The Buddha and His Teachings



tải về 2.67 Mb.
trang50/53
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.67 Mb.
#5088
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   53
69 . Xem Chương 6.

70 . Sotapatti. Tu Đà Huờn hay Nhập Lưu, là người lần đầu tiên bước chân vào dòng suối chảy đến Niết Bàn.


71 . Xem Chương 6.

72 . Ba sắc thái là: a. Tri kiến về Tứ Đế (Sacca-nana), b. Tri kiến có liên quan đến cơ năng của Tứ Đế (Kicca-nana) và, c. Tri kiến rằng cơ năng của mỗi đế đã được thành tựu (Kata-nana). Mỗi đế có ba sắc thái. Vậy, bốn đế gồm tất cả mười hai phương thức.

73 . Mahavagga tr. 10, Samyutta Nikaya (Tạp A-Hàm), tập V, trang 420

74 . Hiện nay là Saranath, nơi mà trong một tiền kiếp, Đức Thế Tôn đã hy sinh mạng sống để cứu một con thỏ cái đang lâm nạn cùng với một con thỏ con chưa sanh. Trong kiếp sống ấy Bồ Tát có tên là Saranganatha, người bảo vệ loài nai, do đó tên hiện tại của nơi này là Sarnath.

75 . "Người đã đến như thế ấy" hay "Người đã đi như thế ấy". Đức Phật thường dùng hình dung từ này để tự xưng.


76 . Chế ngự dục vọng.

77 . Chứng ngộ Tứ Diệu Đế.

78 . Thành đạt bốn Đạo và bốn Quả.

79 . Pancupadanakkhandha (panca + upadana + khandha). Theo Phật Giáo, cái được gọi là chúng sanh gồm năm nhóm, hay năm uẩn, là Sắc (Rupa, vật chất), Thọ (Vedana), Tưởng (Sanna) , Hành (Sankhara) và Thức (Vinnana). Đó là năm thành phần tâm-vật-lý cấu tạo một chúng sanh. Sắc gồm những năng lực và đặc tánh. Tâm gồm những trạng thái tâm (cetasikas, tâm sở). Có tất cả năm mươi hai tâm sở. Trong năm mươi hai tâm sở ấy Thọ (Vedana) và Tưởng (Sanna) được kể như hai nhóm riêng biệt. Năm mươi tâm sở còn lại được gọi chung là Hành (Sankhara)

80 . Có bốn Đế. Mỗi Đế có ba sắc thái. Vậy tất cả (3x4) là mười hai phương thức.

81 . Ám chỉ A-La-Hán Quả (Arahatta-phala).

82 . Dhammacakkhu - pháp nhãn - có nghĩa là một trong ba thánh Đạo, Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, và A Na Hàm. Lúc ấy ngài Kiều Trần Như đắc quả Tu Đà Hườn. Về sau các vị kia cũng đắc Tu Đà Hườn như vậy .

83 . Mahavagga tr.13, Samyutta Nikaya, Tạp A-Hàm, phần iii, tr. 66

84 . Một thực thể thường còn, không biến đổi tạo nên do một vị Thần Linh hay phát xuất từ một đại hồn (Paramatma, tinh hoa của Thần Linh).

85 . Cái được gọi là chúng sanh gồm năm uẩn. Ngoài năm uẩn ấy không có chúng sanh. Nếu bỏ năm uẩn ra, sẽ không còn gì tồn tại. Không có linh hồn hay bản ngã trong một uẩn riêng lẻ, không có linh hồn trong năm uẩn hợp lại, mà linh hồn cũng không có ngoài năm uẩn ấy. Đức Phật giảng giải giống như đoạn trên khi đề cập đến thọ, tưởng, hành, thức và cho thấy rằng không có một linh hồn hay bản ngã trong uẩn nào. Ở đây bản dịch thâu gọn lại.

86 . Vì bị ái dục (tanha) che lấp, ta suy tưởng sai lầm: "đây là của tôi". Bị ngã mạn (mana), che lấp ta suy tưởng: "đây là tôi". Bị tà kiến (miccha ditthi) che lấp, ta suy tưởng: "đây là tự ngã của tôi". Đó là ba quan niệm sai lầm (mannana).

87 . Đó là: tất cả năm vị đều đắc Quả A-La-Hán

88 . Lúc ấy nhằm ngày thứ năm sau khi Đức Phật Chuyển Pháp Luân.


89 . Xuất gia Sa-di, Pabbajja - đúng theo ngữ nguyên, là đi tới, hay từ khước. Ở đây chỉ có nghĩa là được chấp nhận vào hàng xuất gia bằng cách quy y Phật, Pháp, Tăng. Xuất gia Tỳ Khưu, Upasampada, cụ túc giới, hay tỳ khưu giới, là đầy đủ giới hạnh.

90 . Upasaka = thiện nam, Upasika = tín nữ, đúng theo ngữ nguyên, là người có liên quan mật thiết đến Tam Bảo. Upasaka và Upasika là cận thị nam và cận thị nữ, hay người đàn ông và đàn bà cư sĩ, đi theo con đường của Đức Phật. Người ta trở nên thiện nam hay tín nữ sau khi đọc ba câu kinh quy y:

Buddham Saranam Gacchami - Con xin quy y Phật.


Dhammam Saranam Gacchami - Con xin quy y Pháp.
Sangham Saranam Gacchami - Con xin quy y Tăng.


91 . Mahavagga, trang 19 - 20

92 . Nên ghi nhận danh từ "chư Thiên", các vị Trời (Deva)

93 . Phạn ngữ Brahmacariya ở đây không có gì liên quan đến một vị Thần Linh hay Phạm Thiên, mà có nghĩa là cao quý, thiêng liêng. Công bố đời sống cao thượng có nghĩa là ban hành lễ xuất gia.

94 . Tự tìm ra mình: tức nhìn vào bên trong mình. Tìm hiểu thực tướng của chính mình. Câu này có nhiều ý nghĩa lý thú. Attanam là một thể của danh từ Atta nghĩa là "ta", "bản ngã". Ở đây, Đức Phật không đề cập đến một linh hồn như một vài học giả cố giải thích như vậy. Có thể nào Đức Phật xác nhận một linh hồn, khi mà Ngài rõ ràng và minh bạch phủ nhận trong bài Pháp thứ nhì?

95 . Mangala Sutta, Kinh Hạnh Phúc. Xem Phụ Bản I.

96 . Yamaka Patihariya, thường được gọi "đôi phép thần thông", là hai phép lạ phát sanh cùng một lúc. Đây là thần thông mà chỉ một vị Phật mới có. Do phép này, nước và lửa phun ra cùng một lỗ chân lông. Bản chú giải Patisambhida-magga ghi rằng lửa và nước có nghĩa là tia sáng đỏ và tia sáng xanh.

97 . Vua Suddhodana (Tịnh Phạn) đảnh lễ lần thứ nhất khi thấy hoàng tử lúc mới sanh, gác chân lên đầu tóc Đạo Sĩ Asita. Lần thứ nhì trong lễ đi cày, khi thấy Thái tử ngồi hành thiền.

98 . Xem Jataka, Túc Sanh Truyện, Tập VI, trang 479, số 547; Dhammapadatthakatha, Tập III, trang 163-164. Câu chuyện lý thú này, dài nhất trong bản chú giải Túc Sanh Truyện, cho thấy đức độ quảng đại khoan hồng của Đức Phật thật là vô hạn.

99 . Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 168.

100 . Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 169.

101 . Túc Sanh Truyện, số 447

102 . Xem bảng gia phả, cuối Chương 1

103 . Bản chú giải bộ Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, ghi: "Một vị Phật chỉ có bốn đệ tử đắc đại thần thông (Maha Abhinna). Những đệ tử khác chỉ có thể nhớ được đến 100.000 Kalpa (châu kỳ), không thể hơn. Nhưng vị đắc đại thần thông có thể nhớ lại vô số kỷ nguyên. Trong thời Đức Phật chỉ có bốn vị đắc đại thần thông là hai vị đại đệ tử, vị Trưởng lão Bakkula và Đức Bhadda Kaccana, tức bà Yasodhara (Da Du Đà La). Chỉ có bốn vị ấy."

104 . Trang 584-590. Nơi đây, bà thuật lại mối liên hệ giữa bà và Bồ Tát khi Ngài gặp Đức Phật Dipamkara và phát nguyện trở thành Phật.

105 . Đúng ngữ nguyên "La"là bị cột lại hay bị nắm lấy; và "Rahu" là dây trói buộc.

106 . Majjhima Nikaya, Trung A-hàm, 61

107 . Samyutta Nikaya, phần 2 trang 244-253 và Kindred Sayings, phần 2 trang 164-168.

108 . Sutta Nipata, Rahula Sutta. Chalmers' "Buddha's Teachings", trang 81


109 . Majjhima Nikaya, Trung A-hàm, số 62.

110 . Xem Anattalakkhana Sutta, Kinh Vô Ngã Tướng, bài Pháp thứ nhì, chương 6, trang 117-119.

111 . Cái được gọi là chúng sanh gồm năm uẩn. Ngoài năm uẩn ấy không có chúng sanh. nếu bỏ năm uẩn ra sẽ không còn gì tồn tại. Không có linh hồn hay bản ngã trong một uẩn riêng lẻ, không có linh hồn trong năm uẩn hợp lại, mà linh hồn cũng không có ngoài năm uẩn ấy.

112 . Psalms of the Brethren, trang 183. Những câu 297-298.

113 . Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 13-14

114 . Psalms of the Brethren, trang 127. Câu 157-158

115 . Jataka, Túc Sanh Truyện, số 456. Jataka Translation, tập IV, trang 61.

116 . Như ngọc Xá Lợi của Đức Phật.

117 . Kalingabodhi Jataka, số 479. Jataka, tập IV trang 228. Jataka Translation, tập IV, trang 142.

118 . Đây là cội cây lịch sử cao niên nhất được sùng bái. Cội Bồ Đề này đến nay vẫn còn sống tại Sahet Mahet (tên hiện tại), trước kia là Savatthi, Ấn Độ.

119 . Psalms of the Brethren, trang 354. Theragatha, câu 1424.

120 . Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, tập 1, trang 24. Gradual Sayings , phần 1, trang 19

121 . Digha Nikaya, Trường A Hàm - Parinibbana Sutta, Kinh Đại Niết Bàn.

122 . Buddhist Legends, tập III, trang 160.

123 . Psalms of the Brethren, trang 353. Theragatha, câu 1020. Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 147.

124 . Trong Tám Giới Chánh này, người tại gia cư sĩ có thể khó hiểu được một vài giới vì những giới này chỉ liên quan đến hàng xuất gia.


125 . Vào những ngày Rằm và Mùng Một các vị tỳ khưu họp lại, đọc những giới luật căn bản.

126 . Nghi thức chấm dứt thời kỳ kiết hạ.

127 . Một hình thức phạt kỷ luật.

128 . Xem Gradual Sayings, IV trang 184.


129 . Vinaya Texts, phần III, trang 329-330. Gradual Sayings, phần iv, trang 186-187.

130 . Hiểu biết phân tích về ý nghĩa (Attha), Pháp (Dhamma), căn nguyên (Nirutti), và thấu đáo cả ba (Patibhana).

131 . Xem bảng gia phả, cuối Chương 1.


132 . Kindred Sayings, phần 1, trang 272.

133 . Kindred Sayings, phần 1, trang 273.

134 . Xem Gradual Sayings, tập iv, trang 264-265.


135 . Gradual Sayings, tập ii, trang 77-78. Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, ii, trang 67-68.


136 . Gradual Sayings, tập iv trang 56-58. Anguttara Nikaya, Tăng Nhứt A Hàm, tập iv, trang 92-93

137 . Xem Chương 9 (Cây bồ đề Ananda).

138 . Majjhima Nikaya iii, 262. Further Dialogues of The Buddha, tập ii, trang 302-305

139 . Kindred Sayings, phần 1, trang 80.

140 . Kesakalyana, mamsakalyana, atthikalyana, chavikalyana và vayakalyana.

141 . Đến ngày mồng 1, mồng 8, rằm và 23 âm lịch, thiện tín thường giữ bát quan giới (atthasila) tức là kiêng cữ không:

1. sát sanh, 2. trộm cắp, 3. hành dâm, 4. vọng ngữ, 5. dùng chất say, 6. ăn sau giờ ngọ, 7. khiêu vũ, ca hát, nghe âm nhạc, xem những tuồng hát không thích nghi, dùng tràng hoa, nước hoa, dầu trang sức, và 8. ngồi ghế cao và tốt đẹp.



Mặc dầu thông thường, người Phật tử giữ tám giới trong những ngày giới (Uposatha) kể trên, không có sự cấm đoán, không cho giữ bát quan trong những ngày khác. Mục đích của giới này là giúp kiểm soát hành động, lời nói và tư tưởng.


142 . Gradual Sayings, iv, trang 178-179.

143 . Gradual Sayings, iv, trang 177-178.

144 . Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, số 55.

145 . Sutta Nipata, Pabbajja Sutta.

146 . Xem Chương 7, và Túc Sanh Truyện số 544.

147 . Phạn ngữ Arama chỉ có nghĩa là một khu vườn, một khuôn viên. Lúc Đức Phật thọ lãnh vườn này, trên đó không có xây cất nhà cửa. Ngày nay danh từ Arama được dùng trong ý nghĩa là một tu viện trong đó có chỗ ở cho các tỳ khưu.

148 . Samyutta Nikaya, phần i, trang 64. Kindred Sayings, I, trang 94.

149 . Hoàng tử hiếu chiến, dầu trẻ tuổi, có thể là một đại họa. Con rắn dầu nhỏ bé, có thể rất độc. Một đóm lửa nhỏ có thể gây hỏa tai khốc liệt. Một vị tỳ khưu trẻ tuổi có thể đắc Quả Thánh hoặc có pháp học cao siêu, thông suốt Giáo Pháp.


150 . Xem Maha Supina Jataka, Jataka Translation, quyển I, trang 188-192, số 77.

151 . Samyutta Nikaya, I, 68. Kindred Sayings, I, trang 94.

152 . Kindred Sayings, phần I, trang 104-106

153 . Kindred Sayings, phần I, trang 109-110. Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 201.

154 . Kindred Sayings, phần I, trang 110.

155 . Xem Kindred Sayings, phần I, trang 122.

156 . Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, số 89.

157 . Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, số 90.

158 . Xem Chương 8.

159 . Tanha (Ái Dục), Arati (Bất Mãn) và Raga (Tham Vọng) là ba người con gái của Ma Vương.

160 . Buddhist Legends, phần i, trang 274.

161 . Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 320, 321, 322.


162 . Xem Buddhist Legends, tập i, tr. 176.

163 . Dhammapadatthakatha, bản Chú giải Kinh Pháp Cú, Kosambaka Vatthu.


164 . Sutta Nipata, trang 12.

165 . Vinaya Pitaka, Tạng Luật, bài kinh Suttavibhanga (Parajika) tr. 1-11, Miss I. B. Horner, Book of The Discipline, phần 1, trang 1-23.


166 . Đức Phật muốn ám chỉ Đại Đức Ananda.

167 . Xem Kindred Sayings, phần I, trang 276-277.

168 . Psalms of the Brethren, trang 318-325. Xem Angulimala Sutta, Majjhima Nikaya, kinh 86, tập 2, trang 97.

169 . Psalms of the Brethren, trang 320-321.

170 . Kinh Bảo vệ.

171 . Psalms of the Brethren, trang 328.


172 . Satapancasataka, câu 78.

173 . Giáo sư Rhys Davids - Dialogues of the Buddha. Tập II, trang 91.

174 . Về sau cô Ambapali xin xuất gia, gia nhập vào Giáo Hội Tỳ Khưu Ni và đắc Quả A La Hán.

175 . Jivita samkharam adhitthaya

176 . Anantaram abahiram karitva, danh từ này bao gồm cả hai, những cá nhân và những lời dạy: "Bao nhiêu giáo lý này ta sẽ không dạy ai khác", một ý nghĩ như vậy có nghĩa là hạn chế, chỉ dạy giáo lý trong một giới nhỏ nào. "Bao nhiêu giáo lý đây ta sẽ dạy kẻ khác", một ý nghĩ như vậy có nghĩa là không dạy hết giáo lý. "Ta sẽ dạy người này", câu này hàm ý có sự phân biệt người này với người kia. Đức Phật không hề có sự phân biệt nào, trên phương diện các đệ tử cũng như về mặt giáo lý. Trong lời dạy, Đức Phật không bao giờ bí truyền. Ngài cũng không hề có một nhóm nhỏ hay lớn nào riêng biệt, trong hay ngoài các đệ tử.

177 . Đức Phật ám chỉ hạnh phúc Niết Bàn (phalasamapatti)

178 . Như cảnh Trời.

179 . Đây là Tứ Niệm Xứ (Satipatthana). Danh từ Pháp (dhamma) dùng ở đây trong một ý nghĩa riêng, ám chỉ cả hai đối tượng của tâm - vật chất và tinh thần. Xem Phụ Bản 6, trang 755-782, kinh Satipatthana Sutta, Majjhima Nikaya, kinh số 10.

180 . Tứ Thần Túc (Iddhipada) là: 1. tác ý hay ý muốn làm (chanda), 2. tinh tấn hay sự cố gắng (viriya), 3. tư tưởng hay tâm (citta), và 4. suy xét (vimamsa).

181 . Cụm từ "một kiếp sống" ở đây được phiên dịch từ Phạn ngữ "kappa". Kappa có nghĩa là một kiếp sống thông thường, khoảng một trăm năm. Kapavasesam nghĩa là một kiếp và thêm một phần của một kappa, lối 120 năm. Nơi đây danh từ này được diễn đạt bằng "hơn chút ít".

182 . Đó là ba mươi bảy Bồ Đề Phần (Bodhipakkhiyadhamma), hay ba mươi bảy nhân sanh quả bồ đề, tức là ba mươi bảy yếu tố cần thiết dẫn đến giác ngộ và sự hiểu biết cùng tột.

183 . Theo Bản Chú Giải, đó là thịt một con heo rừng không già lắm cũng không tơ lắm nhưng không phải cố ý giết nó để dâng lên Đức Phật (pavattamamsa). Có chỗ nói rằng đó là tên của một loại nấm. Cũng có chỗ cho rằng đó là tên một món ăn rất ngon. Xem Questions of Milinda, quyển 1 trang 244, và Dialogues of The Buddha, phần 2, trang 136, số 1.

184 . Theo Bản Chú Giải, Đức Phật chọn Kusinara để nhập diệt vì ba lý do. Lý do đầu tiên là để thuyết bài Pháp Mahasudasana Sutta nhằm khuyến khích đời sống đạo hạnh. Thứ nhì là để dẫn dắt Subhadda, người đệ tử cuối cùng của Ngài, vì ngoài Đức Phật ra không ai có thể thuyết bài này được. Thứ ba là để cho vị Bà La Môn Dona có thể phân chia xá lợi của Ngài một cách êm thấm giữa những người sùng mộ Ngài.

185 . Lumbini, giáp giới Tây Tạng.

186 . Buddha Gaya, lối 10 cây số cách nhà ga xe lửa Gaya.

187 . Isipatana, tên hiện nay là Saranath.

188 . Kusinara, hiện nay được gọi là Kasi, lối 40 cây số cách nhà ga Gorakhpur.

189 . Nên phân biệt đạo sĩ Subhadda này với một vị khác cũng tên Subhadda, lúc ấy đã xuất gia rồi. Chính vị Tỳ Khưu Subhadda kia, xuất gia lúc tuổi già, sẽ nói rằng Đức Phật tịch diệt không phải là điều đáng phiên muộn, bởi vì không còn Đức Phật thì chư tỳ khưu sẽ được tự do, muốn làm gì thì làm, không sợ ai khiển trách. Và cũng vì nghe câu nói ấy mà ba tháng sau khi Đức Phật nhập diệt, Đức Kassapa (Ca Diếp) triệu tập 500 vị tỳ khưu A La Hán để nghe đọc lại Giáo Pháp và Giới Luật (Kết Tập Tam Tạng lần đầu tiên).

190 . Tất cả những vị này đều là những giáo sĩ trứ danh thời Đức Phật.

191 . Đức Phật ám chỉ những vị Nhập Lưu (Sotapanna, Tu Đà Hườn)


192 . Tư Đà Hàm (Sakadagami, Nhứt Lai).

193 . A Na Hàm (Anagami, Bất Lai).


194 . A La Hán (Arahat, Ưng Cúng).

195 . Pabbajja, từ bỏ, là xuất gia sa di bằng cách cạo râu tóc, đắp y vàng, quy y Tam Bảo và thọ mười giới. Người tu sơ đẳng ấy được gọi là Samenara, sa-di. Upasampada, cụ túc giới, lễ xuất gia tỳ khưu, dành cho người từ hai mươi tuổi trở lên. Người đã thọ cụ túc giới là hội viên của Giáo Hội với đầy đủ tư cách và được gọi là tỳ khưu (bhikkhu). Một vị tỳ khưu phải giữ tròn những giới bổn (patimokkha) và khi phạm một trong những trọng tội, như bất cọng trụ chẳng hạn, phải bị trục xuất ra khỏi Giáo Hội. Nếu muốn, vị ấy có thể trở lại làm một sa di.

196 . Đức Phật ám chỉ Đại Đức Ananda. Được khuyến khích, Đại Đức Ananda cố gắng tu tập và về sau đắc quả A La Hán.

197 . Xem Mahavamsa Translation, trang 14-50.

198 . Xem Mahavamsa Translation, trang 19-50.

199 . Một ấp nằm vào bên trong đảo Tích Lan, độ 30 cây số cách Kandy. Ngôi chùa cất trong đá này đến nay vẫn còn là nơi hành hương của chư Phật tử đến từ Tích Lan.

200 . Trong quyển Buddhaghosuppatti, tiểu sử của nhà chú giải chứ danh Buddhaghosa, có ghi nếu chất lại thành đống, Tam Tạng Kinh chép trên lá buôn sẽ to hơn sáu thớt voi.

201 . Xem Legacy of India, do G.T Garrat xuất bản, trang 10 và 11.

202 . Chú giải về quyển kinh này, bà Rhys Davids viết: "Hạnh phúc thay, các làng mạc và gia tộc nằm dài theo sông Hằng (Ganges), nơi mà dân chúng đã hấp thụ sâu xa tánh chất ôn hòa của tình huynh đệ và tinh thần công minh chánh trực cao quý, xuyên qua những ngôn từ mộc mạc và giản dị." (Xem Dialogues of the Buddha, phần III, trang 168).


203 . Tác giả của tập này là Đức Moggaliputta Tissa dưới thời vua Asoka (Apadana Dục). Chính Ngài Tissa chủ tọa cuộc Kết Tập Tam Tạng lần thứ ba.

204 . Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, tập 5, trang 437-438. Kindred Sayings, Trang 370.

205 . Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, số 22.

206 . William Durrant, The History of Philosophy, trang 2.

207 . Webb, History of Philosophy, trang 2.


208 . Một triết học hiểu như một hệ thống tri thức luận đem lại lời giải đáp đầy đủ cho câu hỏi: đời sống là gì? Phật Giáo không phải vậy. (Dr. Dahlke, Buddhism, trang 25).

209 . Dr. Dahlke, Buddhism, trang 1.

210 . Người Phật tử thường (còn phàm nhân) vẫn bước theo chân Đức Phật, nhưng chưa thật sự chứng ngộ Giáo Pháp.

211 . Phần giải thích nằm trong dấu ngoặc trên đây được trình bầy hợp theo bản chú giải và chú giải các bản chú giải. Nguyên văn tiếng Pali là: "Etha tumhe Kalama. Ma anussavena, ma paramparaya, ma itikiraya, ma pitasampadanena, ma takkahetu, ma nayahetu, ma akara-parivitakkena, ma ditthinijjhanakkhantiya, ma bhabbarupataya, ma samano no garu ti."

212 . Angutara Nikaya , Tăng Nhứt A Hàm , tập 1, trang 189. Kindred Sayings, phần 1, trang 171-172.

213 . Xem Buddhist Legends, trang 249-250.

214 . Samyutta, Tạp A Hàm, tập 3, trang 129.


215 . Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 276.

216 . "Cầu nguyện là một hành động mà tôi chân thành thú nhận là tôi không có xu hướng theo." Canon B.H. Streeter, trong quyển Modern Churchman, tháng 9 năm 1924, trang 347.

"Tôi không hiểu vì sao người ta vẫn tiếp tục cầu nguyện, ít ra người ta cũng phải biết chắc rằng có một lỗ tai đang nghe". Rev. C. Beard, trong quyển Reformation, trang 419.



Sri Radhakrishnan ("Gautama The Buddha") viết: "Những lời vái van cầu nguyện có tánh cách là một sự thông cảm riêng tư, một sự mặc cả với thần linh. Đối tượng mà nó tìm là những tham vọng trần tục đang thiêu đốt ý thúc về bản ngã. Đàng khác, hành thiền là tự mình sửa đổi lấy mình."

1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   53




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương