Tcvn t I ê uchu ẩ n q u ố c g I a tcvn 13123: 2020 Xuất bản lần 1


Lựa chọn phương pháp đo nồng độ radon trong nhà



tải về 0.65 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu09.12.2023
Kích0.65 Mb.
#55941
1   2   3   4   5   6   7   8
06 Phuongphap lapbandoRn trongnhaR
04 TCVN do Pho Gamma
4.1.2 Lựa chọn phương pháp đo nồng độ radon trong nhà 
Có nhiều phương pháp đo nồng độ radon lấy mẫu chủ động, tuy nhiên nên lựa chọn một trong các 
phương pháp dưới đây: 
- Đo riêng biệt nồng độ 
222
Rn và 
220
Rn bằng các thiết bị đo phổ alpha. 
- Đo nồng độ tổng radon (tổng của 
222
Rn và 
220
Rn). 
Mỗi phương pháp có ưu điểm, nhược điểm khác nhau và yêu cầu thiết bị, kỹ thuật, quy trình riêng, 
song dù sử dụng phương pháp nào thì kết quả cuối cùng phải đưa ra được giá trị nồng độ radon tại 
mỗi vị trí điểm đo và đảm bảo yêu cầu chất lượng nêu tại 4.2.4. 
4.1.3 Lựa chọn số lượng nhà và xác định vị trí điểm đo radon trong nhà 
4.1.3.1 Lựa chọn số lượng nhà để đo radon: 
1. Trường hợp vùng đo vẽ tập trung thành nhiều cụm dân cư tập trung đông đúc và: 
a) Mỗi cụm dân cư có số lượng nhà dân > 30 nhà/cụm thì tiến hành phân loại nhà cùng tính chất để 
đo radon, với số lượng không dưới 10 nhà trong mỗi loại nhà. 
b) Mỗi cụm dân cư với số lượng nhà dân ≤ 30 nhà/cụm thì đo toàn bộ số nhà hiện có. 
2. Trường hợp vùng đo vẽ dân cư phân bố thưa thớt, rải rác: 
Đo toàn bộ các nhà có trong khu vực đo vẽ. 
4.1.3.2 Chọn vị trí điểm đo, độ cao lấy mẫu radon trong nhà:
Đo tại 4 vị trí các góc nhà, cách tường nhà 0,5m và 1 vị trí giữa nhà. 


TCVN 13123:2020 

Độ cao lấy mẫu khí trong nhà tại độ cao 1,0m so với mặt nền nhà (riêng điểm giữa nhà, bổ sung thêm 
02 vị trí lấy mẫu khí tại độ cao 0m và 0,5m để tìm hiểu và đánh giá nguồn phát sinh nồng độ radon 
trong nhà, nồng độ radon ở 2 điểm này không tham gia tính nồng độ radon trung bình trong mỗi nhà). 
4.2 Phương pháp, kỹ thuật đo nồng độ radon trong nhà 
4.2.1 Công tác chuẩn bị: nhân lực, máy móc, thiết bị 
4.2.1.1 Trước khi tiến hành đo nồng độ radon trong nhà phải chuẩn bị đầy đủ máy móc và thiết bị đi 
kèm. Các máy thi công thực địa phải được kiểm tra, đảm bảo các tính năng kỹ thuật theo lý lịch của 
máy và hiệu chuẩn theo đúng các quy định hiện hành. 
4.2.1.2 Đo nồng độ radon trong nhà có thể thực hiện độc lập hoặc kết hợp cùng với các phương 
pháp khảo sát môi trường khác (tùy thuộc vào điều kiện thi công và tổ hợp phương pháp trong Dự 
án). Tổ chức nhóm máy đo radon trong nhà gồm 2-3 người/máy. Kết quả đo radon trong từng nhà 
phải được ghi chép tỷ mỉ trong các sổ đo, nhật ký đo radon theo mẫu được duyệt trước khi thi công 
thực địa.
4.2.1.3 Nồng độ radon trong môi trường biến thiên trong phạm vi rất rộng, từ vài Bq/m
3
đến hàng 
nghìn Bq/m
3
, nhưng phổ biến ở mức hàng chục Bq/m
3
. Vì vậy, các thiết bị (máy đo) để đo nồng độ 
radon môi trường phải có độ nhạy cỡ 1-vài Bq/m
3
(ngưỡng phát hiện < 5Bq/m
3
). 

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương