Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh



tải về 131.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích131.38 Kb.
#509


ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_________

Số: 3751 /KH-UBND


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________



Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2015



KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chỉ thị 31-CT/TU ngày 27 tháng 3 năm 2015

của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

năm 2015 và những năm tiếp theo

straight connector 1

Thực hiện Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và những năm tiếp theo, Báo cáo số 264-BC/TU ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về Tổng kết 06 năm thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Sơ kết 04 năm thực hiện Chỉ thị 1634/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:



  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

  1. MỤC ĐÍCH

  1. Quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 31-CT/TU ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và những năm tiếp theo.

  2. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, qua đó nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và ý thức trách nhiệm của mọi người dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ cấp Thành phố đến các quận, huyện và cơ sở, kiên quyết không để xảy ra cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố.

  4. Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm với các nước trong khu vực. Tập trung xây dựng lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố theo hướng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

  1. YÊU CẦU

  1. Việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này phải được tiến hành thường xuyên, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt và là trách nhiệm mọi tầng lớp nhân dân, của toàn xã hội.

  2. Thủ trưởng các đơn vị, sở, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc những nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch này, đảm bảo tiến độ và chất lượng.

  1. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

  1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Lãnh đạo các Ban Quản lý, Tổng Công ty trực thuộc Thành phố

      • Chỉ đạo triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 06/2015/CT-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Triển khai thực hiện Đề án Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm với các nước trong khu vực.

      • Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 14/2010/CT-UBND ngày 15 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố; Chỉ thị số 19/2012/CT-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2012 về tăng cường công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản, chỉ thị của Trung ương, Thành phố về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân, đặc biệt là Nhân dân lao động tại các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao, các trường học, chợ, trung tâm thương mại, bệnh viện, chung cư cao tầng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đẩy mạnh vận động các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/2013/CT-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân Thành phố về triển khai thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy lớn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, kiên quyết không để xảy ra cháy lan, cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

      • Thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong vi phạm quản lý nhằm phát hiện kịp thời các sơ hở, thiếu sót và có biện pháp khắc phục đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở trong phạm vi quản lý, trong đó tập trung giả định và xử lý tình huống có nguy cơ cháy, nổ cao, phức tạp. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân Thành phố nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng tại cơ sở, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý.

      • Tổ chức rà soát, củng cố, kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng cháy và chữa cháy các cấp. Nâng cao vai trò trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trong công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ quan, đơn vị, địa phương.

Củng cố, kiện toàn về biên chế, tổ chức của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (gọi chung là lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ) đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, Quyết định 44/2012/QĐ-TTg  ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về công tác cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của lực lượng dân phòng.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các sở, ngành tập trung đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chăm lo chế độ, chính sách cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ; chủ động xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đối với cơ sở do mình quản lý, trong đó tập trung giả định và xử lý tình huống có nguy cơ cháy nổ cao, phức tạp định kỳ ít nhất 1 lần/năm theo quy định.



      • Hàng năm, xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ” và “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” 04/10 một cách thiết thực, sâu rộng, đồng thời tổ chức sơ, tổng kết, nhân rộng những mô hình hay, điển hình tiên tiến trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại địa phương, đơn vị.

  1. Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố

Tiếp tục phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố triển khai thực hiện Nghị định số 77/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BCA-BQP ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Bộ Công an - Bộ Quốc phòng về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng.

Phối hợp chặt chẽ với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố. Tổ chức diễn tập cơ chế vận hành khi xử lý các tình huống chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phức tạp, đặc biệt là các tình huống tập trung đông người, trong trường hợp xảy ra thiên tai và trong các công trình đặc thù về nguy hiểm cháy, nổ cao như: nhà cao tầng, tầng hầm, đường hầm, công trình ngầm,... Phối hợp chặt chẽ trong công tác tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Công an Thành phố thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định về phòng cháy và chữa cháy trong khu dân cư, hộ gia đình; gắn phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; kết hợp công tác kiểm tra về an ninh trật tự với kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong các hộ gia đình; tổ chức các lực lượng tại chỗ tham gia xử lý các sự cố về cháy, nổ ngay từ ban đầu; phối hợp đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình các lực lượng triển khai tổ chức công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; điều tra, làm rõ nguyên nhân các vụ cháy lớn, thiệt hại nghiêm trọng, các vụ cháy có dấu hiệu tội phạm để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bộ Tư lệnh Thành phố phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố tăng cường quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở quốc phòng, cơ sở kinh tế - quốc phòng.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố đảm bảo thực hiện cơ chế phối hợp trong thông tin, chỉ huy, điều hành lực lượng, phương tiện tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ trên vùng biển và cứu nạn, cứu hộ trong các tình huống thiên tai trên địa bàn Thành phố.

Thời gian thực hiện: thường xuyên


  1. Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố

Tiếp tục củng cố, kiện toàn về nhân sự Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ, thiết bị chuyên dụng và tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Ban hành quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Thành phố. Tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 08/2015/CT-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành phố.

  1. Sở Tư pháp

Chủ trì tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, áp dụng pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo những quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy được thực hiện và tuân thủ nghiêm chỉnh. Chủ trì việc rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất, khả thi trong các quá trình tổ chức thực hiện quy định về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các Sở, ngành Thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố quy hoạch các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh, sản xuất có nguy cơ cháy, nổ cao và quy hoạch ngành phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố.

Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân Thành phố giám sát, kiểm tra các dự án đầu tư cơ bản của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố.

Phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách cho các đơn vị triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

Thời gian thực hiện: thường xuyên


  1. Sở Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị số 15/CT/CT-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng tổng đài cứu nạn cứu hộ và phòng cháy chữa cháy 114. Tăng cường tuyên truyền và đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tổng đài liên thông tiếp nhận thông tin 113 - 114 - 115. Phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố nghiên cứu, triển khai ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại vào công tác quản lý, chỉ huy, điều hành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Văn hóa và Thể thao

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong toàn xã hội. Hàng năm, tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” 4/10, “Tuần lễ Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ”.

Tăng cường phối hợp tổ chức đoàn liên ngành kiểm tra các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, nơi vui chơi giải trí tập trung đông người (như: quán bar, vũ trường, karaoke,...); kiểm tra các biển quảng cáo, pa nô, áp phích và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy.



Thời gian thực hiện: thường xuyên


  1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, nghiên cứu đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ vào chương trình đào tạo chính thức hoặc không chính thức trong các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố.

  1. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Trong quá trình quy hoạch tổng thể phát triển, chỉnh trang đô thị cần quan tâm quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy. Trong đó, tập trung quy hoạch mạng lưới các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy để đảm bảo phủ kín phạm vi hoạt động của lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống cấp nước phục vụ chữa cháy và giao thông phục vụ chữa cháy, thoát nạn.

Thời gian thực hiện: từ năm 2015 - 2020

  1. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố, Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên triển khai thực hiện các dự án lắp đặt mới hệ thống trụ nước chữa cháy; các dự án cải tạo hệ thống trụ nước chữa cháy và chương trình ngầm hóa trụ nước chữa cháy tại khu vực trung tâm Thành phố.

Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện các dự án xây dựng các bến, điểm cho xe, máy bơm chữa cháy lấy nước trên các đường giao thông dọc theo bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố.



Thời gian thực hiện: từ năm 2015 - 2020

  1. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy xác định nhu cầu sử dụng đất để xây dựng trụ sở các đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và trụ sở đơn vị cứu nạn, cứu hộ; phối hợp với các quận, huyện, sở, ngành liên quan thống nhất chọn địa điểm xây dựng trụ sở các đơn vị Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ trình Ủy ban nhân dân Thành phố duyệt quyết định giao đất đầu tư thực hiện dự án theo quy định.

Thời gian thực hiện: từ năm 2015 - 2020

  1. Sở Xây dựng

Tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng, nhất là những vấn đề có liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn trong các công trình cao tầng, công trình ngầm, công trình có nhiều tầng hầm...;

Phối hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Thành phố tổ chức kiểm tra quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn tại các công trình đang thi công xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa; bảng quảng cáo có kích thước lớn lắp đặt phía trước nhà, công trình. Thẩm định và cấp phép xây dựng trụ sở các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Công Thương

Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở, loại hình sản xuất, tồn trữ, sử dụng, kinh doanh hoá chất, chất tiền chế thuốc nổ, các cơ sở kinh doanh, tồn trữ xăng dầu, khí đốt hoá lỏng. Tổ chức rà soát, quản lý, kiểm tra điều kiện an toàn, phòng, chống cháy, nổ; có biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở và loại hình kinh doanh, sản xuất này.

Phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố quản lý chặt chẽ cơ sở kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ cháy, nổ cao về các yêu cầu an toàn phòng cháy, chữa cháy và thoát nạn trước khi cấp phép hoạt động.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Phối hợp Ủy ban nhân dân các quận, huyện có rừng củng cố, kiện toàn lực lượng Phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành; đầu tư phương tiện phục vụ chữa cháy, phương tiện ứng phó thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn; kiểm tra, rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án phòng cháy chữa cháy rừng hiệu quả, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố tổ chức huấn luyện về an toàn lao động, quản lý chặt chẽ người lao động làm việc trong khu vực, môi trường có nguy cơ cháy, nổ cao, như: hàn xì, các thiết bị áp suất cao, làm việc trên cao, trong môi trường phát sinh nhiều bụi, khí dễ cháy, nổ...

Thực hiện các quy định về đăng ký và quản lý, kiểm tra, hướng dẫn bảo dưỡng, sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phòng, chống cháy, nổ.

Hướng dẫn và có kế hoạch tổ chức thực hiện “Tuần lễ Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ” hàng năm trên địa bàn Thành phố.

Thời gian thực hiện: thường xuyên


  1. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố.

Ban Thi đua khen thưởng Thành phố phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố xây dựng tiêu chí làm cơ sở đánh giá thi đua, khen thưởng đối với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp về công tác phòng cháy và chữa cháy.



Thời gian thực hiện: trong năm 2015

  1. Sở Ngoại vụ

Chủ trì phối hợp Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố tiếp tục tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố chương trình, kế hoạch tạo điều kiện để lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố tham gia các hoạt động học tập, trao đổi, cập nhật thông tin tiên tiến, khoa học kỹ thuật, công nghệ, mô hình lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp, phương pháp quản lý xã hội trên lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm từ lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp ở các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nâng cao kỹ năng, kỹ thuật, chiến thuật tổ chức hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Khoa học và Công nghệ

Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố và các Sở, ngành Thành phố có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các sản phẩm khoa học, công nghệ tiên tiến phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Làm đầu mối về các lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan đến ứng dụng, sản xuất, trang bị phương tiện kỹ thuật, dụng cụ phục vụ hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố đảm bảo kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch này.


  1. Sở Y tế

Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sơ cấp cứu ban đầu để xử lý nạn nhân trong các vụ cháy và cứu nạn, cứu hộ. Tham gia diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có phối hợp nhiều lực lượng.

Sẵn sàng về lực lượng và phương tiện tham gia trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các vụ cháy lớn, phức tạp hoặc thiên tai. Phối hợp và tham gia xử lý thông tin về các tình huống cấp cứu đối với nạn nhân cần hỗ trợ về y tế qua tổng đài liên thông 113 - 114 - 115.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Hội Chữ thập đỏ Thành phố

Phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố trong hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng cứu nạn trong các vụ cháy, sự cố sụp đổ công trình. Tham gia trong hoạt động diễn tập cũng như xử lý tình huống cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ; hỗ trợ khắc phục hậu quả các sự cố cháy, nổ, thiên tai.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố

Phối hợp trong công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phòng cháy và chữa cháy trong các lễ, hội và sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao quan trọng diễn ra trên địa bàn Thành phố.

Tham gia đảm bảo trật tự, an toàn trong các cuộc diễn tập chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng diễn ra trên địa bàn. Phối hợp tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ban đầu và phối hợp các lực lượng đảm bảo trật tự, an toàn trong quá trình lực lượng chuyên nghiệp tổ chức triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Ban Quản lý Khu chế xuất - Khu công nghiệp và Ban Quản lý Khu công nghệ cao Thành phố

Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố và các Sở, ngành Thành phố có liên quan giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước, đảm bảo các điều kiện quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy trong tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển khu chế xuất và công nghiệp bao gồm: xây dựng quy hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng; qui hoạch bố trí ngành nghề; tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài khu chế xuất và công nghiệp có liên quan và các công trình phục vụ công nhân lao động tại khu chế xuất và công nghiệp. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu chế xuất và công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt.

Chỉ đạo, đôn đốc các công ty phát triển hạ tầng khu chế xuất - khu công nghiệp, khu công nghệ cao củng cố, kiện toàn biên chế, tổ chức; đầu tư trang bị phương tiện cho các đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách để tổ chức lực lượng này hoạt động hiệu quả trong công tác phòng ngừa và xử lý các sự cố về cháy, nổ trong khu vực quản lý.



Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Tổng Công ty Điện lực Thành phố

Tổ chức thực hiện các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với hệ thống, mạng lưới cung cấp điện trên toàn Thành phố; tổ chức cải tạo mạng lưới cung cấp điện trong khu dân cư; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng điện an toàn trong sản xuất, sinh hoạt trong các cơ sở kinh doanh, sản xuất và khu dân cư.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên

Phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố rà soát, quy hoạch, lắp đặt bổ sung các nguồn nước phục vụ cho công tác tổ chức chữa cháy đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Các cơ quan báo, đài Thành phố

      • Đài truyền hình Thành phố (HTV): Nâng cao chất lượng, thời lượng chương trình toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; nghiên cứu và phân bổ thời lượng phát sóng chương trình này trên các kênh HTV7, HTV9 vào thời điểm đông đảo quần chúng nhân dân theo dõi nhằm tuyên truyền rộng rãi thông tin và kiến thức phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến mọi tầng lớp nhân dân Thành phố. Phối hợp Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố xây dựng các phim phóng sự; sưu tầm các phim, chuyên mục về hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở trong và ngoài nước để phát sóng định kỳ hàng tháng.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố (VOH): Xây dựng chuyên mục phát thanh tuyên truyền về phòng cháy và chữa cháy. Kịp thời thông tin thông báo tin tức cháy, nổ và nguyên nhân, thiệt hại do cháy, nổ gây ra trên địa bàn Thành phố để người dân nắm bắt kịp thời, nâng cao ý thức và tinh thần phòng ngừa cháy, nổ.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015 phải xây dựng được chuyên mục và duy trì thường xuyên

      • Báo Sài Gòn giải phóng tiếp tục duy trì thực hiện và nâng cao chất lượng chuyên mục về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Báo Tuổi trẻ, Báo Công an Thành phố, Báo Pháp luật Thành phố, Báo Phụ nữ, Báo Người lao động,… tiến hành xây dựng, đăng tải các chuyên mục, phóng sự nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến rộng rãi kiến thức, kỹ năng về phòng cháy và chữa cháy trong xã hội.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015 phải xây dựng được chuyên mục và duy trì thường xuyên

  1. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

      • Nâng cao chất lượng trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo, áp dụng, hướng dẫn triển khai thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý trách nhiệm đối với kết quả thực hiện các quy định, chỉ đạo về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Quan tâm xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch tổ chức công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở địa phương.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Chủ trì trong công tác rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ về cháy, nổ, ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại nằm xen cài trong khu dân cư và đề xuất phương án di dời. Xây dựng và đề ra giải pháp, tiến độ khẩn trương, chuyển hóa hết các khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao thành khu dân cư an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015

      • Xây dựng, nâng cao chất lượng và phát huy tác dụng của các mô hình hoạt động phòng cháy và chữa cháy trong cộng đồng như phường điểm, khu phố điểm về phòng cháy và chữa cháy; các mô hình tự quản, tự trang bị phương tiện về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Gắn phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy với các phong trào chính trị, xã hội khác ở địa phương. Chủ trì nghiên cứu thành lập, duy trì hoạt động và nhân rộng mô hình “Cụm dân cư an toàn về phòng cháy và chữa cháy” “Cụm đơn vị, doanh nghiệp an toàn về phòng cháy và chữa cháy”.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Củng cố, kiện toàn về biên chế, tổ chức; đầu tư cơ sở vật chất, trang bị dụng cụ, phương tiện; huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; tổ chức lực lượng dân phòng hoạt động hiệu quả. Quan tâm hỗ trợ về chế độ, chính sách động viên, khuyến khích người tham gia lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy tình nguyện.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Ủy ban nhân dân Quận 5, 7, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức và huyện Hóc Môn khẩn trương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính và Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố triển khai xây dựng trụ sở Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015. Thời gian hoàn thành: năm 2016

      • Tiến hành rà soát, nghiên cứu phối hợp với các sở, ngành để triển khai xây dựng trụ sở các đơn vị phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp, đơn vị cứu nạn, cứu hộ nhằm rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn; định kỳ 06 tháng báo cáo kết quả triển khai về Ủy ban nhân dân Thành phố để kịp thời chỉ đạo.

Thời gian thực hiện: từ năm 2015 - 2020

      • Phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực tập phương án huy động nhiều lực lượng tham gia xử lý tình huống cháy lớn, phức tạp trên địa bàn, trong khu dân cư để rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thời gian thực hiện: định kỳ, hàng năm tổ chức thực hiện

      • Tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy ở các khu dân cư, chung cư, chợ, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trong khu dân cư (cửa hàng tạp hoá), các hộ kinh doanh dọc theo các tuyến đường tiếp giáp chợ (phố chợ). Tập trung kiểm tra, hướng dẫn điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng điện và các giải pháp về thoát nạn trong tình huống xảy ra cháy, nổ trong khu dân cư. Rà soát, nghiên cứu lắp đặt mạng lưới, hệ thống các nguồn cung cấp nước chữa cháy trong khu dân cư hẻm sâu.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Chỉ đạo ba lực lượng Quân sự, Công an, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tại địa phương xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố, lực lượng dân quân tự vệ trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn dân cư.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015

  1. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh

      • Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện, sở, ngành, lực lượng vũ trang Thành phố xây dựng kế hoạch và phương án tối ưu công tác phòng cháy và chữa cháy phục vụ các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015, đại hội các cấp tiến tới Đại hội X Đảng bộ Thành phố.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015

      • Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp giữa Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy với Công an Thành phố, Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ đội Biên phòng Thành phố, Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Công thương, Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Công ty Điện lực Thành phố và các sở, ban ngành, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thành phố, các Tổng Công ty và các đơn vị trọng điểm; định kỳ sơ kết, tổng kết công tác phối hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn Thành phố. Tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các địa bàn giáp ranh.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015

      • Chủ trì tham mưu xây dựng quy định xử lý trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp để xảy ra cháy, nổ; tham mưu quy định về tổ chức và hoạt động của cá nhân, tổ chức tình nguyện tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai đồng bộ và có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực, trong đó tập trung xây dựng, củng cố và kiện toàn lực lượng phòng cháy và chữa cháy Thành phố; trang bị đầy đủ phương tiện; đảm bảo cơ sở vật chất nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Tham mưu cho Ủy ban nhân Thành phố, hoàn thành Dự án quy hoạch ngành Phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 làm cơ sở để xây dựng, củng cố, kiện toàn nhân lực; trang bị phương tiện kỹ thuật và đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015

      • Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ xử lý tình huống cháy lớn, phức tạp cấp Thành phố; tham mưu Bộ Công an, Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp quốc gia. Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, các lực lượng xây dựng phương án và tổ chức diễn tập cấp Thành phố về xử lý tình huống sự cố cháy, nổ hóa chất.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015

      • Tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập đoàn kiểm tra cấp Thành phố tổ chức kiểm tra, phúc tra an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với những cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, đặc biệt là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng có dấu hiệu tội phạm và những vụ cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng… nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn địa phương đặc thù của Thành phố, như: Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đối với bãi giữ xe 2 bánh; tiêu chuẩn quy định về bố trí phòng lánh nạn đối với nhà cao tầng; bố trí bãi đỗ trực thăng đối với các tòa nhà cao trên 20 tầng; tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy đối với phố chợ…đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy, ngăn ngừa cháy, nổ trên địa bàn Thành phố.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015 - 2016

      • Phối hợp Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức rà soát, thống kê và đề ra giải pháp an toàn về phòng cháy và chữa cháy để tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết về việc xử lý các cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 có hiệu lực; phương án di dời, bảo đảm khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với kho chứa và cơ sở kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, tồn trữ, sử dụng hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người.

Thời gian thực hiện: trong năm 2015 - 2016

      • Phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các khu chế xuất, khu công nghiệp tiến hành tổng kiểm tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy hệ thống điện: điện đường, điện chiếu sáng công cộng, điện quảng cáo, hệ thống điện khu dân cư và các cơ sở kinh doanh, sản xuất…; đồng thời, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra chuyên đề an toàn phòng cháy và chữa cháy điện trong sinh hoạt, sản xuất, từ đó đánh giá tổng kết và tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy điện trên địa bàn Thành phố.

Thời gian thực hiện: trong quý III năm 2015

      • Phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, quản lý chặt chẽ, hướng dẫn cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh, sử dụng, sản xuất và bảo quản hóa chất, đặc biệt là các loại hóa chất có nguy hiểm cháy, nổ cao.

Thời gian thực hiện: trong quý III năm 2015

      • Phối hợp với Sở Công thương, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quản đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong sử dụng, bảo quản và kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, trong đó tập trung tại các cơ sở trọng điểm, kho chứa khối lượng lớn và các cửa hàng kinh doanh trong khu dân cư.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng và triển khai các chuyên đề kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy tại khu dân cư, các chung cư cao tầng, nhà cao tầng, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, siêu thị, bệnh viện, bến cảng, sân bay, tầng hầm; các loại hình cơ sở mới như tàu điện ngầm, tuyến Metro và các công trình trọng điểm khác có nguy cơ cháy, nổ cao. Tham gia thẩm định, phê duyệt về điều kiện phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án lớn, trọng điểm của Thành phố nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Quốc gia trước khi triển khai các dự án.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Phối hợp với Công an Thành phố và các lực lượng vũ trang Thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; phối hợp tổ chức kiểm tra, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở an ninh quốc phòng, không để xảy ra cháy, nổ tại các cơ sở này.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Chủ động phối hợp với các báo, đài, cơ quan truyền thông trung ương và Thành phố như: Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Tuổi trẻ, Báo Công an Thành phố, Báo Pháp luật Thành phố, Báo Phụ nữ, Báo Người lao động, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố (VOH), Đài Truyền hình Thành phố (HTV)… tuyên truyền sâu rộng kiến thức pháp luật và các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, cách xử lý khi có cháy, nổ…đến mọi tầng lớp nhân dân Thành phố, qua đó nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy, nổ; tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy bằng các hình thức hoạt động tuyên truyền đa dạng, phong phú, dễ hiểu, dễ tiếp cận, dễ thực hiện.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

      • Tổ chức thực hiện hiệu quả chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Tập trung kiện toàn bộ máy, tổ chức của lực lượng đảm bảo sự ổn định, vững mạnh; xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị công cụ, phương tiện kỹ thuật cần thiết để phục vụ và nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từng bước xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.

Thời gian thực hiện: thường xuyên

  1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố tăng cường vai trò giám sát đối với chính quyền các cấp và lực lượng phòng cháy và chữa cháy về trách nhiệm tổ chức hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phát động Mặt trận Tổ quốc ở cấp quận, huyện và các tổ chức chính trị - xã hội, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức những phong trào, hoạt động tình nguyện rộng rãi nhằm tuyên truyền, vận động, thu hút đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

  1. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện căn cứ nhiệm vụ được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm dự toán kinh phí cần thiết thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch, tổng hợp chung trong kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, thông qua Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân Thành phố giao dự toán cho đơn vị thực hiện.

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

  1. Căn cứ nội dung và nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân các quận, huyện xây dựng kế hoạch và chương trình hành động cụ thể, trong đó quy định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian và phân công người chịu trách nhiệm từng phần việc. Định kỳ, hàng năm tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố) trước ngày 15 tháng 11.

  2. Ban Thi đua khen thưởng Thành phố căn cứ vào kết quả triển khai thực hiện của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện làm căn cứ đánh giá phân loại thi đua, khen thưởng hàng năm của đơn vị, địa phương.

  3. Giao Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Thành phố theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nội dung kế hoạch này./.



Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Công an;

- Thường trực Thành ủy;

- Thường trực HĐND Thành phố;

- TTUB: CT, các PCT;

- Ủy ban MTTQ VN và các Đoàn thể TP;

- Văn phòng Thành ủy;

- Các Sở, Ban, Ngành Thành phố;

- Ủy ban nhân dân các quận - huyện;

- Các Ban Quản lý, Tổng Công ty trực

thuộc Thành phố;

- Đài Truyền hình Thành phố;

- Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố;

- Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Tuổi trẻ,

Báo Công an Thành phố, Báo Pháp luật TP,

Báo Phụ nữ, Báo Người lao động;

- VPUB: CPVP;

- Các Phòng CV, Trung tâm;

- Lưu: VT, (NC/Di) D.



KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Tất Thành Cang




Каталог: HoatDongAnh
HoatDongAnh -> ĐỀ CƯƠng báo cáo kết quả ĐÓng góP Ý kiến của nhân dâN ĐỐi với dự thảo bộ luật dân sự (SỬA ĐỔI) A. NỘi dung chính của báo cáO
HoatDongAnh -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội chính phủ ĐOÀn chủ TỊch ủy ban trung ưƠNG
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ban thưỜng trực số: 03 /hd-mttq-btt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập –Tự do – Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
HoatDongAnh -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý nguồn vốn đầu tư tại các xã thực hiện Chương trình
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
HoatDongAnh -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 131.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương