THÔng tin kh&cn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn mục lụC


Nuôi vịt biển thu lãi trên 300.000 đồng/ngày



tải về 1.59 Mb.
trang10/12
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích1.59 Mb.
#33523
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Nuôi vịt biển thu lãi trên 300.000 đồng/ngày

Qua gần 1 năm nuôi thử nghiệm đến nay, mô hình nuôi vịt biển ở tỉnh Tiền Giang đã đạt kết quả cao. Từ 250 con vịt giống hỗ trợ cho 4 hộ dân ở huyện cù lao Tân Phú Đông nuôi, đến nay mỗi con vịt biển có trọng lượng trên 2,5kg, tỉ lệ đẻ trứng đạt trên 75% và mỗi năm để trên 240 trứng.

Mỗi hộ nuôi vịt biển thu lãi từ 200.000 đồng đến hơn 300.000 đồng/ngày sau khi trừ chi phí thức ăn.





Vịt biển nuôi thị có thể đạt trọng lượng trên 2,5 kg, tỉ lệ đẻ trứng đạt trên 75%.

Hiện nay, giống vịt biển này nuôi chóng lớn, thịt ngon và thích nghi với vùng nước bị nhiễm mặn. Ngành nông nghiệp tỉnh Tiền Giang đang khuyến cáo người dân vùng ven biển, vùng bị ảnh hưởng của hạn mặn như huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông, Gò Công Tây nhân rộng mô hình nuôi vịt biển để phát triển kinh tế gia đình.

Bà Nguyễn Thị Mến, Chi cục trưởng Chi cục Thú Y tỉnh Tiền Giang khẳng định, mô hình này sẽ được nhân rộng trong thời gian tới đối với các huyện phía Đông để cho bà con chăn nuôi.

“Lợi thế của vịt biển là giống vịt chuyên dụng, có thể nuôi thịt hoặc nuôi để đẻ trứng. Một ưu điểm khác khi nuôi trong điều kiện hạn mặn là vịt có thể sống trong vùng nước mặn, uống được nước mặn từ 8-10 phần nghìn./.



Nhật Trường

(Nguồn:vov.vn)


Thu nhập ổn định

nhờ cách nuôi thủy sản hiệu quả

Tại các vùng ven biển của tỉnh, bên cạnh một số người đang “lên bờ xuống ruộng” với con tôm biển khi theo mô hình nuôi thâm canh thì không ít nông dân có những cách làm ăn rất hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu. Quan trọng hơn, sản phẩm họ tạo ra đáp ứng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm mà thị trường hiện nay đòi hỏi.



Mô hình tôm + lúa rất có hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu mà các tỉnh khác đã áp dụng.

Trữ nước dự phòng

Trong đợt hạn mặn đầu năm 2016, hàng loạt ao nuôi cá lóc, cá tra thương phẩm ven sông Cổ Chiên thuộc huyện Mỏ Cày Nam bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong khi đó, 3 ao nuôi cá lóc, với tổng diện tích khoảng 2.600m2 của ông Võ Văn Loan, ở ấp An Trạch, xã Hương Mỹ khá an toàn, thu lãi hơn 400 triệu đồng, nhờ quy trình nuôi có “nhín” phần đất ra làm ao lắng.

Ông Loan chia sẻ: Trong diện tích nuôi cá lóc thương phẩm, tôi đã dành hơn 400m2 để làm ao lắng, xử lý nước trước khi cho vào trong ao nuôi. Sau mỗi vụ thu hoạch, nước trong ao được tát cạn, bơm bỏ bùn và xử lý đáy ao rất kỹ trước khi thả nuôi lại. Mật độ thả con giống 50 con/m2. Tôi thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến thời tiết để xử lý bằng kỹ thuật trong chăm sóc cá. “Cá nuôi được khoảng 20 ngày tuổi, đúng vào đợt mặn năm 2016 xâm nhập sâu vào các cửa sông chính nhưng nhờ ao lắng luôn trữ nước dự phòng, đã cung cấp đủ cho cá nuôi kéo dài hơn 3 tháng. Đến khi nước trong ao lắng kiệt cũng là lúc độ mặn ở sông Cổ Chiên hạ xuống dưới 2%o. Rõ ràng, việc dùng ao lắng vừa cung cấp lượng nước tốt nhất cho ao nuôi vừa là phương án dự phòng rất hiệu quả nếu hạn, mặn kéo dài”- ông Loan quả quyết.

Ở Thạnh Phú, đợt hạn mặn năm 2016 diễn ra khá gay gắt nhưng vẫn có hộ dân nuôi tôm càng xanh, tôm biển + lúa, thu được lợi nhuận. “Tôm nuôi được 2 tháng tuổi, độ mặn ngoài sông lên đến hơn 25%o, nhờ quan tâm cải tạo ao nuôi rất bài bản nên thiệt hại khoảng 60%, không phải trắng tay. Bên cạnh đó, tôi đã mạnh dạn lấy nước máy bơm vào ao nuôi kết hợp với giải pháp kỹ thuật diệt khuẩn, khống chế phèn từ lòng đất xì lên. Tôm thu hoạch, bán lãi 30 triệu đồng. Năm nay, tôi tuân thủ nghiêm lịch thời vụ để né mặn, không để tái diễn khó khăn như thế nữa”- ông Nguyễn Văn Bé, ấp Thạnh Mỹ, xã Mỹ An, huyện Thạnh Phú chia sẻ.



Cá nâu giữ sạch đáy ao

Cá nâu có khả năng thích nghi môi trường nước, với độ mặn dao động từ 2-10%o; ăn tạp chất và sinh vật nhỏ bé dưới đáy ao. Nắm được đặc điểm này, một số nông dân ở huyện Ba Tri đã nuôi cá nâu như công cụ vệ sinh hiệu quả vùng đáy ao nuôi tôm biển. “Nguy cơ ô nhiễm vùng đáy ao do tồn đọng thức ăn thừa là nỗi lo lớn của nhiều hộ nuôi tôm nhưng điều đó đã được cá nâu hóa giải. Vì vậy, môi trường nước luôn đảm bảo, tôm biển nuôi tăng trưởng rất nhanh. Ngoài ra, cá nâu bán được giá khá cao và ổn định” - ông Nguyễn Ngọc Phúc ở xã An Thủy, huyện Ba Tri - một trong những nông dân đã áp dụng thành công mô hình cá nâu xen tôm biển cho biết.

Với mật độ thả nuôi cá nâu 5 con/m2, tôm sú 18 con/m2 (tôm sú thả sau cá khoảng 60 ngày) trong có diện tích 3.000m2, sau 8 tháng chăm sóc, ông Phúc đã thu hoạch cá nâu nặng trung bình 7 con/kg (tỷ lệ sống khoảng 70%), tôm sú khoảng 25 con/kg (tỷ lệ sống khoảng 50%). Ngoài ra, sau vụ nuôi chính, người dân có thể tận dụng diện tích mặt nước để thả nuôi những loài thủy sản khác trong giai đoạn chuyển vụ để có thêm thu nhập. “Trong điều kiện môi trường nước bên ngoài thường xuyên bị ô nhiễm do một số người nuôi xả thải, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh do biến đổi khí hậu, thì kỹ thuật nuôi xen này đem lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là giống cá nâu vẫn rất hiếm” - ông Phúc cho biết thêm.

Tôm càng xanh bơi trong vùng ngọt hóa

Phong trào nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ở huyện Bình Đại đã làm cho không ít nông dân ở đây mất nhiều hơn được. Nghiêm trọng hơn, sau khi vùng đất được rửa sạch phèn mặn, những ao tôm biển bị bỏ bơ vơ giữa vườn dừa trong sự kiệt quệ vốn đầu tư của người nuôi, nhiều nông dân đã không cân đối được kinh phí để phục hồi nguyên trạng đất đai như cũ. Trong bối cảnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thực hiện các mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao tôm biển. “Rõ ràng môi trường trong vùng ngọt hóa hiện nay chỉ có thể phù hợp với con tôm càng xanh. Nhờ được Nhà nước hỗ trợ một phần, tôi nỗ lực cải tạo diện tích ao nuôi và đã thành công trong điều kiện hết sức khó khăn” - ông Nguyễn Văn Dứt ở ấp Bình Phú, xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại phấn khởi cho biết. Sau 5 tháng thả nuôi, với diện tích 3.000m2, mật độ 8 con/m2, ông Dứt thu được 452kg tôm thương phẩm (bình quân khoảng 1,5 tấn/ha), giá bán 160 ngàn đồng/kg, trừ chi phí có lãi hơn 20 triệu đồng.

Tôm càng xanh toàn đực được những nông dân xem là vật cứu tinh của mình, không ít người đã tìm được cơ hội trong nguy cơ bán đất trả nợ. Tuy nhiên, hiện ở Bình Đại vẫn còn nhiều nông dân “nuôi tôm trong vùng ngọt hóa” chưa thể khởi động nuôi tôm càng xanh do dư âm của con tôm biển để lại. “Nếu cải tạo ao không tốt thì nuôi tôm càng xanh rủi ro rất lớn, chưa kể chi phí bỏ ra cũng không phải ít. Một khó khăn nữa là nguồn con giống tôm càng xanh toàn đực vẫn còn nhiêu khê” - ông Dứt chia sẻ.

“Trên đây là những mô hình nuôi thủy sản hiệu quả theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu. Thời gian tới, chúng tôi sẽ từng bước hướng nuôi theo quy hoạch, an toàn sinh học, áp dụng tốt các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình công nghệ đảm bảo an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh, đặc biệt là an toàn thực phẩm nhằm tạo uy tín với người tiêu dùng để không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từng bước nâng cao đời sống người dân, góp phần thắng lợi trong việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, ông Huỳnh Văn Cung - quyền Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói.



Phương Bình

(Nguồn:baodongkhoi.com.vn)
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương