Tcvn -khoan no min-Du thao lan 2 12-1-18


Phương pháp gây nổ bằng dây nổ



tải về 0.9 Mb.
trang8/39
Chuyển đổi dữ liệu10.06.2022
Kích0.9 Mb.
#52307
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   39
TCVN -Khoan no min-Du thao lan 2 12-1-18
1438023671 PhuongAn (1), THUYET MINH DU AN DAU TU-3-2010, TOM TAT DE TRINH CHIEU
7.3 Phương pháp gây nổ bằng dây nổ
7.3.1 Để tiến hành phương pháp này cần có các phương tiện gây nổ sau: dây nổ, kíp nổ (như kíp điện, kíp phi điện hoặc kíp điện tử). Khi nổ vi sai bằng mạng dây nổ thì dùng rơle vi sai để khống chế thứ tự nổ, có thể kết hợp với phương tiện nổ khác như kíp điện vi sai hay kíp phi điện vi sai.
7.3.2 Nổ bằng dây nổ có thể ứng dụng rộng rãi ở tất cả các dạng công tác nổ. Ưu điểm của phương pháp này là có thể khống chế thứ tự nổ theo ý muốn; đấu nối và kiểm tra đơn giản, an toàn. Nhược điểm của phương pháp này là không có dụng cụ kiểm tra về tình trạng của mạng dây nổ, hay xẩy ra hiện tượng câm mìn do bị cắt dây nổ trên mặt.
7.3.3 Dây nổ là một phương tiện dùng để truyền sóng kích nổ từ kíp nổ đến lượng thuốc nổ, hoặc từ lượng thuốc nổ này đến lượng thuốc nổ khác ở trên mặt đất, trong lỗ khoan hoặc trong nước và trực tiếp kích nổ cho mồi nổ hoặc lượng thuốc nổ.
7.3.4 Rơle vi sai là phương tiện khống chế thời gian vi sai giữa các lượng nổ hay các hàng mìn khi sử dụng hệ thống gây nổ bằng dây nổ. Rơle vi sai gồm hai loại: một chiều và hai chiều, trong mỗi loại được chia thành nhiều số có độ (thời gian) chậm khác nhau.
7.3.5 Trình tự tiến hành nổ sau khi đã lập hộ chiếu nổ mìn và đảm bảo an toàn mặt bằng thi công bao gồm các bước sau:
1) Chuẩn bị mồi nổ: Tính toán chọn chiều dài dây nổ theo công thức (3), cắt dây nổ thành từng đoạn theo chiều dài đã chọn.
Ld = (Lm + b/2)k (3)
trong đó:
Ld là chiều dài của dây nổ, m;
Lm là khoảng cách từ vị trí đặt mồi nổ tới miệng lỗ khoan, xác định theo hộ chiếu, m;
b là khoảng cách giữa các hàng, m;
k là hệ số kéo dài dây kể tới dây bị võng, đấu ghép với mồi nổ, mối nối, k = 1,1 ÷ 1,15.
Chiều dài dây xác định phải vừa đủ, nếu ngắn quá sẽ không nối được với dây chính đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nếu dài quá sẽ gây lãng phí.
2) Nạp thuốc và lấp bua;
3) Đấu ghép mạng nổ;
4) Khởi nổ;
5) Kiểm tra và xử lý hiện trường sau khi nổ.
7.3.6 Một số lưu ý khác
1) Khi lắp ráp mạng nổ bằng các dây nổ, phải bố trí đường dây chính chạy dọc theo hàng mìn, nối dây nổ nhánh từ lượng thuốc nổ vào dây nổ chính. Dây nổ nhánh nối vào dây nổ chính theo hướng trùng với hướng truyền nổ trên dây nổ chính bằng các mối ghép: nút dẹt, ép dây nổ nhánh vào dây chính một đoạn và dùng dây bền (hoặc băng dính) để ghép chúng với nhau.
2) Khi lắp dây nổ kép phải đặt hai sợi dây nổ song song và tiếp xúc với nhau càng nhiều càng tốt, cứ cách từ 5 m đến 10 m phải buộc chúng lại với nhau.
3) Khi đặt các mạng lưới dây nổ không được để dây uốn thành vòng hoặc xoắn lại. Các góc uốn của dây không nhỏ hơn 90°. Không để các dây nổ chéo nhau, cắt nhau. Nếu có một đường dây nổ cắt qua một đường dây khác thì giữa chúng phải bố trí một tấm đệm bằng gỗ hoặc vật liệu cách nổ có bề dày không dưới 10 cm.
4) Sử dụng kíp nổ hoặc kíp nổ điện để kích nổ mạng lưới dây nổ. Phải nối các kíp nổ cách đầu mút của dây nổ từ 10 cm đến 15 cm.
5) Mạng dây nổ có thể nối song song hoặc nối tiếp tùy theo trình tự nổ.

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương