Tự Ðiển Thần Học Bỏ Túi Rev. Ngô Tường dzũng biên soạn (C) Copyright 1998 by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, usa



tải về 357.67 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích357.67 Kb.
#38493
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

trở về mục lục

O & P


ơn hiện tại

ơn hay hồng ân siêu nhiên của Chúa hoạt động trên ý chí hay lý trí con người, hoàn hảo, làm cho con người có thể hành động để được lên thiên đàng. Ơn ban cho mỗi hành động riêng tư trong cuộc sống diễn tả hoạt động của Thánh Linh trong ta.


P


phá thai

Theo như hiểu ở đây là việc phá huỷ cố ý và có suy tính bào thai con người ở bất cứ giai đoạn nào của việc thụ thai hay việc trục xuất bào thai ra khi nó không còn sống nữa. Ðiều này bao gồm những vấn đề quan trọng về luật pháp, luân lý, xã hội và giáo luật.

Xét theo phương diện luân lý, xét theo luật đạo đức tự nhiên hay do mạc khải của Chúa thì việc phá thai hoàn toàn xấu xa. Quyền sống là quyền căn bản nhất của con người.Quyền sống của người vô tội là quyền bất khả xâm phạm. Việc phá huỷ sự sống con người vô tội nghịch lại với luật Chúa và theo ngôn ngữ của Hội đồng Giám mục Mỹ: "là một tội ác ghê gớm, tội ác hi sinh những phần tử yếu đuối trong cộng đồng nhân loại cho lợi ích của người mạnh hơn."

Theo luật pháp quyền sống của trẻ chưa sinh ra từ lâu đã được luật pháp của các xã hội văn minh bảo vệ. Năm 1973, Tối cao pháp viện đã quyết định cho phép phá thai vì thế đã từ chối việc bảo vệ của luật pháp cho những những con người vô tội không ai giúp đỡ. Theo nhận xét của nhiều người Mỹ gồm phần lớn người công giáo, thì quyết định trên sai lạc về phương diện luân lý và luật pháp.

Vì thế có phong trào bảo vệ sự sống có mục đích giáo dục và thông tin để lật đổ phán quyết trên và bảo đảm pháp lý cho hài nhi chưa sinh ra. Nhóm này cũng giúp đỡ các bà mẹ có thai gặp khó khăn để họ chọn sự sống cho con mình.

Theo giáo luật người công giáo phá thai chủ ý sẽ bị vạ tuyệt thông ngay lập tức (gl 1398) người giúp phá thai cũng bị vạ tuyệt thông. Ðối với người Việt thì truyền thống các tôn giáo không bao giờ cho phép phá thai. Xem Tuyệt thông.



phái anabaptists

Phái Kitô hữu thế kỷ 16 không cho rửa tội cho con nít. Họ cho rằng chỉ nên rửa tội cho người có đức tin trưởng thành.



phản cải cách (counter-reformation)

việc cải cách và canh tân trong giáo hội công giáo sau khi Thệ phản nổi lên trong thế kỷ 16. Ðây là một phần trong những phản ứng chống lại việc thành lập các giáo hội cải cách do Luther và Calvin cầm đầu.



phản kitô

Tiếng dùng chỉ kẻ thù số một của Chúa Kitô. Tiếng chỉ dùng trong Tân ước trong thư 1 Gioan 2:18; 4:3 và thư 2 Gioan 7. Theo lịch sử Phản Kitô là những con người như Caligula, Hitler hay với định chế xã hội. Vài nhóm chống công giáo coi công giáo là phản Kitô. Chúng ta không thể định rõ ai là phản Kitô theo kinh thánh hay theo Giáo hội, nhưng ý kiến chung các nhà thần học công giáo coi đó là một nhân vật.



Phật Giáo (Buddhism)

Tôn giáo phát xuất từ Ấn độ trong thế kỷ 6 trước tây lịch dựa trên lời dạy của Tất đạt Ða Thích Ca Mâu Ni, Phật (người được giác ngộ). Phật dậy rằng đau khổ trong cuộc sống là do lòng dục. Người Phật tử tin là khi họ không còn lòng dục, họ sẽ đạt Niết bàn là hạnh phúc và bình an tối thượng. Qua suy niệm và sống lương thiện Phật tử tiến tới Niết bàn. Muốn diệt dục phải theo con đường Bát chánh đạo.



phép rửa của Chúa (Baptism of the Lord)

Gioan Tẩy giả làm phép rửa tượng trưng cho những ai đến với Ngài thống hối tội lỗi. Việc rửa này có ý nghĩa tẩy sạch. ứng rửa cho Chúa trên sông Jordan.



phong chân phúc (beatification)

Tuyên bố của Ðức Giáo Hoàng là một người đã qua đời đã sống cuộc sống đạo đức hiện nay ở trên trời và xứng đáng được giáo hội địa phương tôn kính. Giáo hội thường điều tra kỹ lưỡng về cuộc sống nhân đức danh tiếng thánh thiện, việc mục vụ và tác phẩm của ngài. Vị được phong chân phúc được kêu là Á thánh, hay chân phúc.



phong thánh (canonisation)

Tuyên bố chính thức của Ðức Giáo Hoàng là một người sống đời sống và hiện ở trên trời được tôn thờ công khai như một vị thánh.



phó thác hay bỏ mình

Danh từ dùng trong khoa tu đức là giai đoạn đầu tiên cho việc kết hợp với Chúa. Phó thác là theo ý Chúa và biết sử dụng những của trần gian, thanh tẩy linh hồn qua việc vui chịu thử thách đau khổ, chịu đêm tối của linh hồn. Bỏ mình do tự chế và kỷ luật.



phúc thật (Beatitude)

Câu khởi đầu bằng: "Phúc cho..." (Matt 5:2-12; Luca 6:20..) Khen ngợi người tốt và yêu thương khi còn sống. Thánh Mathêu dùng tiếng Hilạp Makarios có nghĩa hạnh phúc nội tâm, không ai có thể lấy đi được. Ðôi khi cũng có lệ rơi hay buồn sầu nhưng vẫn hạnh phúc.



Phục sinh (Easter)

một lễ di chuyển từ ngày 22 tháng ba đến 25 tháng 4, cử hành vào ngày chủ nhật tưởng niệm sự phục sinh của Chúa từ cõi chết (xem Marco 16:1-7). Lễ này được coi như lễ lớn nhất trong các lễ Kitô giáo và giữ vai trò trung tâm trong năm phụng vụ. Theo phụng vụ lễ Phục sinh cử hành trong 50 ngày nghĩa là từ lễ Phục sinh đến lễ Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống.


trở về mục lục

R & S


rao giảng tin mừng (evangelization)

việc rao giảng tin mừng là mang tin mừng đến cho nhân loại và nhờ đó biến đổi nhân loại tự nội tại và canh tân.. Không có nhân loại mới nếu không có những con người mới được canh tân qua phép rửa và cuộc sống phù hợp với tin mừng.



rảy nước thánh

tiếng latinh aspergere là một nghi thức chúc phúc và rảy nước thánh lên dân chúng tượng trưng cho việc tẩy sạch họ khỏi tội. Ðây là một trong những hình thức thống hối có thể dùng lúc đầu lễ.



rửa tay

Tiếng latinh có nghĩa abluere rửa sạch là một nghi lễ linh mục làm sau khi dâng lễ vật và sau khi rước lễ.



rửa tội bằng máu (baptism of blood)

Cũng gọi là rửa tội do việc tử đạo, nghĩa là do việc một người hoàn toàn tự do và kiên nhẫn chịu chết vì đức tin công giáo trước khi họ được rửa tội thực sự. Ngày xưa thường có nhiều vị tử đạo mà chưa được rửa tội.



rửa tội con nít (baptism of infants)

Giáo huấn của giáo hội về vấn đề này như sau: "Ngay từ thuở sơ khai, Giáo hội có sứ mệnh rao giảng tin mừng và rửa tội đã rửa tội cho con nít. Chúa phán: Không sinh lại bởi nước và Thánh Thần không thể vào nước Chúa. Giáo hội luôn hiểu ý nghĩa đó và cho rằng phải rửa tội cho con nít vì chúng được rửa tội trong đức tin của giáo hội. Ðức tin được tuyên xưng thay cho chúng do cha mẹ vú bõ, đại diện cho Giáo hội địa phương và toàn thể xã hội chư thánh và những người tin... Ðể làm tròn ý nghĩa của bí tích, trẻ con phải sau đó được huấn luyện trong đức tin, để chúng có thể chấp nhận niềm tin do chính chúng." (Nghi thức rửa tội con nít 2-3) Theo giáo luật 867 &1 và &2, cha mẹ phải lo rửa tội cho con trong những tuần lễ đầu tiên và nếu có nguy tử thì phải rửa tội càng sớm càng tốt.



rửa tội do lòng muốn (baptism of desire)

Từ này diễn tả tình trạng người, theo công đồng Vatican II: "không do lỗi của họ không biết phúc âm hay giáo hội của Chúa nhưng thành tâm tìm Chúa và được ơn ngài thúc đẩy cố gắng theo hành động của mình làm theo ý Chúa biết được qua huấn lệnh của lương tâm.




tải về 357.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương