Tawhid Muyassir " Giáo Lý Độc Thần"


Con Người Thể Hiện Hành Động Thờ Phượng Vì Lợi Ích Trần Gian



tải về 1.63 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.63 Mb.
#36618
1   2   3   4   5

Con Người Thể Hiện Hành Động Thờ Phượng Vì Lợi Ích Trần Gian

# Ý nghĩa về vấn đề này :

Có nghĩa là một người hành động một việc làm thờ phượng nào đó chỉ vì muốn đạt được lợi ích ở nơi trần gian.



# Các hình ảnh thí dụ về vấn đề này :

1- Người đi hành hương Hajj vì muốn có được của cải.

2- Người tham gia trận chiến mục đích chỉ muốn thu được chiến lợi phẩm.

3- Người làm công việc Azan (thông báo vào giờ dâng lễ nguyện) mục đích muốn có được lương hàng tháng.

4- Người đi tìm hiểu và học hỏi kiến thức tôn giáo chẳng qua chỉ vì muốn có được bằng cấp và có một địa vị nhất định nào đó.

# Giáo luật qui định về vấn đề này :

Có hai trường hợp.

1- Nếu đa phần các hành động thờ phượng hoặc tất cả được thực hiện với mục đích lợi ích trần gian thì đó là đại Shirk.

2- Rằng chỉ thực hiện một hành động thờ phượng nào đó với mục đích lợi ích trần gian, thì đây là tiểu Shirk, việc làm đó không có giá trị nơi Allah.



# Sự cảnh báo cho những ai thực hiện các hành động thờ phượng chỉ vì mục đích lợi ích trần gian :

Allah, Đấng Tối Cao phán :

ﮋمَن كَانَ يُرِيدُ ٱلۡحَيَوٰةَ ٱلدُّنۡيَا وَزِينَتَهَا نُوَفِّ إِلَيۡهِمۡ أَعۡمَٰلَهُمۡ فِيهَا وَهُمۡ فِيهَا لَا يُبۡخَسُونَ ١٥ أُوْلَٰٓئِكَ ٱلَّذِينَ لَيۡسَ لَهُمۡ فِي ٱلۡأٓخِرَةِ إِلَّا ٱلنَّارُۖ وَحَبِطَ مَا صَنَعُواْ فِيهَا وَبَٰطِلٞ مَّا كَانُواْ يَعۡمَلُونَ ١٦ ﮊ (هود: 15- 16)

{Ai muốn đời sống trần tục này với vẽ hào nhoáng của nó, thì TA sẽ trả đầy đủ phần công lao của họ nơi đó và họ sẽ không bị cắt giảm một tí nào nơi đó. Họ là những kẻ sẽ không hưởng được gì ở Đời Sau ngoại trừ Lửa (của Hỏa ngục). (Lúc đó, họ mới nhận thầy) công trình của họ nơi (trần gian) sẽ tiêu tan và công việc mà họ đã từng làm nơi đó sẽ trở thành vô nghĩa} (Chương 11. Hud, câu 15 – 16).

Nabi Muhammad e nói:

« مَنْ تَعَلَّمَ عِلْمًا مِمَّا يُبْتَغَى بِهِ وَجْهُ اللَّهِ عَزَّ وَجَلَّ لاَ يَتَعَلَّمُهُ إِلاَّ لِيُصِيبَ بِهِ عَرَضًا مِنَ الدُّنْيَا لَمْ يَجِدْ عَرْفَ الْجَنَّةِ يَوْمَ الْقِيَامَةِ » (رواه أبو داود وأحمد)

Ai học hỏi kiến thức thuộc những gì phải hướng về nơi Allah, Đấng Tối Cao, mà không vì Ngài, ngược lại học nó chỉ vì mục đích để đạt được lợi ích nào đó của trần gian thì y sẽ không ngửi thấy mùi của Thiên Đàng vào Đời Sau.” (Abu Dawood, Ahmad ghi lại).

$ $ $


Halaf (Thề Thốt) Bởi Ai (Vật) Khác Ngoài Allah

# Định nghĩa Halaf:

- Theo nghĩa của từ: Là sự ràng buộc.

- Theo nghĩa thành ngữ: Sự xác nhận cho một quyết định bằng cách nhân danh một thứ gì đó được tôn vinh bởi các từ ngữ thề thốt.

Và các từ ngữ thề thốt tiêu biểu: “و” “wa-u”, “ب” “ba’-” “ت” “ta’-”.



# Các tên gọi khác cho Halaf:

Halaf còn được gọi là: Al-Yami-n, Al-Qasam.



# Sự thề thốt được giáo luật cho phép:

- Thề bởi Allah như nói: Wollo-h, Billa-h, Tollo-h.

- Thề bởi các đại danh của của Allah như nói: Warrohma-n (thề bởi Đấng Nhân từ), Wal-Azhi-m (thề bởi Đấng Vĩ đại), Wassamia’ (Thề bởi Đấng Hằng nghe), ...

- Thề bởi các thuộc tính của Allah như nói: Bi I’zatilla-h (Thề bởi Quyền năng của Allah), Wa Rohmatilla-h (Thề bởi Lòng Nhân từ của Allah), Wa I’lmilla-h (Thề bởi Kiến thức của Allah), ...



# Giáo luật qui định về việc thề thốt bởi ai (vật) khác ngoài Allah:

Được chia thành hai dạng.

1- Nếu như ai (vật) khác ngoài Allah được tôn vinh đến mức sùng bái như chúng được tôn vinh ngang hàng hoặc hơn so với Allah, thì đây là đại Shirk.

2- Nếu như ai (vật) khác ngoài Allah được tôn vinh nhưng sự tôn vinh đó chưa vượt mức ngang bằng so với Allah, thì đây là tiểu Shirk.



# Bằng chứng cho các qui định của giáo luật về sự thề thốt bởi ai (vật) khác ngoài Allah:

Nabi Muhammad e nói:

« مَنْ حَلَفَ بِغَيْرِ اللَّهِ فَقَدْ كَفَرَ أَوْ أَشْرَكَ » (رواه أبو داود والترمذي وأحمد)

Người nào thề thốt bởi ai (vật) khác ngoài Allah thì người đó không có đức tin (Kufr) hoặc mang tội Shirk.” (Abu Dawood, At-Tirmizhi, và Ahmad ghi lại).



# Các thí dụ tiêu biểu về sự thề nguyền bởi ai (vật) khác ngoài Allah:

1- Thề thốt bởi các vị ngoan đạo và hiền nhân được cho là các vị thánh (đối với những người có tư tưởng và quan niệm sai lệch, rời xa Tawhid).

2- Thề thốt bởi địa vị của Nabi hoặc bậc cấp của các vị thánh nhân (theo quan niệm và tư tưởng sai lệch).

3- Thề thốt bởi sự sống của một số người nhất định nào đó.

4- Thề thốt bợi uy tín và đạo hạnh cao quý của một ai đó.

# Phần tóm lược hữu ích về giới luật Halaf (thề thốt):

1- Nghiêm cấm việc thề thốt bởi ai (vật) khác ngoài Allah bởi vì đó là đại Shirk.

2- Nghiêm cấm việc thề thốt bởi Allah trên những sự việc dối trá và những điều không trung thực. Và đó là hành động phản bội lời thề và bất kính với Allah.

3- Nghiêm cấm việc lạm dụng quá nhiều sự thề thốt bởi Allah trong những hoàn cảnh không nhất thiết, cho dù sự thề thốt đó trên những sự việc trung thực đi chăng nữa. Bởi lẽ, điều đó sẽ hạ thấp sự thiêng liêng và tính tối cao của Allah.

4- Cho phép thề thốt bởi Allah trên những sự việc (điều) trung thực nếu thật sự cần thiết.

# Cách tự xóa tội cho ai lỡ thề thốt bởi ai (vật) khác ngoài Allah:

Rằng y hãy nói: “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ” “La ila-ha illollo-h” “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e:

«مَنْ حَلَفَ فَقَالَ فِى حَلِفِهِ وَاللاَّتِ وَالْعُزَّى. فَلْيَقُلْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ.» (متفق عليه)

Ai thề thốt và đã nói trong lời thề của mình: thề bởi thánh Al-Lat, thánh Al-Uzza, thì hãy nói:

“لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ” “La ila-ha illollo-h” “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

$ $ $

Sự Tổ Hợp Shirk Giữa Allah Và Một Tạo Vật Nào Đó Của Ngài Bằng Từ Nối “و – “Và”

# Ý nghĩa của vấn đề:

Việc dùng từ nối “و” – “Và” để liên kết Allah với một ai (vật) nào đó từ những tạo vật của Ngài trong bất kỳ một sự việc (điều) gì đó là mang tội Shirk với Ngài.



# Một số câu nói tiêu biểu:

1- Đó là những gì Allah và anh (chị, ..) đã muốn.

2- Tôi hy vọng nơi Allah và hy vọng nơi anh (chị, ..).

3- Tôi cầu xin Allah và anh (chị, ..) giúp đỡ.

4- Nếu không có Allah và anh (chị, ..) thì tôi đã chết rồi.

Và những gì tương tự những lời nói trên đây.



# Giáo luật qui định về vấn đề này:

Giáo luật phân chia vấn đề này thành hai trường hợp.

1- Nếu người nói có tư tưởng và quan niệm sự ngang bằng giữa Allah với bất kỳ ai, (hoặc vật gì đó), thì đây là đại Shirk, cho dù từ liên kết là từ “ثم” “Thumma” có nghĩa là “Sau đó, sau nữa, rồi”.

2- Nếu người nói không có tư tưởng và quan niệm ngang bằng giữa Allah và bất kỳ ai, (hoặc vật gì đó), thì đây là tiểu Shirk.



# Sự đúng đắn trong các lời nói sau đây:

1- Dùng từ nối “ثم” “Thumma” có nghĩa là “Sau đó, sau nữa, rồi”, đồng thời không có tư tưởng và quan niệm sự ngang bằng giữa Allah và ai (vật) khác ngoài Ngài.

Thí dụ như nói: Allah muốn rồi anh (chị, ..) muốn, tôi cầu xin Allah giúp đỡ rồi sau đó là nhờ anh (chị, ..), ...

2- Tất cả mọi vụ việc đều là do Allah.

Thí dụ như nói: Allah đã muốn như thế, Tôi cầu xin Allah giúp đỡ, ... Và đây là cách nói tốt nhất và hoàn mỹ nhất.

# Sự khác nhau giữa hai từ nối “وvà “ثم:

- Từ nối “و” thể hiện tính so sánh và ngang bằng.

- Từ nối “ثم” thể hiện sự theo sau, tiếp nối theo sau.

$ $ $


Từ “لو Law”

(Dẫu Mà, Giá Mà, Giá như)

# Có ba trường hợp dùng từ này:

1- Trường hớp thứ nhất: Được phép.

Dùng từ này để thông tin như nói:

“Giá như tôi tham dự buổi học là tôi đã thu thập được nhiều điều hữu ích rồi”.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e:

« لَوِ اسْتَقْبَلْتُ مِنْ أَمْرِى مَا اسْتَدْبَرْتُ مَا سُقْتُ الْهَدْىَ ، وَلَحَلَلْتُ مَعَكُمْ » (متفق عليه)

Giá như Ta biết trước sự việc như vậy là Ta đã không giết Hady (con vật giết tế khi làm Hajj) mà đợi tahallul (hoàn tất các nghi thức Hajj để trở lại sinh hoạt bình thường) cùng các người.” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).



2- Trường hợp thứ hai: Khuyến khích.

Dùng từ này để nói lên sự khao khát và ước muốn làm điều tốt.

Thí dụ như nói: “Giá mà mình có tiền thì mình sẽ bố thí cho người nghèo”.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e khi Người kể về một câu chuyện về một người trong bốn người nói: “Giá như mình có tiền thì chắc chắn mình hành động như người kia đã làm” tức y đang ao ước được làm điều tốt. Rồi Người e bảo:

«فَهُوَ بِنِيَّتِهِ فَأَجْرُهُمَا سَوَاءٌ » (رواه أحمد و الترمذي)

Y sẽ được ban ân phước theo sự định tâm của y. Và phần ân phước cho cả hai người đều như nhau.” (Ahmad và Tirmizhi ghi lại).



3- Trường hợp thứ ba: Bị nghiêm cấm.

Dùng từ này trong ba tình huống sau.



- Phản đối lại giáo luật:

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋلَوۡ أَطَاعُونَا مَا قُتِلُواْ ﮊ (آل عمران : 168)

{Phải chi họ nghe lời chúng mình thì đâu đến nỗi phải bị giết} (Chương 3. Ali-Imran, câu 168).



- Phản đối và chống lại định mệnh:

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋلَّوۡ كَانُواْ عِندَنَا مَا مَاتُواْ وَمَا قُتِلُواْ ﮊ (آل عمران : 156)

{Giá họ ở lại với chúng mình thì đâu đến nổi bị chết hoặc bị giết} (Chương 3. Ali-Imran, câu 156).



- Ao ước và mong muốn làm điều xấu:

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e khi Người kể về câu chuyện của bốn người và một trong bọn họ nói: “Giá như minh có tiền mình sẽ hành động như người kia đã làm” tức y đang ao ước làm điều xấu. Người e bảo:

« فَهُوَ بِنِيَّتِهِ فَوِزْرُهُمَا سَوَاءٌ » (رواه أحمد و الترمذي)

Y sẽ được toại nguyện theo sự định tâm của y. Và tội lỗi cho cả hai người đều như nhau.” (Ahmad và Tirmizhi ghi lại).

$ $ $

Nguyền Rủa Thời Gian

# Ý nghĩa:

Chửi, than trách và đổ lỗi cho thời gian.



# Giáo luật qui định về việc nguyền rủa và than trách thời gian:

Giáo luật phân chia vấn đề này thành ba dạng.

1- Mang tính thông báo chứ không mang nghĩa chê trách. Đây là dạng được phép.

Thí dụ như nói: Chúng tôi cảm thấy mệt do ngày hôm nay nóng quá. Hoặc như câu nói của Nabi Lu-t u: “Hôm nay là ngày khó khăn và gây go”.

2- Chửi rủa thời gian vì cho rằng nó chính là thủ phạm.

Như có tư tưởng và quan niệm rằng thời gian nào đó sẽ làm thay đổi những điều tốt lành thành những điều rủi ro và tai ách. Đây là điều đại Shirk.

3- Chửi rủa thời gian vì cho rằng nó chính là thời điểm của một sự việc nào đó không tốt lành, tuy nhiên vẫn tin rằng Allah là Đấng xui khiến. Đây là điều bị nghiêm cấm và nó là một trong những đại tội.

# Chửi rủa thời gian là hành vi sai trái và bất kính với Allah, Đấng Tối Cao:

Nabi Muhammad e nói:

« قَالَ اللَّهُ عَزَّ وَجَلَّ يُؤْذِينِى ابْنُ آدَمَ ، يَسُبُّ الدَّهْرَ وَأَنَا الدَّهْرُ ، بِيَدِى الأَمْرُ ، أُقَلِّبُ اللَّيْلَ وَالنَّهَارَ » (متفق عليه)

Allah, Đấng Tối Cao phán bảo: Con cháu của Adam đã xúc phạm đến TA, chúng chửi rủa thời gian trong khi TA là thời gian, mọi sự việc đều ở tay TA, TA đã làm luân chuyển đêm và ngày” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó). “TA là thời gian” có nghĩa là Allah muốn nói rằng Ngài là Đấng đã quản lý thời gian, mọi sự thay đổi và luân chuyển của thời gian đều do sự điều hành và cho phép của Ngài.



Lưu ý:

Thời gian không phải là tên trong các tên thiêng liêng của Allah.

$ $ $

Hai Nguyên Tắc Hữu Ích Trong Ngôn từ

1- Bắt buộc phải giữ chiếc lưỡi của mình khỏi những lời nói bị nghiêm cấm như: Nói xấu sau lưng người khác, phỉ báng, mách lẻo gây oán hận lẫn nhau, và gian dối. Và giữ chiếc lưỡi khỏi điều Shirk như thề thốt bởi ai (vật) khác ngoài Allah.

Bởi vì mỗi một người sẽ phải bị thanh toán tất cả mọi hành vi và lời nói. Allah, Đấng Tối Cao phán rằng:

ﮋمَّا يَلۡفِظُ مِن قَوۡلٍ إِلَّا لَدَيۡهِ رَقِيبٌ عَتِيدٞ ﮊ (ق: 18)

{Không một lời nào y thốt ra mà không được ghi chép bởi hai vị (Thiên Thần) Canh gác lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng (ghi chép)} (Chương 50. Qa-f, câu 18).

Và một người có thể bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam cũng chỉ vì một lời nói duy nhất được thốt ra. Do đó, phải hết sức cẩn thận trong cách dùng ngôn từ và lời nói.

2- Các ngôn từ và lời nói mang nhiều ý nghĩa trong đó có ý nghĩa khiến người nói phạm vào Shirk.

Không được dùng những ngôn từ và lời nói như thế này, bởi vì dùng nó e rằng nó sẽ khiến người nói rơi vào Shirk hoặc nó có thể là một cái ngõ dẫn lối đến với Shirk.

$ $ $

Bid’ah

(Sự Đổi Mới)

# Định nghĩa :

- Theo nghĩa của từ: Cái gì đó được sáng tạo một cách mới hoàn toàn không được dựa trên cái đã có.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Những gì trong tôn giáo được đổi mới và cải biên không dựa trên bằng chứng giáo luật (bởi vì không có bằng chứng giáo luật).

# Các loại Bid’ah:

1- Bid’ah trong đời sống sinh hoạt và tập quán:

Như đổi mới và cải biên các hình thức sinh hoạt cũng như các sự việc trong đời sống xã hội nhằm làm cho cuộc sống luôn phát triển tốt hơn. Đây là loại Bid’ah được phép, bởi vì theo nguyên tắc của giáo luật thì mọi sinh hoạt và tập quán của đời sống nguyên gốc của nó là được phép.



2- Bid’ah trong đạo giáo:

Và đây là dạng Bid’ah bị nghiêm cấm, bởi vì theo nguyên tắc của giáo luật thì căn nguyên mọi hoạt động của đạo là không được tự ý sáng tạo mà phải dừng lại ngay tại điểm dừng được đạo giáo qui định.



# Các dạng Bid’ah trong tôn giáo:

Có ba dạng.



1- Bid’ah trong đức tin:

Là sự có tư tưởng và quan niệm trái với những gì được Allah và Thiên Sứ của Ngài e thông điệp.

Thí dụ:

Đưa ra thuyết so sánh và suy luận các thuộc tính và đại danh của Allah, hoặc phủ nhận định mệnh và số phận.



2- Bid’ah trong hành động:

Và đó là thờ phượng Allah không theo cung cách được giáo luật qui định.

Tiêu biểu cho các việc làm Bid’ah này:

- Sự đổi mới và cải biên cung cách thờ phượng không có trong giáo luật.

- Thêm bớt trong cung cách thờ phượng đã được giáo luật qui định.

- Thực hiện cung cách thờ phượng được giáo luật qui định theo một phong cách mới được cải biên.

- Ấn định thời gian cụ thể để thực hiện các nghi thức thờ phượng được giáo luật qui định trong khi giáo luật không hề qui định thời gian nhất định nào cả. Như viếng mồ mả vào một thời điểm nhất định nào đó, tạo ra các ngày lễ để thờ phượng, tổ chức tiệc tùng cho các lễ hội không có trong giáo luật.

3- Bid’ah trong việc từ bỏ một thứ gì đó:

Đó là việc từ bỏ một hành động, sinh hoạt nào đó, hoặc bỏ một nhu cầu nào đó với mục đích thờ phượng.

Thí dụ:

Không ăn thịt với mục đích thờ phượng, không lập gia đình (cưới vợ, lấy chồng) với mục đích thờ phượng.



# Các dạng Bid’ah được phân loại theo giới luật: Có hai dạng.

1- Bid’ah Kufr (vô đức tin): Người làm dạng Bid’ah này sẽ bị trục xuất khỏi Islam tức trở thành Kafir (kẻ ngoại đạo)

Thí dụ: Sự chống đối giáo luật, cho rằng Kinh Qur’an là tạo vật của Allah chứ không phải là lời của Ngài.



2- Bid’ah mang tính sai quấy và lệch lạc:

Người làm dạng Bid’ah này sẽ bị mang tội nhưng chưa đến mức bị trục xuất khỏi Islam.

Thí dụ: Tụng niệm tập thể, ấn định các đêm của nửa tháng Sha’ban để hành đạo.

# Lời cảnh báo và sự phản bác những điều Bid’ah:

Lời cảnh báo và phản bác những điều Bid’ah chỉ thông qua một câu kinh và hai Hadith sau đây là đã đầy đủ.

1- Lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡ وَأَتۡمَمۡتُ عَلَيۡكُمۡ نِعۡمَتِي وَرَضِيتُ لَكُمُ ٱلۡإِسۡلَٰمَ دِينٗاۚ ﮊ (المائدة : 3)

{Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn thành tôn giáo cho các ngươi, TA cũng đã hoàn tất ân huệ của TA cho các ngươi, và TA đã hài lòng chọn Islam làm tôn giáo cho các ngươi.} (Chương 5. Al-Ma-idah, câu 3).

2- Lời di huấn của Nabi Muhammade:

« مَنْ أَحْدَثَ فِى أَمْرِنَا هَذَا مَا لَيْسَ فِيهِ فَهُوَ رَدٌّ » (البخاري)

Ai đổi mới một điều gì đó mà nó không có trong sứ mạng này của ta thì y sẽ không được chập nhận.” (Al-Bukhari).

« مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهْوَ رَدٌّ » (رواه مسلم)

Ai làm một việc làm nào đó mà nó không thuộc sứ mạng của ta thì y không được chấp nhận.” (Muslim).

3- Lời di huấn của Nabi Muhammad e trong bài thuyết giảng cuôi cùng của Người:

« وَشَرُّ الأُمُورِ مُحْدَثَاتُهَا وَكُلُّ مُحْدَثَةٍ بِدْعَةٌ وَكُلُّ بِدْعَةٍ ضَلاَلَةٌ وَكُلُّ ضَلاَلَةٍ فِيْ النَّارِ » (رواه مسلم)

Và điều xấu nhất là sự đổi mới, và tất cả sự đổi mới đều Bid’ah, và tất cả điều Bid’ah đều lệch lạc, và tất cả điều lệch lạc đều phải ở trong Hỏa ngục.” (Muslim ghi lại).

# Liệu có điều Bid’ah tốt và Bid’ah xấu không?

Người nào phân chia việc làm Bid’ah thành hai loại: Bid’ah tốt và Bid’ah xấu, là người đã không thông suốt và nghịch lại với lời di huấn của Nabi Muhammad e khi Người nói: “Và tất cả điều Bid’ah đều lệch lạc”. Rõ ràng Thiên sứ của Allah e đã phán quyết rằng tất cả mọi điều Bid’ah đều lệch lạc và sai quấy, còn người này lại dám bảo rằng: Không phải tất cả điều Bid’ah đều sai trái và lệch lạc mà vẫn có những điều Bid’ah tốt đẹp và đúng đắn.



# Các nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các điều Bid’ah:

Tiêu biểu là các nguyên nhân sau đây:

1- Dốt kiến thức tôn giáo.

2- Theo chủ nghĩa ý thích của bản thân.

3- Cố chấp và tin một cách mù quáng vào những tư tưởng hay những ai đó.

4- Bắt chước theo những người ngoại đạo.

5- Dựa vào các Hadith bịa đặt không có sở xác thực từ Nabi e.

6- Những phong tục và mê tín đi ngược lại với trí tuệ và không được giáo luật ủng hộ và tán thành.



# Hai nguyên tắc quan trọng rất hữu ích trong việc nhận biết những điều Bid’ah và để phản kháng lại chúng:

Thứ nhất: Căn nguyên của mọi việc thờ phượng là nghiêm cấm, là dừng lại, là không tự ý hành động cho đến khi nào có bằng chứng từ giáo luật sai khiến và hướng dẫn.

Thứ hai: Tất cả những việc làm thờ phượng nào đó đã có người thực hiện và mời gọi đến chúng trong thời của Nabi Muhammad e nhưng Người đã không làm và các vị Sahabah của Người cũng không ai làm thì có nghĩa là những việc làm đó không có trong giáo luật.

# Hai điều lưu ý quan trọng:

Điều thứ nhất: Imam Malik  nói: (Người nào cải biên và đổi mới trong Islam một điều Bid’ah và khẳng định nó là điều tốt đẹp thì quả thật y đã cho rằng Muhammad  đã không làm đúng theo Thông điệp; bởi vì Allah đã phán rằng:ﮋٱلۡيَوۡمَ أَكۡمَلۡتُ لَكُمۡ دِينَكُمۡﮊ {Ngày hôm nay TA (Allah) đã hoàn thành tôn giáo cho các ngươi} (Chương 5. Al-Ma-idah, câu 3), do đó, những gì của ngày hôm đó chưa phải là tôn giáo thì ngày hôm nay sẽ không phải là tôn giáo).

Điều thứ hai: Sheikh Alba-ni  nói: (Chúng ta phải biết rằng một điều Bid’ah nhỏ nhất mà một người mang đến trong tôn giáo là Haram (bị nghiêm cấm), chứ trong Bid’ah không có điều gì – như một số người cho rằng – là điều đáng chê trách chưa đến mức nghiêm cấm).

# Một số điều Bid’ah đã lan rộng trong cộng đồng tín đồ Islam:

1- Tổ chức lễ Sinh nhật cho Nabi e và các lễ sinh nhật khác.

2- Tổ chức lễ ăn mừng cho đêm Isra’ (Dạ hành) và Mi’ra-j (Thăng thiên) của Nabi e.

3- Tổ chức lễ ăn mừng vào đêm giữa tháng Sha’ban.

4- Tổ chức lễ đón tết dương lịch.

5- Tìm ân phúc từ những địa điểm, những di tích, những con người còn sống và đã chết.

6- Tụng niệm tập thể.

7- Nhờ vả và yêu cầu ai đó đọc Fatihah cho những linh hồn đã chết hoặc vào những dịp nào đó.

8- Ấn định tháng Rajab cho Umrah và cho những hình thức thờ phượng nhất định nào đó.

9- Định tâm vào lễ nguyện Salah một cách lớn tiếng bằng lời.

10- Nhờ vả ai đó có một vị trí nhất định nào đó làm kẻ trung gian trong việc cầu nguyện và khấn vái Allah.

# Giới thiệu các sách hữu ích trong việc nhận biết những điều Bid’ah:

1- “التحزير من البدع” “Cảnh Bảo Những Điều Bid’ah” của Sheikh Abdul-Aziz Bin Baz .

2- “السنن والمبتدعات” “Những Điều Sunnah Và Những Điều Bid’ah” của Sheikh Muhammad Abdussalam Alqushayri.

3- “البدع والمحدثات وما لا أصل له” “Những Điều Bid’ah, Những Điều Đổi Mới, Và Những Gì Không Có Cơ Sở Giáo Luật” được tập hợp và soạn thảo bởi Humu-d Almatar.

4- “الإبداع في مضار الابتداع” “Tại Hại Trong Việc Tạo Ra Điều Bid’ah” của Sheikh Ali Mahfu-zh.

5- “البدع الحولية” “Những Điều Bid’ah Phổ Biến” của Sheikh Abdullah Attuwaijari.



Phần bổ sung kiến thức:

Sự noi theo sẽ không đúng ngoại trừ phải hội đủ những điều sau đây:

TT

Điều kiện cho sự noi theo

Thí dụ về sự noi theo không đúng

1

Lý do

Dâng lễ nguyện Salah hai Rak-at do mưa.

2

Loại

Xuất Zakah Fitr bằng tiền.

3

Mức lượng

Dâng lễ nguyện Salah Maghrib bốn Rak-at có chủ ý

4

Cách thức

Lấy Wudu bằng cách bắt đầu từ chân và kết thúc ở gương mặt

5

Thời gian

Giết Qurban Adhi-yah trong Ramadan

6

Địa điểm

I’tika-f tại những nơi hoang vắng như Sa mạc, các ngọn đồi.

$ $ $

Sự Tuyên Truyền Và Kêu Gọi Đến Với Tawhid

Sự tuyên truyền, kêu gọi đến với Allah là một việc làm rất thiêng liêng và ân phước của nó thì vĩ đại vô cùng, và nó là sứ mạng của các vị Thiên Sứ, các vị Nabi, là nhiệm vụ của những người ngoan đạo cũng như những vị lãnh đạo Islam.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋٱدۡعُ إِلَىٰ سَبِيلِ رَبِّكَ بِٱلۡحِكۡمَةِ وَٱلۡمَوۡعِظَةِ ٱلۡحَسَنَةِۖ وَجَٰدِلۡهُم بِٱلَّتِي هِيَ أَحۡسَنُۚ ﮊ (النحل: 125)

{Hãy mời gọi đến với con đường của Thượng Đế của Ngươi (hỡi Muhammad!) một cách khôn ngoan cùng với lời khuyên răn tốt đẹp, và hãy tranh luận với họ bằng những gì tốt đẹp nhất} (Chương 16. An-Nahl, câu 125).

ﮋقُلۡ هَٰذِهِۦ سَبِيلِيٓ أَدۡعُوٓاْ إِلَى ٱللَّهِۚ عَلَىٰ بَصِيرَةٍ أَنَا۠ وَمَنِ ٱتَّبَعَنِيۖ ﮊ (يوسف : 108)

{Hãy bảo (họ): “Đây là con đường của Ta (Muhammad). Ta kêu gọi các người đến với Allah. Ta và những ai theo ta đang ở trên chân lý} (Chương 12. Yusuf, câu 108).

Nabi Muhammad e nói:

«فَوَاللَّهِ لأَنْ يُهْدَى بِكَ رَجُلٌ وَاحِدٌ خَيْرٌ لَكَ مِنْ حُمْرِ النَّعَمِ » (متفق عليه)

Thề bởi Allah, nếu chỉ có một người duy nhất được hướng dẫn bởi ngươi (một vị Sahabah) thì điều đó tốt cho ngươi hơn cả ngươi có được một con lạc đà màu vàng hoe (đây là con lạc đà quí giá đối với người Ả rập lúc bấy giờ)” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó)

«مَنْ دَعَا إِلَى هُدًى كَانَ لَهُ مِنَ الأَجْرِ مِثْلُ أُجُورِ مَنْ تَبِعَهُ لاَ يَنْقُصُ ذَلِكَ مِنْ أُجُورِهِمْ شَيْئًا» (رواه مسلم)

Ai kêu gọi đến với Chỉ đạo thì y sẽ được ban ân phước giống như ân phước của những người đã đi theo lời kêu gọi của y và sẽ không thiếu sót một điều gì từ ân phước của họ.” (Muslim ghi lại).

# Tawhid là điều đầu tiên trong việc truyền bá:

Điều đầu tiên phải được biết, hiểu, thực hành và mời gọi mọi người đến với nó, đó là Tawhid.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e khi Người nói vơi Mu-a’z lúc Người cử phái ông đi xứ Yemen:

« فَلْيَكُنْ أَوَّلَ مَا تَدْعُوهُمْ إِلَيْهِ شَهَادَةُ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللّه » و في رواية « إِلَى أَنْ يُوَحِّدُوا اللَّهَ» (متفق عليه)

Điều đầu tiên mà ngươi phải kêu gọi họ đến với nó đó là lời tuyên thệ Shahadah: “لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللّه” “La ila-ha illollo-h” “Không có Đấng thờ phượng nào khác ngoài Allah”” và trong một lời dẫn khác “..đến với sự tôn thờ duy nhất một mình Allah.” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

# Một số hình thức truyền bá đến với Tawhid:

Sau đây là một số hình thức phù hợp cho tất cả mọi người nhưng không gặp nhiều khó khắn:

1- In ấn sách, các tờ rơi về các chủ đề liên quan đến Tawhid và đem phân phát.

2- Nói chuyện với những nhà kinh doanh để hợp tác cổ phần trong việc in ấn và xuất bản các loại sách về Tawhid cũng như các vấn đề về giáo lý.

3- Ghi âm và phân phát các băng đĩa thuyết giảng và tuyên truyền giáo lý Tawhid.

4- Đi Thuyết trình giảng dạy Tawhid đối với ai có khả năng đó hoặc có thể tổ chức sắp xếp chương trình mời các vị học giả, các vị truyền giáo đến thuyết giảng.

5- Giáo dục con cái và người thân trong gia đình về căn bản Tawhid, dạy họ các sách về giáo lý Tawhid và khuyến khích việc học của họ bằng cách thưởng các món quà cho họ.

$ $ $


Các Sách Quan Trọng Về Giáo Lý Tawhid

Dưới đây là danh sách hữu ích về các sách quan trọng về Giáo lý Tawhid, khuyên các bạn đạo hữu Muslim tìm đọc và nghiên cứu chúng, mục đích để các bạn có thể bổ sung kiến thức chân lý về tôn giáo của mình, để nhận biết đâu là con đường thành đạt ở đời này và đời sau, và để biết rằng người nào đi ngược lại với nó sẽ bị thất bại và thua thiệt.

Các bạn đạo hữu Muslim hãy biết rằng việc học hỏi và nghiên cứu giáo lý Tawhid là một trong các nội dung quan trọng của môn học Fiqh (Thông hiểu giáo luật Islam) về tôn giáo. Và quả thật, một số học giả đã phân chia môn học Fiqh thành:

1- Đại Fiqh: Gồm các nội dung về các vấn đề tư tưởng, đức tin và Tawhid.

2- Tiểu Fiqh: Gồm các nội dung về các vấn đề giáo luật trong việc hành đạo, thờ phượng và trong lĩnh vực đời sống xã hội cũng như sinh hoạt đời thường.

Và sau đây là các tên sách:

1- “الأصول الثلاثة” “Ba Căn Nguyên Của Giáo Lý”

2- “القواعد الأربع” “Bốn Nguyên Tắc Cơ Bản”

3- “كشف الشبهات” “Khám Phá Những Điều Chưa Rõ Ràng”

4- “كتاب التوحيد” “Kitab Tawhid”.

Bốn quyển sách đều từ một tác giả đó là Sheikh AlMujaddid Muhammad bin Abdul-Wahha-b .

5- “مجموعة التوحيد النجدية” “Bộ Tawhid Hữu Ích”.

6- “فتح المجيد شرح كتاب التوحيد” “Fathul-Majid, Giải Thích Kitab Tawhid”

Của Sheikh Abdurrahman bin Hasan.

7- “تيسير العزيز الحميد شرح كتاب التوحيد” “Taysi-r Al-Aziz Alhami-d, Giải Thích Kitab Tawhid”

Của Sheik Sulayman bin Abdullah.

8- “معارج القبول” “Đường Thăng Thiên Được Chấp Nhận”

9- “أعلام السنة المنشورة” “Tiêu Chuẩn Sunnah Được Truyền Bá”.

Hai sách này đều là của học giả Sheikh Ha-fizh Al-hukmi.

10- “القول المفيد على كتاب التوحيد” “Lời Nói Hữu Ích Về Kitab Tawhid” của Sheik Muhammad bin Salih Al-Uthaymeen.

11- “كتاب التوحيد” “Kitab Tawhid”.

12- “الإرشاد إلى صحيح الاعتقاد” “Hướng dẫn đến Đức Tin Đúng Đắn”

Hai sách này của Sheikh Salih Al-Fawzan.

13- “العقيدة الواسطية” “Al-Aqi-dah Wa-siti-yah” tạm dịch “Đức Tin Trung Hòa” của Sheikh Al-Islam ibnu Taymi-yah.

14- “شرح العقيدة الواسطية” “Giải Thích Al-Aqi-dah Wa-siti-yah” của Sheikh Muhammad Al-Uthaymeen.

15- “شرح العقيدة الواسطية” “Giải Thích Al-Aqi-dah Wa-siti-yah” của Sheikh Salih AlFawzan.

16- “القواعد المثلى في صفات الله وأسمائه الحسنى” “Các Nguyên Tắc Tốt Đẹp Về Các Thuộc Tính Và Đại Danh Hoàn Mỹ Của Allah” của Sheikh Muhammad Al-Uthaymeen.

17- “العقيدة الطحاوية” “Al-Aqi-dah Attaha-wiyah” tạm dịch “Đức Tin Thiêng Liêng” và bộ giải thích về sách này của Ibnu Abi Al-Az Al-Hanafi.



# Hãy cố gắng tìm đọc các sách và các Fata-wa của những học giả uyên bác này:

1- Sheikh Al-Islam Ibnu Taymi-yah.

2- Học trò của ông Imam Ibnu AlQayyim.

3- Sheikh Al-Islam Muhammad bin Abdul-Wahha-b và thế hệ con cháu ông từ những vị Imam trong việc truyền bá.

4- Sheikh Abdul-Aziz bin Abdullah bin Baz.

5- Sheikh Muhammad bin Salid Al-Uthaymeen.

6- Sheikh Abdullah Aljibiri-n.

7- Sheikh Salih Al-Fawzan.

Và những vị học giả Islam khác được biết đến về vấn đề Tawhid và tư tưởng tôn giáo đúng đắn.

$ $ $


Lời Kết

Để kết thúc bức thông điệp này, tôi xin dâng lên Allah, Đấng Tối Cao, mọi lời ca ngợi và tạ ơn về những thuận lợi trong việc hoàn tất nó.

Mong rằng bức thông điệp này đây có thể giúp các đạo hữu Muslim hiểu rõ hơn về Tawhid qua phong cách trình bày đã được cố gắng sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất.

Cầu xin Allah, Đấng Tối Cao và Quyền năng ban ân phước tốt đẹp nhất cho tất cả những ai đã đóng góp công sức trong việc truyên truyền, in ấn bức thông điệp này, và xin Ngài hãy nhân ân phước thêm cho họ nhiều và thật nhiều hơn nữa.

وَصَلَّى اللهُ وَسَلَّمَ عَلىَ نَبِيِّنَا مُحَمْدٍ وَعَلىَ آلِهِ وَأَصْحَابِهِ أَجْمَعِيْنَ

Cầu xin Allah ban sự bằng an và phúc lành cho Nabi của chúng ta Muhammad, cho dòng dõi của Người cùng tất cả các vị Sahabah của Người.


Tác Giả

Abdullah bin Ahmad Alhaweel

Dịch Thuật

Abu Zaytune Usman Ibrahim



1() Trong bộ Al-Bukhari (2/484) từ Hadith được thuật lại từ Ibnu Mas-ud  (cầu xin Allah hài lòng về ông)

2() Hadith do Tirmizhi ghi lại, số (3094)

3)( Nước Zamzam đích thực không bị mất đi phúc lành khi di chuyển từ một nơi đến một nơi khác.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương