THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Nuôi bò sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao



tải về 1.59 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.59 Mb.
#33523
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Nuôi bò sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao

Sau 3 năm nuôi bò sinh sản, ông Nguyễn Quốc Tuấn ở khu Yên Mẫn, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh nuôi thường xuyên 10 con bò sinh sản, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Sinh ra và lớn lên ở vùng ven của thành phố, gắn bó với nghề nông từ khi còn bé nên khi đất nông nghiệp bị thu hẹp, ông Tuấn chuyển sang nuôi bò sinh sản để tận dụng những nguồn cỏ tự nhiên sẵn có mà không phải chi phí mua thức ăn. Nhờ số vốn gia đình tiết kiệm được là 260 triệu, tháng 3 năm 2013 ông đầu tư khoảng 200 triệu đồng mua 10 con bò cái sinh sản, còn lại 60 triệu ông xây dựng chuồng trại chăn nuôi, khu dự trữ thức ăn và hầm biogas xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Ông Tuấn chia sẻ: “Thời gian đầu nuôi bò, do chưa có kinh nghiệm nên tôi gặp nhiều khó khăn. Bò hay mắc bệnh tiêu chảy, tụ huyết trùng, trong khi muốn chăn nuôi quy mô lớn thành công cần chú ý khâu phòng bệnh”. Khó khăn là vậy nhưng nhờ ý chí quyết tâm, tự học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, ti vi, tích cực tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi và được cán bộ của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bắc Ninh tận tình tư vấn, thực hiện đúng các quy trình chăn nuôi, tiêm phòng đầy đủ cho đàn bò và giữ cho chuồng nuôi luôn sạch sẽ, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè nên hạn chế được dịch bệnh. Khi đàn bò tăng về số lượng, cũng là lúc đòi hỏi nguồn thức ăn tăng lên. Để đảm bảo đủ nguồn thức ăn cho đàn bò, nhất là vào những tháng thời tiết xấu, mưa dầm, gia đình phải dự trữ và tận dụng các phụ phẩm từ nông nghiệp như: rơm, ngô, cám… Tổng đàn của gia đình hiện có 18 con, trong đó 1 con bò đực, 10 bò cái sinh sản và 7 con bê con. Mỗi năm bò cái đẻ 1 lứa và nuôi bê con từ 8 tháng đến 10 tháng là bán đạt 18-20 triệu đồng. Trung bình mỗi năm, gia đình xuất bán khoảng 7-8 con bê cho thu nhập từ 120 tới 140 triệu đồng mỗi năm.

Theo kinh nghiệm ông Tuấn: “Để chăn nuôi bò sinh sản hiệu quả, người chăn nuôi phải thực hiện tốt các khâu như: chọn con giống tốt và có nguồn gốc rõ ràng, xây dựng chuồng trại, trang thiết bị, nguồn nước, dụng cụ chăm sóc và nuôi dưỡng… đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn. Ngoài ra cần phải hiểu biết về thị trường tiêu thụ, hạch toán kinh tế, quản lý điều hành tốt thì mới thành công”.

Mô hình nuôi bò sinh sản tuy không mới nhưng là hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững. Ngoài việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân mô hình còn góp phần quan trọng vào chương trình lai hóa và nâng cao chất lượng đàn bò trong thời gian tới.

Huyền Dịu

(Trung tâm KNKN)

(Nguồn:baobacninh.com)



Bệnh tiêu chảy ở heo

Heo tiêu chảy luôn là nỗi lo lắng thường xuyên của các trại chăn nuôi vì nó là vấn đề rất phổ biến và khi bệnh xảy ra thường kéo dài dai dẳng, heo con mất sức không lớn, hao hụt cao… ảnh hưởng đến năng suất của trại.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến heo tiêu chảy và người nuôi cần phải tìm được nguyên nhân chính xác mới có thể xử lý dứt điểm bệnh. Tuy nhiên dù là nguyên nhân nào đi nữa thì việc làm đầu tiên và quan trọng nhất khi gặp tình trạng heo tiêu chảy vẫn là “bù nước”. Đây có thể được xem là khâu có vai trò quyết định thành bại của việc điều trị, bởi heo tiêu chảy sẻ bị mất nước, mất sức nghiêm trọng dễ suy kiệt và chết. Vậy “bù nước” là phải làm như thế nào?



Quy trình bù nước cho heo:

1. Cấp bù nước: Có thể bằng cách cho uống nước hoặc truyền dịch:

- Cho uống: Áp dụng khi không biết tiêm hoặc dùng bổ sung với tiêm truyền. Cho uống dung dịch điện giải Electrolyte hay nước biển khô hoặc pha 1 lít nước với 1 muỗng cà phê muối và 6 muỗng cà phê đường

- Truyền dịch: Nên bù nước bằng cách tiêm truyền (truyền dưới da hoặc truyền xoang bụng với dung dịch sinh lý mặn đẳng trương 0,9%.

2. Làm giảm sự mất nước, giúp hấp thu và chuyển các độc chất, độc tố vi khuẩn ra khỏi cơ thể heo: dùng Anti Scour.

3. Làm chậm nhu động ruột để giảm mất nước bằng cách phối hợp:

• Atropin: 1ml/5kg thể trọng (ngừng ngay khi thấy phân sệt lại, có khuôn). Có thể kết hợp Vitamin B6 nếu heo có ói.

Sau khi đã xử lý khâu bù nước thì bước tiếp theo là quan sát, kiểm tra đàn heo để tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu là heo con đang theo mẹ thì vấn đề mà người nuôi cần chú ý đầu tiên là: Nái mẹ có viêm nhiễm hay đang bệnh gì khác hay không? Quy trình chăm sóc đầu đời đã đúng cách chưa?

Đối với khâu chăm sóc đầu đời, những sai lầm mà người nuôi nhỏ lẻ thường mắc phải như:

• Cắt răng quá trễ (thời điểm thích hợp là 24 giờ đầu sau khi sinh), cắt răng bị gãy nhọn, cắt bị chảy máu không sát trùng kỹ.

• Cắt rốn và cắt đuôi gây chảy máu, hoại tử. Đối với cắt đuôi tốt nhất là 1-3 ngày sau khi sinh ra, có thể chậm đến 5-7 ngày cũng được nhưng heo mất sức nhiều hơn, vết thương to hơn, chậm lành hơn. Vị trí cắt thích hợp là để lại 1/3 đầu của đuôi, cắt bỏ 2/3 cuối đuôi.

Chính những sai lầm trong khâu chăm sóc đầu đời làm heo con mất sức, có vết thương… tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và sinh sôi dẫn đến heo con dễ bị tiêu chảy. Trong khâu chăm sóc đầu đời cũng rất cần lưu ý vấn đề chăm sóc nuôi dưỡng như: Ủ ấm, cho bú, tiêm sắt, ngừa cầu trùng, tẩy giun sán.

Nếu khâu chăm sóc đầu đời của heo con và hậu sản của nái mẹ đã được xử lý tốt mà heo con vẫn tiêu chảy thì cần quan sát thêm triệu chứng điển hình khác trên heo để xác định heo đang mắc bệnh gì để nhanh chóng khống chế bệnh, giảm tổn thất cho đàn.

Một bệnh thường gặp ở các trại heo là bệnh E.coli. Bệnh thường phát mạnh ở 3 giai đoạn: tuần tuổi đầu, 25 ngày tuổi và 35 ngày tuổi. Có nhiều kháng sinh diệt được E.coli nhưng cũng rất nhanh lờn thuốc; cho nên khi điều trị cần chú ý đặc điểm này để hiệu quả điều trị cao hơn (có thể phải làm kháng sinh đồ). Cần hạn chế ăn hoặc cắt ăn sẽ giảm tổn thất tốt hơn. Một số loại thuốc có thể áp dụng: Vime SOC, Ceptiket, Vimetryl 100 hoặc Vimefloro FDP.

Ngoài E.coli thì nguyên nhân phổ biến làm heo tiêu chảy còn có thể do các bệnh sau: Viêm hồi tràng, hồng lỵ và thương hàn. Bệnh hồng lỵ và viêm hồi tràng, có thể xử lý bằng cách: Tiêm Tylovet kết hợp với Septryl 240 (1ml/10kg thể trọng). Còn bệnh thương hàn thì bà con có thể sử dụng Vimefloro F.D.P 1 ml/5kg thể trọng để điều trị cho heo con.

Trong quá trình điều trị bệnh tiêu chảy cho heo, bí quyết để giúp chúng mau hồi phục là bà con có thể sử dụng kết hợp thêm các loại thuốc như: Urotropin giúp giải độc, lợi tiểu, Vitamin K giúp chống xuất huyết và Vime-Calamin làm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể vật nuôi.

E.coli, Thương hàn, viêm hồi tràng, hồng lỵ là những bệnh thường gặp gây tiêu chảy trên heo có thể điều trị được. Nhưng còn rất nhiều bệnh khác làm cho heo tiêu chảy mà bà con có thể gặp trong trại của mình như: Bệnh viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm (TGE), Rotavirus, dịch tiêu chảy cấp (PED), dịch tả..., hầu hết những bệnh này đều do virus gây ra không có thuốc đặc trị. Chính vì thế đối với những bệnh đã có vaccine, bà con cần làm tốt quy trình phòng bệnh để hạn chế đến mức thấp nhất hao hụt có thể xảy ra.

(Nguồn:nguoichannuoi.com)



Khởi nghiệp từ 4 đàn ong mật

Được sự giới thiệu của anh em, bạn bè trong xã về mô hình nuôi ong lấy mật, anh Trần Văn Hưng, tổ 4, phố Ngọc, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình) đã “bén duyên” với con ong từ đó. Năm 2014, anh bắt đầu khởi nghiệp từ 4 đàn ong và cho đến nay , anh nhân rộng được 150 đàn, mỗi năm cho thu gần 2.000 lít mật ong.

Ban đầu, bắt tay vào nuôi, do chưa có kiến thức nên anh gặp phải nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cũng như các khâu khác. Là người nhanh nhẹn, ham học hỏi cộng với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm, anh Hưng đã tự tìm hiểu qua các tài liệu, mô hình nuôi ong ở các nơi, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các hội viên trong hội nuôi ong tại xã, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi ong… Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, anh nhận thấy nuôi ong lấy mật không khó, hiệu quả cao do không tốn diện tích đất, chi phí đầu tư ban đầu thấp nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ, chịu khó chăm sóc, nắm bắt rõ về đặc tính của ong như xây tổ, bốc bay, chia đàn…, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Tận dụng lợi thế có vườn rộng lại nhiều cây cối, anh Hưng đã đặt các thùng nuôi ong tại đây, vừa gần nhà thuận tiện cho việc chăm sóc và quản lý ong. Nuôi ong ngoài thu được mật sạch từ tự nhiên, con ong còn giúp cây cối trong vườn thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu hoa, đậu quả cao.

Anh Trần Văn Hưng chia sẻ: Gia đình tôi sau 2 năm đã nhân rộng được 150 đàn ong mật. Năm 2015 thu được 1.800 lít mật với giá bán 150-200.000 đồng/ lít, mang lại nguồn thu nhập cho gia đình trên 220 triệu đồng.

Đến nay, tại xã Trung Minh đã thành lập hội nuôi ong để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giữa các hộ với nhau. Có thể nói việc nuôi ong ở tỉnh ngày càng được mở rộng bởi cây cối bạt ngàn, nguồn mật ngoài tự nhiên nhiều, giúp cho nghề nuôi ong ngày càng bền vững và phát triển mạnh.

Đình Thủy



(Trung tâm khuyến nông)

(Nguồn:baohoabinh.com)


Kinh nghiệm nuôi bồ câu Pháp

sinh sản lãi cả tỷ mỗi năm

Nuôi hơn 1 vạn con chim bồ câu sinh sản nhốt chuồng, anh Nguyễn Quang Tùng ở xã Thọ Vinh, huyện Kim Động, Hưng Yên thu lợi nhuận 1 tỷ đồng/năm.



Trang trại chim bồ câu của anh Tùng

Xin chia sẻ cách làm của anh Tùng:



1. Chuồng trại

- Trại nuôi nhốt chim sinh sản làm theo hướng bắc - nam. Mái lợp tôn chống nóng. Tường chuồng xây kín hướng tây và bắc, xây lửng hướng đông và nam để tránh gió lùa, mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông và đủ ánh sáng tự nhiên. Trại chim cần yên tĩnh, không mèo, chuột và luôn sạch sẽ.

- Trong trại thiết kế nhiều ô chuồng nhỏ liên kết sít nhau trên khung giá thép tạo từng khối vững chắc. Mỗi khối 3 tầng, mỗi tầng 2 dãy, mỗi dãy 4 - 5 chuồng nhỏ. Tầng đáy cách sàn nền 20-25m. Giữa 2 khối chuồng để lối công tác rộng 1,5m.

- Từng ô chuồng nhỏ được ghép bởi các tấm lưới thép (chuyên dùng) cao 45cm, sâu 60cm và rộng 50cm.

- Dụng cụ cho 1 ô chuồng nuôi nhốt 1 đôi chim bố mẹ gồm: 2 ổ nhựa lót rơm sạch (1 cho chim ấp và đẻ, 1 để nuôi con), máng ăn, bát uống, biển theo dõi nhật ký chim ấp, đẻ…

- Cần có thêm gian chuồng nuôi chim hậu bị (1 - 6 tháng tuổi), để bổ sung chim sinh sản khi cần. Chuồng dài 7m, rộng 4m, cao 5m sẽ đủ nuôi 13 - 15 đôi chim, phải làm sàn lửng cho chim đậu.



2. Chọn giống

- Chọn giống chim VN1; VN2 hoặc VN3 (thường gọi chim bồ câu Pháp vì giống được nhập nội từ Pháp). Bồ câu Pháp khác biệt với bồ câu ta là dáng đi bao giờ cũng vểnh đuôi.

- Chim giống phải khỏe mạnh, lanh lợi, lông mượt, không dị tật và bệnh tật, có 4 - 5 tháng tuổi (biết gù - phân biệt trống, mái).

- Chim trống có đặc điểm đầu to, mình to, mỏ ngắn, vòng cườm cổ phình to và đỏ rực, gù nhiều hơn con mái. Khi gù con trống thường quay tròn quanh con mái, dữ tính hơn con mái. Con mái khi gù chỉ quay nửa vòng quanh con trống.



3. Kỹ thuật nuôi

- Chim câu hậu bị nuôi đến tuổi sinh sản (6 - 6,5 tháng) tách đôi (1 trống 1 mái) nhốt 1 đôi/1 chuồng.



- Để chim mắn đẻ và đẻ đều ngoài cho ăn ngô hạt đỏ, cần cho chim ăn thêm cám công nghiệp loại cho gà đẻ. Liều lượng 0,1kg/1 chuồng/1 ngày. Tỷ lệ cám công nghiệp/ngô hạt đỏ là 1/1. Ngày cho ăn 2 lần sáng (8 - 9h) và chiều (15 - 16h).

- Chim câu sinh sản đẻ liên tục suốt năm, trong đó có 2 tháng dừng đẻ để thay lông. Chu kỳ đẻ giữa 2 lứa liên tiếp là 28 - 33 ngày (cho ăn bán công nghiệp), 40 ngày (cho ăn thuần ngô, thóc). Mỗi lứa chim đẻ 2 quả trứng cách nhau 1 ngày. Trứng do chim mẹ ấp. Sau ấp 17 - 18 ngày trứng sẽ nở thành chim con. Chim con được 12 - 15 ngày tuổi, chim mẹ lại đẻ tiếp. Tỷ lệ đẻ ra 1 trống 1 mái khoảng 98%, còn lại là thuần trống hoặc thuần mái. Vòng đời chim đẻ có thể kéo dài tới 10 năm, tuy nhiên chim càng già đẻ càng ít và thưa. Vì vậy, chim sinh sản sau 3 - 5 năm thấy có dấu hiệu đẻ ít, đẻ thưa cần thay mới chim bố mẹ.

4. Phòng ngừa dịch bệnh

Chim bồ câu pháp nuôi thả tự nhiên cho ăn ngô, thóc rất hiếm khi nhiễm bệnh. Nhưng nuôi nhốt và cho ăn bán công nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ quy trình phòng ngừa dịch bệnh sau:

- Thu dọn phân chim hàng ngày. Rửa máng ăn uống 2 - 3 lần/1 tuần. Sát trùng chuồng trại bằng dung dịch foocmol định kỳ 1 tháng/lần. Không cho chim ăn thức ăn đã ẩm mốc. Cho chim uống bằng nước sạch và thay mới nước mỗi ngày. Vào mùa hè nên bổ sung thêm chất điện giải cho chim uống để tăng cường khả năng chống nóng và giải độc.

- Định kỳ 6 tháng chủng ngừa bệnh cho chim bằng vaxcin 3 loại (Lasota, Gumboro, Marek).

- 1 tháng/1 lần sử dụng thuốc Five - Amoxcin + Vacxin ILT- Laringo (phối trộn vào thức ăn hoặc pha nước cho chim uống để phòng bệnh Ecoli và Viêm thanh khí quản.

5. Xuất chuồng

Chim con 22 ngày tuổi (chim ra ràng) trọng lượng đạt 0,4 - 0,6kg/1 con, thịt mềm, thơm, ngọt có thể xuất bán cho người tiêu dùng. Có thể nuôi đến 30 ngày tuổi (chim chéo cánh) thịt chim sẽ săn chắc và xương rắn hơn.

Theo anh Tùng: Nuôi chim bồ câu đầu tư 2 đồng được lãi 1 đồng, hiện nay 60% nhu cầu chim câu thương phẩm trong nước vẫn phải nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc, khó kiểm soát dịch bệnh, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tới đàn vật nuôi gia cầm nước ta là rất lớn.

Nguyễn Hải Yến



(Nguồn:nongnghiep.vn)
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương