Tcvn t I ê uchu ẩ n q u ố c g I a tcvn 13123: 2020 Xuất bản lần 1



tải về 0.65 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu09.12.2023
Kích0.65 Mb.
#55941
1   2   3   4   5   6   7   8
06 Phuongphap lapbandoRn trongnhaR
04 TCVN do Pho Gamma
4.2.2 Quy định về công tác hiệu chuẩn 
Hiệu chuẩn máy đo nồng độ radon thực hiện như sau: 
4.2.2.1 Các máy đo radon phải được hiệu chuẩn định kỳ mỗi năm và sau mỗi lần sửa chữa, thay đổi 
đầu dò hoặc buồng ion hóa hay buồng nhấp nháy alpha. Nơi hiệu chuẩn thực hiện tại đơn vị có chức 
năng do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Riêng với các thiết bị mà Việt Nam chưa có phòng chuẩn, 
hoặc có phòng chuẩn nhưng chất lượng hiệu chuẩn chưa đáp ứng yêu cầu (nghi ngờ) thì việc hiệu 
chuẩn được thực hiện 2 năm một lần tại nhà máy (nước) sản xuất. 
4.2.2.2 Mẫu dùng để hiệu chuẩn các máy đo radon trong điều tra, đánh giá địa chất môi trường là mẫu 
có hoạt độ mẫu từ 10
-10
÷10
-12
Curi. 
4.2.2.3 Nội dung và trình tự hiệu chuẩn các máy đo radon phải được tiến hành theo đúng hướng dẫn 
trong lý lịch từng loại máy. 
4.2.2.4 Kết quả hiệu chuẩn phải đưa ra được sản phẩm cuối cùng là xác lập mối quan hệ giữa nồng 
độ radon với số xung ghi được trong một phút. 
4.2.3 Quy trình kỹ thuật đo nồng độ radon trong nhà 
4.2.3.1 Chọn thời điểm đo nồng độ radon vào những ngày thời tiết tốt, không mưa, gió, nồm ẩm. 
4.2.3.2 Trước khi tiến hành đo nồng độ radon, mở cửa sổ nhà để đảm bảo thông thoáng khí, bình 
thường như khi đang ở (đối với các nhà đóng kín trong thời gian dài). 


TCVN 13123:2020 

4.2.3.3 Xác định vị trí, đánh dấu các vị trí cần đo nồng độ radon trong nhà, định vị các vị trí đo và ghi 
chép đầy đủ vào sổ đo radon trong nhà kèm theo. Thiết bị định vị các vị trí điểm đo thực tế thực hiện 
theo TCVN 9434:2012. 
4.2.3.4 Đưa thiết bị lấy mẫu khí radon (đầu thu) vào vị trí cần đo và hướng đầu thu sao cho việc lấy 
mẫu khí được đại diện nhất ở các độ cao lấy mẫu nêu tại 4.1.3.2. 
4.2.3.5 Cài đặt các chế độ đo phù hợp và bật máy ở chế độ đo. 
4.2.3.6 Thứ tự các bước vận hành máy đo thực hiện theo lý lịch riêng với từng loại máy đo. 
4.2.3.7 Thể tích hút khí càng nhiều càng tốt, song thể tích hút khí tại mỗi điểm đo trong nhà tối thiểu là 
30 lít đối với các kiểu đo lấy mẫu trực tiếp. 
4.2.3.8 Kết thúc quá trình đo, ghi chép kết quả vào sổ đo theo mẫu kèm theo tại Phụ lục B. 
4.2.3.9 Số liệu đo đạc thực địa phải được ghi chép đầy đủ, trung thực, rõ ràng, không tẩy xóa và 
được lưu giữ một cách cẩn thận, lâu dài, tránh bị nhàu nát hoặc bị nhòe... 

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương