Tawhid Muyassir " Giáo Lý Độc Thần"


Nền tảng thứ ba: Người bề tôi phải nhận biết Nabi của y, Muhammad



tải về 1.63 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích1.63 Mb.
#36618
1   2   3   4   5

Nền tảng thứ ba: Người bề tôi phải nhận biết Nabi của y, Muhammad e.

1- Tên của Người và dòng dõi:

Người tên là Muhammad bin Abdullah, cha của Người tên là Abdullah bin Abdul Muttalib. Ông Abdul Muttalib là con của Ha-shim, thuộc bộ tộc Quraish, một bộ tộc cao quý và tiếng tâm của người Ả rập, và người Ả rập thuộc dòng dõi của Nabi Isma-il, con Nabi Ibrahim - một vị Nabi được Allah ân sủng nhất.



2- Tuổi đời của Người:

Người sống thọ được 63 tuổi, bốn mươi năm trước khi nhận sứ mệnh Nabi và 23 năm lãnh nhiệm sứ mạng Nabi và Thiên Sứ.


3- Sứ mạng Nabi và Thiên Sứ của Người:

Sứ mạng Nabi của Người được biểu hiện qua lời mặc khải của chương “اقرأ” “Iqra’” tức “Hãy đọc!” hay còn gọi là chương Al-Alaq (chương 96 theo thứ tự của Qur’an); và sứ mạng Thiên Sứ của Người được biểu hiện ở chương 74 – Al-Muddaththir (Người đắp chăn).



4- Quê hương và nơi chuyển cư của Người:

Quê hương của Người là Makkah, và nơi chuyển cư của Người là Madinah.



5- Nội dung hay mục đích truyền bá của Người:

Allah cử phái Người đến với nhân loại để kêu gọi họ từ bỏ Shirk và trở về với Tawhid.


$ $ $


Kufr

(Sự Vô Đức Tin)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Kufr là sư che đậy.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Kufr có nghĩa là sự nghịch lại Islam.

# Các dạng Kufr: Có hai dạng.

1- Đại Kufr

2- Tiểu Kufr

# Đại Kufr:

- Định Nghĩa: Nó là sự không có đức tin Iman nơi Allah và các vị Thiên Sứ của Ngài, cho dù có phủ nhận hay không phủ nhận.

­- Giới luật về nó: bị trục xuất khỏi tôn giáo.

­- Phân loại: có năm loại.

1- Kufr do phủ nhận: Bằng chứng là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَمَنۡ أَظۡلَمُ مِمَّنِ ٱفۡتَرَىٰ عَلَى ٱللَّهِ كَذِبًا أَوۡ كَذَّبَ بِٱلۡحَقِّ لَمَّا جَآءَهُۥٓۚ أَلَيۡسَ فِي جَهَنَّمَ مَثۡوٗى لِّلۡكَٰفِرِينَ ٦٨ ﮊ (العنكبوت : 68)

{Và còn ai sai quấy hơn kẻ đặt điều nói dối rồi đỗ thừa cho Allah và phủ nhận Chân lý khi nó đến với y? Phải chăng trong Hỏa Ngục sẽ có một chỗ ở cho những kẻ vô đức tin hay sao ?} (Chương 29. Al-Ankabut, câu 68).

2- Kufr bởi sự ngạo mạn và tự cao tự đại dù trong thâm tâm vẫn tin tưởng:

Bằng chứng là lời nói của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَإِذۡ قُلۡنَا لِلۡمَلَٰٓئِكَةِ ٱسۡجُدُواْ لِأٓدَمَ فَسَجَدُوٓاْ إِلَّآ إِبۡلِيسَ أَبَىٰ وَٱسۡتَكۡبَرَ وَكَانَ مِنَ ٱلۡكَٰفِرِينَ ٣ﮊ (البقرة : 34)

{Và nhớ lại rằng, khi TA phán cho Thiên thần: Hãy phủ phục trước Adam ! Tất cả chúng đều phủ phục ngoại trừ Iblis. Nó từ chối và ngạo mạn. Và nó trở thành một tên phản nghịch.} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 34).

3- Kufr bằng sự ngờ vực, và đó là kufr bởi sự tưởng rằng hay nghĩ rằng:

Bằng chứng là lời phán của Allah, Đấng Tối cao:

ﮋوَدَخَلَ جَنَّتَهُۥ وَهُوَ ظَالِمٞ لِّنَفۡسِهِۦ قَالَ مَآ أَظُنُّ أَن تَبِيدَ هَٰذِهِۦٓ أَبَدٗا ٣٥ وَمَآ أَظُنُّ ٱلسَّاعَةَ قَآئِمَةٗ وَلَئِن رُّدِدتُّ إِلَىٰ رَبِّي لَأَجِدَنَّ خَيۡرٗا مِّنۡهَا مُنقَلَبٗا ٣٦ قَالَ لَهُۥ صَاحِبُهُۥ وَهُوَ يُحَاوِرُهُۥٓ أَكَفَرۡتَ بِٱلَّذِي خَلَقَكَ مِن تُرَابٖ ثُمَّ مِن نُّطۡفَةٖ ثُمَّ سَوَّىٰكَ رَجُلٗا ٣٧ لَّٰكِنَّا۠ هُوَ ٱللَّهُ رَبِّي وَلَآ أُشۡرِكُ بِرَبِّيٓ أَحَدٗا ٣٨ﮊ (الكهف : 35 – 38)

{Và y đi vào ngôi vườn và tự làm cho mình sai quấy; y nói: Tôi không nghĩ rằng ngôi vườn này sẽ vĩnh viễn tiêu tan. Tôi cũng không nghĩ, giờ xét xử sẽ xảy ra và nếu tôi được về với Thượng Đế của tôi trở lại thì chắc chắn tôi sẽ tìm huê lợi khá hơn ngôi vườn này. Người bạn đáp lại trong lúc nói chuyện với y: Phải chăng anh không tin tưởng nơi Đấng đã tạo ra anh từ cát bụi, rồi từ một giọt tinh dịch, rồi uốn nắn anh thành một người bình thường? Đối với tôi, Ngài là Allah, Thượng Đế của tôi, tôi không gán ghép một đối tác nào cùng với Thượng Đế của Tôi cả”} (Chương 18. Al-Kahf, câu 35 – 38).

4- Kufr bằng sự tránh xa, quay lưng làm ngơ:

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَٱلَّذِينَ كَفَرُواْ عَمَّآ أُنذِرُواْ مُعۡرِضُونَ ﮊ (الأحقاف: 3)

{Và những kẻ không có đức tin đã lánh xa những điều mà họ đã được cảnh báo} (Chương 46. Al-Ahqaf, câu 3).

5- Kufr bởi đạo đức giả:

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋذَٰلِكَ بِأَنَّهُمۡ ءَامَنُواْ ثُمَّ كَفَرُواْ فَطُبِعَ عَلَىٰ قُلُوبِهِمۡ فَهُمۡ لَا يَفۡقَهُونَﮊ (المنافقون: 3)

{Sở dĩ như thế là vì chúng có niềm tin rồi chúng lại phủ nhận đức tin; bởi thế, quả tim của chúng bị niêm kín lại nên chúng không hiểu gì cả.} (Chương 63. Al-Muna-fiqu-n, câu 3).



# Tiểu Kufr:

- Định nghĩa: Tất cả những điều trái nghịch lại với các giáo luật được kinh Qur’an, Sunnah cho là Kufr, nhưng chưa đến mức của đại Kufr.

- Giới luật về nó: Haram, và nó là đại tội trong các đại tội, tuy nhiên, nó không khiến người vi phạm phải bị trục xuất khỏi tôn giáo Islam.

- Các hình ảnh tiêu biểu của tiểu Kufr:

1- Phủ nhận hồng phúc. Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋفَكَفَرَتۡ بِأَنۡعُمِ ٱللَّهِ ﮊ (النحل : 112)

{Nhưng nó đã phủ nhận ân huệ của Allah} (Chương 16. An-Nahl, câu 112).

2- Người Muslim đánh giết người Muslim: Nabi Muhammad e có nói:

« سِبَابُ الْمُسْلِمِ فُسُوقٌ، وَقِتَالُهُ كُفْرٌ » (متفق عليه)

Chửi rủa người Muslim là điều xấu và tội lỗi, còn đánh giết người Muslim là vô đức tin (ngoại đạo)” (Hadith được thống nhất về tính xác thực của nó).

3- Phỉ báng và làm mất danh dự người khác.

4- Than khóc và kêu gào cho người chết: Nabi Muhammad e nói:

« اثْنَتَانِ فِى النَّاسِ هُمَا بِهِمْ كُفْرٌ الطَّعْنُ فِى النَّسَبِ وَالنِّيَاحَةُ عَلَى الْمَيِّتِ » (رواه مسلم)

Trong thiên hạ, hai dạng người bị coi là kufr (vô đức tin) do hành động của họ: xúc phạm danh dự của người khác, và than khóc, kêu gào cho người chết” (Muslim).

$ $ $



Nifa-q

(Sự Giả Tạo)
# Định nghĩa:

Theo nghĩa của từ: Nifa-q có nghĩa là sự che đậy và giấu kính một điều gí đó.

Theo thuật ngữ giáo luật: Nifa-q có nghĩa là sự biểu hiện Islam ở vẻ bề ngoài nhưng che đậy sự vô đức tin và tâm niệm xấu xa ở bên trong.

# Các dạng Nifa-q: Có hai dạng Nifa-q.

1- Đại Nifa-q (về đức tin)

2- Tiểu Nifa-q (về hành vi)

# Nifa-q đức tin:

- Khái niệm: Nó là đại Nifa-q, bên ngoài được biểu hiện Islam rõ rệt nhưng bên trong là một sự vô đức tin.

- Giới luật về nó: Nó sẽ khiến một người bị trục xuất hoàn toàn ra khỏi tôn giáo, và người làm nó sẽ bị đày ở tận đáy của Hỏa ngục.

- Các dạng của nó: Có sáu dạng cả thảy.

1- Phủ nhận Thiên Sứ Muhammad e .

2- Phủ nhận một phần thông điệp được Thiên Sứ e mang đến.

3- Căm ghét Thiên Sứ e.

4- Căm ghét một phần thông điệp mà Thiên Sứ e đã mang đến.

5- Vui mừng khi thấy tôn giáo của Thiên Sứ e bị thất bại và tuột dốc.

6- Miễn cưỡng ủng hộ và giúp đỡ trong việc giành thắng lợi cho tôn giáo của Thiên Sứ e.

# Nifa-q hành vi:

* Khái niệm: Nó là việc có những hành vi giống như hành vi của những người Munafiqu-n (những người của Nifa-q, tức những người đạo đức giả), tuy nhiên, trong lòng vẫn còn đức tin Iman.

* Giới luật về nó: Nó không khiến bị trục xuất khỏi tôn giáo, nhưng nó là điều Haram (nghiêm cấm) và là một trong những đại trọng tội. Người có hành động dạng Nifa-q này tồn tại trong họ cả Iman (đức tin) và Nifa-q (giả tạo đức tin), và nếu như hành động Nifa-q này nhiều và thường xuyên có thể khiến trở thành một người đạo đức giả hoàn toàn.
* Một số hình ảnh tiêu biểu về Nifa-q hành vi:

1- Nói dối. Nabi e nói: « إِذَا حَدَّثَ كَذَبَ »Khi nói thì dối trá”. (Al-Bukhari, Muslim)

2- Thất tín. Nabi e nói: «وَإِذَا وَعَدَ أَخْلَفَ» “và khi giao hẹn thì thất tín” (Al-Bukhari, Muslim)

3- Bội tín. Nabi e nói: « وَإِذَا اؤْتُمِنَ خَانَ »và khi được tín nhiệm thì bội tín” (Al-Bukhari, Muslim)

4- Bừa bãi, ngông cuồng khi tranh luận. Nabi e nói: « وَإِذَا خَاصَمَ فَجَرَ»và khi tranh luận thì có thái độ ngông cuồng không đứng đắn” (Al-Bukhari, Muslim)

5- Bội ước. Nabi e nói: « وَإِذَا عَاهَدَ غَدَرَ»và khi giao ước thì phản lại” (Al-Bukhari, Muslim)

6- Lười biếng dâng lễ nguyện Salah tập thể cùng mọi người ở thánh đường. Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَإِذَا قَامُوٓاْ إِلَى ٱلصَّلَوٰةِ قَامُواْ كُسَالَىٰﮊ (النساء : 142)

{Và khi chúng đứng dậy dâng lễ Salah thì chúng đứng lên một cách uể oải và nặng nề} (Chương 4. An-Nisa, câu 142).

7- Phô trương những việc làm ngoan đạo. Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋيُرَآءُونَ ٱلنَّاسَﮊ (النساء : 142)

{Chúng chỉ muốn phô trương cho thiên hạ nhìn thấy} (Chương 4. An-Nisa, câu 142).

$ $ $


Al-Wila’ Và Al-Bara’
# Theo nghĩa của từ:

- Al-Wila’: có nguồn gốc từ danh từ “الولاية” “Al-Wila-yah”, có nghĩa là tình yêu.

- Al-Bara’: là danh động từ của động từ “ برى” “Bara” có nghĩa là cắt đứt, châm dứt.

# Theo thuật ngữ giáo luật:

- Al-Wila’: Tình yêu dành cho những người Muslim, ủng hộ, giúp đỡ họ, quý mến, kính trọng họ, và luôn gần gũi họ.

- Al-Bara’: Không yêu thích người ngoại đạo, tránh xa họ và không ủng hộ hoặc giúp đỡ họ.

# Tầm quan trọng của Al-Wila’ và Al-Bara’:

1- Thuộc nền tảng giáo lý của Islam.

2- Giữ vững đức tin Iman.

3- Nó thuộc đường lối của Nabi Ibrahim u và đường lối của Nabi Muhammad e.



# Các loại Al-Muwa-la-h: Có hai loại.

1- Tawalli. 2- Muwa-la-h.


# Tawalli:

- Ý nghĩa: Yêu thích Shirk và Kufr và những người đi theo nó. Giúp đỡ những người ngoại đạo chống lại những người tin tưởng.

- Giới luật: Đây là đại Kufr bị trục xuất khỏi môn đạo Islam.

- Bằng chứng: Lời phán của Allah:

ﮋوَمَن يَتَوَلَّهُم مِّنكُمۡ فَإِنَّهُۥ مِنۡهُمۡۗﮊ (المائدة : 51)

{Và ai trong các ngươi quay lại kết thân với họ thì là người của họ.} (Chương 5. Al-Ma-idah, câu 51).

# Almuwa-la-h:

- Ý nghĩa: Yêu thích người ngoại đạo vì lợi ích trần gian nhưng không chung sức ủng hộ họ.

- Giới luật: Là đại trọng tội trong các đại trọng tội.

- Bằng chứng: Lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋيَٰٓأَيُّهَا ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَا تَتَّخِذُواْ عَدُوِّي وَعَدُوَّكُمۡ أَوۡلِيَآءَ تُلۡقُونَ إِلَيۡهِم بِٱلۡمَوَدَّةِﮊ (الممتحنة : 1)

{Hỡi những người có đức tin! Chớ kết bạn với kẻ thù của TA và kẻ thù của các ngươi bằng cách bày tỏ thiện cảm của các ngươi với họ} (Chương 60. Al-Mumtahinah, câu 1).

# Những biểu hiện của Muwa-la-h (yêu thích) người ngoài đạo:

- Thích làm giống như họ trong cách ăn mặc và giao tiếp.

- Đi du lịch đến đất nước của họ để tham quan và giải trí.

- Sinh sống ở đất nước hoặc xứ sở của họ và không muốn chuyển cư đến những đất nước và xứ sở của người Muslim, mục đích vì muốn tránh né tôn giáo.

- Thích dùng lịch của người ngoại đạo như những cách tính lịch truyền thống của họ trong việc để kỷ niệm hay tưởng nhớ thành những nghi lễ nhất định nào đó của họ, như lịch được tính theo ngày sinh của Nabi Ysa (Giê-su) (còn gọi là Tây lịch).

- Tham gia, chung vui cùng với họ trong các lễ hội của họ, ủng hộ, giúp đỡ và chúc tụng họ nhân dịp lễ hội hoặc đến để giúp sức tổ chức lễ hội cho họ.

- Xưng hộ và gọi tên nhau bằng các tên của họ.
$ $ $
Những Dạng Người Được Phân Loại Theo Alwila’ (Sự Yêu Mến Những Người Muslim) Và Albara’ (Sự Không Thích Những Người Ngoại Đạo).
Phân loại theo Alwila’ và Albara’ thì gồm có ba dạng người:

Dạng người thứ nhất: Dành trọn tình yêu cho Allah và tôn giáo của Ngài cùng những người đồng đạo. Và đây là những người có đức tin trung thực.

Dạng người thứ hai: Căm ghét và thù nghịch lại với Alwila’ và Albara’ tức họ căm ghét và thù nghịch những người Muslim và tôn giáo Islam. Và đây là những người ngoại đạo.

Dạng người thứ ba: Chưa dành trọn tình yêu cho Allah và tôn giáo của Ngài. Họ là những người Muslim nhưng làm điều tội lỗi và sai quấy. Họ cũng yêu thương những gì thuộc về đức tin Iman nhưng họ cũng không ghét bỏ một số điều tội lỗi ngoại trừ Kufr và Shirk.
$ $ $

Islam
# Islam theo nghĩa của từ: Là quy thuận, tuân thủ và phủ phục.

# Islam theo thuật ngữ giáo luật:

1- Quy phục Allah bằng cách tôn thờ duy nhất một mình Ngài (được gọi là Tawhid)

2- Tuân thủ và chấp hành theo mệnh lệnh của Ngài.

3- Tuyệt đối không liên hệ và dính dấp đến việc Shirk và người dân của nó.



# Islam nói chung và Islam nói riêng:

- Islam với ý nghĩa tổng quát: là sự thờ phượng Allah theo những gì mà Ngài đã sắc lệnh và ban hành kể từ lúc Ngài cử phái các vị Sứ giả của Ngài đến hướng dẫn nhân loại cho đến ngày Tận thế.

- Islam với ý nghĩa cụ thể riêng biệt: là những gì được mặc khải riêng biệt cho Nabi Muhammad e.

$ $ $


Các Trụ Cột Của Islam
# Năm trụ cột của Islam:

1- Lời tuyên thệ Shaha-dah:

أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللهُ وَ أَنَّ مُحَمَّداً رَسُوْلُ اللهِ

AlLa ila-ha illollo-h wa anna Muhammadar rosu-lullo-h

(Không có Đấng Thờ phượng đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là Sứ Giả của Ngài).

2- Dâng lễ nguyện Salah.

3- Bố thí Zakah.

4- Nhịn chay tháng Ramadan.

5- Đi hành hương ngôi đền Ka’bah đối với ai có đủ điều kiện và khả năng.

# Năm trụ cột được phân thành hai loại:

1- Các trụ cột thiết yếu (còn gọi là các trụ cột cơ bản):

1- Lời tuyên thệ Shaha-dah.

2- Dâng lễ nguyện Salah.

2- Các trụ cột thứ yếu (còn gọi các trụ cột hoàn thiện):

1- Bố thí Zakah.

2- Nhịn chay tháng Ramadan.

3- Đi hành hương ngôi đền Ka’bah.



# Bằng chứng cho các trụ cột Islam:

Nabi Muhammad e nói:

«بُنِىَ الإِسْلاَمُ عَلَى خَمْسٍ شَهَادَةِ أَنْ لاَ إِلَهَ إِلاَّ اللَّهُ وَأَنَّ مُحَمَّدًا رَسُولُ اللَّهِ ، وَإِقَامِ الصَّلاَةِ ، وَإِيتَاءِ الزَّكَاةِ ، وَالْحَجِّ ، وَصَوْمِ رَمَضَان»

Islam được dựng trên năm điều: Lời tuyên thệ Shaha-dah (chứng nhận) không có Đấng thờ phường đích thực nào khác ngoài Allah và Muhammad là vị Sứ giả của Ngài, dâng lễ nguyện Salah, bố thí Zakah, hành hương Hajj và nhịn chay Ramadan” (Al-Bukhari, Muslim).

$ $ $

Đức Tin Iman
# Iman theo nghĩa của từ: Là niềm tin và sự thừa nhận.

# Iman dưới quan điểm của phái Sunnah và Jama-ah:

1- Niềm tin bằng con tim.

2- Chứng nhận bằng lời nói.

3- Hành động bằng thể xác và chấp hành đầy đủ các trụ cột.

4- Iman sẽ tăng theo sự vâng lệnh.

5- Iman sẽ giảm xuống theo sự nghịch đạo.


$ $ $
Các Trụ Cột Của Islam


# Sáu trụ cột của đức tin Iman:

1- Tin nơi Allah.

2- Tin các Thiên thần của Ngài.

3- Tin các kinh sách của Ngài.

4- Tin các vị Thiên sứ của Ngài.

5- Tin nơi Ngày Sau (Ngày Tận thế, Ngày Phục sinh, Ngày Phán xét).

6- Tin vào định mệnh (số phận được định sẵn) tốt xấu.

Và sau đây là phần tóm gọn các yếu tố của từng trụ cột Iman:

1- Tin nơi Allah: Gồm bốn yếu tố thiết yếu

1- Tin sự hiện hữu của Allah tức Allah đích thực tồn tại không phải là hư cấu hay ảo ảnh.

2- Tin rằng Ngài là Đấng Tạo hóa, cai quan, điều hành, chế ngự toàn vũ trụ và mọi vạn vật; và Ngài nuôi dưỡng mọi sự sống.

3- Tin rằng Ngài là Đấng thờ phượng đích thực, không có Đấng thờ phượng khác ngoài Ngài.

4- Tin rằng các dại danh và thuộc tính của Ngài, những gì được Ngài miêu ta về chính Ngài, là hoàn mỹ và tuyệt đối ưu việt.

2- Tin các Thiên thần của Ngài: Gồm bốn yếu tố

1- Tin vào sự tồn tại của họ.

2- Tin vào các vị mà chúng ta đã được biết tên tiêu biểu như Đại Thiên thần (Jibril) và các vị mà chúng ta chưa biết tên. Phải tin vào tất cả họ.

3- Tin vào những gì mà chúng ta biết được về các thuộc tính của họ.

4- Tin vào những gì mà chúng ta biết được từ những công việc của họ mà Allah giao phó cho họ.

3- Tin các kinh sách của Ngài: Gồm bố yếu tố

1- Tin rằng các kinh sách đích thực đều được ban xuống từ Allah.

2- Tin vào những gì mà chúng ta biết được tên của chúng như kinh Qur’an, Attawrah, và Injil.

3- Tuyệt đối tin tưởng vào thông điệp đích thực từ chúng như thông điệp của Qur’an, và các thông điệp nguyên thủy không bị sửa đổi và bóp mép từ các kinh sách trước đây qua sự tuyên truyền một cách xác thực có cơ sở.

4- Chấp hành và thực hiện theo những gì chưa bị xóa bỏ, hài lòng và quy phục một cách tuyệt đối cho dù có nhận thức được giá trị của nó hay không. Và tất cả những kinh sách trước đây đã bị xóa bỏ và được thay thế bởi Qur’an.

4- Tin các vị Thiên sứ của Ngài: Gồm có bốn yếu tố.

1- Tin rằng bức thông điệp được họ mang đến là Chân lý đến từ Allah, Đấng Tối Cao. Người nào phủ nhận bất kỳ một bức thông điệp từ vị Thiên sứ nào trong số họ thì coi như y đã phủ nhận tất cả họ.

2- Tin nơi các vị mà chúng ta được cho biết tên của họ như: Muhammad, Ibrahim, Musa, Ysa (Giê-su) và Nuh.

3- Tin những gì được xác thực về họ.

4- Chấp hành và tuân thủ theo giáo luật của vị được cử phải đến với chúng ta trong bọn họ, và Muhammad  là vị cuối cùng trong bọn họ và Người là vị được cử phái đến cho toàn nhân loại.

5- Tin nơi Ngày Sau (Ngày Tận thế, Ngày Phục sinh, Ngày Phán xét): gồm ba yếu tố.

1- Tin vào sự phục sinh.

2- Tin vào sự xét xử và thưởng phạt.

3- Tin vào Thiên Đàng và Hỏa Ngục.

Đức tin Iman nơi Ngày Sau còn bao hàm niềm tin vào tất cả những gì diễn ra sau cái chết và tiêu biểu là cuộc thử thách trong cõi mộ (cõi chết), nơi đó cũng có cực hình để trừng phạt và sự dễ chịu thoải mái để khen thưởng.

6- Tin vào định mệnh (số phận được định sẵn) tốt xấu: Gồm bốn yếu tố.

1- Tin rằng Allah, Đấng Tối Cao biết và am tường mọi vật, mọi sự việc, mọi hiện tượng một cách cụ thể và chi tiết.

2- Tin rằng Allah đã ghi tất cả những điều trên trong Lawhul-Mahfuzh (Bản văn lưu trữ, còn được gọi là quyền sổ mẹ).

3- Tin rằng tất cả mọi sự hình thành và hoạt động của mọi vạn vật đều nằm trong ý muốn của Allah.

4- Tin rằng tất cả mọi vạn vật đều là tạo vật của Allah, Đấng Tối Cao. Bản chất, thuộc tính và hành động đều do Ngài tạo ra.

# Bằng chứng cho sáu trụ cột của đức tin:

1- Lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋلَّيۡسَ ٱلۡبِرَّ أَن تُوَلُّواْ وُجُوهَكُمۡ قِبَلَ ٱلۡمَشۡرِقِ وَٱلۡمَغۡرِبِ وَلَٰكِنَّ ٱلۡبِرَّ مَنۡ ءَامَنَ بِٱللَّهِ وَٱلۡيَوۡمِ ٱلۡأٓخِرِ وَٱلۡمَلَٰٓئِكَةِ وَٱلۡكِتَٰبِ وَٱلنَّبِيِّ‍ۧنَﮊ (البقرة : 177)

{Sự ngoan đạo không phải là các ngươi quay mặt về hướng đông hay hương tay, mà sự ngoan đạo là các ngươi tin tưởng nơi Allah, tin tưởng nơi Ngày Sau, tin nơi các Thiên thần, các Kinh sách và các vị Nabi} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 177).

2- Lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋإِنَّا كُلَّ شَيۡءٍ خَلَقۡنَٰهُ بِقَدَرٖ ﮊ (القمر : 49)

{Quả thật, TA (Allah) tạo hóa tất cả mọi vạn vật theo Tiền định} (Chương 54. Al-Qamar, câu 49).

3- Từ Sunnah, theo những gì được ghi lại trong Hadith về việc Đại Thiên thần Jibril biến thành một người đàn ông đến gặp Nabi e và hỏi: Ngươi hãy cho ta biết về đức tin Iman? Người e nói:

«أَنْ تُؤْمِنَ بِاللَّهِ وَمَلاَئِكَتِهِ وَكُتُبِهِ وَرُسُلِهِ وَالْيَوْمِ الآخِرِ وَتُؤْمِنَ بِالْقَدَرِ خَيْرِهِ وَشَرِّهِ » (رواه مسلم)

Rằng ngươi phải tin nơi Allah, các Thiên thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên sứ của Ngài, tin vào Ngày Sau và tin vào định mệnh tốt xấu.” (Muslim).

$ $ $

Ihsan

# Định nghĩa

- Theo nghĩa của từ: Là trái nghĩa của sự xấu xa và tội lỗi.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Sự theo dõi và quan sát của Allah trong mọi tình huống và hoàn cảnh, thầm kín hay công khai.

# Các trụ cột của Ihsan: Chỉ có duy nhất một trụ cột. Đó là “Rằng thờ phượng Allah như thể chúng ta nhìn thấy Ngài, và nếu chúng ta không thể nhìn thấy Ngài thì hãy biết rằng, quả thật Ngài nhìn thấy chúng ta”.

# Phân loại Ihsan: Có hai loại.

1- Ihsan đối với tạo vật của Đấng Tạo Hóa trong bốn điều:

- Tiền tài - Danh vọng

- Kiến thức - Thể xác (sức khỏe)

2- Ihsan trong việc thờ phượng Đấng Tạo Hóa: Có hai phương diện:

Thứ nhất: Phương diện “thờ phượng Allah như thể chúng ta nhìn thấy Ngài”. Và đây là phương diện cao nhất trong hai phương diện.

Thứ hai: Phương diện theo dõi và quan sát từ phía Đấng Tạo Hóa “và nếu chúng ta không thể nhìn thấy Ngài thì hãy biết rằng, quả thật Ngài nhìn thấy chúng ta”.

# Bằng chứng cho Ihsan:

ﮋإِنَّ ٱللَّهَ مَعَ ٱلَّذِينَ ٱتَّقَواْ وَّٱلَّذِينَ هُم مُّحۡسِنُونَ ﮊ (النحل : 128)

{Quả thật, Allah ở cùng với những ai sợ Ngài và với những ai là người làm tốt} (Chương 16. An-Nahl, câu 128).

Nabi Muhammad e khi được đại Thiên thần Jibril hỏi về Ihsan thì Người nói:

« أَنْ تَعْبُدَ اللَّهَ كَأَنَّكَ تَرَاهُ فَإِنْ لَمْ تَكُنْ تَرَاهُ فَإِنَّهُ يَرَاكَ » ( رواه مسلم)

Ngươi phải thờ phượng Allah như thể ngươi nhìn thấy Ngài, còn nếu như ngươi không thể nhìn thấy Ngài thì hãy biết rằng, quả thật Ngài nhìn thấy ngươi” (Muslim).

$ $ $

Mối Liên Hệ Giữa Islam, Iman Và Ihsan

Thứ nhất: Khi ba cấp bậc này được nhập chung với nhau thì mỗi một cấp bậc lại mang một ý nghĩa và giá trị riêng biêt.

1- Islam: Ý nghĩa và giá trị của nó là biểu hiện cho những hành động bên ngoài, những việc làm có thể nhìn thấy được.

2- Iman: Biểu hiện cho những điều vô hình, tức biểu hiện cho nội tâm.

3- Ihsan: Biểu hiện cho cảnh giới cao nhất của tôn giáo.



Thứ hai: Khi tách ba cấp bậc này thành riêng lẻ thì chúng lại là một phần của nhau.

1- Khi tách riêng Islam ra thì trong Islam lại có Iman.

2- Khi tách riêng Iman ra thì trong Iman lại có Islam.

3- Khi tách riêng Ihsan ra thì trong Ihsan lại có Islam và Iman.

$ $ $

Thờ Phượng

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là hạ mình, súng kính và bái phục.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Là danh từ chỉ tất cả những gì mà Allah yêu thích và hài lòng từ lời nói, hành động công khai hay thầm kín.

# Nguyên do gọi các việc làm được giáo luật quy định cho những người có trách nhiệm và bổn phận là “thờ phượng”: Bởi vì họ bị bắt buộc phải chấp hành theo những giáo luật được Allah sắc lệnh một cách hạ mình và phủ phục.

# Các trụ cột của thờ phượng: Gồm có ba trụ cột.

1- Tình yêu.

2- Lòng kính sợ.

3- Niềm hy vọng.



# Điều kiện để việc thờ phượng có giá trị và được chấp nhận: Có hai điều kiện.

1- Sự thành tâm.

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَمَآ أُمِرُوٓاْ إِلَّا لِيَعۡبُدُواْ ٱللَّهَ مُخۡلِصِينَ لَهُ ٱلدِّينَ حُنَفَآءَ ﮊ (البينة: 5)

{Và họ được sắc lệnh chỉ thờ phượng một mình Allah, triệt để thờ phượng Ngài một cách chính trực và thành tâm} (Chương 98. Al-Bayyinah, câu 5).

2- Làm đúng theo sự chỉ dẫn của Nabi Muhammad .

Nabi nói:

« مَنْ عَمِلَ عَمَلاً لَيْسَ عَلَيْهِ أَمْرُنَا فَهُوَ رَدٌّ » (متفق عليه)

Người nào làm bất kỳ việc gì đó mà nó không có trong sứ mạng của ta thì việc làm đó không được chấp nhận.” (Hadith được thống nhất bởi toàn thể học giả Islam).

# Thờ phượng được phân thành hai loại:

1- Thờ phượng Kawni-yah (trong phạm trù vũ trụ)

2- Thờ phượng Shar-i-yah (trong phạm trù giáo luật)

# Thờ phượng Kawni-yah:

- Định nghĩa: Sự phủ phục mọi mệnh lệnh của Allah trong quy luật hoạt động của vũ trụ.

- Loại này bao hàm tất cả mọi tạo sinh của Allah không loại trừ một ai: kể cả người có đức tin kafir (vô đức tin), người ngoan đạo, và người không ngoan đạo.

- Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋإِن كُلُّ مَن فِي ٱلسَّمَٰوَٰتِ وَٱلۡأَرۡضِ إِلَّآ ءَاتِي ٱلرَّحۡمَٰنِ عَبۡدٗا ﮊ (مريم: 93)

{Quả thật, bất cư ai trong các tầng trời và trái đất đều phải đến trình điện Đấng Rất mực Độ lượng như một người bề tôi} (Chương 19. Maryam, câu 93).



# Thờ phượng Shar-i-yah:

- Định nghĩa: Sự phủ phục mọi mệnh lệnh của Allah qua các giáo luật mà Ngài đã ban hành.

- Và loại này chỉ dành riêng cho những ai vâng lệnh Allah và noi theo đúng những gì các vị Thiên Sứ của Ngài mang đến.

- Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَعِبَادُ ٱلرَّحۡمَٰنِ ٱلَّذِينَ يَمۡشُونَ عَلَى ٱلۡأَرۡضِ هَوۡنٗا ﮊ (الفرقان: 63)

{Và bầy tôi của Đấng Rất mực Độ lượng là những ai đi lại trên mặt đất dáng điệu khiêm tốn} (Chương 25. Al-Furqan, câu 63).

$ $ $


Nguyên Tắc Quan Trọng Trong Tawhid Thờ Phượng

# Nội dung của nguyên tắc:

“Bất kỳ một hành động nào được cho là thờ phượng thì chỉ được phép thực hiện nó hướng về một mình Allah, Đấng duy nhất, được gọi là Tawhid, còn nếu thực hiện nó để hướng đến một ai (vật) khác ngoài Ngài thì đó là Shirk, một điều làm ô uế Tawhid vô cùng tội lỗi”



# Bằng chứng cho nguyên tắc này:

Có rất nhiều bằng chứng nhưng tiêu biểu là các lời phán của Allah sau đây:

ﮋوَٱعۡبُدُواْ ٱللَّهَ وَلَا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡ‍ٔٗاۖ ﮊ (النساء : 36)

{Các ngươi hãy thờ phượng Allah và không được làm Shirk (tổ hợp một đối tác ngang hàng) với Ngài một điều gì} (Chương 4. An-Nisa, câu 36).

ﮋوَقَضَىٰ رَبُّكَ أَلَّا تَعۡبُدُوٓاْ إِلَّآ إِيَّاهُ ﮊ (الإسراء: 23)

{Và Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) sắc lệnh rằng các ngươi chỉ được phép thờ phượng một mình Ngài duy nhất} (Chương 17. Al-Isra, câu 23).

ﮋقُلۡ تَعَالَوۡاْ أَتۡلُ مَا حَرَّمَ رَبُّكُمۡ عَلَيۡكُمۡۖ أَلَّا تُشۡرِكُواْ بِهِۦ شَيۡ‍ٔٗاۖ ﮊ (الأنعام : 151)

{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Đến đây, Ta đọc cho các người điều lệnh mà Thượng Đế của các người đã cấm các người: Chớ đừng tổ hợp bất cứ cái gì với Ngài} (Chương 6. Al-An’am, câu 151).

#
Du-a (Cầu nguyện, khấn vái) là việc làm thờ phượng

Hướng đến ai (vật) nào khác ngoài Allah là Shirk
Thí dụ:


Lòng kính sợ là sự thờ phượng

Hướng đến ai (vật) nào khác ngoài Allah là Shirk

Giết tế súc vật là việc làm thờ phượng

Hướng đến ai (vật) nào khác ngoài Allah là Shirk


Sự nguyện thề là việc làm thờ phượng

Hướng đến ai (vật) nào khác ngoài Allah là Shirk

$ $ $


Các Loại Tình Yêu

Tình yêu trong vấn đề Tawhid được phân thành bốn loại:

1- Tình yêu mang tính thờ phượng:

- Tình yêu dành cho Allah.

- Tình yêu đối với những gì mà Allah yêu thích.

Và bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَٱلَّذِينَ ءَامَنُوٓاْ أَشَدُّ حُبّٗا لِّلَّهِۗ ﮊ (البقرة: 165)

{Và những người có đức tin thì yêu thương Allah nhiều hơn} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 165).



  1. Tình yêu mang tội Shirk:

Đó là tình yêu dành cho những ai (vật) khác ngoài Allah, bằng sự phủ phục và sùng bái chúng trong khi những biểu hiện đó chỉ được dành riêng cho Allah duy nhất.

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَمِنَ ٱلنَّاسِ مَن يَتَّخِذُ مِن دُونِ ٱللَّهِ أَندَادٗا يُحِبُّونَهُمۡ كَحُبِّ ٱللَّهِۖﮊ (البقرة : 165)

{Nhưng trong nhân loại, có những kẻ đã dựng những đối tác ngang hàng cùng với Allah. Họ yêu thương chúng giống như tình yêu họ dành cho Allah} (Chương 2. Al-Baqarah, câu 165).

3- Tình yêu cho việc làm trái đạo:

Sự yêu thích làm những điều xấu và tội lỗi nghịch lại giáo luật như Bid’ah (đổi mới, cải biên), những điều cấm Haram, và không chấp hành mệnh lệnh của giáo luật.

Và bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋإِنَّ ٱلَّذِينَ يُحِبُّونَ أَن تَشِيعَ ٱلۡفَٰحِشَةُ فِي ٱلَّذِينَ ءَامَنُواْ لَهُمۡ عَذَابٌ أَلِيمٞ فِي ٱلدُّنۡيَا وَٱلۡأٓخِرَةِۚ وَٱللَّهُ يَعۡلَمُ وَأَنتُمۡ لَا تَعۡلَمُونَ ١٩ ﮊ (النور: 19)

{Và những ai yêu thích phổ biến rộng rãi những điều nghịch đạo trong hàng ngũ của những người có đức tin thì sẽ chịu một hình phạt đau đớn trên trần gian và cả Ngày Sau. Và Allah biết rõ trong lúc các ngươi không biết} (Chương 24. An-Nur, câu 19).

4- Tình yêu tự nhiên:

Thứ tình cảm tự nhiên của con người được Allah ban cho như tình yêu đối với con cái, cha mẹ, vợ chồng, người thân thuộc, bản thân và những người khác. Đây là thứ tình yêu được phép.

ﮋزُيِّنَ لِلنَّاسِ حُبُّ ٱلشَّهَوَٰتِ مِنَ ٱلنِّسَآءِ وَٱلۡبَنِينَ وَٱلۡقَنَٰطِيرِ ٱلۡمُقَنطَرَةِ مِنَ ٱلذَّهَبِ وَٱلۡفِضَّةِ وَٱلۡخَيۡلِ ٱلۡمُسَوَّمَةِ وَٱلۡأَنۡعَٰمِ وَٱلۡحَرۡثِۗ ذَٰلِكَ مَتَٰعُ ٱلۡحَيَوٰةِ ٱلدُّنۡيَاۖ وَٱللَّهُ عِندَهُۥ حُسۡنُ ٱلۡمَ‍َٔابِ ١٤ﮊ (آل عمران: 14)

{Nhân loại thường yêu thích những thú vui từ phụ nữ, con cái, kho tàng vàng bạc chất đóng, giống ngựa tốt, gia súc và đất đai trồng trọt tốt. Đó là sự hưởng thụ của đời sống trần tục này trong lúc ở nơi Allah có một chỗ quay về tốt đẹp hơn (những thứ đó)} (Chương 3. Ali-Imran, câu 14).

$ $ $


Sự Sợ Hãi

# Khái niệm:

Đó là một xúc cảm hay một cảm giác xảy ra khi gặp phải những gì dẫn đến sự hủy diệt, hoặc gây hại cho bản thân.



# Các loại sợ hãi:

1- Sợ hãi mang tính Đại Shirk:

Đó là sự sợ hãi thầm kín: Sợ những ai (vật) khác ngoài Allah về những gì mà không ai (vật) nào có quyền năng trên nó ngoại trừ Allah duy nhất.

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋفَلَا تَخَافُوهُمۡ وَخَافُونِ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ﮊ (آل عمران : 175)

{Bởi thế, chớ sợ chúng mà hãy sợ TA (Allah) nếu các ngươi là những người có đức tin} (Chương 3. Ali-Imran, câu 175).

2- Sợ hãi được xem là haram:

Và đó là sự từ bỏ bổn phận của tín đồ và làm những điều haram vì lo sợ thiên hạ.

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋفَلَا تَخۡشَوُاْ ٱلنَّاسَ وَٱخۡشَوۡنِ ﮊ (المائدة : 44)

{Bởi thế, chớ sợ con người mà hãy sợ TA} (Chương 5. Al-Ma-idah, câu 44).

3- Sự sợ hãi được phép:

Đó là sự sỡ hãi tự nhiên như sợ Sư tử, sợ kẻ thù, sợ quyền cai trị,...

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋفَأَصۡبَحَ فِي ٱلۡمَدِينَةِ خَآئِفٗا يَتَرَقَّبُ ﮊ (القصص: 18)

{Nhưng vào buổi sáng nọ, khi Người (Nabi Musa) đang ở trong thành phố vừa lo sợ vừa ngó chừng (binh lính của Fir’aun, sợ chúng đến lùng bắt)} (Chương 28. Al-Qasas, câu 18).

4- Sự sợ hãi mang tính thờ phượng:

Đó là nỗi sợ một mình Allah duy nhất, không có đối tác cùng Ngài.

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَلِمَنۡ خَافَ مَقَامَ رَبِّهِۦ جَنَّتَانِ ﮊ (الرحمن: 46)

{Và đối với ai sợ việc đứng trình diện trước Thượng Đế của y sẽ có được hai Ngôi vườn Thiên Đàng} (Chương 55. Ar-Rahman, câu 46).

# Nỗi sợ Allah có hai dạng:

1- Dạng được khen ngơi:

Đó là nỗi sợ giúp ngăn cách giữa người bề tôi với những điều trái lệnh Allah, giúp người bề tôi thực hiện, hoàn thành tốt các bổn phận và từ bỏ những điều nghiêm cấm.



2- Dạng không được khen ngợi:

Đó là nỗi sợ khiến người bề tôi chán chường và tuyệt vọng về lòng nhân từ của Allah.

$ $ $

Hy Vọng

# Định nghĩa:

Niềm hy vọng là niềm tin một điều gì đó được yêu thích chắc chắn sẽ xảy đến với sự mong mỏi và chờ đời.



# Các dạng hy vọng: Có ba dạng.

1- Hy vọng mang tính thờ phượng:

Đó là niềm hy vọng nơi Allah, một Đấng duy nhất, không có đối tác cùng Ngài. Niềm hy vọng ở dạng này có hai loại:

- Niềm hy vọng được khen ngợi:

Đó là niềm hy vọng luôn đi song phương cùng với hành động tuân lệnh Allah.

- Niềm hy vọng bị khiển trách, chỉ trích:

Đó là niềm hy vọng không kèm theo hành động, đây là niềm hy vọng hão huyền và ảo tưởng.



2- Hy vọng mang tính Shirk:

Đó là niềm hy vọng vào những ai (vật) khác ngoài Allah về những điều mà không một tạo vật nào có khả năng ngoài quyền năng của Allah.



3- Hy vọng của bản chất tự nhiên trong con người:

Đó là sự hy vọng về một điều gì đó từ một người nào đó có khả năng thực hiện nó, như khi chúng ta nói: “Tôi hy vọng anh sẽ đến”.



# Bằng chứng cho niềm hy vọng cũng là điều thờ phượng:

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋفَمَن كَانَ يَرۡجُواْ لِقَآءَ رَبِّهِۦ فَلۡيَعۡمَلۡ عَمَلٗا صَٰلِحٗا وَلَا يُشۡرِكۡ بِعِبَادَةِ رَبِّهِۦٓ أَحَدَۢا ﮊ (الكهف: 110)

{Do đó, ai kỳ vọng được gặp lại Thượng Đế của y, thì nên làm việc thiện và chớ tổ hợp với Allah một đối tác ngang hàng trong việc thờ phượng} (Chương 18. Al-Kahf, câu 110).

$ $ $

Tawakkul

(Sự Phó Thác)
# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Tawakkul có nghĩa là sự tin cậy và gửi gắm.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Tawakkul là sự đặt niềm tin và phó thác cho Allah, một Đấng duy nhất.

# Tawakkul theo giáo luật: Tawakkul đúng theo giáo luật phải hội đủ ba yếu tố:

1- Đặt niềm tin nơi Allah một niềm tin thực sự.

2- Tuyệt đối tin tưởng và kiên định nơi Allah rằng tất cả mọi vụ việc đều trong tay Allah.

3- Hành động để tạo ra nguyên nhân (Allah là Đấng cho thành hay không thành) trong khuôn khổ cho phép của giáo luật.



# Các loại Tawakkul: Có ba loại.

1- Tawakkul mang tính thờ phượng:

Đó là sự phó thác cho Allah, một Đấng duy nhất, không có đối tác cùng Ngài.

2- Tawakkul mang tính Shirk:

- Như đặt niềm tin vào những ai (vật) khác ngoài Allah về những điều mà nó chỉ thuộc phạm vi của Ngài.

- Đặt niềm tin hoàn toàn hay một phần vào các nguyên nhân.

3- Tawki-l (Sự ủy thác hay ủy nhiệm): Đó là việc chúng ta nhờ cậy một người nào đó làm thay cho mình một điều gì đó mà người đó có khả năng (khả năng của một con người). Đây là Tawakkul được phép.

# Sự khác nhau giữa Tawakkul (phó thác) và Tawki-l (ủy thác):

- Tawakkul là việc làm của nội tâm.

- Tawki-l là việc làm biểu hiện ở bên ngoài.

# Bằng chứng về Tawakkul:

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَعَلَى ٱللَّهِ فَتَوَكَّلُوٓاْ إِن كُنتُم مُّؤۡمِنِينَ ﮊ (المائدة: 23)

{Hãy phó thác cho Allah nếu các ngươi có đức tin thực sự} (Chương 5. Al-Ma-idah, câu 23).

$ $ $

Du-a

(Cầu nguyện, Khấn vái)

# Du-a là thờ phượng:

Du-a là một trong các việc thờ phượng khác bởi lời di huấn của Nabi e:

« الدُّعَاءُ هُوَ الْعِبَادَةُ » (رواه الترمذي)

Du-a là một việc làm thờ phượng” (At-Tirmizhi).

Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَأَنَّ ٱلۡمَسَٰجِدَ لِلَّهِ فَلَا تَدۡعُواْ مَعَ ٱللَّهِ أَحَدٗا ١٨ ﮊ (الجن : 18)

{Và những thánh đường là của Allah, bởi thế, chớ cầu nguyện một ai khác ngoài Allah} (Chương 72. Al-Jinn, câu 18).

# Các dạng Du-a: Có hai dạng.

1- Du-a thờ phượng:

Bao hàm tất cả mọi việc làm thờ phượng của một người đối với Thượng Đế của y. Thí dụ: đi hành hương Hajj, bố thí cho người nghèo, nhịn chay, ...

Nguyên nhân gọi các việc làm thờ phượng này là Du-a bởi vì Du-a có nghĩa là sự cầu xin và khấn vái, mà một người làm những việc làm này mục đích chỉ muốn cầu xin Allah thương yêu họ và thu nhận họ vào Thiên Đàng.

2- Du-a Mas-alah (Cầu xin một điều gì đó)

Là sự cầu nguyện và khấn vái Allah ban cho phúc lành hay một điều gì đó. Thí dụ như chúng ta nói: “Lạy Thượng Đế, xin Ngài hãy thương xót bề tôi! Ôi Thượng Đế, xin Ngài hãy tha thứ tội lỗi cho bề tôi! ...”.

Bằng chứng cho điều này là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

ﮋوَمَن يَدۡعُ مَعَ ٱللَّهِ إِلَٰهًا ءَاخَرَ لَا بُرۡهَٰنَ لَهُۥ بِهِۦ فَإِنَّمَا حِسَابُهُۥ عِندَ رَبِّهِۦٓۚ إِنَّهُۥ لَا يُفۡلِحُ ٱلۡكَٰفِرُونَ ١١٧ ﮊ (المؤمنون: 117)

{Và ai cầu nguyện xin một thần linh khác cùng với Allah mà không có một bằng chứng nào về việc (thờ phượng) đó thì quả thật viêc thanh toán của y là ở nơi Thượng Đế của y. Và quả thật, những người không có đức tin sẽ không thành đạt.} (Chương 23. Al-Mu’minun, câu 117).

$ $ $


Ruqa

(Câu Thần Chú)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là danh từ số nhiều của “رقية” “Ruqyah” có nghĩa là sự cầu xin cứu rỗi.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Là những câu kinh, những lời tụng niệm và những lời Du-a được đọc để chữa bệnh và xua đuổi tà ma.

# Các loại Ruqa: Có hai loại.

1- Ruqa được giáo luật cho phép.

2- Ruqa bị nghiêm cấm.

# Các Ruqyah được giáo luật cho phép:

Đó là những gì phải được hội đủ ba điều kiện đã được thống nhất bởi giới học giả Islam:

1- Nó phải bằng ngôn từ Ả rập rõ ràng, và được hiểu ý nghĩa nôi dung.

2- Nó phải là lời phán của Allah hoặc là các thuộc tính cũng như những đại danh của Ngài.

3- Không được tin cậy hoàn toàn vào nó, mà phải hiểu rằng Ruqyah thực chất không gây một hiệu lực nào, tất cả đều phụ thuộc vào quyền năng và sự cho phép của Allah, Đấng Tối Cao.

# Các Ruqyah bị nghiêm cấm:

Đó là những gì nằm ngoài các điều kiện của các Ruqyah được giáo luật cho phép.



# Bằng chứng từ Sunnah về Ruqa:

Nabi Muhammad e nói:

« إِنَّ الرُّقَى وَالتَّمَائِمَ وَالتِّوَلَةَ شِرْكٌ » (رواه أحمد وأبو داود)

Quả thật Ruqa (các lời thần chú), đeo bùa ngải, và bùa yêu là những việc làm Shirk” (Ahmad, Abu Dawood ghi lại).

« اعْرِضُوا عَلَىَّ رُقَاكُمْ لاَ بَأْسَ بِالرُّقَى مَا لَمْ يَكُنْ فِيهِ شِرْكٌ » (رواه مسلم)

Hãy cho ta biết tất cả các hình thức Ruqa của các người đi. (Và sau khi Người e nghe xong thì bảo:) Không vấn đề gì đối với Ruqa mà nó không dính vào đại tội Shirk” (Muslim).

$ $ $

Tama-im

(Bùa Đeo)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa của từ: Là danh từ số nhiều của “تميمة” “Tami-mah” có nghĩa là bùa đeo hay bùa hộ mạng.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Tama-im là danh từ chỉ tất cả những gì được đeo trên cổ, tay, và trên mình với niềm tin sẽ tránh được tà ma, bùa ngải và xua đuổi bệnh tật. (Thường là để đeo trên cổ của trẻ con).

# Các dạng Tama-im (Bùa đeo): Có hai dạng.

1- Dạng thứ nhất: Các loại bùa đeo từ Qur’an, các lời Du-a được di huấn từ Nabi e. Và đích thực những thứ này đều bị nghiêm cấm bởi ba yếu tố sau:

- Lời di huấn của Nabi e nghiêm cấm chung tất cả các loại Tama-im (Bùa đeo) không phân biệt bất kỳ một loại nào.

- Đóng chặt các phương tiện dẫn đến những điều không được phép.

- Bởi vì nó sẽ trở thành một việc làm khinh rẻ khi người đeo nó mang vào trong nhà vệ sinh để giải quyết nhu cầu.



2- Dạng thứ hai: Các loại Tama-im (Bùa đeo) không phải từ Qur’an, các lời Du-a được di huấn từ Nabi e, như những gì được viết lên đó từ những tên gọi của Jinn (ma quỷ) và Shaytan, hay những kí hiệu không được hiểu nghĩa. Đây là dạng hoàn toàn Haram (bị nghiêm cấm) rất rõ ràng, và đó đích thực là việc làm Shirk bởi vì đã đeo vào người những thứ của những thần linh (những người mê tín quan niệm như vậy) ngoài Allah.

# Tóm lại:

Quả thật, tất cả mọi Tama-im (Bùa đeo) đều Haram, dù từ Qur’an hay không phải Qur’an. Nếu từ những gì khác với Qur’an thì đó vừa là Haram vừa là Shirk.

Bằng chứng cho điều này là lời di huấn của Nabi Muhammad e:

« إِنَّ الرُّقَى وَالتَّمَائِمَ وَالتِّوَلَةَ شِرْكٌ » (رواه أحمد وأبو داود)

Quả thật Ruqa (các lời thần chú), đeo bùa ngải, và bùa yêu là những việc làm Shirk” (Ahmad, Abu Dawood ghi lại).

$ $ $


Tabarruk

(Cầu Phúc)

# Ý nghĩa của Tabarruk:

- Theo nghĩa của từ: Có nhiều thứ gì đó một cách vững chắc.

- Theo thuật ngữ giáo luật: Cầu xin phúc lành với sự mong mỏi và tin tưởng.

# Các loại Tabarruk: Có hai loại.

1- Tabarruk được phép, hợp với giáo luật.

2- Tabarruk trái với giáo luật, bị nghiêm cấm.

# Tabarruk được phép:

1- Tabarruk qua cơ thể của Nabi e và những gì nằm ngoài cơ thể của Người. Và đây đặc biệt chỉ đối với Nabi e khi Người còn sống trên thế gian.

2- Tabarruk bởi những lời nói, việc làm hợp giáo luật mà khi một người bề tôi thực hiện nó đều mang lại phúc lành và tốt đẹp, như đọc Qur’an, tụng niệm tưởng nhớ Allah, tham dự những buổi thuyết giảng để học hỏi kiến thức (đạo giáo).

3- Tabarruk tại những nơi, những địa điểm được Allah ban phúc lành, như các Masjid (Thánh đường) và những xứ sở như Makkah, Madinah, Sha-m (Palestine).

Và ý nghĩa của việc Tabarruk bởi những nơi này là làm nhiều việc thiện tốt, thờ phượng Allah bởi những hành động hợp giáo luật tại đó, chứ không phải là sờ, chạm vào các vách tường, hay các cột của của những nơi đó.

4- Tabarruk bởi những thời điểm mà Allah đã đặc biệt nó và ban thêm cho nó nhiều ân phúc hơn, như tháng Ramadan, mười ngày của tháng Zhul-Hajj, đêm định mệnh (Qadr) và khoảng thời gian một phần ba cuối cùng của đêm. Và việc Tabarruk ở đây có nghĩa là tìm sự phúc lành qua nhiều việc làm thiện tốt, thờ phượng Allah với các hình thức thờ phượng được giáo luật quy định.

5- Tabarruk bởi những thức ăn, thức uống được Allah cho nhiều ân phúc, như dầu Ôliu, mật ong, sữa chua, hạt thì là, nước Zamzam(3).

# Tabarruk bị nghiêm cấm:

1- Không được phép Tabarruk tại các địa điểm không phải là những nơi được Allah ban phúc, như:

- Chạm, sờ vào những bức tường của những nơi được Allah ban phúc, hôn vào các cửa cũng như các cột của chúng hoặc lấy đất những nơi đó và cho rằng có thể được khỏi bệnh.

- Tabarruk bởi các mộ mả của những người ngoan đạo, hay mộ của Nabi e.

- Tabarruk ở những nơi có liên quan đến các sự kiện lịch sử như nơi sinh của Nabi e hoặc hang núi Hira’ hoặc hang Thawr.



2- Tabarruk bị nghiêm cấm liên quan đến thời gian như:

- Làm những sự việc trái với giáo luật và những hình thức thờ phượng Bid-ah (mới, không có trong sứ mạng của Nabi e) vào những thời điểm được giáo luật cho là có ân phúc.

- Tabarruk vào những thời điểm mà giáo luật không cho là có ân phúc, như ngày sinh của Thiên Sứ, đêm Isra’- Mi’ra’j (Dạ hành và thăng thiên), đêm của nửa tháng Sha’ban cũng như các ngày và các đêm kỷ niệm về sự kiện lịch sử.

3- Tabarruk bởi thân thể của các vị ngoan đạo và những chứng tích của họ:

Không được phép Tabarruk bởi thân thể của một người phàm tục nào ngoài Nabi e. Và đây là điều đặc biệt dành riêng đối với Thiên Sứ e khi Người đang còn sống.



# Những nguyên tắc cũng như các chuẩn mực trong Tabarruk:

1- Tabarruk là một hình thức thờ phượng, và nguyên gốc của mọi sự thờ phượng đều bị nghiêm cấm và nguy hiểm cho đến khi nào có chỉ đạo từ trong giáo luật.

2- Tất cả mọi ân phúc đều đến từ Allah, một Đấng Duy nhất. Ngài là Đấng ban mọi phúc lành và mọi hồng ân, cho nên, không được cầu xin, mong mỏi ân phúc từ những ai (gì) khác ngoài Ngài .

3- Tabarruk chỉ có thể thực hiện đối với những gì được giáo luật minh chứng rõ rằng nó thực sự có ân phúc. Và điều Tabarruk sẽ không mang lại hữu ích ngoại trừ người thực hiện nó là người vững chắc Tawhid, có đức tin nơi Allah và Thiên Sứ của Ngài e.

4- Tabarruk với những gì được giáo luật xác thực là có ân phúc, phải được noi theo đúng đường lối được giáo luật qui định chứ không phải là đường lối Bid’ah hay những đường lối cũng như các phương thức mà những vị ngoan đạo chính trực thời trước chưa từng làm.

$ $ $


Các Quy Tắc Quan Trọng Về Các Tác Nhân

1- Các tác nhân đều thông qua quyền năng của Allah chứ bản thân chúng không có quyền năng, bởi Allah là Đấng tác nhân của chúng và cho chúng tồn tại.

2- Tất cả mọi tác nhân đều được chói buộc bởi sự định đoạt và chiếu chỉ của Allah.

3- Việc xác định một điều gì đó làm nguyên nhân có hai cách:



Cách thứ nhất: Bằng con đường giáo luật. Thí dụ: Mật ong là nguyên nhân cho khỏi bệnh vì Allah, Đấng Tối Cao phán:

ﮋوَأَوۡحَىٰ رَبُّكَ إِلَى ٱلنَّحۡلِ أَنِ ٱتَّخِذِي مِنَ ٱلۡجِبَالِ بُيُوتٗا وَمِنَ ٱلشَّجَرِ وَمِمَّا يَعۡرِشُونَ ٦٨ ثُمَّ كُلِي مِن كُلِّ ٱلثَّمَرَٰتِ فَٱسۡلُكِي سُبُلَ رَبِّكِ ذُلُلٗاۚ يَخۡرُجُ مِنۢ بُطُونِهَا شَرَابٞ مُّخۡتَلِفٌ أَلۡوَٰنُهُۥ فِيهِ شِفَآءٞ لِّلنَّاسِۚ ﮊ (النحل: 68 – 69)

{Và Thượng Đế của Ngươi (Muhammad) đã mặc khải cho ong mật rằng: “Hãy xây tổ trên núi, trên cây và trên những vật mà họ (con người) đã dựng lên. Hãy ăn (hút mật) mỗi loại trái cây rồi hãy đi theo các con đường thành-thuộc của Thượng Đế của ngươi!”. Từ trong bụng của chúng tiết ra một loại chất uống với nhiều màu sắc khác biệt, trong đó chứa một dược liệu chữa bệnh cho nhân loại} (Chương 16. An-Nahl, câu 68 -69).

Cách thứ hai: Bằng con đường thử nghiệm và xem xét tính toán.

Thí dụ: Lửa là nguyên nhân gây cháy. Để xác định chính xác điều đó thì phải trải qua thử nghiệm thực tế mới có thể đánh giá và khẳng định, còn nếu khẳng định mà không có gì để chứng minh thực tế thì đó là sự viện lý hoặc ảo tưởng, điều này giống như việc khẳng định rằng đeo một cái khoen sẽ tránh được một căn bệnh gì đó hay một điều rủi nào đó.

$ $ $

Tawassul

(Cầu Kẻ (Vật) Trung Gian)

# Định nghĩa:

- Theo nghĩa đen của từ: Là danh từ có nguồn gốc từ “وسيلة” “Wasi-lah” có nghĩa là phương tiện, tức tìm một thứ gì đó như một phương tiện làm cầu nối trung gian để được đến gần một điều gì đó.

- Theo nghĩa thành ngữ : Tìm lấy nguyên nhân để đến gần Allah, Đấng Tối Cao.

# Các loại Tawassul: Có hai loại.

1- Tawassul được giáo luật cho phép.

2- Tawassul bị nghiêm cấm.

# Tawassul được giáo luật cho phép: Có ba dạng.

1- Tawassul với những đại danh và thuộc tính thiêng liêng và ân phúc của Allah, Đấng Tối Cao.

2- Tawassul bằng những việc làm ngoan đạo và thiện tốt.

3- Tawassul qua sự du-a (cầu nguyện) của một người ngoan đạo còn sống trên thế gian.



# Tawassul bị nghiêm cấm:

Và đó là Tawassul với những gì khác với ba dạng được nêu ở phần trên của Tawassul được giáo luật cho phép, tiêu biểu như:

1- Tawassul đến với Allah bởi địa vị và bậc cấp của một số người.

2- Du-a (cầu nguyện) và nguyện thề với những người hiền nhân, ngoan đạo còn sống hãy đã chết.

3- Giết súc vật dâng tế cho các linh hồn của những vị hiền nhân, ngoan đạo và tổ chức nghi lễ quanh các ngôi mộ của họ.

$ $ $


Zhabh (Giết Súc Vật) Vì Những Ai (Vật) Khác Ngoài Allah

# Định nghĩa Zhabh:

- Theo nghĩa đen của từ: Có nghĩa là sự làm cho nứt, làm cho gãy hoặc những gì có ý nghĩa tương tự.

- Theo nghĩa thành ngữ: Làm cho chết và làm cho chảy máu để tỏ lòng sùng kính cũng như để dâng cúng dưới hình thức đặc trưng.

# Các loại Zhabh (Giết Súc vật): Có ba loại.

1- Zhabh (Giết Súc vật) được giáo luật quy định.

2- Zhabh (Giết Súc vật) không bị cấm.

3- Zhabh (Giết Súc vật) mang tội Shirk.



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương