Tự Ðiển Thần Học Bỏ Túi Rev. Ngô Tường dzũng biên soạn (C) Copyright 1998 by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, usa



tải về 357.67 Kb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích357.67 Kb.
#38493
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

trở về mục lục

B


Babylon

Thành phố thủ đô Iraq ngày nay. Người Babylon bị người Assyria cai trị cho đến năm 612 trước Tây lịch, khi họ bắt đầu chinh phục đất đai. Họ phá huỷ Jerusalem năm 587 trước Tây lịch và bắt hầu hết dân Do thái về làm nô lệ. Thời gian lưu đày này chấm dứt năm 537 trước Tây lịch.



Baptists

Phái tin lành nhấn mạnh đến việc rửa tội cho người lớn. Giáo hội Baptist được tổ chức do quyết định của thành viên phụng tự với mục sư họ lựa chọn.



bách quân đội trưởng (centurion)

Tiếng latinh centuria là một đội lính có 100 người: sĩ quan trong quân đội Roma cai quản 100 người. ứng có niềm tin vào Chúa Giêsu (Matt. 8:5)



bánh lễ

Lọai bánh không men dùng cho việc rước lễ trong nghi thức Roma.



bàn thờ

Thường bằng đá dùng để dâng lễ vật cho thần minh ngày xưa. Người Do thái cổ xây bàn thờ để dâng hoa quả hay loài vật. Bàn thờ chính đặt tại đền thánh Jerusalem. Trong giáo hội công giáo bàn thờ là bàn của Chúa nơi đây dân Chúa cử hành Thánh Thể. Kitô hữu quen gọi Thánh Thể là hi tế vì nhắc lại việc Chúa Giêsu hiến thân cho mọi người. Như thế bàn thờ là bàn trên đó hi tế Chúa Giêsu tự hiến trên thập giá được tưởng niệm và hiện tại hoá.



bản văn của Abercius

Bản văn bằng tiếng Hi lạp có từ thế kỷ thứ hai do giám mục Abercius giám mục thành Hieropolis tại Phrygia, kể lại cuộc viếng thăm Roma của ông và tầm quan trọng của Giáo hội Roma thời đó.



bắt cóc

Theo nguyên nghĩa có nghĩa là dẫn đi. Theo giáo luật và thần học luân lý thì từ này "abduction" diễn tả sự cưỡng hiếp và bạo lực có tính cách vật lý. Có nghĩa bắt cóc và giam cầm phụ nữ khi họ không muốn và bao lâu họ còn bị bắt cóc thì hôn nhân không thành sự. Ðây là một ngăn trở làm cho hôn nhân không thành sự. (validum).



Beelzebub

Thần ruồi trâu là tiếng chế nhạo của người do thái dành cho vị thần của Philitinh có tên là Beelzebul (hoàng tử của đất). Xem Matt 10:25 và 12:24.



bè Ario

Bè rối của Arius linh mục ở Alexandria trong thế kỷ thứ tư cho rằng Ðức Giêsu không phải là Thiên Chúa.



bẻ bánh (Breaking of bread)

Người Kitô hữu xưa gọi bí tích Thánh Thể là việc bẻ bánh. Do một tập tục do thái trước khi ăn thì có cầu nguyện cám ơn và ca tụng Chúa trên miếng bánh sau đó chia cho tất cả thực khách. Chúa Kitô khởi đầu bữa tiệc từ giã với nghi thức này.



bí tích rửa tội (Baptism)

Là bí tích đầu tiên trong 7 bí tích được Giáo hội định nghĩa là: "Phép Rửa tội, cửa mở cho mọi bí tích, cần cho sự cứu độ thực sự, hay ít là có ý, nhờ đó con người được giải thoát khỏi tội, sinh lại làm con Thiên Chúa, và nên giống Chúa Kitô nhờ một ấn tích không thể xoá được, thành cơ thể của Giáo hội, chỉ được ban thành sự khi rửa bằng nước thực với mô thức bằng lời nói đòi hỏi." (giáo luật 849).

Cần lưu ý những điểm giáo luật sau đây:

1. Phép rửa có thể thi hành bằng việc nhận chìm hay xối nước

2. nước dùng để rửa phải được làm phép nhưng khi cần thì có thể dùng nước chưa làm phép.

3. mô thức lời nói đòi hỏi là: "Ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần."

4. nên rửa tội vào ngày chủ nhật hay có thể trong đêm vọng phục sinh

5. Nơi thích hợp để chịu phép rửa là nhà thờ nhà nguyện nhưng khi cần có thể cử hành trong nhà tư hay nhà thương.

6. Thừa tác viên thường lệ của bí tích là Giám mục, linh mục hay thầy sáu, nhưng người khác có thể làm nhất là tại các xứ truyền giáo và khi cần kíp thì ai ai cũng phải làm.

Do tiếng Hilạp baptizein nhận chìm trong nước. Lễ nghi theo đó người được rửa tội tắm trong nước hay được dội nước trên đầu. Ðây là dấu hiệu chết cho tội và sống cho cuộc sống mới. Người được rửa tội nói lên họ tin Chúa Giêsu và muốn làm Kitô hữu. Khi hài nhi được rửa tội thì cha mẹ hay vú bõ, người đỡ đầu nói thay. Phép rửa là phép khai tâm đầu tiên cho người ta gia nhập giáo hội, cộng đoàn đức tin là nhiệm thể Chúa Kitô. Cũng tha tội tổ tông và tội riêng mình làm nếu là người lớn chịu phép rửa tội.



bình đựng Mình Thánh (ciborium)

trong phụng vụ đây là bình có đựng của ăn thiêng liêng là Thánh Thể, thường là những mảnh hay bánh nhỏ tròn sắc trắng và thơm, dùng để cho rước lễ.



bình hương (censer)

Bình kim khí đựng than nóng để bỏ hương vào và xông hương có mùi thơm trong những lễ nghi phụng vụ. Thường bình hương có giây kim loại buộc vào đầu để xông.



bỏ đạo

Apostasia tiếng Hilạp có nghĩa quay đi. Hành động từ bỏ Kitô giáo và theo kẻ ngoại. Giáo hữu thời sơ khai coi tội này trọng nhất trong các tội.


trở về mục lục

C


ca đoàn (choir)

theo tiếng hilạp có nghĩa choros một ban nhạc, 1) phần trong nhà thờ dành cho kinh sĩ tu sĩ linh mục hay tu sĩ đọc thần vụ 2) một nhóm ca sĩ hát thánh ca khi có cử hành phụng vụ hay hướng dẫn dân chúng hát thánh vịnh, đáp ca hay những phần trong thánh lễ.



ca khúc (Carol)

Bài hát vui mừng việc sinh ra của Chúa.



Ca vịnh của Maria (Canticle of Mary)

Theo phúc âm thánh Luca đây là lời ca ngợi Thiên Chúa của Mẹ Chúa Giêsu khi đi thăm chị họ là bà Isave (Luca 1:46-55). Bài ca này thường có tên Magnificat vì tiếng đầu tiên trong bài ca bằng tiếng latinh là Magnificat anima mea: linh hồn tôi ca ngợi Chúa. Bài ca này gợi lại bài ca của Hanna, mẹ của lãnh tụ Do thái Samuel. Hannah chúc tụng Thiên Chúa và cầu cho người nghèo và người hèn mọn.



Ca vịnh của Simeon (Canticle of Simeon)

Trong phúc âm thánh Luca bài ca này do ông Simeon hát lên, ông là vị tiên tri già trong đền thờ chúc tụng Chúa Giêsu khi ngài chỉ là hài nhi. Simeon biết Chúa Giêsu là Ðấng Cứu Thế và tạ ơn Chúa đã cho ông còn sống để nhìn thấy hài nhi. Sau đó ông sung sướng được chết trong an bình. Bài ca này cũng có tên Nunc dimittis: "Giờ đây xin cho con chết bình an." theo như những lời đầu tiên của bản dịch latinh.



Ca vịnh Zachary (Canticle of Zachary)

Trong phúc âm thánh Luca bài hát do Zachary hát, ông là cha của Gioan Baotixita trong dịp đặt tên cho Gioan (Luca 1:68-79). Zachary ca tụng Chúa và nói tiên tri rằng Ðấng Messiah và con của ông Gioan sẽ dọn đàng cho Ngài. Bài hát này cũng có tên Benedictus "Phúc cho" theo tiếng đầu tiên bằng tiếng latinh.



Calvario (Calvary)

Tiếng latinh calvaria (sọ người) nơi ngoài thành Jerusalem nơi Chúa bị hành quyết. Các tội phạm thường bị xử tội tại đây nên chỗ này được kêu là "núi sọ"



Calvino (calvinism)

Phong trào do một người thệ phản cải cách người Pháp tên là Calvin. Calvin dạy rằng Chúa tỏ mình qua thế giới hữu hình và kinh thánh. ứng cũng dạy rằng Chúa rất quyền phép và chọn vài người được cứu độ, vài người bị phạt và bị kết án đời đời và không ai biết rõ mình được chọn. Hình thái của Calvin về Kitô giáo rất nghiêm khắc. Giáo hội Presbyterian dựa trên giáo thuyết của Calvin.



Canaan (Canaan)

Tên cũa của lãnh thổ chiếm lãnh và gọi là Israel. Nhiều người tưởng tên do màu tím của thuốc nhuộm tóc của dân tộc do vua Og cai trị. Người Canaan có ảnh hưởng lớn về tôn giáo, văn chương và kiến thức phổ thông của người Israel.



canh tân đặc sủng (charismatic renewal)

tiếng Hilạp charisma có nghĩa ơn nhưng không, một phong trào trong giáo hội nơi có người công khai tuyên bố họ sẵn sàng nhận lãnh hồng ân của Thánh Linh



Capuxino (Capuchins)

Theo tiếng ý Cappucio: lúp đội đầu, một dòng tu nam được gọi theo lúp đội trên đầu, một ngành của dòng Phanxicô.



Các Thánh thông công (communion of saints)

sự kết hợp linh thiêng giữa mọi kitô hữu đang còn sống hay đã chết. Các Thánh có nghĩa là các Kitô hữu trong trường hợp này. Như thế các thánh, các linh hồn trong luyện tội có thể hiệp thông với nhau: các thánh càu bàu, chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn trong luyện ngục, và cũng có thể cầu xin các Thánh.



cánh chung học (eschatology)

Eschata tiếng hi lạp có nghĩa là những sự sau cùng, cánh chung là phần khoa thần học nghiên cứu những sự sau cùng như chết phán xét thiên đàng hoả ngục luyện ngục, thân xác sống lại, Chúa trở lại lần thứ hai.



cắt bì (circumcision)

tiếng latinh circumcisio, cắt chung quanh, việc cắt miếng da bao quanh qui đầu, đầu cơ quan sinh dục của người nam. Trẻ do thái sau khi sinh ra được 8 ngày đều chịu cắt bì, đây là dấu chỉ bên ngoài cho thấy liên hệ đặc biệt giữa họ và Chúa như là phần tử của dân Do thái.



cha giải tội (confessor)

linh mục cử hành bí tích hoà giải với hối nhân cũng là người khuyên bảo hối nhân. Có người chọn cha giải tội riêng cho mình giúp mình tiến bộ hơn.



Chalcedon

Thành phố gần Istanbul tại Thổ nhĩ Kỳ. Năm 451 sau Tây lịch một công đồng được tổ chức tại thành phố này tuyên xưng Chúa Giêsu là Thiên Chúa thật và người thật.



chân phúc (Blessed)

Danh xưng dành cho vị đã qua đời và đang được điều tra để phong thánh. Trước khi làm thánh thì được kêu là chân phúc.



chầu Mình Thánh

Hành động thờ lạy Chúa Giêsu trong nhiệm tích Thánh Thể. Ðôi khi Thánh Thể đặt trong hào quang, mặt nhật trên bàn thờ cho mọi người chầu có thể nhìn thấy.



chén thánh (chén Calixê) Chalice

Tiếng latinh calix: chén, chén thường có chân và đế dùng đựng rượu truyền phép trong thánh lễ. Chén này được coi là thánh và được chạm trổ theo mục đích ấy.



chiêm niệm (contemplation)

một hình thái cầu nguyện nội tâm tình cảm khi ta cảm phục hay nghỉ ngơi trong sự nhận biết và yêu Chúa. Theo ngôn ngữ thánh Gioan Thánh giá: "Chiêm niệm là khoa học tình yêu là một thứ tri thức tình yêu ban cho tâm hồn về Thiên Chúa. Chiêm niệm chính là hồng ân Chúa Thánh Thần theo nghĩa tinh tuyền nhất.



chịu lễ (communion)

tiếng latinh communio nghĩa là tình bạn, sự chia xẻ chung, việc ăn và uống Mình và Máu Chúa Kitô. Hành động này không những hiệp nhất ta với Chúa mà còn hợp nhất ta với nhau trong Chúa Kitô. Muốn rước lễ phải sạch tội trọng, có ý ngay lành và không ăn uống trước một tiếng đồng hồ trừ khi bịnh hoạn hay phải uống thuốc cần. Ðược uống nước lã.



chịu lễ hai hình (communion under both species)

chịu lễ với cả hai hình thức là Bánh và Rượu. Có thể nhúng bánh vào rượu hay bưng chén uống tuỳ qui định của Hội Ðồng Giám Mục.



chống Do Thái

Anti Semite: chống lại con cả ông Noe là ông Sem, chủ nghĩa ghét người do thái hay những tổ chức do thái.



Chúa Kitô (Christ)

tiếng hilạp có nghĩa christos, người được xức dầu. Tiếng dịch của từ Messiah trong tiếng do thái. Danh hiệu Messiah dành cho các vua của Israel vì khi nhậm chức họ được xức dầu oliu trên trán. Ðây là dấu hiệu họ được Chúa tuyển chọn đặc biệt. Chúa Giêsu được kêu là Kitô hay Messiah vì ngài là Ðấng được chọn làm vua và làm Con Thiên Chúa đến mang sự sống cho nhân loại cách đặc biệt.



chủ tế (celebrant)

Giám mục linh mục hay thày sáu chủ sự nghi lễ Thánh Thể hay nghi lễ khác. Theo đúng nghĩa tất cả dân Chúa hiện diện đều là chủ tế vì tất cả đều tham dự đặc biệt vào việc cử hành.



chứng tá kitô hữu (christian witness)

khi người kitô hữu tỏ ra trong cuộc sống họ yêu Chúa như thế nào và yêu anh em ra sao thì họ làm chứng cho Kitô giáo. Chúa Kitô khuyến khích những kẻ theo ngài chiếu sáng cho thế gian. Có nghĩa họ phải sống đời Kitô hữu và đừng sợ để cho người khác thấy họ tốt lành và như thế cho người ta tín nhiệm và ca tụng Chúa.



Coliseo (Colosseum)

hí trường lớn ở Roma nơi các người giác đấu tranh tài hay những trò vui khác được tổ chức. Hí trường được khánh thành năm 80 và có thể chứa 80,000 người. Tại đây theo truyền thuyết có nhiều kitô hữu chết vì đạo.



Concordat (Concordat)

tiếng latinh concordare có nghĩa hoà ước chính thức giữa chính quyền một nước với Toà Thánh có liên hệ về những vấn đề liên quan tới cả hai bên như việc chỉ định giám mục hay tiền lương linh mục.



Constantinople

tên cũ của thành phố Istanbul, Thổ nhĩ kỳ. Trước có tên là Byzantium nhưng sau lấy tên hoàng đế Constantine chọn làm thủ đô của đế quốc Roma vào thế kỷ thứ 4. Có lần đối nghịch với Roma muốn làm trung tâm Kitô giáo. Chính thống đông phương bắt dầu hiện hữu từ thành phố này.



Copt

tiếng hilạp aigyptos người ai cập, người ai cập theo công giáo hay giáo hội chính thống coptic. Người copt là con cháu của người ở Aicập từ xưa.



Corpus Christi

tiếng latinh có nghĩa Mình Chúa Kitô, cũng là thánh lễ cử hành sau lễ Chúa Ba ngôi mỗi năm, để tôn sùng việc hiện diện thực của Chúa Giêsu trong hình bánh và hình rượu.



Cosmos

tiếng hilạp kosmos vũ trụ, người hi lạp tin rằng vũ trụ được cai trị bằng quyền lực của cosmos nghĩa là thần dữ và thần lành.



cơ mật (conclave)

các hồng y nhóm họp để bàu giáo hoàng. Phòng họp cũng gọi là cơ mật viện.



công đồng chung (ecumenical council)

tiếng chung nghĩa là tổng quát phổ quát, là một cuộc tụ họp của các Giám mục công giáo cùng với và dưới sự chủ toạ của Giám mục Roma là Ðức Giáo Hoàng. Theo giáo luật hội đồng giám mục thi hành quyền bính trên toàn giáo hội cách trọng thể trong công đồng chung. Quyền của Ðức Giáo Hoàng cũng được qui định theo giáo luật: "Chỉ có Ðức Giáo Hoàng triệu tập công đồng chủ toạ hay qua đại diện chủ toạ cũng như di chuyển chắm dứt giải tán hay phê chuẩn các hiến chế. Có 21 công đồng chung trong giáo hội.



Công Giáo (catholic)

Tiếng Hilạp catholicos: phổ quát, bao gồm hết mọi người. Từ dùng để chỉ Giáo hội Roma. Thành phần của giáo hội công giáo roma thì được gọi là người công giáo. Thành phần của những nghi thức khác thuộc giáo hội cũng gọi là công giáo chẳng hạn nghi lễ maronite công giáo.



công vụ sứ đồ

Sách viết sau khi Chúa lên trời được 50 năm, do thánh Luca là tác giả kể chuyện những người mang tin mừng từ Jerusalem sang tới Roma và toàn thế giới. Paul và Peter là nhân vật chính.



cộng đoàn (community)

1. một nhóm người cùng chia xẻ với nhau một quan niệm sống, thờ phụng và làm việc với nhau theo cách thế môn đệ Chúa Giêsu. 2. cộng đoàn tu sĩ là nhóm người sống chung theo cùng một qui luật và sống đời Kitô hữu trọn v-n hơn qua ba lời khấn vâng lời, trong sạch và nghèo khó.



cộng đoàn tính (collegiality)

phương cách ÐGH và các Giám mục tạo thành một bộ phận gồm các thừa tác viên để quyết định và làm việc với nhau để hướng dẫn và lãnh đạo người công giáo toàn cầu.



cộng đồng (congregation)

1. dân chúng trong cộng đoàn kitô giáo tụ họp để thờ phượng Chúa. 2. một cộng đoàn các người nam hay nữ khấn lời khấn đơn trong sạch khó nghèo và vâng phục chẳng hạn sư huynh các trường công giáo hay các nữ tử bác ái..



Curia (curia)

nhóm hay người thuộc trung tâm quyền lực giáo hội công giáo giúp cho Ðức Giáo Hoàng hay các giám mục. Các giáo phận cũng có curia riêng và gọi là văn phòng chưởng ấn hay vị chưởng ấn chủ tịch văn phòng đó sau Giám mục.



cursillo (cursillo)

Ba ngày kinh nghiệm canh tân cuộc sống Kitô hữu về sống cộng đoàn, trình bày những giáo thuyết Kitô giáo do giáo dân hay linh mục, tham dự họp nhóm, phụng vụ, cầu nguyện. Sau khi dự khoá còn chương trình hậu cursillo họp hàng tuần từng nhóm nhỏ hay lớn gọi là ultreya chia xẻ và cầu nguyện. Phong trào này phát sinh từ Tây ban nha năm 1949 và vào Việt nam trong những năm 60, vào Hoa kỳ năm 1957 và hoạt động trong nhiều địa phận.




tải về 357.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương