Tcvn -khoan no min-Du thao lan 2 12-1-18


Phương pháp gây nổ bằng điện



tải về 0.9 Mb.
trang7/39
Chuyển đổi dữ liệu10.06.2022
Kích0.9 Mb.
#52307
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   39
TCVN -Khoan no min-Du thao lan 2 12-1-18
1438023671 PhuongAn (1), THUYET MINH DU AN DAU TU-3-2010, TOM TAT DE TRINH CHIEU
7.2 Phương pháp gây nổ bằng điện
7.2.1 Để tiến hành phương pháp này cần có các phương tiện gây nổ sau: kíp nổ điện, dây điện, nguồn điện và dụng cụ đo kiểm tra.
7.2.2 Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi. Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng nổ đồng thời hoặc thứ tự các lượng thuốc nổ theo thiết kế, lượng khí độc sinh ra ít hơn so với phương pháp khác, có độ tin cậy cao vì được kiểm tra bằng dụng cụ đo trước khi nổ. Nhược điểm của phương pháp này là phải tính toán và thi công phức tạp, nguy hiểm khi bị rò điện hoặc gặp thời tiết xấu (giông bão, có sét).
7.2.3 Kíp điện có cấu tạo tương tự như kíp thường, nhưng khác kíp thường ở điểm trước mũi kíp được đặt mồi lửa điện nối với hai dây dẫn điện, cố định nhờ nút nhựa ở miệng kíp. Theo thời gian tác động, kíp điện gồm có các loại sau đây:
1) Kíp điện tức thời: Loại này có mồi lửa điện đặt ngay ở mũ kíp, vì vậy kể từ khi đóng mạch đến khi nổ gần như tức thời.
2) Kíp điện vi sai: Có cấu tạo như kíp điện tức thời nhưng giữa mồi lửa điện và thuốc của khối nổ nhóm I có một đoạn chất làm chậm, có tác dụng khống chế thời gian chậm nổ vi sai sau khi đóng mạch, thường có giá trị từ 25 ms đến 1000 ms. Loại kíp này được sử dụng khi nổ mìn vi sai.
3) Kíp điện nổ chậm: Có cấu tạo giống kíp điện vi sai nhưng chất làm chậm có tác dụng khống chế thời gian nổ sau khi đóng mạch điện từ 1s đến 10s. Loại kíp này được sử dụng rộng rãi khi nổ mìn đào giếng đứng, nổ mìn văng xa và nổ mìn định hướng. Tuyệt đối cấm sử dụng ở những nơi có khí và bụi nổ.
7.2.4 Trình tự tiến hành nổ sau khi đã lập hộ chiếu nổ mìn và đảm bảo an toàn mặt bằng thi công bao gồm các bước sau:
1) Chọn và kiểm tra kíp điện: Chọn đủ số lượng và chủng loại theo hộ chiếu. Kiểm tra tính nguyên vẹn của kíp, đo kiểm tra tính thông mạch và điện trở kíp, nếu sai số > 10% thì loại bỏ;
2) Chuẩn bị mồi nổ:
Mồi nổ bằng thỏi thuốc nổ được tiến hành với kỹ thuật tương tự như khi nổ bằng kíp thường và dây cháy chậm. Nhưng khác nhau ở chỗ không dùng dây để buộc vỏ giấy ở đầu bao, mà dùng dây điện của kíp trực tiếp thắt một nút buộc đơn để cố định tránh kíp bị tuột ra.
Với mồi nổ chuyên dùng: Kíp được lắp ngược từ dưới lên của lỗ đã được chế tạo sẵn của khối thuốc nổ mồi, đồng thời dùng dây điện của kíp buộc xung quanh khối mồi nổ như đối với bao thuốc.
3) Nạp thuốc và lấp bua;
4) Đấu nối mạng nổ: Thực hiện khi đã nạp xong tất cả các phát mìn, đảm bảo an toàn cho người, cắt điện toàn bộ khu vực nổ mìn. Trước khi đấu nối cần nghiên cứu kỹ phương pháp đấu nối đã được lập trong hộ chiếu. Các mối nối phải đúng kỹ thuật, quấn băng cách điện, đặt ở vị trí khô ráo, không chạm vào gương hầm hoặc đất đá ẩm ướt;
5) Kiểm tra lại mạng nổ: Sau khi đấu nối xong, ở vị trí an toàn dùng dụng cụ đo kiểm tra để đo điện trở của toàn mạng. Nếu điện trở toàn mạng vượt quá 10% so với tính toán trong hộ chiếu cần kiểm tra lại các mối nối;
6) Khởi nổ: Sau khi nhận được các tín hiệu đảm bảo an toàn để nổ, người chỉ huy nổ mìn đấu nối dây chính vào nguồn điện và khởi nổ;
7) Kiểm tra và xử lý hiện trường sau khi nổ.
7.2.5 Yêu cầu về nguồn điện và tính toán các thông số mạng nổ điện tham khảo Phụ lục C của tiêu chuẩn này để thực hiện.

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   39




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương