Tự Ðiển Thần Học Bỏ Túi Rev. Ngô Tường dzũng biên soạn (C) Copyright 1998 by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, usa



tải về 357.67 Kb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích357.67 Kb.
#38493
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

L & M


làm chết sớm (euthanasia)

tiếng hi lạp có nghĩa chết dễ dàng. Theo thánh bộ tín lý thì đây là hành động hay sự thôi bỏ nào có ý làm cho chết để người bịnh khỏi đau đớn. Cần phải xác định là không ai không gì có quyền giết người vô tội hoặc là bào thai hoặc là người lớn, người già, người bị bịnh nan trị hay đang chết dần mòn. Không ai được phép xin phép hành động đó cho mình hay cho người được giao phó cho mình, cũng không được đồng ý cho hành động đó. Vì làm thế là phạm tới luật Chúa, phẩm giá con người, chống lại sự sống và nhân loại.



làm phép (Blessing)

Khi Chúa làm phép, ngài ban sự sống sức mạnh và bình an cho dân Ngài. Khi ta chúc phúc cho ai ta cầu Chúa ban bình an sự sống và sức mạnh, hạnh phúc cho người đó.



làm phép dầu (Blessing of the holy oil)

Lễ nghi đặc biệt trong thứ năm tuần thánh Giám mục làm phép ba thứ dầu dùng cho các bí tích.



lễ các linh hồn (các đẳng)

Ngày 2 tháng 11. Ngày đặc biệt cầu nguyện và tưởng nhớ những người đã chết.



lễ các thánh

Lễ mừng ngày 1 tháng 11 tôn kính tất cả các thánh hay hiền nhân đã lên trời trước chúng ta. Giáo hội tôn kính đặc biệt những vị không có lễ mừng trong một ngày nào đó trong năm.



lễ Ðức Bà linh hồn và xác lên trời (Mông triệu).

Lễ trọng ngày 15 tháng 8 cử hành màu nhiệm Trinh nữ Maria được đem lên trời cả hồn lẫn xác. Ðây là tín điều do Ðức Giáo Hoàng Piô XII tuyên bố năm 1950.



Lễ Giáng Sinh (Christmas)

Tiếng Anh cổ có nghĩa Cristes maesse, lễ Chúa Kitô, lễ mừng việc sinh ra của Chúa Kitô. Kitô giáo chọn ngày 25 tháng 12, một nhật kỳ được lựa chọn thay thế cho lễ của lương dân, lễ thờ thần mặt trời không chiến bại của dân Roma.



lễ lên trời

Lễ buộc và trọng (40 ngày sau lễ Phục sinh) cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô từ giã môn đệ về với Cha. Truyện kể trong sách Công vụ Tông đồ 1:6-11 là một cách diễn tả văn chương chân lý Chúa Giêsu đang ở trên trời trước mặt Thiên Chúa và đang coi sóc dân Ngài dưới đất.



Lễ Nến (Candlemas)

Lễ Chúa dâng mình vào đền thờ ngày 2 tháng 2. Gọi là lễ nến vì trong ngày đó làm phép nến.



Lễ nghi Chaldean (Chaldean rite)

Cũng gọi là Ðông Syria, Assyria hay Batư là nghi lễ của giáo hội Syria hiệp nhất Uniates thường được cử hành bằng tiếng Syria cổ.



lễ qui (canon of the mass)

từ diễn tả lời nguyện thánh thể trong thánh lễ trong đó chứa đựng phần truyền phép trọng thể và chính yếu làm cho hình bánh hình rượu trở nên Mình và Máu Thánh Chúa và hi tế của Chúa Kitô trên thập giá được lưu truyền qua muôn thế hệ. Những lời cầu nguyện trong lễ qui nhắc lại những màu nhiệm của đức tin Kitô giáo và có những lời cầu cho Giáo hội, cho người sống và người chết cũng như tưởng niệm các thánh và các vị tử đạo. Từ năm 1985 Giáo hội phê chuẩn 4 lời nguyện Thánh Thể dùng chung, ba cho trẻ con, và hai cho nghi lễ hoà giải.



lịch (calendar)

Tiếng latinh calendae, ngày đầu tiên trong tháng của người Roma, hệ thống tính và xếp đặt ngày tháng năm. Lịch dùng ở Tây phương hiện nay là lịch Gregorian đã qui định do Ðức Giáo Hoàng Gregorio XIII năm 1582. Giáo hội Ðông phương không theo lịch này nhưng tiếp tục dùng lịch Julius do Julius Caesar ra lệnh dùng vào năm 46 trước Tây lịch. Những nhóm khác như hồi giáo và do thái có lịch riêng khác lịch Gregorian.



lời hứa khi rửa tội (Baptismal promises)

Lời tuyên bố khi sắp rửa tội: tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu và giáo hội và có ý sống đời Kitô hữu. Khi rửa tội hài nhi thì cha mẹ hay những người đỡ đầu hứa thay cho em nhỏ. Trong đêm vọng phục sinh mọi người cũng được kêu gọi tuyên xưng lại những lời này.



lời nguyện tắt

tiếng la tinh aspirare, thở, lời nguyện rất ngắn gọn có thể nói trong một nhịp thở. Chẳng hạn: Lạy Chúa Giêsu xin thương xót con.



Luật Canon (canon law)

Tuyển tập chính thức những luật Giáo hội công giáo. Luật này được xét lại và canh tân theo giáo huấn của công đồng Vatican. Quyển luật mới xuất bản năm 1983. Giáo hội Ðông phương thông hiệp với Giáo hội công giáo cũng có luật riêng theo truyền thống đặc biệt luật lệ và phong tục. Luật hiện nay có 1752 khoản và qui định năm 1983.



lương tâm (conscience)

phần tâm trí ta cho ta hay khi nào việc phải khi nào việc trái. Lương tâm tốt khi ta biết mình luôn cố gắng làm việc phải và hối tiếc về việc trái quấy. Ta có bổn phận theo lương tâm khi không còn tiêu chuẩn hướng dẫn nào khác. Nên giáo dục lương tâm đúng, tránh lương tâm quá phóng túng hay quá bối rối.


M


máu (Blood)

Trong kinh thánh do thái máu là sự sống. Máu đổ trong hi tế một con vật, dấu chỉ người dâng con vật đó muốn dâng mình hoàn toàn cho Chúa. Máu sẽ đổ trên bàn thờ và rảy trên dân chúng. Chúa Giêsu đổ máu trên thập giá như dấu hiệu giao ước mới giữa Chúa và dân Ngài. Trong bí tích thánh thể Kitô hữu chia xẻ cuộc sống mới của Chúa Giêsu.



minh giáo

Khoa thần học có mục đích chứng minh đức tin Kitô giáo là hữu lý và có thể binh vực chống lại những luận chứng của những kẻ công kích.



mối tội đầu (capital sins)

thường gọi là tội chết người là những khuynh hướng tội lỗi chính yếu trong con người vì bản tính sa ngã, là nguyên nhân chính sinh ra các tội khác. Ta thường đọc ngày chủ nhật: "Cải tội bảy mối có bảy đức: khiêm nhường chớ kiêu ngạo, rộng rãi chớ hà tiện, giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục, hay nhịn chớ hờn giận, kiêng bớt chớ mê ăn uống, yêu người chớ ghen ghét siêng năng việc Ðức Chúa Trời chớ làm biếng."



mùa vọng

Tiếng Latinh Adventus (đến gần, sự tới) Thời gian cầu nguyện sửa soạn cho việc Chúa đến trong lễ Sinh nhật. Có 4 chủ nhật mùa vọng, khởi đầu cho năm phụng vụ.


trở về mục lục

N


nam đan viện trưởng

Bề trên đan viện nam giới do cộng đoàn bàu lên có thẩm quyền trên tu viện.



nến (Candle)

Nến làm phép làm bằng sáp ong hay mỡ súc vật cho người tín hữu tiên khởi trong nghi lễ phụng vụ thường cử hành chiều thứ bảy hay sáng sớm chủ nhật.



nến rửa tội (baptismal candle)

Theo nghi thức công giáo khi rửa tội có phần trao nến. Một ngọn nến nhỏ thắp từ cây nến Phục sinh, tượng trưng cho Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian và trao cho người được rửa tội, hay cho người đỡ đầu nếu rửa tội cho trẻ con, với lời nhắn nhủ: "Hãy luôn bước đi như con cái sự sáng và giữ cho ngọn lửa đức tin sống động trong lòng con.



nghi lễ Armenia

Phụng vụ của giáo hội Armenia phối hợp giữa phụng vụ Syria và Cappadocia, có nguồn gốc trong phụng vụ hi lạp của thánh Basil. Dùng ngôn ngữ Armenia cổ và cả hai giáo hội công giáo và chính thống đều dùng.



nghi lễ cho rước lễ (communion service)

nghi lễ cho rước lễ mà không có thánh lễ. Một người được chỉ định không nhất thiết phải là linh mục có thể cho rước lễ.



nghi lễ coptic (coptic rite)

phụng vụ của giáo hội coptic do phụng vụ tiếng hilạp tại Alexandria, được cử hành bằng cổ ngữ ai cập pha lẫn vài yếu tố tiếng Ảrập. Phụng vụ rất chậm rãi và lâu la có những bài ca rất trọng thể.



nghi lễ thánh kinh (Bible service)

Nghi thức gồm đọc Kinh thánh, giảng và giáo dân ca hát cầu nguyện, hay im lặng.



nghi thức Byzantin (Byzantine rite)

Nghi thức của thánh Giacôbê phát xuất từ giáo hội Jerusalem, Antioch sau đó được thánh Basil và Gioan Kim khẩu cải tổ, thuộc miền Byzantinum nay là Istambul, nghi thức được hầu hết giáo hội đông phương chính thống hay công giáo sử dụng.



nghi thức kết thúc (concluding rite)

nghi thức ngắn cuối lễ gồm lời chào, chúc lành và tuyên bố bế mạc.



ngôn ngữ kinh thánh (Biblical languages)

Hầu hết thánh kinh do thái viết bằng tiếng Hibálai vài tác phẩm sau này viết bằng tiếng Aramaic rồi dịch sang Hi ngữ vào thế kỷ thứ hai. Chính Chúa cũng nói tiếng Aramaic, tựa như tiếng do thái. Tân ước viết bằng tiếng Hilạp.



ngụy giáo hoàng

Người coi mình là giáo hoàng đối nghịch với giáo hoàng được hợp pháp bầu lên do hội đồng hồng y. Có chừng 30 ngụy giáo hoàng trong quá khứ nhất là thế kỷ 15.



ngụy thư

Tiếng Hilạp Apocryphos có nghĩa là dấu ẩn. Ngụy thư là những sách tôn giáo của người do thái hay Kitô hữu xưa không có trong Kinh thánh. Vài cuốn in trong Kinh thánh công giáo thì tin lành hay do thái coi là ngụy thư như: 1 Esdras, 2 Esdras, Tobia, Judith, Esther, Khôn ngoan của Salomon, Baruch, Thư Jeremiah, Kinh của Azariah và bài ca của ba chàng trẻ tuổi, Susanna, Bel và con rồng, 1 Maccabeo, 2 Maccabeo. Trong tân ước có: Tiền Phúc âm thánh Giacôbê, Phúc âm thánh Thomas, Phúc âm thánh Phêrô..



người chết sống lại (the resurrection of body)

Theo kinh thánh và giáo huấn chính thức của giáo hội thân xác sẽ sống lại và hợp lại với linh hồn sau khi chết. Chúa Giêsu cũng dạy xác loài người ta sống lại (Matt.22:29-32; Luca 14:14; Gioan 5:29). Giáo thuyết này được rao giảng như màu nhiệm căn bản của niềm tin Kitô giáo (1 Cor. 15:20) Khải huyền 20:12) và có trong các bản kinh tin kính của giáo hội.



người tin (believer)

Theo truyền thống công giáo người tin là người tín thác vào Chúa như một nhân vật yêu thương toàn năng và là người có niềm tin vào mầu nhiệm ba ngôi và nhập thể. Người tin sống theo giáo huấn và giá trị của Chúa Giêsu và giáo hội Ngài.



người trở lại (convert)

người thay đổi niềm tin hay tôn giáo, nói trở lại vì chỉ có người đi lạc mới trở về.



ngừa thai (contraception)

sự can thiệp ý thức và tích cực trong việc giao cấu để tránh có thai. Giáo huấn Giáo hội ngay từ xưa vẫn cho rằng ngừa thai là hoàn toàn xấu theo luân lý. Giáo huấn này được Ðức Giáo Hoàng Phaolô 6 lập lại trong thông điệp Humanae vitae. Theo Ngài: "mỗi hành động hôn nhân cũng như tất cả hành động của hôn nhân phải mở cửa cho sự sống mới" như thế hành động trước, đang hay theo sau hành động giao cấu, hoặc trong việc tiến trình đưa đến hậu quả, coi như mục đích hay phương tiện làm cho việc sinh sản không thực hiện được đều là những hành động không được phép để điều hoà sinh sản.



nhà minh giáo

Apologia theo tiếng Hilạp là lời nói biện hộ. Các văn sĩ Kitô giáo tiên khởi binh vực đức tin và viết về niềm tin của họ như thánh Justin, Tertullien..



nhà nguyện (chapel)

nhà thờ nhỏ không phải là nhà thờ của giáo xứ hay một khu vực nhỏ nằm trong nhà thờ lớn dành riêng cho việc sùng kính. Theo truyền thống công giáo nhà nguyện là nơi có để Mình Thánh Chúa.



nhà sacello

Bàn thờ tạm để giữ Mình Thánh Chúa trong ngày thứ năm tuần thánh cho đến thứ bảy Phục sinh.



nhà thờ chính toà (cathedral)

Tiếng latinh cathedra là ghế, nhà thờ chính thức của giáo phận nơi có giám mục là chủ chăn. Nhà thờ chính toà là nơi giám mục có toà hay ngai. Nhà thờ chính toà thường là nhà thờ lớn.



nhà tiệc ly (cenacle)

Tiếng latinh cenaculum phòng trên lầu ở Jerusalem nơi Chúa Giêsu ăn bữa tiệc sau cùng với những kẻ theo người, cũng là nơi Ngài hiện ra với các môn đệ sau khi sống lại và Chúa Thánh Thần hiện xuống với các môn đệ ngày lễ ngũ tuần.



nhân đức cả (cardinal virtues)

Những đặc tính quan trọng của nhân đức. Nhân đức khôn ngoan, công bình, tiết độ và mạnh mẽ có tên nhân đức cả vì các nhân đức khác dựa vào đó. Chúng ta được những nhân đức đó khi chúng ta dựa cậy vào ơn Chúa.



nói phạm(blasphemy)

Nói hay hành động chống lại Chúa hay chống lại người và vật đã được thánh hoá, một cách khinh bỉ, không kính trọng, vi phạm nghiêm trọng sự tôn kính và tình yêu đối với Chúa.



nữ tu viện trưởng

bề trên một tu hội chiêm niệm nữ tu chẳng hạn Nữ đan viện Biển đức do cộng đoàn bàu lên và có quyền trên cả tu viện.




tải về 357.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương