Tháng 5-1930: Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Xinhgapo. Cuối tháng, từ Xinhgapo, Nguyễn Ái Quốc trở lại Hồng Kông



tải về 398.98 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu24.04.2018
Kích398.98 Kb.
#37091
1   2   3

- Ngày 7-5-1951: bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Kinh tế Liên Xô thành công lớn, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 7, nhân dịp kỷ niệm ngày Liên Xô chiến thắng phát xít Đức (9-5). Bằng những dẫn chứng về kinh tế - xã hội, tác giả khẳng định sự phát triển của Liên Xô “càng khuyến khích lòng tự tin hăng hái của nhân dân các nước dân chủ mới, gồm cả Việt Nam ta” và khuyến khích nhân dân ta “cố gắng theo gương thi đua của nhân dân Liên Xô”.

- Ngày 15-5-1951: gửi thư đến Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu Việt Bắc lần thứ nhất. Trong thư, Người lưu ý các đại biểu về những vấn đề cấp bách nhất là vấn đề thiếu lương thực, việc tạm vay thóc chiêm và vấn đề thuế nông nghiệp. Người yêu cầu: Đại hội đại biểu Đảng bộ Liên khu Việt Bắc cần phải thảo luận ba điểm này và quyết định kế hoạch để thi hành cho thiết thực và hợp lý, cho được việc và dân khỏi than phiền.

- Ngày 16-5-1951: nghe ông Lê Văn Hiến, Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo kết quả hội nghị tài chính, Người đề nghị ngành tài chính phải có chính sách khuyến khích sản xuất lương thực, thu thuế công thương nghiệp để có nhiều thóc gạo cho bộ đội ăn no, đánh thắng.

- Trước ngày 17-5-1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cho phép Hội hồng thập tự Việt Nam trao trả cho quân đội Pháp hài cốt đã hỏa thiêu của tướng Háctơman.

- Ngày 19-5-1951: tiếp đại biểu Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận,... đến chúc thọ Người nhân ngày sinh. Nói chuyện với các đại biểu, Người chỉ rõ: “Khả năng của nhân dân rất nhiều, nhưng cán bộ phải biết giải thích cho nhân dân hiểu rõ", mọi người sẽ nô nức phục vụ và việc gì cũng sẽ làm được.

Sau đó, Người tiếp các nhà báo. Trả lời câu hỏi của các nhà báo về chính sách của Chính phủ, Người nói:

Thống nhất tài chính,

Chỉnh đốn biên chế,

Thu thuế nông nghiệp,

 Đẩy mạnh thi đua.

đều nhằm mục đích làm cho kháng chiến tiến mạnh, tăng gia sản xuất được nhiều và việc đóng góp của đồng bào được giản đơn, tiện lợi hơn”.

Ngoài ra, Người còn trả lời một số câu hỏi về quan hệ quốc tế và vấn đề hòa bình thế giới.

- Sau ngày 19-5-1951: Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh máy thư gửi hàng binh Pháp Anbe Clavie (Albert Clavier). Toàn văn bức thư như sau:

Anbe[9] thân mến,



Rất cảm ơn vì những lời cháu đã chúc Bác nhân sinh nhật Bác và vì đóng góp của cháu vào phong trào mua công trái của chúng tôi. Chúc cháu đạt kết quả trong công việc, trong học tập cũng như trong việc thi đua trồng rau xanh".

- Ngày 20-5-1951: Người gửi thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, đồng bào trong nước và kiều bào nước ngoài, bộ đội và các cơ quan, đoàn thể nhân dân, các bà mẹ chiến sĩ và anh em thương binh, các cháu thanh niên và nhi đồng, bà con Hoa kiều và các nhân sĩ bạn bè ngoại quốc đã gửi quà, thư, điện chúc thọ nhân ngày sinh của Người. Người viết: “Tuổi tuy hơi già, nhưng vì nước ta trẻ, dân ta trẻ, cho nên tinh thần và lực lượng tôi vẫn trẻ. Để báo đáp lòng yêu mến của đồng bào, tôi xin hứa rằng: Với sự giúp đỡ của Quốc hội và Chính phủ, với sự đôn đốc và ủng hộ của toàn dân, với ý chí kiên quyết thi hành mệnh lệnh của cán bộ và bộ đội, tôi quyết đưa cả tinh thần và lực lượng để phụng sự Tổ quốc, và hướng dẫn đồng bào cùng bộ đội đi đến:Kháng chiến thắng lợi,Kiến quốc thành công và  góp phần vào sự nghiệp giữ gìn dân chủ, hòa bình thế giới”.

Cùng ngày, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tự phê bình, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 9. Mở đầu bài báo Người viết:

Dao có mài, mới sắc



Vàng có thui, mới trong

Nước có lọc, mới sạch.

Người có tự phê bình, mới tiến bộ”.

Và khẳng định: Đảng cũng thế. Người giải thích “Tự phê bình” là gì? và “tự phê bình phải thế nào?”, rồi chỉ rõ “Đảng đòi hỏi đảng viên và yêu cầu đồng bào thật thà tự phê bình, kiên quyết sửa khuyết điểm, để cùng nhau tiến bộ, để làm cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công”.

- Ngày 25-5-1951: lên đường đến địa điểm họp Bộ Chính trị (mở rộng) dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 25-5. Trời mưa to, nước suối dâng cao, Người đã bơi qua suối trong khi phần lớn số cán bộ không đến dự họp được.

- Ngày 27-5-1951: Bài viết Hiện tình thế giới, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 10. Với những dẫn chứng cụ thể, Người chỉ rõ “Mỹ, Anh, Pháp là thủ phạm gây chiến tranh thế giới”, “Liên Xô là thành trì hòa bình thế giới” và nêu lên sự phát triển mạnh mẽ của phong trào hòa bình trên toàn cầu. Đồng thời, Người nhấn mạnh: Việt Nam phải hăng hái ủng hộ phong trào hòa bình thế giới bằng cách “ra sức kháng chiến để tiêu diệt thực dân Pháp và đánh đổ can thiệp Mỹ” và đẩy mạnh thi đua ái quốc làm cho kháng chiến mau thắng lợi. Cuối cùng, Người khẳng định: “Nguy cơ chiến tranh thế giới tuy to, nhưng chúng ta cố gắng, nhân dân toàn thế giới cố gắng, thì lực lượng gây chiến phe Mỹ sẽ thua, lực lượng dân chủ hòa bình phe ta chắc thắng”.

- Khoảng giữa tháng đến trước ngày 28-5-1951:

Dự Hội nghị cán bộ quân sự trước khi bước vào chiến dịch Quang Trung[10]. Người căn dặn: Muốn lấy được lòng dân, chúng ta cần phải làm cho nhân dân thấy chúng ta là bộ đội con em của dân, từ nhân dân mà ra. Chúng ta phải hết sức trau dồi và giữ vững kỷ luật chính trị. Nhưng như vậy cũng chưa đủ, chúng ta còn phải đánh cho thắng nữa mới được. Đánh thắng, giành lấy thắng lợi quân sự cũng tức là đặt cơ sở cho thắng lợi chính trị, tạo điều kiện thực hiện mục đích chính trị.

Cũng trong thời gian này Người căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp chú trọng công tác vận động đồng bào công giáo. Người còn chỉ rõ: Trung ương cũng có chỉ thị cho khu ủy về vấn đề này.

* Năm 1952

- Ngày 1-5-1952: dự và nói chuyện tại Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất, Người phân tích mục đích, nội dung, ý nghĩa, cách thức của thi đua yêu nước và chỉ rõ: Thi đua là đoàn kết, là yêu nước, là tinh thần quốc tế, góp sức giữ gìn hòa bình và dân chủ thế giới, là cải tạo con người. Đẩy mạnh phong trào thi đua nhằm thực hiện khẩu hiệu:

Người người thi đua,



Ngành ngành thi đua,

Ta nhất định thắng,

Địch nhất định thua”.

Nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cán bộ, chiến sĩ các đơn vị: Tiểu đoàn 387, Đại đội 313, Đại đội 314 thuộc Đại đoàn X, các đại đội 270, 752, 755, 756 thuộc Đại đoàn Y, Đại đội công binh Đại đoàn Z tham gia chiến dịch Hòa Bình một thiếp khen và lá cờ. Trong thiếp có ghi: “Bác rất vui lòng thay mặt Chính phủ thưởng các chú một lá cờ danh dự... Mong các chú luôn luôn cố gắng học tập, tiến bộ và thắng trận để xứng đáng với danh dự vẻ vang này”.

Cùng ngày, ba bài viết của Người: Thẻ đảng viên, Người mẹ thương binh 18 tuổi Dư luận Pháp xôn xao, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 56.

+ Bài Thẻ đảng viên, kể về gương anh dũng chiến đấu và bảo vệ thẻ đảng viên của chiến sĩ quân đội Xôviết Cơrônencô, mặc dù bị thương vẫn cố gắng giấu thẻ đảng viên và tài liệu không để lọt vào tay giặc.

+ Bài Người mẹ thương binh 18 tuổi, kể về gương chị Lê Khắc Hiền (Trung Quốc), công tác trong quân chí nguyện ở Triều Tiên. Một mình đưa đón chạy chữa và bảo vệ 80 thương binh an toàn tuyệt đối.

+ Trong bài Dư luận Pháp xôn xao, tác giả chỉ rõ sau thất bại ở chiến dịch Hòa Bình, dư luận Pháp phản đối chiến tranh xâm lược, còn phản động Pháp thì hoang mang, hàng loạt các báo lớn của Pháp đã viết về tình trạng sa lầy của Pháp ở Việt Nam. Qua đó, Người nhắc nhở: “Quân và dân ta phải tuyệt đối tránh chủ quan, khinh địch” mà phải “bồi dưỡng và tích trữ lực lượng của ta, chuẩn bị đầy đủ để chuyển mạnh sang tổng phản công”.

- Ngày 3 -5-1952: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp và nghe các chiến sĩ nông nghiệp, bộ đội tham gia Đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất báo cáo thành tích. Sau đó nói chuyện với các đại biểu, khi phân tích so sánh lực lượng giữa ta và địch. Người nói: “So sánh với địch về vật chất và trang bị cái gì ta cũng kém. Thế mà chúng ta dám quyết kháng chiến và nhất định thắng lợi. Đó là tinh thần của nhân dân ta rất anh hùng, có lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc... các chiến sĩ thi đua gần gũi quần chúng, học hỏi đoàn kết với quần chúng...”

- Ngày 8-5-1952:  Chủ tịch có hai bài viết, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 57 Bài Kinh nghiệm Trung Quốc, nói về sự giúp đỡ của cách mạng Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam trong đấu tranh và xây dựng, đặc biệt là những kinh nghiệm về tổ chức phong trào sản xuất và tiết kiệm. Bài Trọng chó hơn người, kể câu chuyện lạ ở nước Mỹ: ba triệu con chó được vào Hội chó, chó có công ty chuyên lo đồ ăn, có hiệu mỹ trang, có 3.000 thầy thuốc riêng, có nghĩa địa riêng; trong lúc đó, hơn 12 triệu công nhân Mỹ không có cơm ăn, áo mặc vì thất nghiệp.

- Ngày 11-5-1952: dự khai giảng lớp chỉnh huấn đầu tiên của Trung ương. Nói chuyện với các học viên, Người nêu rõ mục đích của chỉnh Đảng “là nâng cao tư tưởng và trình độ chính trị của đảng viên và cán bộ, làm cho đảng viên và cán bộ theo đúng quan điểm và lập trường vô sản” và nhấn mạnh: “Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu. Toàn Đảng phải tư tưởng nhất trí, hành động nhất trí, đoàn kết nhất trí mới làm trọn nhiệm vụ của Đảng”. Người căn dặn mọi người phải thành khẩn học tập, thật thà tự phê bình và phê bình, trau dồi thêm kinh nghiệm và đạo đức cách mạng vì “Cán bộ quyết định mọi việc. Các đồng chí đều là cán bộ cao cấp, đều giữ những trách nhiệm quan trọng. Công việc thành hay là bại một phần lớn là do nơi tư tưởng đạo đức, thái độ và lề lối làm việc của các đồng chí”.



- Ngày 19-5-1952: bài viết Giặc Pháp phản Đức Chúa, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 58. Người đã trích dẫn lời dạy của Chúa: “Mi chớ giết người”, nhưng thực chất thực dân Pháp xâm lược nước ta đã giết hại hàng vạn người lương và giáo, “đã bắn phá các nhà thờ, chiếm nhà thờ làm vị trí, hãm hiếp bà phước, giết chết cha Kim, đốt làng cướp của...”. Người kết luận: “Chúng đã phản Đức Chúa”.

- Ngày 29 -5-1952: gửi thư cho đồng bào các tỉnh có đê, Người căn dặn những việc cần làm để “Năm nay chúng ta cũng quyết đánh thắng giặc lụt”, Người mong sẽ có nhiều cá nhân và tập đoàn có thành tích đắp đê, hộ đê được nêu trong dịp tổng kết thi đua.

Cùng ngày, bài viết Giữ bí mật, bảo vệ cán bộ, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 59, Người nêu gương em Dĩnh, ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, 10 tuổi đã biết bảo vệ cán bộ, làm liên lạc, góp phần đánh giặc. Kết luận bài báo, Người viết:

Cháu Bác Hồ thật là oanh liệt



Giữ bí mật, dù chết không khai

Cứu cán bộ khỏi giặc Tây

Các em kháng chiến càng ngày càng hăng”.

- Trong tháng 5 -5-1952:

+ Bài viết Cách xem xét việc đời và cách tu dưỡng của người cách mạng. Trong phần thứ nhất, Người chỉ rõ: “Đảng cách mạng là một đảng phấn đấu để giải phóng dân tộc, giải phóng loài người, giải phóng giai cấp cần lao. Vì vậy, mỗi đảng viên chẳng những cần phải phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng mà còn phải phấn đấu cho cách xem xét việc đời của chủ nghĩa cách mạng”. Trong phần còn lại của bài viết, Người nhắc nhở đảng viên “rèn luyện và tu dưỡng chẳng những rất quan trọng cho những đảng viên mới và không phải gốc vô sản, mà còn cần cho những đảng viên cũ và những người đảng viên gốc vô sản, vì Đảng ta từ trong xã hội mà sinh ra. Vì vậy, mỗi đảng viên đều có ít nhiều vết tích về tư tưởng và tập quán của xã hội cũ, thường đụng chạm tới những cái không tốt của xã hội cũ... nên đảng viên cần phải rèn luyện và tu dưỡng về mọi mặt”.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh chuyển từ làng Thia về Gốc Thụy (Tuyên Quang),

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện cảm ơn Thủ tướng Chính phủ kháng chiến Lào Xuphanuvông và Chủ tịch ủy ban dân tộc giải phóng Trung ương Cao Miên Sơn Ngọc Minh đã gửi điện chúc mừng kỷ niệm ngày sinh của Người.

* Năm 1953

- Ngày 3-5-1953: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho Hội nghị phổ biến kế hoạch tác chiến cho các đơn vị trong chiến dịch Sầm Nưa. Trong thư có đoạn: “Lần này là lần đầu tiên mà các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Giúp nhân dân nước bạn là tự giúp mình”. Người yêu cầu bộ đội:

- Vượt mọi khó khăn, thi đua diệt địch, chiến đấu anh dũng.



- Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán, kính yêu nhân dân nước bạn.

- Tuyệt đối giữ gìn kỷ luật, giữ gìn danh tiếng Quân đội nhân dân Việt Nam...”.

- Ngày 4-5-1953: Bài viết Dân chủ tập trung, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2329. Tác giả giải thích về dân chủ tập trung: ở nước ta, chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân bầu ra các đại biểu thay mặt mình vào các hội đồng nhân dân, ủy ban kháng chiến hành chính địa phương, Quốc hội cùng Chính phủ trung ương để thi hành chính quyền. Thế là dân chủ. Mặt khác, các cơ quan chính quyền là thống nhất tập trung. Thế là vừa dân chủ vừa tập trung.

- Ngày 5-5-1953: Khi đọc văn kiện "Đề nghị về chế độ làm việc của cố vấn và cán bộ Việt Nam với Chính phủ và cán bộ Lào", Chủ tịch Hồ Chí Minh sửa chữa một số ý trong văn kiện và ghi ngoài lề "Văn kiện này cũng cần giữ gìn bí mật. Cán bộ Việt - Lào cần biết, nhưng không nên biên chép lại". Trong phần cuối văn kiện, Người ghi lời căn dặn: "Thật thà đoàn kết về tinh thần và trong công tác. Thật thà tự phê bình và phê bình lẫn nhau. Cán bộ Việt tuyệt đối tránh bao biện. Cán bộ Lào thì nên tránh khách khí".

- Ngày 8-5-1953: Bài viết Quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2332. Bài báo chỉ rõ, trước cách mạng, nhân dân chỉ có nghĩa vụ chứ không có quyền lợi. Chỉ có dưới chế độ dân chủ cộng hòa, nhân dân vừa có nghĩa vụ vừa có quyền lợi: quyền tự do tư tưởng, tự do tổ chức, tự do tín ngưỡng, quyền ứng cử, bầu cử, quyền bình đẳng nam nữ... Các dân tộc đều có quyền lợi như nhau. Bài báo kết luận: Mỗi người vừa có quyền lợi vừa có nghĩa vụ cho nên phải hăng hái làm nghĩa vụ của mình trong mọi công việc.



- Ngày 11-5-1953: bài viết  Anh hùng Triều Tiên, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 111, ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Quân đội nhân dân Triều Tiên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược. Người nêu tấm gương của Tôn Nghị Tế và Bạch Vương Đình đã lấy thân mình bịt lỗ châu mai để đồng đội tiến lên tiêu diệt địch trong trận đánh tại cao điểm 854 ngày 22-9-1952, và kết luận: "Chỉ có quân đội nhân dân, quân đội cách mạng mới có những chiến sĩ oanh liệt như vậy. Cuộc kháng chiến của nhân dân Triều Tiên và Việt Nam nhất định thắng lợi".

- Ngày 15-5-1953: Bài viết Nhiệm vụ của Nhà nước dân chủ mới, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2337, Người nêu rõ: "Nhiệm vụ của Nhà nước dân chủ mới là: Xây dựng chính quyền, quân đội, kinh tế, văn hóa; giáo dục đạo đức công dân với lòng yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, bảo vệ của công...".

- Ngày 16-5-1953: Bài viết Giúp dở và giúp đỡ, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 112, so sánh viện trợ của Mỹ đối với các nước tư bản chủ nghĩa và sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước dân chủ nhân dân Đông Âu và chỉ rõ: Hai mục đích khác nhau, nên hai kết quả cũng khác nhau.

- Ngày 18-5-1953: Người gửi điện cho Chủ tịch ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương Cao Miên (Campuchia) Sơn Ngọc Minh nhân dịp kỷ niệm ngày tuyên bố độc lập. Người chúc nhân dân Cao Miên cùng nhân dân Việt Nam và Lào đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

- Trước ngày 19-5-1953: Nhân dịp ngày sinh lần thứ 63, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm bài thơ chữ Hán nhan đề Thất cửu[11].

"Thất cửu

Nhân vị ngũ tuần thường thán lão

Ngã kim thất cửu chính khang cường

Tự cung thanh đạm, tinh thần sảng,

Tố sự thung dung nhật nguyệt trường".

Dịch thơ:             



Sáu mươi ba tuổi

Chưa năm mươi đã kêu già,

Sáu ba, mình vẫn nghĩ là đương trai.

Sống quen thanh đạm nhẹ người,

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung".

(Bản dịch của Xuân Thủy)

- Ngày 21-5-1953: Người gửi thư cho Hội nghị cán bộ Tổng cục Cung cấp lần thứ nhất. Trong thư, Người bày tỏ niềm vui trước những kết quả đạt được của Tổng cục và căn dặn anh chị em: Phải luôn luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm; phải thật lòng thương yêu binh sĩ, phải chỉnh đốn tổ chức và công tác; mở rộng dân chủ, thật thà phê và tự phê bình, gây phong trào thiết thực chống quan liêu, tham ô, lãng phí... nhằm phát triển và củng cố những kết quả đã đạt được.

Cùng ngày, hai bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 113:

+ Bài Phát động quần chúng, thông qua câu chuyện một cán bộ nông hội giải thích cho bà con nông dân về chính sách ruộng đất, tác giả chỉ rõ: Cần phải có những chính sách và hình thức phù hợp với trình độ của nhân dân. Có như vậy mới hoàn thành được nhiệm vụ.

+ Bài Huân chương bằng vàng, viết về kinh nghiệm phòng chống thiên tai của nhân dân và cán bộ huyện Thiệu Nguyên, tỉnh Hắc Long Giang (Trung Quốc). Huyện đã được vinh dự mang tên Huyện phong sản (huyện sản xuất phong phú nhất) và bí thư huyện được thưởng huân chương bằng vàng. Người nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta cần gắn phong trào phát động quần chúng, thực hiện chính sách ruộng đất với phong trào thi đua tăng gia sản xuất, làm cho lương thực càng đầy đủ, nhân dân càng no ấm, lực lượng kháng chiến càng dồi dào.

- Ngày 25-5-1953: Bài viết Thành phần kinh tế ở nước ta, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2344. Bài báo khái quát các thành phần kinh tế, tính chất và vai trò của nó trong hoạt động kinh tế của nước ta hiện nay (vùng tự do). Và chỉ rõ: Kinh tế nước ta hiện có những thành phần sau:

+ Kinh tế địa chủ phong kiến, bóc lột địa tô.

+ Kinh tế quốc doanh có tính chất xã hội chủ nghĩa...

+ Các hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa.

+ Kinh tế cá nhân của nông dân và của thủ công nghệ, họ thường tự túc, ít có gì bán mà cũng ít khi mua gì. Đó là một thứ kinh tế lạc hậu.

+ Kinh tế tư bản tư nhân. Họ bóc lột công nhân nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế...

+ Kinh tế tư bản quốc gia là Nhà nước hùn vốn với tư nhân để kinh doanh và do Nhà nước lãnh đạo. Trong loại này, tư bản của tư nhân là chủ nghĩa tư bản. Tư bản của Nhà nước là chủ nghĩa xã hội.

- Ngày 26-5-1953: Bài viết 18 lần rồi, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 114. Người nêu lên những nguyên nhân gây nên 18 lần thay đổi Chính phủ ở Pháp kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và cho rằng việc Chính phủ Maye (Mayer) ở Pháp vừa sụp đổ ngày 22-5 là do bị sa lầy trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương và do bị lệ thuộc vào Mỹ. Người kết luận: "Chỉ điều đó cũng đủ rõ: thế địch yếu, thế ta mạnh".

- Cuối tháng 5-1953 Người gửi thư cảm ơn Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Liên Việt, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Đảng; các đoàn thể nhân dân, bộ đội, các đoàn dân công, các anh hùng và chiến sĩ thi đua, kiều bào ở nước ngoài, cá nhân đồng bào, các cháu thanh niên và nhi đồng cùng nhiều bầu bạn trên thế giới đã gửi thư, điện chúc mừng nhân dịp ngày sinh lần thứ 63 của Người. Cuối thư, Người hứa: "Tôi quyết đưa tất cả tinh thần và sức lực để cùng đồng bào và bộ đội đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công, đặng góp phần vào công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới".

* Năm 1954

- Ngày 1-5-1954: bài viết Mấy khuyết điểm của báo chí ta, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 181 nêu lên những khuyết điểm mà báo chí ta mắc phải như: nặng về biểu dương thành tích, ít nói đến thiếu sót, có phê bình nhưng chỉ làm rất nhẹ, không thành khẩn mà chỉ phê cho có chuyện...

- Ngày 3-5-1954: Bài viết Mật thám Mỹ, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2588, 2590, 2591, 2593, 2595, 2596, 2600. Người trích nhật ký của tên Gôrơ làm trong Đại sứ quán Mỹ tại Liên Xô. Gôrơ không chỉ là một quan chức ngoại giao mà còn là một tên mật thám lợi hại. Trong thời gian ở Liên Xô, lợi dụng danh nghĩa nhân viên ngoại giao, hắn đã đi nhiều nơi để dò xét nhiều khu căn cứ quân sự. Hắn còn mua chuộc một số quan chức ngoại giao nước khác làm mật thám cho Mỹ, hòng tiêu diệt Liên Xô, tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản.

- Ngày 6-5-1954: Bài viết Giặc Pháp - Mỹ tàn sát đồng bào công giáo, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 182. Người trích bức thư của đồng bào Thiên Chúa giáo tỉnh Hưng Yên, tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đã dùng máy bay do Mỹ viện trợ ném bom xuống nhà thờ thôn Vân và Đông Bồ (huyện Ân Thi) trong lúc giáo dân và linh mục đang hành lễ, giết hại gần 300 giáo dân, phá hủy nhà thờ.

- Ngày 8-5-1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ. Người nhắc nhở quân và dân ta: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch. Chúng ta kiên quyết kháng chiến để tranh lại độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình...".

- Khoảng ngày 9, ngày 10-5-1954: 16 giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi điện sang Thông tấn xã Việt Nam đọc cho cán bộ trực ban là Nguyễn Dĩnh Cao chép bức thư gửi cô y tá Jênviơ Đờ Galát (Gênvière de Gallard) bị bắt ở Điện Biên Phủ, đồng ý cho phép cô ở lại chăm sóc thương binh Pháp và được phóng thích vào đợt cuối cùng.

- Ngày 12-5-1954: Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi toàn thể cán bộ và chiến sĩ ở mặt trận Điện Biên Phủ, đăng báo Nhân dân, số 184. Trong thư, Người nhắc nhở không được chủ quan, khinh địch; phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để giành thắng lợi lớn hơn nữa. Người và Chính phủ dự định tặng thưởng cho các chiến sĩ và cán bộ đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ".

Cùng số báo trên, đăng bài thơ của Người: Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ, ký bút danh C.B. Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, gan dạ vượt nhiều gian khổ, khó khăn của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Ngày 14-5-1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của phóng viên Hãng Thông tấn Nam Dương Antara (Inđônêxia). Người nêu rõ mục đích cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam là: Thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do và khẳng định lập trường của Đảng và Chính phủ ta là quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, nhưng cũng sẵn sàng giải quyết tình hình bằng thương lượng hòa bình trên cơ sở Chính phủ Pháp phải thật sự tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Trước việc Mỹ dùng con bài viện trợ quân sự cho Pháp nhằm can thiệp vào Đông Dương, Người khẳng định nhân dân Việt Nam kiên quyết chống lại sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ vào Đông Dương, châu á, Thái Bình Dương.

- Ngày 15-5-1954: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn về tình hình sản xuất, nghe báo cáo về tình hình quân sự, về Hội nghị Giơnevơ, về cải cách ruộng đất, tình hình thu chi trong bốn tháng đầu năm 1954 và một số vấn đề kinh tế khác. Tại phiên họp, Người nói: Tất cả chúng ta hãy cùng nhau thi đua với bộ đội, đẩy mạnh công tác, nhất định sẽ thu được nhiều thắng lợi mới.

- Ngày 16-5-1954: Tại phiên họp bế mạc của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các đại biểu:

+ Vấn đề giải thích Hội nghị Giơnevơ đã có bản giải thích của Chính phủ. Các nơi sẽ căn cứ vào đó mà làm.

+ Đẩy mạnh sản xuất và tiết kiệm để phục vụ tiền tuyến và phòng đói.

+ Việc cử cán bộ tham gia phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất là một dịp để rèn luyện cán bộ. Các cơ quan phải cố gắng sắp xếp để mỗi cán bộ nhân viên đều được đi phát động quần chúng... Bây giờ công việc ngày càng nhiều, khu giải phóng mở rộng. Trước ta chỉ có kháng chiến, bây giờ thêm đấu tranh ngoại giao. Cho nên vấn đề cán bộ Bộ Nội vụ cần đặc biệt chú ý.

Cùng ngày, bài viết Đức cha và các con, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 185. Bài báo kể chuyện Giáo hội Pháp phái hơn 100 linh mục vào các nhà máy tuyên truyền đạo trong công nhân Pháp nhằm phá hoại phong trào bãi công. Nhưng chính những linh mục này lại đứng về phía công nhân tham gia biểu tình, bãi công, chống lại tư bản Pháp.

- Ngày 19-5-1954: Sáng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có cuộc gặp gỡ với đại biểu các chiến sĩ đã lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ và gắn huy hiệu cho Hoàng Quang Vinh, người đã bắt sống tướng Đờ Caxtơri (De Castries). Gắn huy hiệu xong, Người đề nghị để đạo diễn Liên Xô R.Cácmen cùng chụp ảnh với các chiến sĩ. Người nói vui:

- Phải cười tươi lên đấy! Ai cười to, Bác cưới cho vợ đẹp.

Cùng ngày, bài viết Philatốp, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 186. Bài báo viết về khả năng sản xuất một loại thuốc mới - thuốc Philatốp - của Bộ Y tế nước ta dùng chữa bệnh cho nhân dân.

- Ngày 22-5-1954: Bài viết Văn hóa Mỹ, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 187. Người viết về thực trạng văn hóa Mỹ và vạch rõ ở Mỹ những hoạt động văn hóa lành mạnh, kêu gọi bình đẳng, không phân chia giàu nghèo thì bị Chính phủ Mỹ cấm đoán. Trái lại, những tiểu thuyết, kịch bản đầy chuyện khủng bố, giết người ghê tởm thì chúng lại muốn truyền bá thứ "văn minh" đó ra khắp thế giới.

- Ngày 25-5-1954: Bài viết Tuyên truyền, ký bút danh C.B, đăng báo Nhân dân, số 188. Người nêu lên tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, và lưu ý cán bộ tuyên truyền phải giáo dục nhân dân dùng mọi hình thức đập tan tuyên truyền giả dối và thâm độc của địch.

- Ngày 26-5-1954: Bài viết Nói láo trên trời dưới đất nghe, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2605. Người trích dẫn những lời tuyên bố xuyên tạc của một số tướng lĩnh Pháp về những "thắng lợi" của chúng ở Việt Nam, rằng ở Việt Nam, quân đội Pháp đã chiếm đóng tất cả các thành thị và làm chủ đường giao thông, cho nên thế thắng là nằm trong tay chúng, rằng "chắc chắn Điện Biên Phủ sẽ không đưa lại kết quả gì cho Việt Minh". Song, thắng lợi của ta ở Điện Biên Phủ đã chứng tỏ: "Bọn chúng chủ quan và nói láo mất mùa".

- Ngày 28-5-1954: Bài viết Nội bộ Pháp lủng củng, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2606. Người phân tích những thất bại ngày càng lớn, mang tính tất yếu của binh lính Pháp tại chiến trường Việt Nam. Trước thất bại ấy, bọn chính trị Pháp đổ lỗi cho giới quân sự Pháp, nội bộ chúng lủng củng!. Cuối bài báo, Người lưu ý chúng ta chớ vì thế mà chủ quan khinh địch.

- Ngày 31-5-1954: Bài viết Pháp vỡ đầu, Mỹ càng méo mặt, ký bút danh Đ.X, đăng báo Cứu quốc, số 2608. Người nói về thất bại đau đớn của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Thất bại đó cũng là nỗi nhục nhã cho bọn can thiệp Mỹ, bởi vì chính Mỹ đã vạch ra Kế hoạch Nava, đã giúp rất nhiều tiền bạc, vũ khí cho Pháp thực hiện kế hoạch ấy.

Trên thực tế, Mỹ ngày càng tiến sâu vào chiến tranh Đông Dương dưới nhiều hình thức. Bài báo khái quát: "Thế là Mỹ dần dần trở nên kẻ địch chính của quân đội và nhân dân ta".

- Trong tháng 5-1954: Tại cuộc họp Bộ Chính trị bàn về chủ trương đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Ta kháng chiến, ta đàm phán cũng đều nhằm một mục đích giành độc lập, thống nhất thật sự cho dân tộc. Hiện nay, súng ở trên mặt trận bắn càng nhiều, càng trúng địch chừng nào thì trên bàn họp Giơnevơ ta lại càng thêm lợi thế chính trị chừng ấy. Giải quyết vấn đề theo nguyên tắc có lợi cho ta và địch có thể thừa nhận, nhưng trước hết là có lợi cho ta. Giải quyết vấn đề là phải có quan điểm toàn cục. Trong Hội nghị Giơnevơ ít nhất phải tranh thủ được thắng lợi chính trị".

                Theo Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử - 10 tập-  NXBCTQG,  năm 2008

 

[1] Đầu năm 1946, tại Đại hội Phụ nữ tỉnh Bến Tre, đồng chí Nguyễn Thị Định được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành tỉnh Hội; khoảng tháng 5-1946, đồng chí được cử ra Bắc để báo cáo tình hình miền Nam sau Hiệp định Sơ bộ 6-3 và xin chi viện cho Nam Bộ.

[2] Đoàn đại biểu Chính phủ Pháp còn có tướng Valuy, đại tá Crơpanh (Crepin), thiếu uý La Mơnăngđie (La Menandière). Phía Việt Nam có Bộ trưởng Huỳnh Thúc Kháng và các ông Nguyễn Văn Tố, Vũ Hồng Khanh, Võ Nguyên Giáp.

[3] Ba Lê: Pari

[4] Đồng chí Lộc, người được phân công lo việc ăn uống cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch đã quen biết đồng chí Lộc hồi hoạt động ở Thái Lan, ở Trung Quốc, sau đó theo Người về nước tham gia kháng chiến.

[5] Ngày 10-2-1948 (mồng Một Tết Mậu Tý), cụ Phùng Lục đã gửi thư lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài lời chúc mừng năm mới, bức thư có đoạn:

"Nhờ ơn Tổ quốc, năm nay tôi hưởng thọ 90 tuổi, theo cổ tục tất phải làm lễ thượng thọ; nhưng trong lúc này, nước nhà có việc, nên tôi miễn sự tế lễ ăn uống, thành tâm đem món tiền 500 đồng kính dâng Chủ tịch để sung vào Quỹ kháng chiến toàn quốc. Ước mong món tiền nhỏ trên đây được thu nhận để giúp ích trong muôn một thì lòng già rất được hân hoan...".

[6] Vế 1, hai chữ "Giáp phải" nói lái đi thì thành "giải pháp", có nghĩa là Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải quét sạch giặc Pháp.

Vế 2 có nghĩa là Bộ trưởng Tài chính Lê Văn Hiến có tài kiếm ra nhiều tiền

[7] Nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.

[8] Còn gọi là chiến dịch Hoàng Hoa Thám.

[9] Anbe Clavie (Alber Clavier), lúc ấy là hạ sĩ quan Pháp đã chạy sang hàng ngũ của ta. Nhân dịp ngày sinh lần thứ 61 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anbe đã viết thư lên Người chúc mừng và chia sẻ những khó khăn với nhân dân ta, Anbe xin được đóng góp một phiếu công trái trị giá 150.000đ cho Chính phủ Việt Nam.

[10] Chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà Nam Ninh), bắt đầu từ ngày 28-5 đến ngày 20-6-1951

[11] Thất, cửu (bảy, chín) chỉ tuổi 63 của tác giả năm đó (7 x 9 = 63)



 

Lê Quang Thới ( tổng hợp) 


tải về 398.98 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương