THÁng 12, 2001 tiêu chuẩn thực hiệN



tải về 0.98 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.98 Mb.
#35525
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Thiết bị

  1. Dây chuyền thiết bị KPCA thông thường bao gồm:


  • Máy khoan

  • Trạm trộn và bơm vữa

  • Ống dẫn cao áp nối bơm với máy khoan

  • Thiết bị điều khiển áp lực, lưu lượng, thể tích bơm, tốc độ xoay, tốc độ rút, chiều sâu khoan



      1. Thiết bị KPCA phải thực hiện được các quy trình thiết kế, thông qua:


  • Chuyển động xoay tròn và tịnh tiến của đầu phụt theo tốc độ định trước.

  • Cung cấp vữa phụt từ trạm trộn theo áp lực và lưu lượng định trước.



      1. Chiều dài của đường dẫn vữa phụt, chiều cao của đầu xoay không được ngắn hơn chiều dài thiết kế của một phần tử KPCA. Nếu do chiều sâu quá lớn hoặc do hạn chế đường vào công trường, đường dẫn nên hạn chế số đoạn để hạn chế ảnh hưởng đến vận hành.




      1. Đường dẫn KPCA


  • Đối với hệ đơn pha: Một đường ống chịu áp lực cao dẫn vữa đến đầu phun.

  • Đối với hệ hai pha: Hai đường ống riêng biệt dẫn hai dung dịch (khí và vữa, hoặc nước và vữa) đến đầu phun.

  • Đối với hệ ba pha, ba đường ống riêng dẫn nước áp lực cao, khí nén và vữa đến đầu phun.



      1. Cấu tạo đầu khoan gồm có:


  • Đối với hệ đơn pha: Một hoặc nhiều lỗ phun vữa. Các lỗ phun có thể được bố trí ngang hàng hoặc lệch hàng, và có độ lệch góc đều nhau.

  • Đối với hệ hai pha (khí) một hoặc nhiều lỗ phun (bố trí ngang hàng hoặc lệch hàng, có độ lệch góc đều nhau) để phun vữa và khí. Khe phun khí nằm bao quanh lỗ phun vữa.

  • Đối với hệ hai pha (nước), một hoặc nhiều lỗ phun nước cao áp và một hoặc nhiều lỗ phun nằm thấp hơn để phun vữa.

  • Đối với hệ ba pha, một hoặc nhiều lỗ đúp để phun nước và khí đồng thời và một hoặc nhiều lỗ đơn nằm thấp hơn để phun vữa. Nói chung mối cặp lỗ phun khí- nước và vữa đều nằm đối xứng nhau qua tâm trục của đầu khoan. Các cặp lỗ được bố trí lệch góc đều nhau.



      1. Hệ thống thiết bị trộn và bơm KPCA cho các hệ thống KPCA khác nhau gồm có:


  • Đối với hệ đơn pha: thùng chứa ximăng và các vật liệu khác, thiết bị trộn khô, thùng khuấy, bơm vữa cao áp;

  • Đối với hệ hai pha (khí): giống như trên và có thêm một máy nén khí.

  • Đối với hệ hai pha (nước): giống như hệ đơn pha và có thêm một bơm nước cao áp và một bơm vữa.

  • Đối với hệ ba pha: giống như hệ hai pha (nước) và có thêm một máy nén khí.



    1. Các công việc chuẩn bị

      1. Cần chuẩn bị mặt bằng làm việc ổn định và khô ráo.




      1. Vị trí chính xác của mỗi lỗ khoan phải được xác định và đánh dấu.




      1. Cần chuẩn bị một hệ thống thu gom và thải đổ dòng trào ngược.




      1. Khi xử lý KPCA theo phương ngang, cần phải có biện pháp duy trì ổn định của gương làm việc.




      1. Các giả thiết trong khi thiết kế về tình trạng kết cấu và hình dạng của các công trình lân cận cần phải được xác nhận lại chắc chắn trước khi tiến hành thi công.




    1. Công tác khoan




      1. Công tác khoan có thể được thực hiện sử dụng khí, nước, dung dịch sét, vữa hoặc bọt để xối hố khoan trong khi khoan. Nếu cần thiết phải dùng đến ống lồng.




      1. Khi hố khoan không ổn định, hoặc dung dịch khoan bị tổn thất nhiều, hoặc điều kiện địa chất có xu hướng cản trở dòng trào ngược, cần phải có biện pháp xử lý thích hợp.




      1. Sự sai lệch giữa vị trí khoan thực tế và vị trí lý thuyết không được vượt quá 50mm, trừ khi có thiết kế chỉ định khác.




      1. Sự sai lệch so với trục khoan lý thuyết không được vượt quá 2% khi chiều sâu khoan không vượt quá 20m. Dung sai lớn hơn có thể được chấp nhận khi độ sâu khoan lớn hơn hoặc khi khoan ngang.




      1. Khoảng cách giữa vách hố khoan và cần khoan phải đủ để dòng trào có thể di chuyển lên miệng hố.




      1. Nếu gặp vật cản không biết trước nằm dưới lòng đất trong khi khoan, cần phải có biện pháp xử lý để tránh các ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phụt.




      1. Nếu gặp vật cản không biết trước nằm dưới lòng đất trong khi khoan, cần phải có biện pháp xử lý để tránh các ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phụt.




    1. Công tác phụt vữa

      1. Công tác phụt vữa cao áp phải được thực hiện và giám sát bởi những người có chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp.




      1. Khi phụt theo phương pháp tạo tấm bê tông đất, hướng phụt vữa của 2 phần tử liên tiếp nhau cần lệch một góc so với mặt phẳng qua trục của hai phần tử đó nhằm tạo điều kiện cho các tấm giao cắt nhau và do đó đảm bảo sự liên tục của tường.




      1. Khi phụt theo phương pháp tấm, hướng của lỗ phụt vữa phải được kiểm soát chính xác.




      1. Khi vấn đề lan toả của dòng vữa đơn lẻ trong đất là vấn đề cần kiểm soát nghiêm ngặt thì phải xác nhận được mặt giới hạn tiếp giáp với nền hoặc công trình lân cận.




      1. Trong các ứng dụng hỗ trợ móng, cần có biện pháp thi công để đảm bảo lớp xử lý tiếp xúc với mặt dưới của kết cấu móng.




      1. Cần phải duy trì một tầng phản áp (lớp đất nằm giữa lỗ phụt vữa nằm cao nhất và mặt đất) đủ dày để tránh hiệu ứng rạn nứt cục bộ do thuỷ lực.



Ghi chú: Chiều dày tầng phản áp có thể thay đổi từ 0.5m đối với hố khoan đứng và 2m đối với hố khoan ngang và có thể giảm xuống nếu có biện pháp giữ thích hợp, ví dụ: dùng một tấm bê tông hoặc tường dày đè lên.

      1. Khi khoan phụt ngang, phải bít miệng hố ngay sau khi kết thúc.




      1. Nếu công tác phụt vữa một phần tử bị gián đoạn vì bất cứ lý do gì khi thực hiện lại phải thực hiện đầy đủ các bước giống như làm lại từ đầu để bảo đảm sự liên tục của phần tử đó.




    1. Dòng trào ngược

      1. Trong suốt quá trình khoan phụt, luôn luôn phải có người quan sát các đặc điểm của dòng trào ngược.




      1. Một số biện pháp, giải pháp thi công có thể được đề ra dựa trên kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá lý của dòng trào ngược.




      1. Nếu trong quá trình thi công có hiện tượng khác thường đối với dòng trào ngược thì cần phải xem xét lại các thông số hoặc phương pháp thi công.




      1. Khi dòng trào ngược bị giảm đi không rõ nguyên nhân thì phải kiểm tra và xử lý ngay, xem có phải do khe hở dọc ống bị bít kín hay không.




    1. Đặt cốt thép

    2. Cốt thép phải được đặt ngay trong khi hoặc sau khi kết thúc công tác khoan phụt, hoặc có thể đặt vào một lỗ khoan được khoan vào một phần tử sau khi đã đóng rắn.




  1. GIÁM SÁT, KIỂM TRA VÀ QUAN TRẮC

    1. Các điều khoản chung

      1. Các đặc tính sau của một phần tử KPCA cần phải được theo dõi để kiểm soát thi công:


  • Hình dạng, bố trí, vị trí và nếu phù hợp:

  • Cường độ, độ biến dạng, tính thấm và độ chặt của vật cấu thành phần tử đó.



      1. Nói chung việc đo đạc kích thước và tính chất vật liệu trực tiếp trên một số lượng lớn các phần tử là không khả thi.




      1. Biện pháp kiểm soát chất lượng tối thiểu cần phải làm là báo cáo các thông số thi công và quan sát dòng trào ngược đối với mọi phần tử.




      1. Có thể giả thiết rằng trong cùng một điều kiện đất, các bộ thông số thi công giống nhau sẽ cho các phần tử giống nhau về kích thước, tính chất và dòng trào ngược.




      1. Khi thi công, sau khi hoàn thành một số phần tử cần phải đo đạc kích thước và các tính chất hoá lý trên một số hữu hạn các phần tử để thiết lập được liên hệ giữa các thông số thi công với các tính chất của sản phẩm.




      1. Nếu kinh nghiệm thi công đối với các điều kiện địa chất giống nhau đã được kiểm chứng thì thử nghiệm trước khi thi công đại trà có thể được miễn trừ, nếu thiết kế không yêu cầu cụ thể. Tuy nhiên khi đó phải theo dõi công tác thi công chặt chẽ hơn để đề phòng các dị biệt phát sinh trong quá trình thi công.




    1. Thí nghiệm cọc thử

      1. Khi gặp điều kiện thi công mới mẻ, chưa có kinh nghiệm thì phải thực hiện thử cọc với mọi loại địa chất trong khu vực cần xử lý nhằm:


  • Lựa chọn được hệ thống và các thông số thi công phù hợp nhất

  • Xác nhận được kết quả thử nghiệm là đáp ứng được các yêu cầu đề ra của thiết kế



      1. Khi tiến hành thử nghiệm, nếu điều kiện cho phép đào một phần hoặc toàn bộ cọc thử thì nên tiến hành kiểm tra bằng mắt các đặc điểm về hình dáng và tính chất cơ học của cọc, đồng thời lấy mẫu để thí nghiệm trong phòng.




      1. Khi tiến hành thử nghiệm mà điều kiện không cho phép đào một phần hoặc toàn bộ cọc thử thì cần tiến hành kiểm tra (chủ yếu là kiểm tra kích thước cọc) bằng cách khoan lõi hoặc đo đạc trực tiếp trước khi đóng rắn, hoặc bằng phương pháp thử nghiệm gián tiếp.




      1. Nếu công tác khoan lõi hoặc thử nghiệm gián tiếp được dùng để kiểm tra hình dạng của các phần tử, và nếu có điều kiện để kiểm tra bằng mắt thì nên so sánh các kết quả của việc khoan lõi với việc kiểm tra bằng mắt để đánh giá được độ chính xác của công tác khoan lõi.




      1. Các phương pháp thử nghiệm gián tiếp và thí nghiệm mẫu trong phòng trên mẫu khoan cần phải lựa chọn cẩn thận, do mỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định.




      1. Các phương pháp thử nghiệm gián tiếp có thể áp dụng được liệt kê trong phụ lục C.





    1. Каталог: 2012
      2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
      2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
      2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
      2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
      2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
      2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
      2012 -> Commerce department international trade
      2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
      2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
      2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

      tải về 0.98 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương