Tự Ðiển Thần Học Bỏ Túi Rev. Ngô Tường dzũng biên soạn (C) Copyright 1998 by Rev. Ngo tuong Dzung, Texas, usa


trở về mục lục H & L & M & N & P & R



tải về 357.67 Kb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu15.05.2018
Kích357.67 Kb.
#38493
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

trở về mục lục

H & L & M & N & P & R


Hiến thân

Hiến thân là hoàn toàn dấn thân cho việc gì hay cho ai. Khi dấn thân cho công việc gì thì cả tâm hồn bạn để cả nơi công việc bạn làm. Hiến thân còn có nghĩa dành riêng cái gì hay người nào vì mục đích nào đó.

Phaolô là gương mẫu người dấn thân trong kinh thánh. Sau khi trở lại (Cvsđ 9) ngài hiến thân để sống cho Chúa. Việc hiến thân được chứng tỏ trong những cuộc hành trình truyền giáo, chịu đau khổ do những người khác, vào tù, đối diện cái chết thường xuyên. 2Corinthô 11:23-33 kể lại việc hiến thân của thánh Phaolô cách rõ ràng. Khi đọc lại kinh nghiệm thánh Phaolô, hãy nghĩ đến những đau khổ bạn phải chịu khi là người tín hữu. Bạn có thấy những đau khổ đó tương đương với những thử thách thánh nhân đã trải qua để rao giảng tin mừng chưa?

Hứng thú

Hứng thú là cảm xúc bị kích thích hay vui vẻ về điều mình làm. Hứng thú có thể làm cho nỗi buồn tan biến trong khi không có hứng thú thì công việc thích thú không còn niềm vui. Một nhân vật hứng thú tiêu biểu trong kinh thánh là Joseph có tên là Barnabas. Vì bản thân ngài hứng thú nên ngài luôn chia xẻ với anh em về những công việc của Ngài. Tên Barnabas có nghĩa người con của sự hứng thú. Sự hứng thú của ngài cũng khuyến khích người khác. (Acts 4:36-37). Theo mức độ hứng thú của bạn người ta sẽ cho bạn tên gì? Nếu người ta gọi bạn là quán chợ hay là mùa đông Paris có lẽ bạn phải dùng ít thời gian làm cho bạn có hứng thú. Bạn có thể làm như thế nào.



Lưu ý

Lưu ý (Concern) là cảm tình lo âu về, hay để ý đến ai. Lưu ý có nghĩa bạn lo lắng đến người nào, nghĩ đến họ và hành động cho họ.

Tiên tri Samuel lưu ý đến người Israel khi họ xin có vua (1 Sam 8:6-22). Ông biết một vua trần gian không ích lợi cho họ nhất, nên ông báo cho họ về hậu quả họ sẽ phải chịu nếu Chúa chỉ định cho họ một ông vua. Nhưng dân nài nỉ. Chúa mới bảo ông đi xức dầu cho một ông vua nhưng sự lưu ý cho lợi ích của dân của Samuel là mẫu mực cho chúng ta.

Nếu có lúc bạn có cám dỗ nghĩ rằng, tôi đã làm hết mọi việc tôi có thể và không ai muốn nghe tôi nói, bạn hãy nhớ lại gương của Samuel và tiếp tục lưu ý người khác. Ðâu là những phương pháp cho bạn nhớ lại bạn không phải là người duy nhất mà tưởng có giá trị? Bạn sẽ tỏ ra cách thế mới mẻ nào để bắt đầu lưu ý người khác?

- Jonah không lưu ý đến người Niniveh (Jonah 4:10,11)
- Chúa Giêsu dạy về sự lưu ý (Matthêu 6,31-34)
- Cha Mẹ Chúa lưu ý đến sự mất tích của Ngài (Luca 2:41-50)
- Người mục tử tốt lành lưu ý đến đàn chiên (Gioan 10:11-16)

Máu

Máu (Blood) trong Thánh Kinh được coi như sự sống. Trong Cựu ước máu thú vật được dâng như hi tế cho Chúa "đền tội, vì đây là sự sống" (Levi 17:11b). Những kiểu nói "Máu Chúa Kitô" Máu Chúa Giêsu" và "máu con chiên" đều gán cho việc Chúa Giêsu thí mạng sống cho tội của anh em được tha thứ và có thễ được nghĩa cùng Chúa.

- Không đổ máu (Hebr 9:18-28)
- Do máu ngài ngài đã làm điều này (Roma 5:9)
- Máu rửa ta khỏi tội (1Gioan 1:7)

Niềm tin

Niềm tin là hành động tin vào những điều Chúa đã mạc khải về mình và hành động theo niềm tin ấy. Hay như tác giả thư Hibálai nói rõ: "Tin là tin tưởng xác tín rằng điều ta muốn sẽ được thực hiện. Chính là xác tín rằng điều ta hi vọng đang chờ đợi ta dù ta không thấy trước" (Hibá 11:1) người công chính sống bởi đức tin (Roma 1:17).

Trong thánh kinh Abraham là gương mẫu đức tin đẹp nhất. Ông bỏ nhà nghe lời Chúa đi vào nơi vô định. (Sáng thế 12,13) Ông tin Chúa sẽ cho ông một người con dù ông đã già cả (Sáng thế 15:1-6;17:15-22;21:1-3) và ông muốn dâng lại đứa con cho Chúa. (Sáng thế 22:1-19).

Dù cho bạn không bị thử thách về niềm tin như Abraham nhưng Chúa cũng cho bạn dịp để củng cố niềm tin. Hãy nhìn đến những dịp ấy và lợi dụng. Bạn đáp ứng được trong những trường hợp đó sẽ có ảnh hưởng đến phẩm chất cuộc sống siêu nhiên của bạn.

* Ta đến với Chúa và lên trời qua niềm tin (Rom 1,16,17)
* Ðức tin là thuẫn linh thiêng (Eph.6:16)
* Hãy giữ vững niềm tin đừng đánh mất (1 Tim 1:19)
* Những gương mẫu của niềm tin (Heb 11)
* Chúng ta phải đặt căn bản cuộc sống của ta trên niềm tin (Jude 1:20)

Phàn nàn

Phàn nàn (Complaining) "Ôi chớ gì chúng tôi có vài con cá ngon mà chúng tôi rất thích ở Ai cập! Ngày nào cũng như ngày nào chúng tôi phải ăn Manna!" (Dânsố 11:5,6) "Dân kêu ca và phàn nàn với Maisen. Họ la lên: 'Xin chúng tôi nước uống!'

Phàn nàn, giống như buổi đầu tiên của con người họ đã phàn nàn. Nhưng Chúa muốn bạn có cái nhìn tích cực vui tươi về cuộc đời. Hãy nhìn vào người (Philipphê 2:14-16) và xin Chúa cho bạn thành người tử tế.

- Tại sao chúng ta phàn nàn? (Lamentations 3:39,40)


- Hãy thoả nguyện (Hebr 13:15)
- Thà có ít tốt hơn (Tv 37:16)
- Tin mừng mang lại sức lực (Proverbs 15:30)
- Tâm hồn vui tươi làm điều lành (Prov 17:22)

Rửa tội

Rửa tội (Baptism) Trước khi Chúa bắt đầu sứ vụ công khai, Gioan rửa tội cho Ngài trên sông Jordan. Vì Ngài là Chúa Ngài không cần phép rửa tội, nhưng Ngài muốn nêu gương và loan báo đây là thời gian cho Ngài bắt đầu dậy dỗ và chữa bịnh. Thánh Kinh giải thích phép rửa tội như một sự dấn thân sống cho Chúa Giêsu và làm điều đẹp lòng Ngài.

- Chúa Giêsu được rửa tội (Matthêu 3:3-13-17)
- Tránh tội và được chịu phép rửa (Công vụ 2:38)
- Tội anh em được chôn cất (Roma 6:3-11)
- Hãy quay về với Chúa (1Phêrô 3:21)

trở về mục lục

S


Sáng tạo

Sáng tạo là công việc của Chúa làm nên điều mới mẻ. Sự sáng tạo nói đến khởi đầu của vũ trụ và cuộc sống trên trái đất. Chúa không những tạo nên vũ trụ ngài còn tiếp tục chăm sóc và kiểm soát những gì xảy ra trên trần gian.

Khi Chúa dựng nên vũ trụ và dựng nên Adam Evà sống trong vườn địa đàng vũ trụ rất đẹp đẽ. Mọi sự đều hoàn hảo. Khí hậu điều độ. Không có lạnh quá hay nóng quá. Không có mưa nguồn thác lũ giông tố bão bùng hay hạn hán. Trái đất được tưới bằng sương phủ nhẹ.

Khi Adam Evà chọn tội lỗi mọi sự đều biến đổi. Con người và Thiên Chúa không còn có thể sống chung và đồng hành. Cuộc sống trên trần trở nên khó khăn. Tuy nhiên Chúa vẫn còn yêu ta và qua Chúa Kitô vẫn còn cho ta khả năng thành thân hữu với Ngài.

* Và có như thế (Genesis 1:2)
* Ngài chỉ phán một lời (Tv 33:6,7)
* Mọi sự được tạo thành theo lệnh của Chúa (Hebrews 11:3)
* Chúa tạo dựng mọi sự trong sự khôn ngoan (Tv 104)
* Mọi cái sống động do quyền lực Ngài (Roma 11:36)

Say sưa

Say sưa là uống rượu nhiều nên con người mất trí khôn. Dân Israel thường uống rượu nho và những dân láng giềng cũng thế và việc uống nhiều thường tạo nên những vấn đề. Không bao giờ say sưa là điều được phép nên trong thánh kinh có nhiều cảnh cáo về chuyện say sưa.

* Người mắt đỏ (Cách ngôn 23:29-35)
* Những phụ nữ không bao giờ cho là đủ (Amos 4:1-7)
* Nhiều rượu quá nhiều sự tệ hại (Epheso 5:18)
* Buổi party điên (Roma 13:13)
* Không được chung phần trong nước Chúa (1Cor 6:10)

Sợ hãi

Sợ hãi (fear) là cảm xúc không thích thú vì một cái gì không ổn hay nguy hiểm ở bên cạnh. Dễ sợ hãi ban đêm khi trời tối nhất là khi nghe tiếng động mà mình không biết là tiếng gì.

Khó mà mạnh dạn nhưng một câu tục ngữ Ðức cho là sự sợ hãi làm cho con chó sói to hơn. Chúa muốn cất đi sợ hãi và thay vào đó sự can đảm. Ngài làm thế khi bạn nói với ngài là bạn tin ngài không bao giờ, không bao giờ từ bỏ bạn.(Hebrews 13:5) Thánh kinh cũng nói đến sự sợ hãi thiên Chúa. Ðiều này không có nghĩa là sợ Chúa nhưng có nghĩa kính trọng và tôn trọng Ngài.

* Khi thời gian xáo trộn tới (Tv 49:5)


* Nếu thế giới nổ tung (Tv 46:2)
* Ngủ không sợ hãi (Proverbs 29:25)
* Tin vào Chúa có nghĩa là an toàn (Proverbs 29:25)
* Chính Giavê săn sóc bạn (Tv 121:5)

Sự ban phúc

Sự ban phúc (Blessing) Trong Cựu Ước sự ban phúc có nghĩa ơn của Chúa ban cho ta, một sự tốt lành. Thường là đàn vật, cừu, con cái hay sự giàu có. Chúa Giêsu mang đến việc ban phúc mới. Ngài mang lại sự tha thứ tội lỗi và ơn cứu độ. Những ơn phúc tinh thần như sự vừa lòng và bình an còn có ý nghĩa hơn và làm thoả mãn hơn những gì có thể mua được.

- Chúa đã ban phúc cho ta (Epheso 1:3)
- Ơn phúc nào ngài phải ban cho anh em (Roma 5:10)
- Ơn phúc trên ơn phúc (Gioan Gioan 1:16)
- Có mọi điều cần thiết (Thánh vịnh 34:9)

Sự sa ngã

Sự sa ngã (fall) nói đến ngày u buồn khi Adam và Evà quyết định bất tuân lệnh Chúa hái trái cây ý thức. Cây này cũng được gọi là cây biết lành dữ. Chúa biết rõ khi ngài cấm hai người không ăn trái cây này. Làm như thế sẽ làm cho họ ý thức sự dữ và phá huỷ sự liên hệ với Chúa. Ðó là chuyện đã xảy ra. Không vâng lệnh Chúa là tội lỗi và hậu quả không thích thú gì. Một trong những hậu quả của việc Adam và Evà ăn trái cấm chính chính là từ nay họ phải làm việc nặng nhọc. Cỏ dại trong vườn luôn phải nhổ đi là hậu quả của sự sa ngã. Ðau đớn buồn sầu là hậu quả khác nữa. Nhưng cả khi Chúa trục xuất ông bà ra khỏi vườn địa đàng ngài cũng cho họ hi vọng nối lại tình thân. Ngài cho ta hay ngày kia Chúa Giêsu sẽ đến thế gian để thực hiện điều đó.

* satan nói dối... bà không chết (genesis 3:4)
* đây là hình phạt của người (Genesis 3:14)
* đau đớn và khổ sở (Genesis 3:16)
* mặt đất là lời chúc dữ (Genesis 3:17)
* cái chết vật lý (Genesis 3:19)
* Bị đuổi ra khỏi vườn (Genesis 3:23)

Sự tha thứ

Sự tha thứ (Forgiveness) là tẩy sạch tội lỗi và tội ác. Sau khi bạn tha thứ cho ai làm phiền bạn bạn có thể trở thành thân hữu của người đó. Xin tha thứ luôn đi kèm với lòng muốn cải tân. Chúng ta không thể làm gì cho Chúa khi ta có tội. Chúa Giêsu thay vào đó đã chết trên cây Thánh Giá để ta được tha thứ những lỗi lầm chúng ta mắc phải. Vì Chúa tha cho ta ta cũng phải tha cho anh em.

Không phải luôn luôn là dễ tha thứ. Dĩ nhiên không phải dễ việc Chúa Giêsu chết để Chúa có thể tha tội cho ta. Và đôi khi đối với ta cũng khó tha thứ. Một người đã tha thứ khi rất khó là tiên tri Osea của cựu ước. Người vợ bất trung là Gomer đã bỏ ông (2:2-5) Hành động của bà tượng trưng cho hành động của Israel bỏ Chúa thờ thần dân ngoại. Sự tha thứ của Hosea cho Gomer tượng trưng cho sự tha thứ của Chúa dành cho dân Israel.(3:1-4)

* Dụ ngôn người đầy tớ tha thứ (Matthêu 18:21-25)


* Stephanô tỏ ra sự tha thứ (Acts 7:59-60)
* Ta phải tha thứ như Chúa đã thứ tha (Eph. 4:31-32)
* Sự tha thứ kỳ diệu của Chúa (Col 1:13,14)
* giá cả của sự tha thứ (Hebrews 9:22)

Sự thương cảm

Sự thương cảm (Compassion) là phối hợp giữa tình yêu, sự chăm nom và ước muốn giúp đỡ. Ðôi khi tiếng thương xót là đồng nghĩa với chữ thương cảm. Nhưng sự thương cảm thật vượt qua sự thương xót và nói lên ý muốn giải quyết cho đau khổ của người khác.

Chúa Giêsu cho ta tấm gương thương cảm trong dụ ngôn người Samaritanô. (Luca 10:25-37). Người bị thương nặng không được thày cả và thày Lêvi biết đến, họ là người tôn giáo phải giúp anh ta. Nhưng sau đó anh Samaritanô người có thể là kẻ thù của anh, thấy người này gặp cảnh hoạn nạn đã thương cảm anh ta. Người Samaritanô băng bó vết thương, mướn khách sạn cho người đó tĩnh dưỡng và hứa trả tiền cho anh ta.

Sau khi kể câu chuyện này Chúa nói ta phải đi làm như vậy. Ta có thể áp dụng nguyên lý Chúa dạy ta bằng cách nào? Bạn hay thương cảm hay chĩ nào bạn thấy thích hợp? Bạn biết người nào bạn có thể thương cảm họ trong tuần này không?

- Chúa thường thương cảm (Lamentations 3:21-22)
- Mức độ thương cảm của Chúa (Micah 7:18-20)
- Chúa thương cảm người ta (Matthêu 9:35-36)
- Thương cảm có hậu quả siêu nhiên (Jude 1:22-23)

Sự trung tín

Sự trung tín đồng nghĩa với trung thành nhưng theo quan điểm thánh kinh có thể trung thành mà không trung tín. Trung tín có nghĩa tràn đầy niềm tin và là mức độ của liên hệ với Chúa. Trung tín là kiên vững trong niềm tin.

Enoch là gương mẫu người trung tín (Genesis 5:21-24) Chúng ta không biết nhiều về ông. Nhưng trong số bao nhiêu người sống và chết thì ông nổi bật vì ông sống trong liên hệ mật thiết với Chúa và sau đó ông biến đi và Chúa đưa ông đi. Vì sự trung tín này ông không có chết như mọi người khác.

* Genesis 5:21-24 : sự trung tín của Enoch được thưởng công


* Proverbs 25:3 : người trung tín làm cho kẻ khác tươi mát
* Lamentation 3:23 : Chúa là gương mẫu sự trung tín của ta
* Hosea 4,1-3 : Dân Chúa cảm thấy hiệu quả của việc trung tín với Chúa.
* Malachi 2:7-12 : Ðặc biệt người lãnh đạo tinh thần phải trung tín
* Galatians 5:22-23 : sự trung tín là hoa quả của Thánh Thần
* Heb 3:2 : Chúa Giêsu và Maisen là gương mẫu của sự trung tín
* Revelation 19:11 : Sự trung tín của Chúa Giêsu sẽ được mọi người biết đến.

Sự tuyển chọn

Sự tuyển chọn có nghĩa sự lựa chọn của Thiên Chúa. Ðây là từ có liên hệ đến dân Chúa chọn. Chúa Giêsu phán trong Gioan 15:16 "Các người không chọn ta! Ta chọn các người". Người Kitô hữu tin vào Chúa Giêsu như Ðấng Cứu độ được Chúa chọn để thuộc về người. Ephesô viết: "Chương trình không thay đổi của ngài là nhận nuôi chúng ta trong gia đình của riêng ngài."

* Maisen là người Chúa chọn (Tv 106:23)
* Dân ta ơi, dân ta chọn (Isaia 43:20)
* Chính Chúa đã chọn anh em (1Phêrô 2:9,10)
* Ðể thành con của Ngài (Roma 8:28,29)

trở về mục lục

T & X


Tin cậy

Tin cậy (Confidence) là cảm xúc an toàn dựa trên đức tin và sự tín thác. Theo quan điểm siêu nhiên đó là niềm tin không lay chuyển vào Chúa có thể thấy bạn an toàn qua bất kỳ biến cố nào, dù cho bất cứ chuyện gì.

Bạn có thể tin tưởng nơi mình hay người khác với một mức độ ít hơn. Nhưng sau cùng sự tin tưởng đích thực dựa trên việc Chúa có khả năng săn sóc bạn. Thánh Phaolô cho thấy niềm tin cậy Kitô giáo đích thực khi Ngài viết: "vì tôi có thể làm được mọi sự trong Thiên Chúa đòi hỏi với sự giúp đỡ của Chúa Kitô..."

Có một nhóm người muốn làm cho Daniel phải lúng túng vì cầu nguyện bất hợp pháp. Họ biết Daniel tin tưởng vào Chúa và ông vẫn tiếp tục cầu nguyện ngày ba lần. Vì làm thế ông bị ném vào hang sư tử. Dù thế lòng tin tưởng của ông được chứng minh có giá trị. Chúa khép miệng sư tử và Daniel không hề hấn gì. Bạn hãy đọc kỹ chuyện Daniel (chương 6) và nghĩ về bạn có lòng tin tưởng hay không là Chúa sẽ giải thoát bạn khỏi tai nạn cuối cùng.

Bạn chưa bao giờ bị ném vào hang sư tử nhưng bạn có thể gặp những hoàn cảnh khó khăn khác. Khi gặp thế lòng tin tưởng của bạn có đủ mạnh để bạn vượt qua? Nếu không bạn phải làm gì để tăng thêm lòng tin tưởng.

- David tin tưởng khi đối diện Goliath (1Sam 17:45-47)


- Chúng con không tin tưởng nơi người tự cao hay thần tượng (Tv 40:4)
- Hậu quả tích cực của sự tin tưởng (Jeremiah 17:7,8)
- Chúa Giêsu là nơi ta có thể tin tưởng hoàn toàn (Marco 4:35-41)
- Phaolô tin cậy vào Chúa (2Cor 3:4-6)

Tình thân hữu

Tình thân hữu (fellowship) là sự tác động hỗ tương giữa hai hay nhiều người có cùng sở thích hay cảm tình. Người Kitô hữu có thể cảm thấy tình thân hữu cách đặc biệt vì họ cùng yêu mến Chúa Giêsu. Thân hữu còn hơn là công việc tử tế bạn làm khi có giờ. Ðây là yếu tố căn bản của niềm tin Kitô giáo và sự thờ phượng.

Tầm quan trọng của tình thân hữu được đề cao trong thơ gởi người do thái. (10:19-25) Thách đố của chúng ta không phải là không còn gặp nhau như người kitô hữu. Ta phải tiếp tục nâng đỡ nhau và bảo đảm không bị lạc đường về phương diện tinh thần. Tình thân hữu lại càng quan trọng hơn khi Chúa trở lại nên ta phải năng đi nhà thờ và cùng thờ phượng với thân hữu tại đó.

* lợi ích của tình thân hữu (Tv 133)


* Lydia thích thân hữu (Acts 16:13-15)
* Thánh Phaolô nói về sự quan trọng của tình thân hữu (Phil. 1:21-26)
* Thân hữu với Chúa, Thiên Chúa, Chúa Giêsu và với nhau (1 Jn 1:3,7)

Tử tế

Tử tế là khả năng tỏ ra lương thiện và vô tư. Ðể tử tế bạn phải bỏ mọi tiên kiến và khuynh hướng ích kỷ. Sự tử tế là cốt yếu cho kiểu sống kitô hữu.

Trong khi chúng ta luôn giả thiết phải thực hành sự tử tế như những cá nhân, không phải lúc nào người ta cũng "chơi đẹp" với ta.

Rất khó khi thấy người ta chơi xấu mà mình vẫn tiếp tục sống đạo đàng hoàng. Ðôi khi ta thấy hình như Chúa cũng chơi không đẹp. Người viết thánh vịnh 73 thực sự suy tư về vấn đề này. Ông đã cố gắng hết sức làm con người tốt nhưng ông lại thấy người xấu giàu có và hạnh phúc hơn ông. Có thể bạn cũng có nhận xét như ông trong câu 1-16. Nhưng cứ đọc tiếp đi. Với thời gian, ở cuối thánh vịnh ông đã tìm ra câu trả lời cho sự không tử tế của Chúa. Nếu bạn lương thiện như ông bạn có thắc mắc về cách xử trí của Chúa? Khi nào? Bạn muốn biết gì? Nếu có câu hỏi bạn hỏi cha sở hay thày dậy. Cũng dùng ít thời gian suy nghĩ coi bạn đối xử với người khác tử tế như thế nào và nếu cần phải thay đổi thì thay đổi cách xử sự của bạn.



Thân thể

Thân thể là phần vật chất làm nên con người nhưng trong Kinh Thánh thân thể thường được coi như cả con người. Nên khi bạn đọc thấy hãy dâng mình cho Chúa điều này hàm chứa việc hiến dâng cuộc sống cho Chúa. Tân Ước nói về sự sống lại của thân xác. Ðó là thân thể chúng ta có sau khi chúng ta chết hay khi Chúa trở lại trần gian.

Thánh Phaolô cũng dùng tiếng thân thể (gồm nhiều phần khác nhau như mắt tay chân cánh tay) để diễn tả giáo hội. Mọi người tin Chúa Kitô trong bất cứ nơi nào trên thế giới làm nên thân thể của Chúa Kitô hay giáo hội Ngài. Chúng ta có những phận vụ khác nhau phải thi hành nhưng chúng ta tất cả tuỳ thuộc lẫn nhau khi ta đại diện cho Chúa Kitô ở trần gian này.

- Hãy dâng mình và cuộc sống cho Chúa (Roma 12:1)


- Ta tuỳ thuộc nhau (Roma 12:4-6)
- Nhà của Thánh Thần (1Cor 6:19)
- Nhiều phần nhưng một thân thể (1Cor 12:12-31)
- Những thân thể tinh thần và thuộc về trời cao (1Cor 15:35-49)

Thập tự

Thập tự là khung gỗ hành quyết những người bị án tử cho chết. Thánh giá là trung tâm điểm Kitô giáo tuy nghĩ đến thập tự không thích thú gì. Lý do sao Chúa Giêsu bỏ trời xuống thế là để chết trên thập giá như là một tội phạm vì tội ta. Ngài không chết cho tội của mình vì ngài vô tội. Thập giá cũng tượng trưng cho cuộc sống Chúa muốn ta sống. Chúa Giêsu bảo các môn đệ và những kẻ theo Ngài phải vác thập giá mà theo ngài. Ngài bảo ta không nên sống ích kỷ không chỉ nghĩ đến điều mình muốn nhưng phải nghĩ đến người khác và làm điều tốt nhất cho họ.

* Ngài đã yêu ta chừng nào (1Gioan 4:7-10)
* Tha thứ mọi tội lỗi anh em (Colossê 2:13-15)
* Ðúng vào kỳ hẹn (Roma 5:6-11)
* Hãy mang lấy thập giá (Matthêu 10:38-39)

Thăng thiên

Thăng thiên là việc Chúa Giêsu trở về trời 40 ngày sau khi Ngài sống lại. Thăng thiên có nghĩa được nâng lên. Các môn đệ có mặt với Chúa Giêsu trên núi Cây dầu khi Ngài được nâng lên trời biến mất sau làn mây. Ngày nay Chúa Giêsu ngự trên trời với Chúa cai trị hoàn vũ và sửa soạn cho ta một chỗ ở trên trời.

- Nâng lên trời (Công vụ 1:9-11)
- Ðiều hành vũ trụ (Hebr 1:3)
- Ðược chỗ vinh dự (Hebr 7:26)
- Trên trời cầu nguyện cho ta (Hebr 6:20; 9:24)
- Sửa soạn chỗ cho anh em (Gioan 14:2)

Thiên thần

là những hữu thể siêu nhiên. Tiếng thiên thần có nghĩa là sứ giả (angelos). Hơn 300 lần nói tới thiên thần trong thánh kinh. Có nhiều thiên thần. Sách Khải huyền cho ta thấy hàng triệu thiên thần quanh ngai của Chúa Kitô và hát: "Con Chiên xứng đáng."

Thiên thần làm gì? Các Ngài thờ lạy Chúa. Các ngài là sứ giả. Các ngài giúp đỡ con người và săn sóc họ trong những trường hợp nguy hiểm cho cuộc sống. Cựu ước cho thấy nhiều lần thiên thần đến với ta trong hình thức con người.

- Cứu ông Lot (Genesis 19:1-22)


- Báo tin Chúa Giêsu sinh ra (Luca 1:26)
- Thiên thần không quan trọng hơn Chúa Kitô (Heb. 1:4-14)
- Phục vụ trên trời (Khải huyền 7-10)
- Nhiều vô kể (Khải huyền 5:11)
- Không có vợ có chồng (Luca 20: 34-36)

Xác tín

Xác tín (Conviction) là niềm tin vững chắc hay ước ao có tiêu chuẩn luân lý cao. Xác tín cá nhân là của bạn là những điều bạn coi là phải hay trái. Như thế xác tín qui định hành động và tư tưởng của bạn.

Xác tín có thể là cảm thức sâu xa hối tiếc sau khi phạm một hành động tội lỗi. Cũng như ta nói người có tội bị buộc tội vì tội ác của mình, chúng ta cũng cảm thấy "xác tín" khi chúng ta đi ra khỏi tình bạn đối với Chúa. Xác tín thì hơn tội lỗi. Ðây là cảm thức Chúa đặt trong lòng ta để đưa ta đến hối lỗi và đem ta trở lại liên hệ tốt với Ngài.

Ðể minh hoạ cho định nghĩa thứ nhất ta có câu chuyện của ba chàng Shadrach, Meshach và Abednego là những chàng trai có xác tín. Khi vua Nebuchadnezzar làm một tượng bằng vàng và truyền cho mọi người phải cúi đầu và thờ lạy tượng ấy thì ba chàng trai luôn đứng thẳng. Dù họ bị đe doạ ném vào lò lửa họ vẫn xác tín Chúa sẽ thưởng công cho những hành động để tôn vinh Ngài. Nebuchadnezzar ngạc nhiên thấy rằng họ xử sự đúng. (Daniel 3).

Bạn sống theo xác tín của bạn như thế nào? Bạn có bao giờ nhượng bộ về điều bạn tin để làm vui lòng hay gây ảnh hưởng cho người khác? Nếu thế trong tương lai bạn sẽ làm gì để kiên vững trong xác tín của bạn?

- Adam và Evà (Genesis 3:6-12)


- Vua David (Tv 51)
- Phêrô (Luca 5:1-11)

Xúc động

Xúc động là những cảm xúc. Có thể mạnh mẽ như giận dữ, sợ hãi hay có thể là cảm xúc thích thú như xúc động khi không thể chờ đợi hay bất ngờ vì một biến cố nào đó. Có cảm xúc buồn khi vật thân yêu chết hay người bạn di chuyển đi chỗ khác. Có nhiều thứ cảm xúc. Ít là có 200 loại cảm xúc.

Thánh vịnh nói về cảm xúc hơn bất cứ cuốn sách nào trong thánh kinh. Người viết thánh vịnh thú tội, nói về những thời gian khó khăn, nghi ngờ giận dữ hay xin Chúa giúp đỡ. Cũng nói tới những lúc vui vẻ, yêu Chúa như thế nào và muốn thờ phượng ngài. Ðừng sợ nói cho Chúa nghe bạn cảm xúc thế nào. Ngài biết rõ về bạn và sẽ hiểu bạn.

* khuynh hướng sai lạc (Galatia 5:19-21,26)


* Cảm tình tốt (Galatia 5:22,23)
* Ðôi khi có cảm xúc buồn sầu (2Cor 7:10)

trở về mục lục

tải về 357.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương