Tcvn -khoan no min-Du thao lan 2 12-1-18



tải về 0.9 Mb.
trang4/39
Chuyển đổi dữ liệu10.06.2022
Kích0.9 Mb.
#52307
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39
TCVN -Khoan no min-Du thao lan 2 12-1-18
1438023671 PhuongAn (1), THUYET MINH DU AN DAU TU-3-2010, TOM TAT DE TRINH CHIEU
3.8
Lấp bua (Backfilling)
Biện pháp dùng đất, cát, đá mạt hoặc một số vật liệu khác lấp đầy lỗ khoan từ quả mìn trên cùng đến mặt thoáng nhằm tăng hiệu quả nổ phá.
3.9
Chất nổ (thuốc nổ) (Blasting powder)
Là một hợp chất hóa học hoặc là một hỗn hợp cơ học dưới tác dụng của ngoại xung dạng cơ học, hóa học, nhiệt hay xung kích nổ thì nó có khả năng tự nổ.
3.10
Vật liệu nổ (Material powder)
Bao gồm chất nổ và phương tiện gây nổ.
3.11
Mồi nổ (Initiator mine)
Là khối lượng thuốc nổ không lớn nhưng có sức công phá mạnh, có độ nhạy cao với xung nổ kíp dùng để kích cho lượng thuốc nổ chính nổ được ổn định, hiệu quả.
3.12
Lượng thuốc nổ (còn gọi là bao thuốc hay gói thuốc nổ) (Pack of blasting powder)
Là khối lượng thuốc nổ nhất định được bao gói với hình dáng và kích thước theo mục đích sử dụng.
3.13
Phương pháp làm nổ (Blasting menthod)
Là phương thức sử dụng các dạng phương tiện nổ khác nhau để tạo ra xung nổ cho lượng thuốc nổ. Mỗi phương pháp làm nổ có thể dùng một hay nhiều dạng phương tiện nổ khác nhau.
3.14
Phương tiện gây nổ (Means of blasting)
Là các dụng cụ, vật tư hay thiết bị tạo ra các ngoại xung ban đầu làm nổ lượng thuốc. Trong công tác nổ mìn, phương tiện nổ (còn gọi là các phụ kiện gây nổ) gồm: kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, dây truyền tín hiệu nổ, máy nổ mìn, dây điện, mồi nổ, thiết bị đo kiểm tra v.v... được sử dụng làm nổ lượng thuốc nổ.
3.15
Hộ chiếu nổ mìn (Passport of blasting)
Loại tài liệu kỹ thuật quy định phương pháp và các thông số nổ mìn, nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện một vụ nổ mìn an toàn và đảm bảo hiệu quả do nhà thầu xây dựng lập dựa trên hồ sơ thiết kế khoan nổ mìn được phê duyệt. Nội dung hộ chiếu nổ mìn có thể tham khảo tại Phụ lục E của tiêu chuẩn này.

  1. Yêu cầu kỹ thuật chung

4.1 Chỉ được phép tiến hành khoan nổ mìn đào đá trong xây dựng công trình thủy lợi khi có đầy đủ hồ sơ thiết kế, hộ chiếu nổ mìn và biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình thi công nổ mìn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, được hội đồng nghiệm thu công tác chuẩn bị nổ mìn chấp thuận. Phải thực hiện đúng các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật về khoan nổ mìn đào đá trong xây dựng công trình thủy lợi, an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.
4.2 Khoan nổ mìn đào đá phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
4.2.1 Đào được các hố đào có cao độ, hình dạng và kích thước theo yêu cầu với sai lệch nhỏ nhất so với đường viền thiết kế.
4.2.2 Đảm bảo hình dạng và độ dốc sườn tầng cần thiết, tạo điều kiện an toàn cho công tác nổ mìn lần sau.
4.2.3 Khối đá bị nổ phá đúng vị trí quy định, có hình dạng, kích thước, độ vỡ vụn cần thiết phù hợp với yêu cầu bốc xúc và vận chuyển cũng như công đoạn sử dụng tiếp theo (nếu có).
4.2.4 Khoảng cách văng xa và hướng dịch chuyển của đá nổ mìn phải đúng dự kiến, đặc biệt khi nổ văng vào khoảng trống đã nổ trước.
4.2.5 Chấn động nổ mìn là nhỏ nhất, đảm bảo độ ổn định công trình xung quanh và đối với khối đất đá nằm gần biên hố móng.
4.2.6 Lựa chọn phương pháp nổ và gây nổ, phương tiện nổ, vật liệu nổ hợp lý theo từng điều kiện cụ thể để đảm bảo công tác phá đá có hiệu quả kinh tế, an toàn và ít ảnh hưởng đến môi trường.
4.3 Trước khi nạp thuốc nổ vào các lỗ khoan phải kiểm tra sự phù hợp với quy định của thiết kế về vị trí, chiều sâu, chiều dài, kích thước và tiết diện ngang.
4.4 Nổ mìn ở những nơi gần khu vực có các công trình xây dựng như nhà cao tầng, cầu giao thông, đường dây điện cao thế, công trình ngầm, hệ thống các công trình đầu mối thủy lợi, các khối bê tông mới đổ và đang trong quá trình cứng hoá, khu dân cư, di tích lịch sử, v.v…, ngoài yêu cầu đảm bảo cự ly an toàn theo quy định còn phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để đảm bảo an toàn cho các công trình đang thi công. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của khu vực nổ mìn và quy mô của khối đá cần phải đào phá mà áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:
4.4.1 Nổ mìn định hướng, nổ vi sai;
4.4.2 Khống chế khối lượng thuốc nổ nhưng vẫn đảm bảo mức độ vỡ vụn cần thiết của đá bằng cách phân tán tối đa các bao thuốc nổ;
4.4.3 Phủ lên đối tượng cần được bảo vệ hoặc khối đá sẽ được nổ mìn bằng các tấm che chắn chuyên dụng hoặc các vật liệu phù hợp có tính năng hạn chế chấn động và chống đá văng;
4.4.4 Tạo trước một khe, rãnh có kích thước phù hợp cách ly công trình phải bảo vệ, trong đó các đất đá đã bị phá vụn từ trước;
4.4.5 Khi nổ mìn dưới nước, ở gần các phần ngập nước của công trình phải tạo một màn ngăn bằng bọt không khí;
4.4.6 Các biện pháp bảo vệ khác như dùng tấm chắn bằng gỗ có đường kính từ 15 cm đến 20 cm được ghép lại bằng các sợi thép và đóng đinh vào gỗ, hoặc bằng các lưới thép được hàn lại với nhau. Có thể dùng các tấm lưới dạng vòm bên trong là những cây gỗ, bên ngoài là những đai thép hoặc những lớp phủ mềm dạng vải, những bó cành cây chỉ dùng một lần, những tấm chắn bằng gỗ xẻ được ghép lại v.v…
4.5 Tuỳ thuộc vào yêu cầu bảo vệ tính nguyên vẹn của nền và thành vách, các hố đào khi xây dựng công trình và hạng mục công trình được chia thành 3 nhóm sau đây:
4.5.1 Nhóm I: Các công trình, hạng mục công trình mà nền và mái hố đào sau khi nổ mìn cho phép các vết nứt tự nhiên được kéo dài và mở rộng thêm hoặc phát sinh thêm các vết nứt mới, bao gồm: Kênh thoát nước nhà máy thủy điện, kênh xả, kênh dẫn dòng, các đoạn nạo vét lòng sông ở hạ lưu công trình, mặt bằng các trạm phân phối điện ngoài trời, kênh dẫn ra từ các âu thuyền, hố đào để xây dựng đường giao thông và các công trình tương tự khác;
4.5.2 Nhóm II: Các công trình, hạng mục công trình mà nền và mái hố đào sau khi nổ mìn các vết nứt của đá (vết nứt tự nhiên và vết nứt mới do nổ mìn tạo ra) sẽ được bịt kín bằng các lớp áo (bê tông hoặc các vật liệu thích hợp khác) hoặc khoan phụt xi măng, bao gồm: Hố móng của nhà máy thủy điện; kênh chính và kênh nhánh của các hệ thống tưới, tiêu; kênh vận tải thủy, kênh dẫn vào âu thuyền ở phía thượng lưu và các công trình tương tự;
4.5.3 Nhóm III: Các công trình, hạng mục công trình mà nền và mái hố móng sau khi nổ mìn không cho phép mở rộng, kéo dài khe nứt tự nhiên và phát sinh thêm các khe nứt mới, bao gồm: Hố móng của đập tràn và không tràn bằng bê tông, kênh dẫn vào nhà máy thủy điện kiểu sau đập, chân khay của đập đất, tường chống thấm của đập đất và đập đá đổ, nhà máy thủy điện kiểu sau đập và các công trình tương tự khác.
4.6 Đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc nhóm I, có thể sử dụng các lượng thuốc nổ trong lỗ khoan lớn, lỗ khoan nhỏ hoặc kết hợp cả hai. Thi công nổ mìn trong trường hợp này có thể tiến hành trong một hoặc nhiều tầng tuỳ thuộc vào yêu cầu về an toàn khi nổ mìn, năng lực của thiết bị bốc xúc, vận chuyển cũng như biện pháp tổ chức thi công. Trên mái hố móng không phải để lại tầng bảo vệ. Đáy hố móng cũng không bắt buộc, nhưng nếu thấy cần thiết phải để lại tầng bảo vệ thì tầng bảo vệ này được đào một lần bằng biện pháp khoan nổ mìn với các lỗ khoan có đường kính không quá 42 mm và không có chiều sâu khoan thêm.
4.7 Đối với các công trình, hạng mục công trình thuộc nhóm II và nhóm III, khi chiều sâu hố đào lớn hơn 1,0 m phải chia ra ít nhất thành hai tầng để nổ phá, trong đó tầng dưới cùng là tầng bảo vệ. Khi chiều sâu hố đào từ 1,0 m trở xuống thì chỉ chia thành một tầng và cũng được coi như là tầng bảo vệ. Khoan nổ mìn đào các hố móng loại này phải thực hiện theo các quy định sau đây:
4.7.1 Đào phá đá ở các tầng phía trên tầng bảo vệ bằng phương pháp nổ mìn trong lỗ khoan lớn (ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng). Tuỳ thuộc vào thiết bị sử dụng, độ cứng của đá, kích thước và hình dạng công trình, địa hình nơi thi công, phương án bốc xúc và vận chuyển, yêu cầu về an toàn khi nổ mìn để quyết định bề dày của các tầng nổ mìn. Chiều sâu đoạn khoan thêm của các lỗ khoan ở tầng trên lấy trong phạm vi từ 10 lần đến 15 lần đường kính của bao thuốc nổ tuỳ thuộc vào loại đá cần nổ phá nhưng không lớn hơn 15 lần đường kính của bao thuốc. Khi ở chân tầng có các lớp kẹp là đá mềm hơn, hoặc khi có các thớ nứt nằm ngang thì chiều sâu của các đoạn khoan thêm có thể giảm xuống thích đáng (có thể còn từ 2 lần đến 3 lần đường kính bao thuốc nổ). Không được có chiều sâu khoan thêm vào tầng bảo vệ. Đường kính của lỗ khoan ở tầng nằm ngay trên tầng bảo vệ không lớn hơn 110 mm;
4.7.2 Chiều dày tầng bảo vệ chọn ít nhất bằng 50 % chiều dài tính toán của đường cản chân tầng nhưng không nên nhỏ hơn 1 m (trừ trường hợp chiều sâu hố đào dưới 1 m). Tầng bảo vệ phải đào thành hai bậc: Bậc trên chỉ được nổ mìn trong các lỗ khoan có đường kính không quá 42 mm và không được phép khoan thêm; Bậc dưới (nằm sát đáy móng) có chiều dày lấy bằng từ 5 lần (tương ứng với loại đá dai và liền khối) đến 12 lần (tương ứng với loại đá dòn và nứt nẻ) đường kính của bao thuốc nổ nạp trong lỗ khoan ở bậc trên nhưng không nhỏ hơn 20 cm và phải đào bằng thiết bị công nghệ phù hợp, không dùng phương pháp nổ mìn;
4.7.3 Mái hố móng (kể cả trong phạm vi tầng bảo vệ) để lại lớp bảo vệ có chiều dày bằng bậc dưới của tầng bảo vệ và phải đào bằng thiết bị công nghệ phù hợp, không dùng phương pháp nổ mìn;
4.7.4 Trong điều kiện bất khả kháng, khi bậc dưới của tầng bảo vệ và lớp bảo vệ mái là đá không nứt nẻ và có độ cứng cao mà việc đào bằng các thiết bị công nghệ (không dùng phương pháp nổ mìn) gặp khó khăn thì có thể cho phép nổ các bao thuốc riêng lẻ đặt trong lỗ khoan nhỏ. Trong trường hợp này phải có chỉ dẫn chi tiết của tư vấn thiết kế và chấp thuận của chủ đầu tư.
4.7.5 Khi mái hố móng có độ dốc phù hợp với thiết bị sử dụng (máy khoan có thể thực hiện được), để đảm bảo đào đúng các đường viền thiết kế của các hố đào khi nổ mìn mà không phá hủy tính nguyên vẹn của khối đá còn lại, có thể áp dụng phương pháp nổ mìn viền để tạo khe sơ bộ. Trong trường hợp này không phải chừa lại lớp bảo vệ ở mái hố đào.
4.7.6 Có thể áp dụng phương pháp nổ mìn phân đoạn không khí dưới đáy lỗ khoan để bảo vệ đáy móng.
4.7.7 Phương pháp nổ mìn chừa tầng bảo vệ không áp dụng đối với công tác đào đường hầm.
4.8 Cho phép đồng thời áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá tác động của nổ mìn vào sâu trong lòng địa khối. Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể khi nổ mìn, có thể áp dụng các phương pháp đánh giá thông dụng sau đây:
4.8.1 Quan sát thành của khe nổ mìn theo đường viền;
4.8.2 Đào giếng;
4.8.3 Khoan lấy mẫu;
4.8.4 Xác định lượng hút nước hoặc không khí;
4.8.5 Địa vật lý.
4.9 Để đảm bảo an toàn khi nổ mìn thì tổng lượng thuốc nổ cho phép trong 1 vụ nổ, quy mô vụ nổ phải căn cứ vào các yêu cầu về an toàn nổ mìn, ảnh hưởng của nổ mìn đối với khu vực lân cận, các yếu tố cần bảo vệ, ổn định và tính nguyên vẹn của khối đá ở mái và đáy hố đào, sự xuất hiện hoặc mở rộng thêm các khe nứt, v.v… để tính toán xác định phù hợp.
4.10 Bán kính vùng nguy hiểm đối với mọi phương pháp nổ mìn phải được xác định theo điều kiện thực tế của hiện trường khu vực khoan nổ và phù hợp với các quy định tại điều 12 của tiêu chuẩn này.
4.11 Lượng thuốc nổ cần thiết để nổ phá một đơn vị thể tích đá (hay còn gọi là chỉ tiêu thuốc nổ, đơn vị là kg/m³) phụ thuộc vào loại thuốc nổ được sử dụng, loại đá cần nổ phá, yêu cầu về đập vỡ, phương pháp và thông số nổ, đặc điểm về cấu tạo địa chất của đá. Để có được số liệu chính xác của chỉ tiêu thuốc nổ, ngoài tính toán lý thuyết và kết quả nổ thí nghiệm tại hiện trường còn phải căn cứ vào kết quả nổ mìn đại trà để hiệu chỉnh phù hợp.
4.12 Các tính toán xác định lượng thuốc nổ sử dụng trong tiêu chuẩn này lấy thuốc nổ amonit 6ЖB làm chuẩn, khi sử dụng loại thuốc nổ khác phải hiệu chỉnh bằng cách nhân với hệ số khả năng công nổ e:
Ach
e = (1)
Att

trong đó:


Ach là khả năng công nổ của thuốc nổ amonit 6ЖB: Ach = 360 cm³;
Att là khả năng công nổ của thuốc nổ thực tế sử dụng, cm³.

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương