The Buddha and His Teachings


II. Niệm Thọ (Vedananupassana)



tải về 2.67 Mb.
trang49/53
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.67 Mb.
#5088
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   53

II. Niệm Thọ (Vedananupassana)


Khi chứng nghiệm thọ lạc, vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ lạc".

Khi chứng nghiệm thọ khổ, vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ khổ".

Khi chứng nghiệm thọ vô ký (không lạc, không khổ), vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ vô ký".

Khi chứng nghiệm thọ trần tục (samisa, thuộc về thế gian), vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ lạc trần tục".

Khi chứng nghiệm thọ lạc phi trần tục (niramisa, không thuộc về thế gian), vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ lạc phi trần tục".

Khi chứng nghiệm thọ khổ phi trần tục, vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ khổ phi trần tục".

Khi chứng nghiệm thọ vô ký phi trần tục, vị đệ tử hiểu biết: "Tôi đang chứng nghiệm thọ vô ký phi trần tục".

Như thế ấy, vị đệ tử sống niệm thọ trong thọ, hay thọ ngoài thọ, hoặc cả hai, bên trong và bên ngoài.

Vịấy sống quán niệm bản chất sanh khởi, bản chất hoại diệt, bản chất sanh khởi và hoại diệt của những thọ cảm.

Lúc bấy giờ phát sanh đến vị ấy sự hay biết: "chỉ có những thọ cảm" trong mức độ cần thiết... (như trên)... vị ấy sống không bám níu vào bất luận gì trong thế gian này.

---o0o---

III. Niệm Tâm (Cittanupassana)


Khi tâm có tham (raga), vị đệ tử hay biết rằng tâm có tham. Khi tâm không có tham, hay biết không có tham.

Khi tâm có sân (dosa), vị ấy hay biết rằng tâm có tham. Khi tâm không có sân, hay biết rằng không có sân.

Khi tâm có si (moha), vị ấy hay biết rằng tâm có si. Khi tâm không có si, hay biết rằng không có si.

Khi tâm uể oải (samkhitta, tức liên hệ đến dã dượi hôn trầm), hay biết tâm uể oải.

Khi tâm loạn động (vikkhitta, tức liên hệ đến uddhaca, danh từ gọi chung các loài tâm thuộc Sắc Giới hay Vô Sắc Giới), vị ấy hay biết rằng có tâm phát triển cao thượng.

Khi có tâm không phát triển cao thượng (amahaggata, tức các loại tâm thuộc Dục Giới, kamavacara), hay biết có tâm không phát triển cao thượng.

Khi có tâm hữu hạn 533 (sanuttara, còn có thể hơn được, tức là các loại tâm thuộc Dục Giới hay Sắc Giới, vì các loại tâm nầy còn có thể được phát triển cao hơn, đến tâm Vô Sắc Giới), vị ấy hay biết rằng có tâm hữu hạn.

Khi có tâm vô thượng (anuttara, không thể hơn được nữa), vị ấy hay biết có tâm vô thượng.

Khi có tâm tâm định (samahita, an trụ vững vàng), vị ấy hay biết có tâm định.

Khi có tâm tâm không định (asamahita,), vị ấy hay biết có tâm không định.

Khi có tâm giải thoát (vimutta, tự do), vị ấy hay biết có tâm (tạm thời) giải thoát.

Khi có tâm tâm không giải thoát (avimutta), vị ấy hay biết có tâm không giải thoát.

Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm tâm trong tâm, hay quán niệm tâm ngoài tâm, hay quán niệm tâm trong và tâm ngoài.

Vị ấy sống quán niệm bản chất sanh khởi của các trạng thái tâm, bản chất hoại diệt của các trạng thái tâm, bản chất khởi sanh và hoại diệt của các trạng thái tâm. Lúc bấy giờ phát sanh đến vị ấy sự hiểu biết, "chỉ có những trạng thái tâm" trong mức độ cần thiết ... (như trên) ... vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian nầy.

---o0o---

IV. Niệm Pháp (Dhammanupassana) 534


---o0o---

1. Năm Pháp Triền Cái (Ninarana)

Vị đệ tử quán niệm về các pháp có liên quan đến Năm Chướng Ngại Tinh Thần.

Khi có tham dục (kamacchanda) hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thức rõ ràng: "Tôi có tham dục", hoặc khi không có tham dục trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi không có tham dục". Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có tham dục, nay khởi sanh như thế nào; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự dứt bỏ tham dục đã phát sanh, vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởi sanh trở lại, trong tương lai, của tâm tham dục đã dứt bỏ.

Khi oán ghét (vyapada) hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thức rõ ràng: "Tôi có oán ghét", hoặc khi không có oán ghét, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi không có oán ghét". Vị ấy hiểu biết rõ ràng cái tâm mà trước kia không có oán ghét nay khởi sanh như thế nào; vị ấy hay biết tận tường thế nào là sự dứt bỏ oán ghét đã phát sanh; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của tâm oán ghét đã dứt bỏ.

Khi có hôn trầm dã dượi (thina-middha) hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thức rõ ràng: "Tôi có hôn trầm dã dượi" hoặc khi không có hôn trầm dã dượi, vị ấy nhận thức rõ ràng "Tôi không có hôn trầm dã dượi". Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có hôn trầm dã dượi nay khởi sanh như thế nào, vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự dứt bỏ hôn trầm dã dượi đã phát sanh; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của tâm hồn hôn trầm dã dượi đã dứt bỏ.

Khi có phóng dật lo âu (uddhacca kukkucca) hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thức rõ ràng: "Tôi có phóng dật lo âu", hoặc khi không có phóng dật lo âu, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi không có phóng dật lo âu". Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có phóng dật lo âu nay khởi sanh như thế nào; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của tâm phóng dật lo âu đã dứt bỏ.

Khi có hoài nghi (vicikiccha, tâm bất định, không nhất quyết) hiện diện trong tâm, vị đệ tử nhận thức rằng: "Tôi có hoài nghi", hoặc khi không có hoài nghi, vị ấy nhận thức rõ ràng:"Tôi không có hoài nghi". Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có hoài nghi nay sanh khởi như thế nào; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự dứt bỏ hoài nghi đã phát sanh; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của tâm hoài nghi đã dứt bỏ.

Như thế ấy, vị đệ tử quán niệm các pháp liên quan đến Năm Chướng ngại Tinh thần.

---o0o---

2. Ngũ Uẩn Thủ (Upadanakkhandha)

Vị đệ tử suy tư: "Như thế nầy là sắc (rupa, hình thể vật chất), như thế nầy là sự khởi sanh của sắc, như thế nầy là là sự hoại diệt của sắc. Như thế nầy là thọ (vedana, cảm giác), như thế nầy là sự khởi sanh của thọ, như thế nầy là sự hoại diệt của thọ. Như thế nầy là tưởng (sanna, tri giác), như thế nầy là sự khởi sanh của tưởng, như thế nầy là sự hoại diệt của tưởng. Như thế nầy là hành (sankhara, hoạt động của các tâm sở, trừ hai tâm sở thọ và tưởng), như thế nầy là sự khởi sanh của hành, như thế nầy là sự hoại diệt của hành. Như thế nầy là thức (vinnana), như thế nầy là sự khởi sanh của thức, như thế nầy là sự hoại diệt của thức.

Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm các pháp (dhamma) có liên quan đến Ngũ Uẩn Thủ (sự bám níu chặt chẽ vào năm uẩn).

---o0o---



3. Sáu Nội và Ngoại Xứ (Salayatana)

Vị đệ tử nhận thức rõ ràng mắt (nhãn), hình thế vật chất (sắc), và dây trói buộc phát sanh do nhãn và sắc tạo duyên. Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không bị thằng thúc trói buộc, nay khởi sanh như thế nào; vị ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự dứt bỏ những thằng thúc đã khởi sanh; vi ấy hiểu biết tận tường thế nào là sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của các thằng thúc đã dứt bỏ. Cùng một thế ấy, vị đệ tử nhận thức rõ ràng tai (nhĩ) và tiếng động (thinh), mũi (tỷ) và mùi (hương), lưỡi (thiệt) và vị, thân và sự xúc chạm (xúc), tâm (ý) và các đối tượng của tâm (pháp), và các thằng thúc phát sanh do các căn và các trần ấy tạo duyên. Vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không bị thằng thúc trói buộc nay khởi sanh như thế nào, và sự không khởi sanh trở lại trong tương lai, của các thằng thúc đã dứt bỏ như thế nào.

Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm các pháp có liên quan đến sáu căn và sáu trần (nội và ngoại xứ).

---o0o---



4. Thất Giác Chi (Bojjhanga)

Khi có "niệm giác chi" (sati, chi niệm của sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có niệm giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có giác chi "niệm" nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "niệm giác chi" như thế nào .

Khi có "trạch pháp giác chi" (dhammavicaya, chi trạch pháp của sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có trạch pháp giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có giác tri "trạch pháp", nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "trạch pháp giác chi" như thế nào.

Khi có "tinh tấn giác chi" (viriya, chi tinh tấn của sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có tinh tấn giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết tận tường rằng mình không có, vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có giác chi "tinh tấn", nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "tinh tấn giác chi" như thế nào.

Khi có "phỉ giác chi" (piti, chi phỉ của sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có phỉ giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có giác chi "phỉ" nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "phỉ giác chi" như thế nào.

Khi có "an giác chi" (passadhi, chi an của sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có an giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết tận tường rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tận tườnhg cái tâm mà trước kia không có giác chi "an" nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "an giác chi" như thế nào.

Khi có "định giác chi" (samadhi, chi định của sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng : "Tôi có định giác chi", hoặc khi không có, vị ấy hiểu biết rõ ràng rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có giác chi "định" nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "định giác chi" như thế nào.

Khi có "xả giác chi" (upekkha, chi xả của ,sự giác ngộ) hiện diện trong tâm, vị ấy nhận thức rõ ràng: "Tôi có xả giác chi", hoặc khi không có , vị ấy hiểu biết tận tường rằng mình không có; vị ấy hiểu biết tận tường cái tâm mà trước kia không có giác chi "xả" nay khởi sanh như thế nào và, bằng cách viên mãn hành thiền, làm khởi sanh "xả giác chi" như thế nào.

Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm pháp trong pháp ... (như trên) ... vị ấy không bám níu vào bất luận gì trong thế gian nầy. Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm pháp có liênn quan đến Thất Giác chi (bảy yếu tố của sự giác ngộ).

---o0o---



5. Tứ Diệu Đế (Ariyasacca)

Vị đệ tử hay biết trọn vẹn, đúng như thật sự vậy, "đây là đau khổ", "đây là nguyên nhân của đau khổ", "đây là sự chấm dứt đau khổ", "đây là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ".

Như thế ấy, vị đệ tử sống quán niệm pháp trong pháp, quán niệm pháp ngoàipháp, hoặc cả hai, quán niệm pháp trong pháp và pháp ngoài pháp. Vị ấy quán niệm bản chất khởi sanh của các pháp, hoặc bản chất hoại diệt của các pháp, hoặc cả hai, bản chất khởi sanh và hoại diệt của các pháp.

Lúc bấy giờ phát sanh đến vị ấy sự hay biết, "chỉ có các pháp", trong mức độ cần thiết để phát triển trí tuệ, để phát triển chánh niệm. Độc lập, vị ấy sống không bám níu vào bất luận gì trong thế gian nầy. Như thế ấy, vị đệ tử quán niệm các pháp có liên quan đến bốn Chân Lý Thâm Diệu.

Đúng thật vậy, người trau giồi Tứ Niệm Xứ đúng theo đường lối nầy trong bảy năm sẽ thành Đạo Quả A La Hán tại đây, và trong kiếp sống hiện tiền, hoặc Đạo Quả A Na Hàm (Anagami, Bất Lai), nếu còn chút luyến ái nào.

Cũng không phải vậy, người trau giồi đúng mực trong sáu năm ... năm năm ,,,bốn năm ... ba năm ... hai năm .. một năm ... bảy tháng ... sáu tháng ... năm tháng ... bốn tháng ... ba tháng ... hai tháng ... một tháng ... nữa tháng ... một tuần .. người ấy sẽ thành Đạo Quả A La Hán, hoặc Quả Bất Lai (Anagami), nếu còn chút luyến ái nào, chính trong kiếp sống hiện tiền.

Vì lẽ ấy Như Lai tuyên ngôn:

Có con đường duy nhất để chúng sanh tự thanh lọc, để diệt trừ đau khổ, để thành đạt trí tuệ, và để chứng ngộ Niết Bàn.

Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị đệ tử lấy làm hoan hỷ thỏa thích.

-oOo-
HẾT



1 . Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, phần I, XIII, trang 22


2 . Trùng với tháng Vesakha (Pali), hay Vaisakha (Sanskrit). Tiếng Sinhala là Vesak.

3 . Không giống như kỷ nguyên Thiên Chúa, Phật Lịch khởi đầu ngày Đức Phật Nhập Đại Niết Bàn (viên tịch), vào năm 543 trước Dương Lịch, chớ không phải ngày Bồ Tát đản sanh.

4 . Một thạch trụ do Vua Asoka (A Dục) dựng lên nơi đây vẫn còn.


5 . Địa điểm của Kapilavatthu được nhận ra là Bhuila (Bhulya) trong quận Basti cách Bengal 3 cây số và nằm vào hướng Tây Bắc nhà ga xe lửa Babuan.

6 . Xem bảng gia phả.

7 . Gotama (Cồ Đàm) là họ, và Sakya (Thích Ca) là tên chủng tộc của Đức Phật. Tục truyền rằng do âm mưu bất chính của bà mẹ ghẻ, những người con của Vua Okkaka Mahasammata bị lưu đày. Trong cuộc đi bất định ấy, các hoàng tử đến chân núi Himalaya (Hy Mã Lạp Sơn) và tại đây, gặp nhà hiền triết Kapila. Do lời khuyên của vị này, các hoàng tử sáng lập thành Kapilavatthu (Ca Tỳ La Vệ), có nghĩa là nơi chốn của Kapila. Khi nghe được công trình của các con, Vua Okkaka thốt lên rằng: "Sakya vata bho rajakumara" - Các hoàng tử cao quý này quả thật có khả năng. Từ đó dòng dõi và vương quốc mà các hoàng tử sáng lập lấy tên là Sakya (Thích Ca).

Vương quốc của dòng Thích Ca nằm vào phía Nam xứ Nepal và mở rộng hơn xứ Oudh ngày nay nhiều. (Xem E.J. Thomas, Life of Buddha, trang 6)




8 . Xem quyển Buddhims in Translation, tác giả Waren, trang 49, Chú Giải Túc Sanh Truyện.

Người cháu của đạo sĩ Asita là Nalaka, xuất gia theo lời khuyên của đạo sĩ, và khi hoàng tử đắc Quả Phật, Nalaka đến nghe Ngài thuyết giảng và đắc Quả A La Hán. (Xem Nalaka Sutta, Sutta Nipata, trang 131).




9 . Arupa-lokas là những cảnh giới Vô Sắc mà người đắc những tầng Thiền Vô Sắc (Arupa Jhana) sẽ tái sanh vào.

10 . Sanskrit là Siddharta Gautama.

11 . Về sau, khi nghe tin Thái Tử Siddhattha (Sĩ Đạt Ta) thoát ly thế tục, chính vị đạo sĩ Kondanna (Kiều Trần Như) này cũng ra đi, cùng với bốn người con của những vị trong bảy vị Bà La Môn khác, theo thọ giáo với Đạo Sĩ Gotama. Xem Chương 6.

12 . Xem Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, Maha Saccaka Sutta, số 36.

13 . Sơ Thiền, tầng Thiền (Jhana) thứ nhất, là một trạng thái tâm phát triển khá cao, nhờ an trụ vững chắc.

14 . Công Chúa Yasodhara cũng được gọi là Bhaddakaccana, Bimba Rahulamata.

15 . Kasi là một tỉnh ở miền Trung Ấn Độ nổi tiếng có nhiều loại hàng lụa tốt. Tỉnh lỵ của Kasi là Benares ngày nay.

16 . Anguttara Nikaya (Tăng Nhứt A Hàm), phần 1, trang 145. Gradual Sayings, phần 1, trang 128.


17 . Majjhima Nikaya (Trung A Hàm), Phần 1, Ariyapariyesana Sutta, số 26, trang 163.

18 . Majjhima Nikaya (Trung A Hàm), Phần 1, Mahasaccaka Sutta, số 36.


19 . "Thấy bốn cảnh tượng, ta lên ngựa ra đi..." Buddhavamsa, XXVI, trang 65.


20 . Rahula, có nghĩa bị buộc hay bị cột (La) bởi một sợi dây (Rahu).

21 . Tầng Thiền Vô Sắc (Arupa Jhana) thứ ba.

22 . Tầng Thiền Vô Sắc (Arupa Jhana) thứ tư.


23 . Majjhima Nikaya, Trung A -Hàm, Ariya-Pariyesana Sutta, số 26, Tập I, trang 166.

24 . Majjhima Nikaya - Trung A-Hàm, số 36, Tập I, trang 242.

25 . Namuci là một tên khác của Ma Vương (Mara). Theo kinh sách, có năm loại Ma Vương là: 1. Trời Ma Vương (Devaputta), Khát vọng (Kilesa), 3. Hành (Abhisamkhara), 4. Uẩn (Khandha), và 5. Tử Thần (Maccu).


26 . Sutta Nipata, Padhana Suta, trang 74.

27 . Tapo - trong bản thảo của Pali Text Society, danh từ này viết là "Tato"

28 . Đói và Khát, do sự tự nguyện nghèo khổ.

29 . Hoài nghi ở đây hàm ý là sự bất định về mục tiêu. Xem Chương 37


30 . Thời bấy giờ, trước khi ra trận người chiến sĩ cột trên ngọn giáo của mình chùm cỏ Munja, tỏ rằng không bao giờ lùi bước trước quân địch.

31 . Sangame me matam seyyo - Yan ce jive parajito.

32 . Jhana, xem chú thích về Lễ Hạ Điền ở Chương 1

33 . Asavas, pháp trầm luân, là những hoặc lậu, hay bợn nhơ trong tâm. Nhìn về phương diện cảnh giới, là những ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, trôi chảy theo luồng nghiệp cho đến các cảnh giới cao nhất. Nhìn về phương diện luồng tâm, là những ô nhiễm ngủ ngầm, trôi chảy theo luồng nghiệp đến trạng thái Gotrabhu (chuyển tánh). Có bốn pháp trầm luân là: Dục (Kama), Hữu (Bhava), Tà Kiến (Ditthi) và Vô Minh (Avijja). Đoạn kinh này chỉ đề cập đến ba pháp hoặc lậu mà thôi. Ở đây, Bhava hay Hữu có nghĩa là ý muốn tái sanh vào những cảnh giới Sắc và Vô Sắc (Rupa và Arupa Bhava).

34 . Vimutto'smi

35 . Khina jati, vusitam brahmacariyam, katam karaniyam, naparam itthattaya.

36 . Hàng tín đồ gọi Ngài là Đức Phật (Buddha), Đức Thế Tôn (Bhagava), Đức Thiện Thệ (Sugata) v.v... Những người ở đạo khác gọi Ngài là Tôn Giả Cồ Đàm (Bho Gotama), Sa Môn Cồ Đàm (Samana Gotama) v.v... Khi đề cập đến mình, Đức Phật dùng danh từ "Như Lai" (Tathagata) có nghĩa là "người đã đến như vậy", "người đã ra đi như vậy".

37 . Sanskrit: Bodhisatva. Xem Chương 40 và 41.

38 . Samyutta Nikaya, Tạp A-Hàm phần 3, trang 66; Kindred Sayings, phần 3, tr.58

39 . Majjhima Nikaya, Trung A-Hàm, Ariyapariyesana Sutta, số 26

40 . Như Kondanna, Alara Kalama, Uddaka Ramaputta v.v...

41 . Majjhima Nikaya, Trung A-Hàm, Kinh Ariyapariyesana Sutta, số 26

42 . Gradual Sayings, phần 2, tr. 44-45. Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A-Hàm, phần 2, tr. 37.

43 . Tuy nhiên, có những vị đạo sư Ấn Độ Giáo, để khuyến dụ người Phật tử theo tôn giáo mình, đã sai lầm gọi Đức Phật là hiện thân của một Thần Linh Ấn Độ Giáo, điều mà Đức Phật đã bác bỏ từ lúc còn tại tiền.

44 . Pháp Cú, 165: Trong sạch hay ô nhiễm đều tùy nơi ta. Khong ai làm cho người khác trong sạch được.

45 . Pháp Cú, 276

46 . Digha Nikaya - Trường A-Hàm, Mahaparinibbana Sutta - Kinh Đại Bát Niết Bàn.

47 . Dwight Goddard - Buddhist Bible, trang 20.

48 . Gautama The Buddha, trang 1.

49 . Bồ Đề là cội cây trứ danh thuộc loại Pipal, tại Buddha Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng), miền Bắc xứ Ấn Độ, đã che mưa đỡ nắng cho Đức Phật trong khi Ngài chiến đấu để thành đạt Đạo Quả.

50 . Xem Chương 25.

51 . Brahmin là một danh từ có nghĩa "người có học kinh Phệ Đà", hàm ý người tu sĩ Bà La Môn. Đôi khi Đức Phật dùng danh từ này với nghĩa "người đã xa lánh mọi điều xấu xa tội lỗi", một thánh nhân. Trong sách này, danh từ "Brahmana" được dùng để chỉ một thánh nhân, và danh từ "Brahmin" có nghĩa là một người thuộc giai cấp Bà La Môn.

52 . Về sau, chính nơi Đức Phật đứng trọn một tuần lễ để nhìn cây Bồ Đề, vua Asoka (A Dục) có dựng lên một bảo tháp kỷ niệm gọi là Animisalocana Cetiya, đến nay vẫn còn.

53 . Một nhánh, chiết từ phiá tay mặt của cây Bồ Đề nguyên thủy này được Ni sư Sanghamitta Theri đem từ Ấn Độ sang Tích Lan (Sri Lanka) và Vua Devanampiyatissa trồng tại Anuradhapura, cố đô xứ Tích Lan. Cây này vẫn còn sum suê tươi tốt.

54 . Vì lẽ ấy, nơi này được gọi là Ratanaghara, bảo cung.

55 . Sáu màu là: xanh dương (nila), vàng (pita), đỏ (lohita), trắng (odata), cam (manjettha) và thứ sáu là năm màu pha lẫn (pabhassara).

56 . Udana, trang 1.

57 . ba người này không thể là ba dục vọng vì việc này xảy ra sau khi Đức Phật đã Đắc Quả, nghĩa là đã tận diệt mọi dục vọng.

58 . Bài kệ hoan hỷ trứ danh này chỉ thấy trong Dhammapada (Kinh Pháp Cú), câu 153-154.

59 . Dấu hiệu tôn kính.

60 . Đức Phật thuyết bài Pháp này khi Ngài ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana Vihara), Savatthi, lâu sau khi thành lập Giáo Hội Tăng Già. Ngài muốn chứng tỏ lòng tôn kính của mình đối với Tăng Già để khuyên dạy bà Maha Pajapati Gotami nên dâng đến chư Tăng một bộ y mà bà đã có ý định ra công may để dâng đến Đức Phật.

61 . Danh từ Pali là Devata, cũng là một hạng chúng sanh trên quả địa cầu, hoặc trong những cảnh giới khác ngoài quả địa cầu, mắt người không thể trông thấy. Vị Trời này là quyến thuộc của hai thương gia trong một tiền kiếp.

62 . Sattu, bột rang khô và Madhu, mật ong, là lương thực mà du khách Ấn Độ thời ấy giờ thường mang theo.

63 . Bản Chú Giải thêm rằng Đức Phật làm cho bốn cái bát nhập lại thành một.

64 . Buddham Saranam Gacchami (Con xin quy y Phật), Dhammam Saranam Gacchami (Con xin quy y Pháp), là câu kin đọc xin quy y khi làm lễ Nhị Bảo. Thuở bấy giờ Giáo Hội Tăng Già chưa được thành lập, nên chỉ có Nhị Bảo là Phật Bảo và Pháp Bảo. Vì Tăng Bảo chưa được thành lập nên hai vị không đọc câu xin quy y thứ ba Sangham Saranam Gacchami (Con xin quy y Tăng.)

65 . Bản Chú giải Túc Sanh Truyện ghi rằng khi hai thương gia xin Đức Phật một món gì để đem về thờ thì Đức Phật nhổ vài sợi tóc đưa cho hai người. Tục truyền rằng hai bảo vật ấy đến nay vẫn còn, và được tôn trí trong bảo tháp của chùa Swe Dagon tại Ngưỡng Quang (Miến Điện), một hãnh diện, mà cũng là một vinh quang của người Phật tử Miến Điện. Tháp to lớn này có hình một cái chuông úp lại, ở xa nhìn giống như một hòn núi bằng vàng.

66 . Vị đạo sư đầu tiên dạy Bồ Tát hành thiền tầng Vô Sở Hữu Xứ.

67 . Vị đạo sư thứ nhì, người đã dẫn dắt Ngài đến tầng thiền Vô Sắc cao nhất: Phi Tưởng Phi Phi Tưởng

68 . Đức Phật nói như vậy vì Ngài tự lực gắng, tự mình chứng ngộ Đạo Quả Tối Thượng, không có sự hỗ trợ của một vị thầy. Trước đó Ngài có thầy dạy những pháp thế gian, nhưng chính Ngài tự vạch ra con đường dẫn đến Đạo Quả Phật. Như vậy nói rằng Phật Giáo là sự trưởng thành tự nhiên của Ấn Độ Giáo là sai lầm.



tải về 2.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   53




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương