bị cong, vênh, nghiêng, móp méo, mất nắp cửa trụ, móng trụ bị vùi lấp, treo, dán quảng cáo trái phép trên thân trụ;

  • Cáp điều khiển tín hiệu bị chùng võng (cáp nổi), lòi hở trên mặt đất (cáp ngầm);

  • Phát hiện những vị trí mất an toàn điện;

  • Phát hiện và xử lý, đồng thời báo cáo đến chủ đầu tư, chính quyền địa phương các trường hợp xâm phạm đến hệ thống các sự cố: Do giông,bão, mưa lớn, triều cường gây ngập úng, sét đánh gây hư hỏng...; Do các phương tiện giao thông gây ra, bị phá, bị mất cắp, các công trình khác thi công gây sự dịch chuyển, hư hỏng, thất thoát hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

  1. Kiểm tra thông số định kỳ hệ thống đèn:

  • Hàng tháng phải đo thông số kỹ thuật: cường độ dòng điện, dòng rò (A), điện áp (V), điện trở (Ω);

  • Đo, kiểm tra, đánh giá tình trạng hoạt động của các thiết bị của hệ thống (thiết bị tủ điều khiển, đèn LED các loại, tín hiệu đường truyền).

  1. Sửa chữa đèn tín hiệu giao thông bị hư hỏng:

  • Đảm bảo mặt đèn LED hoạt động tốt, ổn định; tỷ lệ đèn LED bị tắt trên một mặt đèn phải bảo đảm bé hơn ¼ tổng số đèn sáng;

  • Ghi chép đầy đủ vị trí đèn LED bị hư hỏng; Kịp thời khắc phục, sửa chữa, thay thế các đèn chiếu sáng bị hư hỏng, không hoạt động.

  1. Sửa chữa khắc phục sự cố tủ điều khiển:

  • Sửa chữa các hư hỏng nhỏ (tra chì, thay thiết bị điện tử trong tủ điều khiển, chạm dây tín hiệu, mất kế nối đường truyền…) mỗi khi xảy ra tình trạng hệ thống hoạt động không bình thường (đèn đếm lùi không hoạt động, đèn đỏ sáng cùng lúc với đèn xanh, đèn vàng không hoạt động…);

  • Đảm bảo khắc phục trong vòng 04 giờ kể từ khi phát hiện sự cố;

  • Phải có tủ điều khiển dự phòng kịp thời thay thế tủ điều khiển trong trường hợp tủ bị hư hỏng nặng.

  1. Công tác đảm bảo mỹ quan, an toàn điện đối với hệ thống tín hiệu giao thông:

  • Đối với công tác an toàn điện:

+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng tiếp địa của hệ thống, dòng rò; khắc phục ngay tình trạng mất an toàn điện của hệ thống;

+ Thường xuyên kiểm tra, khắc phục ngay các trường hợp mất an toàn điện của hệ thống khi phát hiện.

+ Xử lý tình trạng treo móc trái phép vào hệ thống đèn tín hiệu giao thông.


  • Đối với công tác đảm bảo mỹ quan đô thị:

+ Trụ đèn và măt đèn tín hiệu giao thông được lắp đặt phải đảm bảo đúng quy định tại Quy chuẩn Quốc gia về Biển báo hiệu đường bộ;

+ Trụ đèn tín hiệu giao thông không được rỉ sét, mục bên trong; sơn trụ đèn tín hiệu giao thông theo định kỳ, trụ đèn đươc lắp đặt ngay ngắn, thẳng đứng không bị nghiêng, ngã. Không để xảy ra tình trạng dán decal quảng cáo, treo băng rôn trái phép trên thân trụ;

+ Mặt đèn thường xuyên được vệ sinh, không để tình trạng mặt đèn bị bụi bẩn bám làm mờ mặt đèn; mặt đèn không được rơi, treo trên trụ.

+ Tủ điều khiển phải sạch sẽ, ngay ngắn, không bị dán quảng cáo; cửa tủ không bị móp méo, không bị bung bật, mất nắp, hư ổ khóa;



Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công tác quản lý hệ thống chiếu sáng đường bộ và đèn tín hiệu giao thông

  1. Đối với hệ thống chiếu sáng đường bộ

    STT

    Tên công việc

    Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

    Yêu cầu về thời gian thực hiện

    1

    Vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị điện

    Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 11 của Quy định này

    Phải khắc phục, sửa chữa trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

    2

    Kiểm tra lưới đèn, ghi chép kết quả đèn sáng, đèn tối

    Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 11 của Quy định này

    Phải khắc phục, sửa chữa trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

    3

    Theo dõi và đọc chỉ số đồng hồ công tơ điện, điều chỉnh thời gian tắt mở đèn

    Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 11 của Quy định này

    Điều chỉnh trong vòng 48 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

    4

    Kiến nghị đến chủ đầu tư để sửa chữa thay thế các hư hỏng của thiết bị có liên quan, tình trạng mất mỹ quan đô thị, mất an toàn điện của hệ thống chiếu sáng công cộng

    Theo Điểm d, Khoản 1, Điều 11 của Quy định này

    Phải khắc phục, sửa chữa trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

    Phải kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục đến chủ đầu tư đối với trường hợp mỹ quan đô thị, an toàn điện. Trong trường hợp nhà thầu không kịp thời phát hiện sẽ bị chủ đầu tư cắt trừ.



  2. Đối với hệ thống đèn tín hiệu giao thông

STT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Thường xuyên tuần tra, tiếp nhận thông tin sửa chữa

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 11 của Quy định này

Thực hiện hàng ngày, kịp thời báo cáo cho chủ đầu tư, đồng thời đề xuất phương án khắc phục sự cố.

2

Sửa chữa đèn tín hiệu giao thông bị hư hỏng

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 11 của Quy định này

Phải khắc phục, sửa chữa trong vòng 8 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

3

Sửa chữa khắc phục sự cố tủ điều khiển:

Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 11 của Quy định này

Phải khắc phục, sửa chữa trong vòng 04 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

4

Công tác đảm bảo mỹ quan, an toàn điện

Theo Điểm d, Khoản 2, Điều 11 của Quy định này

Phải khắc phục, sửa chữa trong vòng 24 giờ sau khi phát hiện hoặc khi chủ đầu tư có yêu cầu.

Каталог: HoatDongAnh
HoatDongAnh -> ĐỀ CƯƠng báo cáo kết quả ĐÓng góP Ý kiến của nhân dâN ĐỐi với dự thảo bộ luật dân sự (SỬA ĐỔI) A. NỘi dung chính của báo cáO
HoatDongAnh -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam

tải về 239.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương