Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San trong số NÀY


Phần I: Hiện tình phong trào Dân Chủ Việt Nam



tải về 0.86 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.86 Mb.
#35401
1   2   3   4

Phần I: Hiện tình phong trào Dân Chủ Việt Nam

Một vài nét về tình hình đất nước: Sau một năm Việt Nam vào WTO, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng 8,44%, mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt 43,64 tỉ đô-la, tăng 20%. Ðầu tư nước ngoài đạt 20,3 tỉ đô-la. Cam kết viện trợ ODA đạt 5,4 tỉ đô-la... năm 2007, Việt Nam được bầu là thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Và theo báo chí quốc doanh, thế và lực của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Gần đây cuộc hội thảo "Việt Nam ngôi sao đang lên ở Châu Á" do tạp chí Nhà Kinh Tế của Anh phối hợp với Việt Nam đứng ra tổ chức càng làm cho dàn đồng ca báo chí quốc doanh khó khăn trong việc lựa chọn từ ngữ để bốc thơm chế độ. Các ý kiến phản biện tập trung vào tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ thực hiện vốn đầu tư nước ngoài (năm 2000 cam kết 2,6 tỉ đô-la, thực hiện 2,2 tỉ đạt 92%; năm 2007 cam kết 20,2 tỉ đô-la thực hiện 4,6 tỉ đạt 24%), các vấn đề xã hội như tắc đường, ô nhiễm môi trường, vệ sinh thực phẩm v.v... "2007 là năm đầu tiên kinh tế tăng trưởng mạnh, nhưng đời sống của đại đa số người dân lại không tăng, nhiều nơi còn giảm... Ðặc biệt, lạm phát tăng đến 12% trong đó lương thực, thực phẩm tăng đến 21% đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người nghèo" (Lê Ðăng Doanh - Nghị sự kinh tế năm 2008: Nhìn thẳng vào sự thật - Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 1-08 ra ngày 6/01/2008 trang 10).

Quan điểm của người viết bài này là xã hội Việt Nam hiện nay đang phân hóa vô cùng mạnh mẽ để hình thành nên hai tầng lớp rõ rệt: tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Trong khi tầng lớp thống trị đang ngày càng ý thức được những việc làm của mình thì tầng lớp bị trị đang quằn quại, vật lộn với công cuộc mưu sinh mà không hiểu được tại sao cuộc sống của mình lại khổ cực như vậy. Ðiều đáng tiếc là những người có lương tâm, những người đấu tranh Dân Chủ chưa có sự đoàn kết cũng như những đường hướng rõ rệt để giúp cho tầng lớp bị trị hiểu được căn nguyên nỗi thống khổ của họ cũng như động viên, tổ chức họ đấu tranh giành lại tương lai của mình.

Bức tranh của Phong Trào Dân Chủ Việt Nam: Ðể có thể hiểu được bức tranh của PTDC Việt Nam, chúng ta có thể tạm chia tất cả các hoạt động Dân Chủ thành các nội dung lớn và xem xét từng nội dung một. Theo cá nhân tôi, tạm thời có ba nội dung lớn là những hoạt động nhằm nâng cao dân trí, động viên khích lệ tinh thần yêu nước, khuyến khích nhân dân (nhất là giới trí thức và những người trẻ tuổi) tham gia vào PTDC; Những hoạt động lên án, tố cáo chế độ kết hợp với vận động và tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế cho PTDC; cuối cùng là những hoạt động với mục tiêu kết hợp giữa những người đấu tranh Dân Chủ, tập hợp lực lượng. Ðương nhiên sự phân chia này rất tương đối và không thể không còn nhiều thiếu sót.



1/ Những hoạt động nhằm nâng cao dân trí, khích lệ tinh thần yêu nước

Ðây là những hoạt động chính, quan trọng của hầu hết các tổ chức và các cá nhân tham gia PTDC. Từ những sự thật lịch sử được phanh phui, những huyền thoại bị bóc trần, PTDC đã dựng lại chân dung chế độ cộng sản Việt Nam, chân dung Ðảng Cộng Sản VN và chân dung lãnh tụ đảng Cộng Sản Việt Nam một cách trung thực, chính xác. Có thể nói đây là thành tựu rất lớn của PTDC Việt Nam trong những năm qua, bởi vì thông qua việc chiêm ngưỡng những chân dung này, tất cả những người đấu tranh Dân Chủ và những người có cảm tình với PTDC đều thống nhất một mục đích với quyết tâm cao: cần phải giải thể chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay.

Không chỉ có việc khôi phục lịch sử và giải mã các huyền thoại, PTDC Việt Nam những năm qua cũng đã liên tục theo sát tất cả các diễn biến kinh tế, chính tri, xã hội và văn hóa của đất nước và kịp thời thông tin, nhận định, bình luận vạch ra những dối trá, bịp bợm trong tuyên truyền của hệ thống báo chí quốc doanh VN. Cho tới hiện nay thì hầu như không một sự lắt léo, bịp bợm và thủ đoạn nào trong tuyên truyền của ÐCS và nhà nước VN không bị vạch mặt và phát hiện kịp thời. Những việc làm này theo thời gian sẽ cung cấp cho những người nghe, người đọc và người xem một cách nhìn, cách đọc những nội dung thông tin tuyên truyền của báo chí nhà nước Việt Nam. Một nội dung rất quan trọng khác là việc đưa thông tin về các bài viết, những hành động, lời nói, những phiên tòa kèm theo những diễn biến xung quanh phiên tòa về các nhà Dân Chủ VN đã có tác dụng rất lớn khích lệ tinh thần yêu nước, động viên khuyến khích giới trí thức và những người trẻ tuổi tham gia vào PTDC.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn rõ giới hạn của những hoạt động này cũng như những hạn chế đã xảy ra đối với PTDC trong thời gian qua. Giới hạn khó vượt qua nhất là những thông tin này rất khó đến được với tầng lớp người lao động ở cả nông thôn và thành thị. Do thời gian làm việc dai và cường độ lao động rất cao nhưng thu nhập thấp, cộng với việc nhà nước Việt Nam chủ động phá hoại, ngăn chặn thông tin, những công nhân và nông dân không thể tiếp cận được với những thông tin trung thực và bổ ích đối với họ. Còn đối với giới trí thức và những người trẻ tuổi, sự thờ ơ cố hữu đối với tình hình đất nước và những bức tường lửa đã làm hạn chế đi rất nhiều hiệu quả của những hoạt động này. Thời gian qua cũng đã chứng kiến những diễn biến, sự việc không hay trong nội bộ PTDC trên các diễn đàn. Vẫn biết là bất kỳ một cộng đồng nào (kể cả cộng đồng mạng) cũng có thể có những mâu thuẫn, xung đột nhưng khi thiếu đi sự kiểm soát bản thân và không có sự tâm niệm phải đặt lợi ích của phong trào lên trên cá nhân, tổ chức chúng ta đã có những hành động lời nói làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến PTDC. Ðáng mừng là trong thời gian gần đây những việc đó đã không còn xuất hiện nhiều như trước.

2/ Những hoạt động lên án, tố cáo chế độ cùng với việc vận động tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đối với PTDC

Là một trong những nội dung chính trong hoạt động của PTDC, những hoạt động tố cáo chế độ cùng với việc vận động tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế đã đạt được những thành công rất quan trọng: trước hết PTDC Việt Nam đã thiết lập được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với các tổ chức đại diện cho các lực lượng Dân Chủ tiến bộ trên thế giới. Có thể nói, mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với Chính Phủ, Quốc Hội và chính giới Hoa Kỳ là trọng tâm trong hoạt động quốc tế vận được khai thác rất hiệu quả. Biểu hiện rõ nhất là việc tổng thống và phó tổng thống Hoa Kỳ tiếp kiến bốn nhà đối lập Dân Chủ tại Nhà Trắng, đồng thời Hoa Kỳ đã cử các phái đoàn đi tìm hiểu về tình hình Dân Chủ và Nhân Quyền tại Việt Nam. Nghị Viện Châu Âu, các chính phủ Dân Chủ Châu Âu và trên thế giới cùng với các tổ chức Phi chính phủ như: Tổ Chức Nhân Quyền Quốc Tế, Tổ Chức Ân Xá Thế Giới, Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới, Văn Bút Quốc Tế vv... là cầu nối không thể thiếu trong việc tố cáo, lên án chế độ cũng như vận động sự ủng hộ đối với PTDC Việt Nam.

Hoạt động tố cáo, lên án chế độ đã được thực hiện bằng các phương thức phong phú, đa dạng với ý thức cao của những người tham gia. Từ những buổi điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, các tấm Pa-no hình ảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trong phiên tòa, tới những cuộc biểu tình phản đối ông Nguyễn Minh Triết tới thăm Mỹ v.v... thật sự là những hình ảnh sôi nổi, hiệu quả và vô cùng có ý nghĩa.

Không chỉ có vậy, những hoạt động tố cáo, lên án chế độ được thực hiện bảo đảm tính kịp thời, nóng hổi và có tính chất thời sự. Những sự việc thông thường xảy ra được đưa tin ngay trong ngày hoặc sau một ngày. Những sự việc quan trọng, nóng bỏng như các phiên tòa xử các nhà Dân Chủ, các cuộc biểu tình, việc bắt giữ các nhà Dân Chủ v.v... được truyền tin và tường thuật tại chỗ. Thậm chí các cuộc phỏng vấn với người đấu tranh Dân Chủ được thực hiện ngay tại đồn công an nơi họ đang bị giam giữ.

Cũng như những nội dung khác, những hoạt động này có những giới hạn cần phải làm rõ để cân đối các ưu tiên trong cac nội dung hoạt động của PTDC. Trước hết, tuy những dẫn chứng về sự đàn áp Nhân Quyền, Dân Chủ mà PTDC có được và tố cáo với quốc tế rất sống động và đắt giá nhưng áp lực lên nhà cầm quyền VN lại rất hạn chế. Ðiển hình là tấm pa-nô Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng tại phiên tòa được quảng bá rộng rãi vậy mà VN vẫn được bầu vào ghế ủy viên không thường trực Hội Ðồng Bảo An Liên Hợp Quốc không có một phiếu chống! Thứ hai, xu hướng hợp tác toàn diện của Mỹ đối với VN đang ngày càng hiện rõ. Sự quan tâm của Mỹ tới vấn đề Dân Chủ, Nhân Quyền thời gian vừa qua mang nhiều tính hình thức cũng như tính chất xoa dịu đối với PTDC sau một đợt đàn áp khốc liệt.

Có một vài điều tôi nghĩ chúng ta cần lưu ý trong việc vận động, tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế. Ðó là họ chỉ quyết liệt trong việc làm giảm nhẹ sự đàn áp của chính quyền với PTDC và họ rất hạn chế và thụ động trong việc ủng hộ cũng như áp lực để tác động tới tiến trình Dân Chủ hóa của chúng ta. Chúng ta có nhiều dự án, lộ trình, kế hoạch cần sự giúp sức của quốc tế nhưng đều khó thành công vì đã đẩy quốc tế vào tình thế mà nhà cầm quyền VN lên tiếng "can thiệp vào công việc nội bộ của VN". Những khó khăn trong việc vận động Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua Dự luật Nhân Quyền hiện nay là một minh chứng rất rõ ràng trong việc quốc tế muốn tránh tiếng "can thiệp vào công việc nội bộ của VN". Vì vậy dự án kiến nghị quốc tế việc giám sát và chống thất thoát trong sử dụng viện trợ nước ngoài tại VN vừa qua có ưu thế vượt trội tất cả các dự án khác ở chỗ quốc tế có thể can thiệp, tác động vào tình hình VN một cách chính đáng, mạnh mẽ mà Nhà cầm quyền VN không thể nói rằng họ can thiệp vào công việc nội bộ của VN.



3/ Những hoạt động với mục tiêu tập hợp lực lượng, kết hợp giữa những người đấu tranh Dân Chủ

Những hoạt động tập hợp lực lượng, kết hợp giữa những người đấu tranh Dân Chủ là những hoạt động quan trọng nhất của PTDC. Ðây chính là nơi cuộc đọ sức diễn ra gay go, quyết liệt nhất giữa PTDC và nhà cầm quyền VN. Việc thắng thua, thành bại, hay dở của mỗi bên đều được quyết định rõ ràng trong lĩnh vực này. Chúng ta có thể thấy rằng, qua thời gian nhà cầm quyền đã phải rút lui khỏi hai trận tuyến lớn là những nội dung nâng cao dân trí, kích thích tinh thần yêu nước, động viên giới trí thức, nhất là giới trẻ tham gia vào PTDC và nội dung tố cáo, lên án chế độ cũng như việc liên hệ, tìm kiếm sự ủng hộ của quốc tế. Ðể nhận thúc rõ điều này chúng ta biết rằng những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, chỉ một bài viết với một trong hai nội dung vừa nêu thì tác giả đã phải ngồi tù. Từ năm 2000 tới khoảng năm 2005, những người vừa viết bài, vừa có liên hệ với PTDC hải ngoại và quốc tế đã lần lượt vào tù. Và đến nay những nhà Dân Chủ chỉ có tham gia hai nội dung này thì gần như chắc chắn không phải ngồi tù.

PTDC Việt Nam ngay từ những ngày đầu đã có ý thức và cố gắng trong mục tiêu tập hợp lực lượng. Từ những kháng nghị thư có hai, ba người ký tên đến những nhóm này, nhóm kia, ủy ban, cao trào... và đến hội chống tham nhũng năm 2001. Ðến thời điểm năm 2006 thì một loạt các tổ chức ra đời. Nếu nhìn thẳng vào sự thật là những tổ chức được hình thành giai đoạn này đến nay chỉ còn là hình thức thì chúng ta phải công nhận với nhau là mục tiêu kết hợp, tập hợp lực lượng của PTDC từ trước tới nay chưa thành công. Có những nguyên nhân sau dẫn tới tình hình này là:

- Một, chúng ta chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của mục tiêu tập hợp lực lượng. Vấn đề ở đây không phải khía cạnh tầm quan trọng của tổ chức với bản thân PTDC (điều này hầu như ai cũng có thể nhận thấy) mà tầm quan trọng đối với tiến trình Dân Chủ hóa đất nước cũng như đối sách của Nhà cầm quyền VN ngăn chặn mục tiêu này. Nếu như trong số tất cả các tổ chức được thành lập giai đoạn cao trào 2006 chỉ cần một tổ chức nhận thức được rằng việc tổ chức của mình tồn tại công khai, hoạt động bình thường được sẽ là bước ngoặt quan trọng nhất để thay đổi chế độ thì sự chuẩn bị và tiến hành lập tổ chức sẽ khác hẳn và đến nay chúng ta đã có một cục diện khác.

- Hai, chúng ta chưa có sự thống nhất trong hành động và phương thức kết hợp, tập hợp lực lượng. Vấn đề tập hợp lực lượng là bước đột phá quan trọng nhất, mấu chốt cho thành công của PTDC. Vì vậy nhà cầm quyền VN sẽ tìm mọi cách, mọi thủ đoạn ngăn chăn đàn áp để không cho các nhà Dân Chủ tập hợp lại với nhau. Khi nhà cầm quyền VN đã dùng mọi biện pháp, mọi thủ đoạn thì PTDC cũng phải tập hợp tất cả các sức mạnh, khả năng, sự hỗ trợ của quốc tế vào mục tiêu này mới có hy vọng thành công. Ðồng thời phương thức kết hợp là công khai để đạt mục tiêu hoạt động là công khai hay hoạt động bí mật hay nửa bí mật. Và chúng ta cần một tổ chức hay cần nhiều tổ chức là những điều mà PTDC chưa thống nhất được với nhau. Ðây là lý do quan trọng nhất lý giải cho việc chưa thành công của PTDC trong mục tiêu tập hợp lực lượng.

- Ba, hiệu quả trong đối sách của nhà cầm quyên VN trong việc ngăn chặn, đàn áp các cố gắng kết hợp của PTDC Việt Nam. Nói gì thì nói, sau 32 năm trong đó có những giai đoạn rất thuận lợi, PTDC Việt Nam vẫn chưa có được một sự kết hợp làm điểm tựa, tụ điểm cho nhưng khát vọng tự do, Dân Chủ chính là do những nỗ lực ngăn chặn, đàn áp của nhà cầm quyền VN. Những chiến thuật làm biến chất các tôn giáo, cài cắm người vào PTDC cả trong và ngoài nước gây mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ PTDC và đặc biệt đối với Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất họ dùng chiến thuật trong đánh ra, ngoài đánh vào vô cùng thâm độc đã chứng tỏ PTDC Việt Nam có một đối thủ vô cùng lợi hại. Chúng ta cần phải nhận thức, đánh giá đúng đối thủ mới hy vọng chiến thắng trong cuộc vận động Dân Chủ đầy cam go này.

Trong thời điểm hiện nay, khi mà những người quyết tâm nhất trong mục tiêu tập hợp lực lượng đã bị bắt, khi mà quy luật tạm lắng đang diễn ra sau một cao trào bị đàn áp khốc liệt, vấn đề kết hợp giữa những người Dân Chủ đang gặp khó khăn và thử thách. Trong khi đó Nhà cầm quyền VN lại đang thực hiện nhiều âm mưu, quỷ kế rất đáng ngại nhằm khống chế, biến chất PTDC trong nước cũng như PTDC Việt Nam nói chung.

Phần II: Một chiến lược đáng sợ

Trong lịch sử ngành an ninh VN, một trong những nghiệp vụ hay "chiến thuật" thành công nhất là cài cắm người vào hàng ngũ đối phương. Trong hai cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua, chiến thắng của cộng sản VN mang đậm dấu ấn của chiến thuật này. PTDC nếu không nhìn nhận đúng chiến lược tấn công của an ninh VN chủ yếu dựa vào chiến thuật cài cắm người chắc chắn sẽ nhận thất bại đau đớn. Ðến thời điểm này mục đích của việc cài cắm người vào PTDC Việt Nam có thể không chỉ còn là thu thập thông tin, gây mâu thuẫn,chia rẽ trong nội bộ phong trào nữa mà phải chăng dã chuyển sang một chiến lược hoàn toàn mới. Ðó là khống chế PTDC trong nước làm cơ sở cho việc chuyển đổi chế độ sang một cấu trúc toàn trị mới. Có nhiều cơ sở và chỉ dấu để xây dựng nên giả thiết này. Trước hết tôi xin đi vào những lý do hay những cơ sở cũng như những chỉ dấu mà Nhà cầm quyền VN có thể đang suy tính tới việc chuyển đổi chế độ sang một cấu trúc toàn trị mới.



1/ Những lý do và cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình toàn trị

Trong những bài viết trước, tôi có nhận định rằng việc chuyển hóa chế độ hiện nay sang một thể chế Dân Chủ bằng con đường hòa bình không thể do ÐCS và nhà nước VN chủ động thực hiện. Lý do là lợi ích quá lớn trong việc duy trì chế độ cũng như sự an toàn của ÐCS và cá nhân các quan chức không cho phép họ chủ động chuyển hóa chế độ sang một thể chế Dân Chủ thực sự. Chính vì vậy việc chuyển đổi mô hình toàn trị này là chuyển từ mô hình toàn trị độc đảng sang mô hình toàn trị dựa trên liên minh Tiền-Quyền khoác chiếc áo Dân Chủ nửa vời và hình thức. Mặt khác, sự chuyển đổi này (dù chỉ khoác áo Dân Chủ nửa vời và hình thức) chỉ xảy ra khi các lợi ích và sự an toàn của liên minh Tiền-Quyền được bảo đảm và bảo vệ. Có những lý do và cơ sở cho việc chuyển đổi mô hình toàn trị như sau:

- Yêu cầu nội tại của việc phát triển kinh tế và hội nhập: Ðể duy trì một mức tăng trưởng khá cao như hiện nay, nền kinh tế đã phải hội nhập sâu rộng và thực hiện các luật chơi chung của thế giới. Một khi nền kinh tế vận hành theo những luật lệ chung của nền kinh tế thị trường thì các lĩnh vực khác như hành chính, xã hội, chính trị cũng phải có những chuyển đổi mới bảo đảm sự vận hành các nguyên tắc của thị trường. Lý do này mang rất nhiều tính lý thuyết nhưng cũng được đề cập tới vì phản ánh nguyện vọng của một bộ phận doanh nghiệp làm ăn chân chính và những người có tâm trong bộ máy hành pháp.

- Mong muốn thay đổi ở chính những nhóm người có tiếng nói quyết định đường hướng, tương lai của ÐCS và nhà nước VN. Mong muốn thay đổi này có thể xuất phát từ nhiều lý do: từ cảm giác quá đủ với khối tài sản thu được qua quá trình tham nhũng, từ cảm giác bức bối, không thể chịu nổi với môi trường sống tự nhiên và xã hội hiện nay. (Vì tuy có tiền và có quyền nhưng những cá nhân này và gia đình vẫn phải sống trong môi trường ô nhiễm, nạn tắc đường, thực phẩm không vệ sinh, an toàn...) hay đơn giản là thỉnh thoảng lương tâm trỗi dậy. Tuy nhiên những mong muốn này chỉ là điều kiện cần. Ðiều kiện đủ để những mong muốn này biến thành chiến lược hành động phải là niềm tin, niềm tin vào lợi ích và sự an toàn được bảo đảm và bảo vệ sau khi thực hiện việc chuyển đổi mô hình toàn trị.

- Niềm tin vào tương lai: Có thể nói rằng những thay đổi của nước Nga từ mấy năm trở lại đây đã truyền cảm hứng rất lớn cho những nhóm quyền lực ở VN, nhất là những người xuất thân và đang trong ngành an ninh. Sự quay trở lại mô hình toàn trị sau cuộc cách mạng Dân Chủ thực sự ở Nga đã gây dựng một niềm tin rất lớn cho việc chuyển đổi mô hình toàn trị của VN. Không những thế, những kinh nghiệm thực tiễn trong việc giúp đỡ đảng Nhân dân Cam-pu-chia giữ vững quyền lực, khống chế được chính trường Cam-pu-chia đã tiếp thêm sức mạnh cho quyết tâm chuyển đổi này (sở dĩ Trung quốc không thể tranh giành ảnh hưởng được với VN ở Cam-pu-chia là vì lý do này cũng như ở Lào là do VN đã giúp nhóm thân VN trong đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào giữ vững quyền lực).

2/ Những chỉ dấu góp phần xây dựng giả thiết chuyển đổi mô hình toàn trị

Trước hết việc đẩy mạnh hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ trong thời gian gần đây của nhà nước VN là một chỉ dấu quan trọng. Việc hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cũng như đẩy mạnh hợp tác với các nước Phương Tây tất yếu sẽ dẫn tới thể chế Dân Chủ ít nhất là về mặt hình thức. Thời gian gần đây, việc ngầm cho thanh niên, sinh viên biểu tình phản đối Trung quốc về vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của nhà cầm quyền VN là một phản ứng mới. Ðiều này ít nhiều đã thể hiện động thái ngả theo Phương Tây, đồng thời gián tiếp tạo ưu thế cho nhóm thân Phương tây trong nội bộ ÐCS Việt Nam.

Thứ hai, Trong thời gian mấy năm trở lại đây, một số người thuộc các tổ chức Dân Chủ hải ngoại về nước hoạt động bị bắt đều bị gán cho nhãn "khủng bố". Ðiển hình nhất là một số người của đảng Việt Tân vừa bị bắt thời gian qua. Ðây là việc rất không bình thường bởi vì từ lâu cả phong trào Dân Chủ và nhà cầm quyền VN đều hiểu rõ những hoạt động vũ trang, bạo lực không còn được ủng hộ và tiến hành bởi các tổ chức. Mặt khác, có rất nhiều tội danh khác có thể gán cho những người của Việt Tân bị bắt nhưng nhà cầm quyền không làm vậy. Thậm chí họ còn làm một động tác rất lố bịch về khẩu súng để cố gắn, khép các hoạt động của Việt Tân vào việc "khủng bố". Không thể có một giải thích nào khả dĩ hơn giải thích sau: Nhà cầm quyền VN đã làm như vậy để trong tương lai họ không phải đối thoại, thương lượng và thỏa hiệp với các tổ chức "khủng bố". Thực chất, đó là những tổ chức có tiềm lực và chống Cộng quyết liệt.

Thứ ba, Một chỉ dấu rất quan trọng nữa là việc đẩy mạnh cài cắm người vào PTDC trong vài năm gần đây và cả hiện nay. Trước khi phân tích vấn đề này, tôi có một lời xin lỗi những ai là người Dân Chủ thực sự, nằm trong sự nghi ngờ mà những phân tích của tôi đưa ra. Tôi không nhằm vào bất kỳ một cá nhân nào mà chỉ vì đây là một vấn đề rất hệ trọng của PTDC mà tôi buộc phải nêu ra. Có hai dạng Dân Chủ hai mang, đó là người được chủ động cài cắm vào và người của PTDC bị khống chế. Người được cài cắm có hai loại, loại có nghiệp vụ an ninh và loại bình thường mà bên hình sự gọi là đặc tình. Người của PTDC bị khống chế vì nhiều lý do nhưng chủ yếu là sợ tù đầy. Việc cài cắm người của an ninh VN được thực hiện từ rất sớm (từ năm 54 di cư ra nước ngoài) và bùng nổ trong cao trào Dân Chủ 2006. Những người Dân Chủ hai mang hiện nay có không gian hoạt động rộng rãi, không đơn thuần thực hiện việc cung cấp thông tin hoặc gây mâu thuẫn chia rẽ trong nội bộ PTDC nữa mà là xây dựng quan hệ, uy tín để chuẩn bị cho một chiến lược lớn là chuyển đổi mô hình toàn trị. Chúng ta không loại trừ những người này sử dụng khổ nhục kế vì ngoài tù đày ra thì khổ nhục kế là biện pháp gây uy tín nhanh và mạnh nhất.

Làm thế nào để phát hiện ra người Dân Chủ hai mang? Ðây là vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp và tế nhị. Lý do quan trọng nhất là những hoạt động "Dân Chủ" của họ thì mọi người đều biết nhưng còn khía cạnh hai mang thì rất khó để ai biết được. Hơn nữa ngoài việc những người này rất kín đáo, kín kẽ ra thì một số người Dân Chủ hai mang bị khống chế đã không tuân thủ hoàn toàn sự khống chế và có những hành động như để chuộc lại những việc làm không đúng đắn của mình. Tuy nhiên, mức độ triệt để trong đàn áp của Nhà nước VN chính là những gợi ý cho việc phát hiện những kẻ nằm vùng này.

An ninh VN sẽ sử dụng những người hai mang này như thế nào trong việc chuyển đổi mô hình toàn trị? Những người này sẽ thâm nhập vào các tố chức, thậm chí lập ra tổ chức, dùng "uy tín", "ảnh hưởng" của mình tập hợp những người Dân Chủ mới tham gia, chưa có kinh nghiệm, quan điểm chưa định hình rõ nhằm khống chế về đa số, làm "mềm" hóa các quan điểm Dân Chủ. Khi những người này đã khống chế được đa số và làm biến chất các quan điểm Dân Chủ thực sự trong các tổ chức, cùng với một số cá nhân, tổ chức khác (có thể cả hải ngoại) không có hoặc không giữ được lý tưởng Dân Chủ thực sự thống nhất được "quan điểm Dân Chủ" thì tiến trình chuyển đổi sẽ diễn ra. Ðương nhiên, những tổ chức và cá nhân Dân Chủ thực sự, nhất là ở Hải ngoại sẽ có cách để bị gạt ra ngoài hoặc ít nhất là mất lợi thế trong một thời gian dài.



Trên đây là những phân tích về cơ sở, lý do và những chỉ dấu có thể có của một chiến lược đáng sợ của Nhà cầm quyền VN. Rất khó để có kết luận về quá trình chuyển đổi này, nhưng có một điều chắc chắn, PTDC cần đặc biệt lưu ý: Chỉ cần với số lượng người mà an ninh VN cài cắm và khống chế được hiện nay, trong những trường hợp cần thiết phải huy động phần lớn số đó, Nhà cầm quyền VN đã có thể triệt tiêu phần lớn sức mạnh của PTDC trong bất cứ kế hoạch nào.

http://www.nguoi-viet.com

(còn một kỳ nữa)



I- TÌNH HÌNH CHUNG

Biến cố Tết Mậu Thân (1968) được Cộng Sản Việt Nam (CSVN) gọi là "Tổng công kích, tổng khởi nghĩa" (General Offensive and General Uprising). "Tổng công kích" là một từ ngữ trong lý thuyết cách mạng cộng sản Trung Hoa, còn "tổng khởi nghĩa" là từ ngữ Việt Nam chỉ những cuộc nổi dậy chống ngoại xâm trong lịch sử, và đã được Việt Minh sử dụng để gọi việc chiếm chính quyền của họ vào năm 1945.

Dầu chịu ảnh hưởng lý thuyết lấy nông thôn bao vây thành thị của Mao Trạch Đông (1893-1976), nhưng trước tình hình biến chuyển mau lẹ vào giữa thập niên 60 ở Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức Nam Việt, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) tức Bắc Việt muốn đốt giai đoạn, thay đổi chiến thuật, quyết tổng công kích, tổng khởi nghĩa ở các thành phố miền Nam, để thực hiện những tính toán chiến lược trong công cuộc xâm lăng miền Nam.

Việc Nikita Khrushchev (1894-1971) bị đảo chánh ở Liên Xô ngày 15-10-1964 là một biến cố rất thuận lợi cho VNDCCH. Khrushchev chủ trương hòa dịu với các nước Tây phương và sống chung hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. Chính phủ Liên Xô dưới thời Khrushchev, vào đầu năm 1957, đã đưa ra đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc như hai nước riêng biệt, nhưng bị nhà cầm quyền VNDCCH quyết liệt phản đối.

Trong khi đó, VNDCCH quyết dùng võ lực để xâm chiếm VNCH. Khi biến cố Maddox xảy ra trong vịnh Bắc Việt vào tháng 8-1964, Hoa Kỳ leo thang chiến tranh, oanh tạc Bắc Việt (1). Ban lãnh đạo mới của Liên Xô gồm tam đầu chế Leonid Brezhnev (1906-1982), Alexei Kosygin (1904-1980) và Nicolay Podgorny (1903-1983) muốn lôi kéo Bắc Việt về phía mình trong cuộc tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Hoa, liền tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Bắc Việt trong trường hợp Bắc Việt bị Hoa Kỳ tấn công. Tháng 2-1965, thủ tướng Liên Xô Kosygin viếng thăm Hà Nội.

Để đáp lễ và tiếp tục cuộc thương thảo, tháng 4-1965, Lê Duẩn (1907-1986), bí thư thứ nhất đảng Lao Động Việt Nam (LĐVN) cầm đầu phái đoàn sang Moscow. Trong dịp nầy, một thỏa ước viện trợ đã được ký kết; đồng thời Liên Xô đồng ý cho một tổ chức do đảng LĐVN lập ra để điều khiển chiến tranh ở miền Nam là Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (MTDTGP MNVN) đặt văn phòng liên lạc tại Moscow (2).

Tuy chưa chính thức thừa nhận về mặt ngoại giao theo công pháp quốc tế, nhưng việc Liên Xô chấp thuận cho MTDTGPMNVN đặt văn phòng liên lạc tại Moscow, có nghĩa là Liên Xô xác nhận sự hiện diện của mặt trận nầy tại miền Nam Việt Nam, khởi đầu cho việc tăng cường viện trợ quân sự cho Bắc Việt cũng như MTDTGPMNVN theo chủ trương can thiệp mới của Liên Xô, mà sau nầy các nước Tây phương gọi là chủ thuyết Brezhnev. Từ đó, vũ khí Liên Xô được đưa vào chiến trường miền Nam để trang bị cho lực lượng cộng sản. Nhiều quan sát viên ghi nhận rằng các loại vũ khí nầy tối tân hơn các loại vũ khí còn sót lại sau thế chiến thứ hai (1939-1945), mà Hoa Kỳ trang bị cho quân lực VNCH cho đến năm 1968.

Về phía VNCH, từ cuối năm 1963, tình hình chính trị xáo trộn mạnh sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm (1901-1963) bị sát hại ngày 2-11-1963, cùng với sự hủy bỏ luôn hiến pháp ngày 26-10-1956 do tổng thống Diệm ban hành. Điều nầy gây ảnh hưởng chính trị tai hại là chấm dứt tính cách hợp hiến hợp pháp liên tục của chính quyền dân sự, tức nền Đệ nhất Cộng Hòa, ở miền Nam VN từ khi đất nước bị chia hai sau 1954, và gây khoảng trống hiến pháp, đưa đến nhiều rối loạn về chính trị do sự cầm quyền của giới quân sự, vì giới nầy không phải do dân chúng bầu ra, nên không thể đại diện cho dân chúng được.

Các tướng lãnh lật đổ ông Diệm lại không đủ khả năng quản lý đất nước, làm cho chính sự càng ngày càng rối ren. Trung tướng Dương Văn Minh (1916-2001) cầm quyền chẳng được bao lâu thì bị trung tướng Nguyễn Khánh thay thế ngày 29-1-1964. Ông Khánh gặp nhiều chống đối, nhất là từ sau khi ông tuyên bố Hiến chương ngày 16-8-1964, thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu. Những cuộc biểu tình dữ dội, nhất là của giới Phật giáo, khiến ông Khánh phải hủy bỏ hiến chương nầy ngày 25-8-1964. Những âm mưu đảo chánh liên tiếp diễn ra, trong đó quan trọng nhất là ngày 13-9-1964, tướng Lâm Văn Phát và tướng Dương Văn Đức đem quân về thủ đô SG "biểu dương lực lượng" rồi rút lui, và ngày 19-2-1965, tướng Lâm Văn Phát và đại tá Phạm Ngọc Thảo (?-1965) đảo chánh, nhưng bị dẹp yên ngay.

Trong thời gian nầy, biểu tình xảy ra liên tục trên toàn quốc do các phe phái chính trị, các phong trào đòi hỏi hòa bình, và nhất là các giáo phái tổ chức. Bàn thờ Phật cũng được đưa "xuống đường" tại các thành phố lớn ở miền Trung như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào tháng 6-1966.

Tình hình chính trị ổn định lại dần dần với việc bầu cử Quốc hội Lập hiến ngày 11-9-1966. Bản hiến pháp mới được ban hành ngày 1-4-1967, hình thành nền Đệ nhị Cộng Hòa. Cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên nền Đệ nhị Cộng Hòa ngày 3-9-1967 đưa đến việc liên danh các tướng Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ đắc cử tổng thống và phó tổng thống, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng chính trị kéo dài từ sau ngày tổng thống Diệm bị sát hại, nhưng lại đưa đến sự chuyên chính của giới quân nhân.

Điều làm cho Bắc Việt bất ngờ nhất là sau biến cố chiến hạm Maddox bị tấn công ở vịnh Bắc Việt hai ngày 2 và 4-8-1964, lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra "Quyết nghị vịnh Bắc Việt" (The Gulf of Tonkin Resolution) ngày 7-8-1964 hoàn toàn ủng hộ tổng thống Lyndon Johnson (1908-1973) trong việc mở rộng chiến tranh Việt Nam.

Từ đó, Hoa Kỳ đưa quân tham chiến trực tiếp vào Việt Nam, và quân số Hoa Kỳ tăng gia nhanh chóng, từ khoảng trên 20,000 cố vấn và chuyên viên cuối năm 1964, lên đến 486,000 quân cuối năm 1967 (3). Đó là chưa kể quân số của các nước Đồng minh như Đại Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, Úc Đại Lợi lên đến vài chục ngàn người. Về phía VNCH, quân số cũng gia tăng nhanh chóng để đáp ứng tình hình chiến sự càng ngày càng gia tăng (4). Chiến tranh lan rộng ra Bắc với những phi vụ oanh tạc các cơ sở quân sự, những trục lộ giao thông quan trọng, kể cả những thành phố lớn. Nhà cầm quyền Bắc Việt rất lo ngại quân đội Hoa Kỳ và VNCH đổ bộ vùng bờ biển hoặc tấn công Hà Nội. Một thủ đô bí mật được thiết lập đâu đó trong vùng rừng núi Bắc Việt để sử dụng trong trường hợp Hà Nội và những trọng điểm Bắc Việt bị không quân tấn công hoặc tiêu hủy (5).

Ở trong Nam, lợi dụng sự bất ổn chính trị của VNCH kéo dài từ sau khi tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 cho đến 1966, MTDTGPMNVN đã phát triển mạnh mẽ được một thời gian. Khi VNCH trên đường ổn định trở lại dần dần từ khi Hoa Kỳ đưa quân tham gia trực tiếp chiến tranh Việt Nam, nhất là từ khi bầu cử Quốc hội Lập hiến năm 1966, MTDTGP MNVN bị suy thoái trở lại.

Một hiện tượng xã hội ít được chú ý là do chiến tranh càng ngày càng gia tăng cường độ, vùng nông thôn xôi đậu bất ổn, nên mỗi năm có khoảng từ 500,000 đến 1 triệu dân nông thôn tránh bom đạn, bỏ ra thành thị tỵ nạn, sinh sống dưới sự kiểm soát của chính quyền VNCH (Don Oberdorfer, sđd.53). Điều nầy về lâu về dài gây nhiều thiệt hại cho du kích cộng sản. Cộng sản không có dân chúng để trà trộn trốn tránh, cũng không có dân chúng để tiếp tế nuôi ăn, lại thiếu thanh thiếu niên để bắt lính, và một số cán binh cộng sản bỏ về thành theo gia đình hoặc quy thuận chính phủ Quốc gia theo chính sách chiêu hồi, làm cho bộ đội du kích cộng sản càng ngày càng hao hụt.

Lúc đó, giới lãnh đạo Bắc Việt nhận định rằng sau ba năm xáo trộn, với nhiều cuộc biểu tình khắp các thành phố miền Nam, tình hình đủ chín mùi để có thể kêu gọi dân chúng tổng khởi nghĩa như tháng 8-1945 ở Hà Nội. Nếu để chính quyền VNCH ổn cố trở lại, thì càng ngày càng bất lợi cho MTDTGPMNVN, nên Bắc Việt quyết định tổ chức tổng công kích, bất ngờ đánh chiếm các thành thị miền Nam, rồi kêu gọi dân chúng nổi lên tổng khởi nghĩa.

Cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa do cộng sản Hà Nội chủ trương nhắm các mục đích sau:

* Chiếm chính quyền, phá huỷ hệ thống chính quyền VNCH, tạo bất ổn khó khăn cho VNCH.

* Trực diện đối đầu với Hoa Kỳ, CSVN ước tính khó có thể thắng được quân đội Hoa Kỳ, trang bị vũ khí tối tân và hùng hậu hơn quân đội Pháp trước đây rất nhiều. Do đó, CSVN cần gây tiếng vang lớn trên thế giới và tại Hoa Kỳ, để lung lạc và làm chia rẽ dân chúng Hoa Kỳ. Năm 1968 là năm tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, tình hình chính trị Hoa Kỳ rất nhạy cảm. Dân chúng Hoa Kỳ bị kích động vì cuộc tổng công kích, sẽ đẩy mạnh phong trào hòa bình và phản chiến tại Hoa Kỳ. Một khi hậu phương Hoa Kỳ bất ổn thì quân sĩ Hoa Kỳ ở tiền tuyến sẽ giảm ý chí chiến đấu. Chỉ có thế mới mong HK rút quân khỏi VN.

* Sửa soạn một thế mạnh để nói chuyện trên bàn hội nghị, vì lúc đó các dàn xếp quốc tế đã sẵn sàng cho cuộc hòa đàm giữa các bên lâm chiến. (Trên thực tế, cuộc hòa đàm bắt đầu vào tháng 5-1968.)

* Đưa chiến tranh vào thành phố sẽ làm cho dân nông thôn chạy ra thành thị quay trở về nông thôn, vì từ nay thành thị cũng bị tấn công mất an ninh như nông thôn, đồng thời chận đứng làn sóng dân chúng di chuyển từ nông thôn ra thành thị, gỡ rối cho hạ tầng cơ sở ở nông thôn của MTDTGPMNVN;

* Chận đứng việc hồi chánh của một số phần tử trong MTDTGP MNVN, vốn không phải là đảng viên cộng sản, mà chỉ là những người bất mãn với chế độ Ngô Đình Diệm, muốn quay trở lại với VNCH khi ông Diệm bị lật đổ. Ngay sau biến cố ngày 2-11-1963, đáng lẽ những người nầy tìm về phía VNCH, nhưng vì Sài Gòn bị xáo trộn liên tục, làm gián đoạn các đường liên lạc, khiến họ chưa hồi chánh kịp.

* Nếu cuộc tổng công kích thất bại, và chủ lực của MTDTGP MNVN bị tiêu diệt, đối với đảng LĐ ở Hà Nội cũng là điều rất có lợi, vì lý do sau đây: Khi mới thành lập, MTDTGPMNVN gồm đa số là đảng viên cộng sản miền Nam và những người bất mãn chế độ miền Nam bỏ theo Mặt trận. Đảng LĐ ngoài Bắc không mấy tin tưởng va không kiểm soát được cả hai thành phần nầy. Nếu chủ lực MTDTGP MNVN bị VNCH tiêu diệt, thì đây sẽ là cơ hội tốt để đảng LĐ gởi người từ miền Bắc vào thay thế, nắm gọn và điều khiển hẳn toàn bộ MTDTGPMNVN, mà không bị tranh chấp nội bộ gay go (6).

Với những tính toán trên, dầu cuộc tổng công kích thắng hay bại, đàng nào đảng LĐ ở Hà Nội cũng đều có lợi, nên họ đã không ngần ngại hy sinh lá bài MTDTGP MNVN trong mưu đồ thôn tính VNCH. (Về sau, ngay khi cưỡng chiếm được miền Nam năm 1975, Hà Nội liền loại bỏ ngay nhóm lãnh đạo MTDTGPMNVN và giải thể Mặt trận nầy một năm sau đó.)



II- NHỮNG BIẾN CHUYỂN TRƯỚC TẾT MẬU THÂN

Vào đầu tháng 7-1967, tại Hà Nội, các cuộc họp quan trọng của Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương đảng LĐ, đã duyệt y kế hoạch phát động cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa vào dịp Tết Mậu Thân (1968) (Don Oberdorfer, sđd. 54). Trong thời gian nầy, tướng Nguyễn Chí Thanh (1914-1967) chết ngày 6-7-1967, Võ Nguyên Giáp thay Nguyễn Chí Thanh tiếp tục thảo kế hoạch tấn công. Phạm Hùng (1912-1988) được gởi vào Nam để thay thế Nguyễn Chí Thanh, giữ chức bí thư Trung ương cục miền Nam, điều khiển cuộc chiến (7).

Tại Bắc Việt, giữa năm 1967, đảng LĐ ra tay lần chót, lần lượt bắt giam tất cả những thành phần theo chủ trương hòa dịu giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau của Khrushchev, tức những thành phần không đồng ý với cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam. Lãnh đạo đảng LĐ lúc đó gán cho họ tội danh là thành phần "xét lại", âm mưu "chống đảng". Đó là các ông Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Đặng Kim Giang, và khoảng 40 nhân vật khác, trong đó có cả trí thức, văn nghệ sĩ.

Nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm Cách mạng tháng Mười Liên Xô, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng LĐ, cùng hai uỷ viên Bộ chính trị là Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng Quốc phòng và Nguyễn Duy Trinh, bộ trưởng Ngoại giao lên đường vào cuối tháng 10-1967 qua Moscow dự lễ. Trên đường đi, phái đoàn nầy đã ghé qua Bắc Kinh xin quân viện, trình bày kế hoạch mới theo quyết định của Bộ chính trị VNDCCH vào tháng 7, đã được Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) hứa gởi qua Bắc Việt 300,000 lính phòng không và công binh (Chính Đạo, Mậu Thân, sđd. tr. 32), cung cấp hoả tiễn 107 ly, 240 ly, quân dụng, lương khô, thuốc men. Tại Moscow, Liên Xô chấp thuận cho Bắc Việt thêm đại bác 130 ly, chiến xa T54, phản lực cơ Mig 21 và các loại vũ khí nặng khác (8). Cũng trong dịp nầy, để chứng tỏ một lần nữa tình thân thiện Xô Việt, những nhà lãnh đạo Xô Viết quyết định tặng Hồ Chí Minh huân chương Lenin (9).

Từ khi chiến tranh Việt Nam mở rộng, Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, dùng không quân tấn công Bắc Việt, nhiều chiến dịch ngoại giao khắp nơi trên thế giới tìm cách chấm dứt tranh chấp. Vào năm 1967, Bắc Việt cho biết chỉ thương thuyết khi Hoa Kỳ ngưng ném bom vô điều kiện Bắc Việt. Hoa Kỳ trả lời sẵn sàng ngưng ném bom với điều kiện Bắc Việt không được lợi dụng thời gian ngưng ném bom để xâm nhập quân đội vào miền Nam Việt Nam.

Trong khi việc ngoại giao còn là quả bóng thăm dò qua lại giữa các bên, thì ngày 17-11-1967, nhân dịp năm hết Tết đến, MTDTGPMNVN đưa ra đề nghị hưu chiến 3 ngày trong dịp lễ Giáng Sinh năm 1967, 3 ngày lễ Tết dương lịch năm 1968 và 7 ngày Tết âm lịch Mậu Thân (Don Oberdorfer, sđd. 70). Chính phủ VNCH ra thông báo ngày 15-12-1967 sẽ hưu chiến 24 giờ trong dịp lễ Giáng Sinh và Tết dương lịch, hưu chiến 48 giờ trong dịp Tết âm lịch (Chính Đạo, Mậu Thân, sđd. 342).

Để làm lạc hướng dư luận và sự tính toán của các giới lãnh đạo Hoa Kỳ cũng như VNCH, cộng sản dịu giọng vào đầu năm 1968. Vào dịp Tết dương lịch 1968, bộ trưởng Ngoại giao Bắc Việt là Nguyễn Duy Trinh tuyên bố muốn mở các cuộc hòa đàm và tiếp xúc mật với Hoa Kỳ. Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng (1906-2000) cũng ngỏ ý sẵn sàng hòa đàm nếu Mỹ ngưng ném bom, và ông Đồng còn nhờ một viên đại diện Romania làm trung gian dàn xếp giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt (10). Hà Nội loan báo sẽ thả ba tù binh Hoa Kỳ vì lý do nhân đạo để đáp ứng những nỗ lực của chính phủ Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam (Chính Đạo, Mậu Thân, sđd. tr. 17).

Tại Bắc Việt, chính phủ VNDC CH ra Quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967 thay đổi âm lịch để Bắc Việt ăn Tết trước Nam Việt một ngày, và thông báo khuyên dân chúng nên ăn Tết "vui tươi nhưng tiết kiệm, bình thường, không rườm rà, lành mạnh phù hợp với hoàn cảnh thời chiến" (Don Oberdorfer, sđd.72.). Việc định thay đổi âm lịch vào thời điểm nầy có những tính toán chính trị và quân sự riêng của Bắc Việt.

Tại Nam Việt, từ ngày 1-11-1967 diễn ra trận đánh đẫm máu kéo dài nhiều ngày tại Lộc Ninh, thuộc tỉnh Phước Long. Đến gần Tết âm lịch, Việt Cộng tung quân tấn công các cứ điểm quân sự ở Cao nguyên Trung phần, và đưa ba sư đoàn chính quy là 325C, 304 và 308 bao vây và pháo kích dữ dội Khe Sanh (Quảng Trị), gần vùng giới tuyến giữa hai miền Nam Bắc, từ ngày 20-1-1968. Các nhà lãnh đạo VNCH, HK và cả thế giới nữa, rất quan tâm đến tình hình Khe Sanh, và lo lắng một cuộc đọ sức lớn lao sắp bùng nổ tại đây giữa hai bên như một Điện Biên Phủ mới (11).

Trong khi đó, Việt Cộng âm thầm tiếp tục chuẩn bị các cuộc tấn công vào thành phố. Ngày 2-1-1968, tại Cao nguyên Trung phần, quân đội Hoa Kỳ tịch thu được một tài liệu có đầy đủ kế hoạch cộng sản tấn công Pleiku và Kontum. Ngày 15-1, tại Khe Sanh, một sĩ quan cộng sản hồi chánh cho biết sẽ có chiến dịch lớn tại vùng giới tuyến.

Với nhiều tin tức tình báo khác, Bộ tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam ra lệnh báo động và thông báo cho phía VNCH biết, đồng thời yêu cầu VNCH hủy bỏ lệnh hưu chiến nhân dịp Tết nguyên đán, nhưng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (1923-2001) và đại tướng Cao Văn Viên (1921-2008), tổng tham mưu trưởng quân đội VNCH, chỉ đồng ý bãi bỏ hưu chiến tại Vùng 1 chiến thuật, và rút bớt 24 tiếng đồng hồ hưu chiến trên toàn quốc (12).

Một dấu hiệu nữa về việc Việt Cộng sẽ tổng tấn công trong dịp Tết là tại Bình Định (thuộc Quân đoàn 2 và Vùng 2 chiến thuật VNCH), nhà cầm quyền bắt được trước sau 10 cán bộ cộng sản với những tài liệu quan trọng ngày 29-1-1968 (30 Tết), trong đó có cả máy ghi âm sẵn lời phát thanh kêu gọi dân chúng tổng khởi nghĩa. Tỉnh trưởng Bình Định đã báo cáo vụ việc lên thượng cấp, nhưng bộ Tư lệnh Vùng 2 không mấy quan tâm. Vị tướng tư lệnh vùng nầy là Vĩnh Lộc lại bỏ về Sài Gòn ăn Tết.

Lúc đó, dư luận chung ở trong cũng như ngoài nước tin tưởng sự hiện diện của gần 500,000 quân Mỹ tại Việt Nam sẽ bảo đảm an toàn cho VNCH. Hơn nữa, do cộng sản vừa tuyên truyền vừa chuyển quân đe dọa Khe Sanh, nên mọi người chú tâm đến trận chiến ở đây, mà ít chú ý đến những diễn tiến chung quanh các thành phố rộn rịp khác thường trong những ngày trước Tết.

Về phía Hà Nội, sau sáu tháng điều nghiên, chuẩn bị, ngày 21-1-1968, Bộ chính trị đảng LĐ họp lần chót quyết định tổng công kích đêm Giao thừa Tết Mậu Thân tại miền Nam (đêm 29 rạng 30-1-1968). Họ đã dùng đài phát thanh Hà Nội ra lệnh tổng công kích bằng bài thơ chúc Tết của Hồ Chí Minh đọc vào tối Giao thừa ở ngoài Bắc, tức tối 28-1-1968. Hà Nội đã sửa lại âm lịch, nên Tết Mậu Thân Bắc Việt trước Nam Việt 24 giờ đồng hồ. Nhờ vậy, lệnh tổng công kích của Hồ Chí Minh đến khắp các đơn vị du kích CS vào ngày 30 tháng Chạp ở miền Nam, đủ thời gian cho các đơn vị du kích CS xuất quân vào ngày Mồng Một Tết. Sự việc nầy cho thấy quyết định đổi âm lịch ở ngoài Bắc của CSVN nhắm mục đích rõ ràng cho cuộc tổng công kích ở miền Nam. Nguyên văn bài thơ làm hiệu lệnh tấn công của Hồ Chí Minh như sau:

"Mừng xuân 1968

Xuân nầy hơn hẳn mấy xuân qua,

Thắng trận tin vui khắp mọi nhà.

Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ,

Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta" (13)

Lúc đó, dù tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh giảm hưu chiến còn 24 giờ trên toàn quốc, và bãi bỏ hưu chiến ở vùng Vùng 1 Chiến thuật, nhưng nói chung, mọi nơi đều nô nức đón Tết, nên việc canh phòng có phần lơ là và quả thật cuộc tổng công kích của Việt Cộng là một trận đánh hoàn toàn bất ngờ với dân chúng miền Nam. Theo tác giả James J. Wirtz trong sách The Tet Offensive, Nxb. Cornell University Press, New York, 1991, tr. 28, thì cuộc "Tổng công kích" Tết Mậu Thân là một trong ba biến cố bất ngờ nhất trong cuộc chiến Việt Nam từ 1954 đến 1975.



Toronto, Canada

(còn tiếp)

CHÚ THÍCH:

1. Theo tài liệu Hoa Kỳ, nguyên chiến hạm Maddox của Hoa Kỳ, trong khi đi tuần tra, bị chiến hạm cộng sản tấn công hai lần vào hai ngày 2 và 4-8-1964, trong hải phận quốc tế ở Vịnh Bắc Việt. Bắc Việt và Hoa Kỳ đổ lỗi cho nhau đã gây hấn trước. Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra "Quyết nghị vịnh Bắc Việt" (The Gulf of Tonkin Resolution) ngày 7-8-1964 hoàn toàn ủng hộ tổng thống Lyndon B. Johnson (1908-1973) trong việc mở rộng chiến tranh VN. Ngày 1-12-1964, tổng thống Johnson công bố kế hoạch dội bom Bắc Việt. Như thế là không tuyên chiến, HK đưa quân tham dự hẳn vào chiến tranh VN chứ không còn chỉ giữ vai trò cố vấn cho Quân đội VNCH như trước nữa.

2. Robin Edmonds, Soviet Foreign Policy, The Brezhnev Years, New York: Nxb. Oxford University, 1983, tr. 45.

3. Đoàn Thêm, 1967 (việc từng ngày), Sài Gòn: Cơ sở xb. Phạm Quang Khai, 1968, tr. 322.

4. Theo Nguyễn Đình Tuyến, Những biến cố lớn trong 30 năm chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975, Houston: Nxb. Đại Học Đông Nam, 1995, tr. 122, thì cuối năm 1964, quân đội VNCH có 265,000 quân chính quy và 290,000 địa phương quân. Theo Chính Đạo, Mậu Thân 68: thắng hay bại, Houston: Nxb. Văn Hóa [tái bản lần thứ hai], 1998 (viết tắt: CĐ, MT, sđd.số tr.), thì quân số VNCH tháng 9-1967 là 622,000 quân kể cả địa phương quân, nghĩa quân (tr. 340).

5. Don Oberdorfer, Tet!, New York: Nxb. Da Capo, 1984, tr. 54. (Viết tắt: Don Oberdorfer, sđd.tr.)

6. Sau nầy, một số nhân vật trong MTDTGPMNVN công khai tố cáo âm mưu nầy của đảng LĐ, trong đó có bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, một trí thức miền Nam trong Mặt trận (Chính Đạo, Mặt Thật, sđd. tr. 165).

7. James J. Wirtz, The Tet Offensive, New York: Cornell University Press, 1994, tr. 52.

8. Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, Nam Việt-Nam, 1954-1975, những sự thật chưa hề nhắc tới, Texas: 1990, tr. 77.

9. Ralph Smith, "Thập niên cuối cùng của cuộc đời Hồ Chí Minh", Lê Đình Thông dịch, đăng trong tuyển tập nhiều tác giả, Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Paris: Nxb. Nam Á, 1990, tr. 125.

10. Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, sđd. tt. 77-78.

11. John S. Bowman, The Vietnam War: Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 118.

12. Chính Đạo, MT. sđd. tt. 31-32, 344. Trước năm 1975, VNCH được chia thành 4 vùng chiến thuật: Vùng 1 CT: từ Quảng Trị vào đến Quảng Ngãi; Vùng 2 CT: từ Bình Định đến Bình Thuận và Cao nguyên từ Kontum xuống tới Di Linh; Vùng 3 CT: từ Biên Hòa tới phiá Bắc sông Tiền; Vùng 4 CT: từ Mỹ Tho tới Cà Mau.

13. Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn tuyển chọn, Thơ Hồ Chí Minh, Nxb. Nghệ An, 1995, tr. 170.



Xuất khẩu lao động đã trở thành chiến lược được Chính phủ Hà Nội sử dụng như công cụ "xóa đói giảm nghèo"! Các viên chức trách nhiệm đã lê gót khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm thị trường.

Trong năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 82,000 lao động và thu về 2 tỉ USD. Năm 2008, Chính phủ Hà Nội coi khu vực Trung Ðông như thị trường triển vọng. Người lao động Việt Nam được 10 Công ty xuất khẩu lao động có phép Nhà nước tung vào Qatar, Oman, Lybia, Tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất, Jordan.

Nguồn tin của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết mức lương bình quân ở Trung Ðông từ 4-6 triệu đồng/tháng cho lao động phổ thông và 6-8 triệu cho công nhân có tay nghề. Người đi lao động phải đóng lệ phí chính thức khoảng 30 triệu đồng.

Chính phủ Việt Nam đã xuất khẩu lao động trong nhiều năm, nhưng tệ trạng xảy ra ngày càng dồn dập và nghiêm trọng hơn vì Nhà nước chỉ lo thu tiền dịch vụ chính thức và cán bộ kiếm chác bằng cách bán-chính-thức mà không chủ tâm bảo vệ quyền lợi người lao động.

Các vụ lừa đảo xuất khẩu lao động diễn ra trên toàn quốc; chi phí trung gian quá lớn vì những Công ty được quyền xuất khẩu lao động hoặc thuộc quốc doanh hoặc thân tín với giới chóp bu do tình trạng độc quyền của đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau khi "ném" người lao động ra nước ngoài hầu như Chính phủ Hà Nội chỉ xoa tay chờ ngoại tệ từ những công nhân đi bán sức lao động gửi về. Ai đi xuất khẩu lao động tự xoay xở lấy nơi xứ người. Do đó, mới xảy ra tình trạng bị giới chủ nhân ngược đãi, bắt chẹt; công nhân trốn ra ngoài làm chui hoặc đòi trở về nước.

Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho biết đã thảo luận về các biện pháp bảo vệ quyền lợi người lao động tại "Diễn đàn vùng Vịnh" vào đầu tháng 2-08.

Nhưng, sau 5 tháng làm việc trong Công ty W&D Apparel Jordan Corp, tọa lạc ngoại ô Thủ đô Amman (Jordan), gần 200 nữ công nhân tham gia đình công đã cầu cứu qua điện thoại cầm tay với báo chí vào 24-02-08 vì bị bảo vệ và cảnh sát đánh đập ngày 20-02-08.

Ðược tin cấp báo, Ủy ban Cứu người Vượt biển, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) đã phối hợp hoạt động giải cứu nạn nhân. Sáng 27-02-08, Ðại diện IOM, cùng với viên chức thuộc chi nhánh của Bộ Lao động Jordan đã đến khu nhà trọ để tìm hiểu sự việc được Tiến sĩ Nguyễn Ðình Thắng, Giám đốc Ðiều hành của Ủy Ban phụ trách phần thông dịch qua điện thoại. Phái đoàn lập tức gọi bác sĩ cấp cứu và đưa 5 công nhân đến bệnh viện cùng 2 đồng sự đi theo săn sóc.

Khoảng 4 giờ chiều, Tổng Giám Sát của Bộ Lao Ðộng Jordan đã có mặt tại hiện trường để điều tra và lập biên bản. Nguyễn Ðình Thắng cho biết "sau khi công nhân được sắp xếp đưa về nước an toàn sẽ đề nghị truy tố chủ nhân Hãng W&D vào trường hợp buôn người.

Ủy ban Cứu người Vượt biển từng thực hiện cuộc giải cứu 250 công nhân Việt và Hoa ở đảo Samoa thuộc Mỹ. Sau đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã truy tố chủ nhân về tội buôn người. Thảm trạng Jordan diễn ra đã bộc lộ thái độ "đem con bỏ chợ" của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN.

Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam được phép xuất khẩu lao động sang thị trường Jordan đã cử La Thanh Khương, Trưởng cơ sở đào tạo đến Jordan vào tháng 12-07 nhân vụ đình công đòi tôn trọng hợp đồng tại Công ty W&D. Nhưng, La Thanh Khương nói với công nhân "tôi đại diện cho công ty môi giới thôi" nên không giải quyết gì cả.

Chiều 25-02-08, La Thanh Khương đến văn phòng Báo Tuổi Trẻ ở Hà Nội cho biết Công ty đã nhận được lá đơn "đòi quyền lợi cho người lao động" có chữ ký ngày 10-02-08 của 226 lao động "đòi được trả lương tối thiểu 200 USD/tháng như luật pháp Jordan qui định mỗi năm lao động có 14 ngày được nghỉ ốm, hễ mà nghỉ thì bị trừ 20 USD ... lao động được hưởng 3 khoản trợ cấp, nhưng thực tế mới chỉ được nhận 1 khoản ... nếu công ty giải quyết cho chúng tôi thì chúng tôi đi làm, còn không công ty cho chúng tôi về nước". Công nhân Nguyễn Thị Luyến nói với BBC 27-02-08 chỉ được trả lương 155 USD.

Công ty Da giày cứ án binh bất động đến ngày 24-02-08, nhận được đơn có 76 chữ ký tố cáo những người đang đình công đe dọa, kể cả đánh đập 85 công nhân đồng ý đi làm trở lại. Từ đó, La Thanh Khương kết luận "đúng là có xảy ra mâu thuẫn, xô xát giữa hai nhóm lao động VN đang làm việc tại Nhà máy Son Hoa ở Jordan, khiến nhà máy phải gọi bảo vệ và báo lực lượng an ninh địa phương đến can thiệp "không thể có" chuyện người lao động VN bị đánh đập". Tuy nhiên, La Thanh Khương không biết chính xác có bao nhiêu lao động đang đình công, bao nhiêu lao động đang kêu cứu, muốn được về nước sớm.

Nguyễn Ngọc Quỳnh cho Tuổi Trẻ 24-02-08 biết đã nhận được tin "hơn 200 lao động VN ở Jordan kêu cứu", nhưng đẩy trách nhiệm "chỉ đạo Công ty cổ phần Da giày VN nhanh chóng cử cán bộ đến Jordan để tìm hiểu thực hư sự việc". Ngày 28-02-08, Nguyễn Ngọc Quỳnh cho rằng chưa đến mức Cục phải cử người sang Jordan.

Ðến chiều 28-02-08, mới có tin Ðại sứ quán VN tại Cairo đã cử Phó tổng lãnh sự quán sang Jordan giải quyết vụ kêu cứu. Trong khi đó, 176 công nhân có nguyện vọng hồi hương lại không liên lạc được với Ðại sứ quán.

Ða số công nhân đã vắt kiệt gia sản để mong kiếm được lương theo hợp đồng nên khó manh động, nhất là nữ giới, để mất hết cơ hội đổi đời. Vì thế, công nhân bị buộc phải đình công không vì vô kỹ luật mà do Công ty W&D không tôn trọng hợp đồng (lương tháng 220 USD chỉ còn 120; thời gian làm việc 8 giờ/ngày được kéo thành 16 giờ; được phép nghỉ ốm 14 ngày/năm thành bị trừ 20 USD/ ngày; bị nữ thông dịch Hà đại diện cho Công ty Dày da tự ý thu 20 USD/ người khi mới đến Jordan và bảo công nhân ngất xỉu vì làm việc quá sức "chúng nó giả vờ").

Công ty môi giới của Jordan buộc công nhân chọn 1 trong 2 giải pháp. Hoặc tự nguyện xin về nước (sẽ không được thanh toán lương và tiền đặt cọc); hoặc hai là xin công ty đang làm việc "khoan hồng" cho đi làm.

Những Cơ quan, cá nhân trách nhiệm về xuất khẩu lao động của Việt Nam chuyền banh qua lại và câu giờ để chờ các Tổ chức quốc tế ra tay giải quyết. Như thế, Chính phủ Hà Nội không sợ làm phật lòng những thị trường lao động ngoại quốc, đồng thời tránh được một khoản chi phí hồi hương cho công nhân.

Nhà nước công nhân là thế. Nhà nước và cán bộ nang nhiên thụ hưởng thành quả do mồ hôi nước mắt của công nhân tạo ra. Khi bị giới chủ nhân chèn ép, chờ hòng chờ Nhà nước và cán bộ can thiệp vì họ còn mải mê ve vãn các đại gia đô la.








Công nhân VN  bị hành hạ tại Jordan, Trung Đông.

Amman, Jordan 27-02-2008 

Thể theo yêu cầu của một tổ chức người Việt ở Hoa Kỳ, trưa nay nhân viên của một cơ quan quốc tế cùng với giới chức Bộ Lao Động Jordan đến hiện trường nơi xẩy ra vụ bóc lột vàđàn áp trên 200 công nhân Việt, tất cả là phụ nữ ngoại trừ bốn thanh niên thợ máy. Cuộc tiếp cứu xảy ra do sự phối hợp giữa Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và cơ quan International Organization for Migration (IOM) trong mấy ngày qua.

Cô Theodora Suter, đại diện tổ chức IOM, và giới chức Bộ Lao Động đi chung đều tỏ ra kinh hoàng trước cảnh tượng của những phụ nữ Việt nằm ngồi la liệt, với những vết bầm sưng do bị đánh đập và dấu hiệu suy nhược vì đói. Cô Suter đặc biệt quan tâm đến tình trạng của chị Trần Thị Ánh, đang mê man và trong tình trạng bệnh nguy kịch.

Phần lớn các công nhân này được đưa đến Jordan trong vòng 5 tháng qua để làm việc cho hãng W&D Apparel Jordan Corp, một công ty may mặc ở ngoại ô thủ đô Amman. Trong hợp đồng chủ nhân cam kết trả 220 Mỹ kim một tháng nhưng trong thực tế phần lớn công nhân chỉ nhận được từ 80 đến 120 Mk.

Khi các công nhân đình công để đòi chủ nhân tôn trọng hợp đồng thì họ bị bỏ đói. “Chúng em mỗi bữa chỉ được một chén cơm. Còn những người đau bệnh không được thuốc men”, một nữ công nhân cho biết. Họ cầm cự nhờ vào số mì gói và nước đường tích trữ từ trước nhưng rồi số thực phẩm này cũng cạn kiệt.

Khi 167 công nhân quyết định không đi làm và đòi hồi hương, chủ nhân đã cho nhân viên bảo vệ đến đàn áp, đánh đập họ thật dã man. Cảnh sát địa phương, thay vì bênh vực lại tiếp tay với nhóm bảo vệ và xúm vào hành hung các công nhân.

Cũng theo chị nữ công nhân kể trên, “Họ rất to lớn. Họ nắm tóc và quật chúng em xuống đất như những con ếch. Làm sao mà chịu nổi”. “Chị Ánh bị bịnh nặng nằm trên giường cũng bị nắm tóc lôi xuống và dọng đầu vào thành giường đến bất tỉnh”, chị Nguyễn Thị Luyến tả lại cảnh hỗn loạn của vụ đàn áp.

Ngay khi được thông tin về vụ đàn áp, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng (Hoa Kỳ), Giám Đốc Điều Hành của UBCNVB, liên lạc ngay với các công nhân để thu thập dữ kiện và báo động cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Qua sắp xếp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông đã làm việc chặt chẽ với tổ chức IOM để lập kế hoạch giải cứu cho số công nhân Việt Nam.

Theo kế hoạch, sáng sớm ngày hôm nay cô Suter đến họp với Bộ Lao Động Jordan để trình bày sự việc và yêu cầu can thiệp. Cùng lúc ấy một số công nhân đã kín đáo rời khỏi công ty và đến văn phòng chi nhánh của Bộ Lao Động trong khu vực để yêu cầu can thiệp. Qua đường dây điện thoại, TS Thắng nối hai đầu với nhau: Văn phòng chi nhánh chính thức xác nhận với Bộ Lao Động có công nhân Việt đang yêu cầu bảo vệ.

Dựa vào lý do ấy, hai tiếng đồng hồ sau Cô Suter và giới chức Bộ Lao Động đã đến công ty W&D. Sau một vài giằng co nhỏ với các nhân viên bảo vệ, các công nhân Việt đã gặp được phái đoàn và hướng dẫn họ vào khu nhà trọ, nơi đã xẩy ra và còn nhiều chứng tích của vụ đàn áp. Phái đoàn chụp hình quang cảnh ngổn ngang và hỏi han các phụ nữ ốm yếu và bị thương tích.

Để giải quyết tình trạng bất đồng ngôn ngữ, TS Thắng đã giúp thông dịch cho phái đoàn và các công nhân qua điện thoại. Phái đoàn lập tức gọi bác sĩ cấp cứu để đưa gấp 5 nữ công nhân, trong đó có chị Ánh, đến bệnh viện với hai nữ công nhân đi kèm để săn sóc và trấn an.

Vào lúc 4 giờ chiều, vị Tổng Giám Sát của Bộ Lao Động đã có mặt tại hiện trường để điều tra và lập biên bản. Vì các công nhân không nói được tiếng Anh, TS Thắng đã giúp thông dịch qua điện thoại. “Chúng tôi rất cảm ơn cơ quan IOM, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, và đặc biệt là Bộ Lao Động Jordan. Bước kế tiếp là sắp xếp để đưa các công nhân về nước an toàn và sau đó là truy tố chủ nhân hãng W&D. Đây là một trường hợp buôn người điển hình”, TS Thắng nói.

Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển là một trong những tổ chức hàng đầu về chống buôn người trên thế giới và đã can thiệp cho nhiều chục vụ lớn nhỏ trong 9 năm qua.

Cuộc giải cứu cho 250 công nhân Việt và Hoa ở American Samoa là một trong những vụ nổi tiếng, đó là vụ buôn người lớn nhất bị truy tố bởi chính phủ liên bang trong lịch sử HK. Trong một vụ rất lớn khác, UBCNVB đang can thiệp cho 1,300 công nhân Việt bị bóc lột nặng và đàn áp nặng nề bởi hãng Esquel Malaysia. Các luật sư của UBCNVB đã huấn luyện về phòng chống buôn người cho nhiều cơ quan chính quyền và tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Để đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực chống buôn người, gần đây UBCNVB phối hợp với một số tổ chức bạn để thành lập Liên Minh Chống Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu, tiếng Anh là Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia (CAMSA).
Công nhân xuất khẩu sang Malaysia bị lừa gạt, ức hiếp

03-03-2008

Nhã Trân, phóng viên đài RFA

Kể từ khi Việt Nam có chính sách xuất khẩu lao động, một trong những nơi công nhân Việt đến nhiều nhất là Malaysia. Từ khoảng vài năm trở lại đây có những khám phá cho thấy rất đông người đã bị bóc lột, hà hiếp khi chấp nhận sang đất nước này làm việc cho các tập đoàn sản xuất.

Vào cuối năm 2007 công nhân Việt ở Công ty Esquel Malaysia, thuộc một trong những tập đoàn lớn nhất, đã đình công vì những đối xử tàn tệ của giới chủ, và một tổ chức ngoài chính phủ của người Việt ở Hoa Kỳ vừa lên tiếng về vụ này. Nhã Trân có bài tường thuật sau đây, mời quí vị theo dõi.

Công Ty Esquel Malaysia trực thuộc Tập Đoàn Esquel toàn cầu, trụ sở chính tại Hồng Kông, là một trong những tập đoàn sản xuất y phục lớn nhất thế giới với doanh thu hàng năm vào khoảng nửa tỉ đô la. Năm 2007 tập đoàn này nhận khoảng 1,300 lao động Việt Nam qua nhiều công ty môi giới như Sovilaco, Vilexim, Châu Hưng Trading Joint Stock Company…

Những công nhân này đến từ các tỉnh Miền Bắc. Chân chất thật thà, những thanh niên nam nữ vùng quê hoặc tỉnh lẻ hoàn toàn tin vào hứa hẹn của phía công ty môi giới nhận lao động, ký hợp đồng 3 năm với mức lương khá và được đào tạo tay nghề. Phí tham gia phải đóng cho công ty môi giới rất cao, đến hàng chục triệu đồng, tức cả ngàn đô la một đầu người. Những người muốn qua Malaysia làm việc vì vậy thường phải thế chấp nhà cửa tài sản hoặc vay mượn để trả, với hy vọng sau đó đồng lương khá sẽ giúp trả nợ và dành dụm chút ít làm vốn lâu dài.

Thực tế khác biệt với những hứa hẹn

Thế nhưng, trên thực tế, mọi hứa hẹn này đều không được thực hiện. Chân ướt chân ráo rời quê nhà đến xứ người, công nhân Việt sớm nhận ra sự thật, như lời kể của anh Nam : “Tôi đến từ Bắc Giang. Tôi đang ở đảo Penang. Khi đi, tôi phải đóng tiền gốc phải tốn đến 21 triệu đồng, còn học hành họ bảo rằng cỡ 25 triệu. Nhưng sang bên này thì mói biết là sai hoàn toàn với hợp đồng. Họ hứa là 26.90 cents một ngày công đi làm, không kể những ngày lễ ngày Tết thì gấp đôi gấp ba. Nhưng sang bên này thì hoàn toàn ngược lại, còn có 21 cents và không bao giờ được trả đủ. Hãng thì không có việc, muốn làm gì thì làm dẫn đến lương thấp, còn nợ rất nhiều.

Hầu như làm ở bên này với mức lương 300 ringgit một tháng chỉ đủ ăn, không trả đủ tiền lãi ở nhà, nói gì đến tiền gốc. Tiền gốc mỗi người trung bình phải khoảng cỡ 20 triệu trở lên. Ăn ở thì cứ như ngồi trong rọ vậy. Bảo vệ đến điều tra bất cứ thời gian nào, hoặc là đến bắt bớ tra hỏi 24/24 chẳng có lý do gì cả. Họ thu hết hộ chiếu. Không có hộ chiếu thì đi đâu được. Không thể ra khỏi đảo được. Chỉ quanh quẩn trong đảo."

Lời của anh Nam, một công nhân trẻ mới sang Penang làm việc cho công ty Esquel Malaysia, cho thấy lao động người Việt đã bị lừa gạt bởi những cam kết hấp dẫn về tiền lương cũng như điều kiện ăn ở. Anh Thắng, một lao động khác của Esquel Malaysia cũng trong hoàn cảnh tương tự : “Tôi tên là Thắng. Tôi đến từ Thái Bình. Anh em tôi đi tháng 5-2007 và hiệp đồng với công ty Esquel với mức lương là 26.9 cents một ngày và áp dụng trong 90 ngày. Nhưng trong 3 tháng đó chúng tôi hưởng mức lương không hoàn toàn chính xác như bản hợp đồng đã ký.”

Hành động của công ty Esquel Malaysia được theo dõi bởi một tổ chức từ thiện của người Việt ở Hoa Kỳ, có trụ sở tại Bắc Virginia và nhiều chi nhánh trên toàn quốc. Cách đây 2 năm, Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển, còn được biết qua tên khác là Boat People SOS, qua trao đổi với công nhân người Việt ở Mã Lai, khám phá ra tình trạng lao động đến từ Việt Nam bị bóc lột, hà hiếp thậm tệ.

Giám Đốc Điều Hành của tổ chức này, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết đã ghi nhận và quan sát vụ việc từ cuối năm 2005: “Năm 2007 thì công ty này đã tuyển 1.300 ngưòi Việt, phần lớn ở những vùng nghèo và nông thôn như là tại Hà Giang, Tuyên Quang để đưa sang Mã Lai Á (Malaysia) làm việc với lời hứa hẹn tối thiểu mỗi tháng họ sẽ nhận đựoc 736 ringgit tức là đồng Mã kim (tương đương với khoảng 245 Mk). Tuy nhiên, khi đến nơi thì họ bị tịch thu tất cả giấy tờ tuỳ thân và bắt phải ký một hợp đồng mới. Sau đó họ đi làm chỉ nhận được một khoản rất nhỏ, chưa đầy 60 Mk một tháng, do đó họ không thể nào đủ sống và rất là đói kém."



Bị bóc lột và ngược đãi

Bị bóc lột và ngược đãi, công nhân Việt ở công ty Esquel Malaysia đã trải qua những ngày tháng buồn khổ. Hồi tháng 10 năm ngoái họ đã đứng lên phản đối dã tâm của giới chủ. Một công nhân cho biết: “Mức lương cơ bản quá thấp nên chúng tôi đã tổ chức đình công và công ty hứa hẹn sẽ giải quyết trong 3 tháng. Nhưng không biết vì duyên cớ tại sao mà 20 ngày sau anh em chúng tôi mới đựoc đi làm. Mà trong kỳ đó thì chỉ làm được mấy ngày mà vẫn bị trừ thuế 50 ringgit một kỳ. Tôi là người công nhân thấp cổ bé họng chẳng biết lý do tại sao mà một công ty lớn như công ty Esquel lại áp dụng như thế. Một công nhân khác tiếp lời: “Cái vụ đình công đó ở tầm 2 hoặc 3 giờ đêm họ đến họ bắt bớ. Chỉ có được mặc đồ lót không đấy, họ bắt cho lên xe tống đi. Không có hỏi lý do gì hết. Hai tay bị còng. Rất nhiều người bị bắt như vậy.”

Đại diện Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển cũng thuật lại diễn tiến và kết quả vụ đình công này: “Một số người bất mãn và đình công thì bị đánh, và cuối cùng do sự phẫn uất mà toàn thể 300 công nhân VN ở hãng Esquel Malaysia đã tổng đình công, thì lúc đó chủ nhân lôi ra khoảng 1 giờ cho tới 3 giờ sáng, không kịp thay quần áo, bị còng tay lại và bị lôi kéo đưa đến phòng giam ở tại công ty. Đến sáng sờm thì họ bị giao cho cảnh sát Mã Lai, và lập tức bị trục xuất về VN”.

Sau những bức hiếp của phía chủ, lao động người Việt của công ty Esquel Malaysia nay mang tâm trạng chán nản tột cùng. Hầu như mọi người chỉ còn mong được trở lại quê nhà vì đã hết tin tưởng vào thiện chí của lãnh đạo tập đoàn này. Một công nhân nói: “Kỳ này anh em tui vô cùng suy sụp về lòng tin đối với công ty Esquel cho nên anh em chúng tôi chỉ muốn, nếu như ai đó giúp đỡ được, anh em chúng tôi quay về nước càng sớm càng tốt. Đựoc về nước là điều may mắn nhất cho chúng tôi”.

Theo lời của Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển, hành động của công ty Esquel Malaysia đi ngược với tinh thần Luật Chống Buôn Người của Malaysia, vi phạm Công Ước Quốc Tế Chống Buôn Người mà Kuala Lumpur đã ký kết tham gia hôm mùng 1 tháng 10 năm 2007. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết tổ chức của ông đã có một số phản ứng về vụ này: “Chúng tôi đã liên lạc với hãng Esquel ở Hong Kong và một luật sư người Mã Lai có lòng cũng đã viết thư liên lạc và yêu cầu giải quyết một cách ổn thoả và êm thắm nhưng không nhận được sự trả lời. Do đó đầu tháng 2 chúng tôi đã phát động một chiến dịch vận động dư luận để đánh vào quyền lợi kinh tế của công ty Esquel."

Đến nay số lao động người Việt ở Malaysia đã lên tới hơn 120 ngàn. Trường hợp của lao động thuộc tập đoàn Esquel may mắn được đưa ra ánh sáng nhờ quan tâm của người Việt nước ngoài. Không biết còn bao nhiêu vụ tương tự đang xảy ra hàng ngày và hàng chục ngàn con dân Việt tiếp tục là nạn nhân của bất công trong lao động xuất khẩu ở Malaysia.


Tại sao CSVN không có đối sách trước hàng trăm lao động VN chết ở Malaysia ?

Ngày 27 tháng 2 vừa qua, tờ Pháp Luật phát hành ở Việt Nam đăng tin cho hay tính đến nay tổng cộng có tất cả 315 lao động Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia bị chết, chỉ nội trong năm qua (2007) đã có đến 100 lao động bị chết ở Malaysia, trong đó 1/3 bị đột tử. Đọc bản tin này không ai mà không bàng hoàng, thế nhưng các cơ quan chức năng và những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động ở VN thì hầu như không mấy bận tâm.

Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), làm như là giới chức thẩm quyền đã chu toàn trách nhiệm khi được nói là chúng tôi đã cử một đoàn công tác đặc biệt do các chuyên gia của bộ Lao động-Thương binh & Xã hội và bộ Y tế sang Malaysia tìm hiểu nguyên nhân chết, môi trường ăn, ở của lao động Việt Nam vào năm 2005, nhưng kết quả chỉ thấy là nguyên nhân bất thường.

Tháng tháng 4 năm 2002, khi chương trình xuất khẩu lao động sang Malaysia bắt đầu đến nay đã có 130.000 lượt lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước này, thế mà đến đầu tháng 1 năm 2008 đã có đến 315 người bị chết, một tỷ lệ quá cao như thế thì không thể là nguyên nhân bất thường được, phải có vấn đề. Điều tra gì mà gần cả ba năm nay vẫn chưa có kết luận để tìm cách ngăn chận, ngay đến một bản thống kê về những người lao động bị chết là nam hay nữ, ở vào lứa tuổi nào, bị chết vào giờ nào, ở đâu... cũng chẳng rõ ràng, cụ thể.. Nội chừng đó chuyện đủ để cho thấy sang cho có lệ, cốt yếu là để hợp thức hóa về những cái chết đầy nghi vấn hầu hầu tránh rắc rối cho phía Malaysia mà thôi. Trường hợp các lao động bị chết đột tử thì toán điều tra đổ lỗi cho người chết là vì sinh hoạt không điều độ, ăn uống không tốt, uống rượu nhiều, đêm ngủ mở quạt máy thẳng vào người.... Tuyệt nhiên không có một nghi vấn nào về chuyện người lao động bị chủ ép làm việc quá sức, vì theo như lời ông Hải thì khi có lao động chết tại Mã Lai, việc đầu tiên là chủ sử dụng phải báo cáo cho cảnh sát, sau đó là co quan Y tế đến kiểm tra pháp y và có kết luận nguyên nhân cái chết. Tất cả việc này đều do bên phía bạn đảm trách. Trách nhiệm của mình chỉ là phối hợp để đưa thi hài lao động xấu số về nước. Những kết luận của họ về nguyên nhân cái chết thế nào thì mình phải tin vào đó.

Tin sao được khi mà một cái chết đột tử lại do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như trường hợp của anh Hà Hồ Nam (38 tuổi). Đầu tiên là giấy chứng tử do sứ quán Việt Nam ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia cấp vào ngày 26-1-2007 có đóng mộc đoàn hoàng ghi rằng nguyên nhân chết là do bệnh phổi. Tiếp đó, đến ngày 8-3-2007, cũng sứ quán này cấp thêm một giấy chứng tử khác ghi nguyên nhân chết là do bệnh tụy. Trong khi giấy xác nhận của chuyên gia y tế nơi anh Nam cư ngụ ở Malaysia thì lại ghi chết do xuất huyết viêm tuyến tụy cấp tính. Đằng khác, giấy báo tử của Cục Đăng lục khai sinh, khai tử tại Malaysia do người sứ quán dịch là chết do xuất huyết lá lách cấp tính.

Ông Hải, Phó cục trưởng này còn nói thêm có thể người Việt Nam không khỏe hơn so với các quốc gia khác về thể lực, đặc biệt chúng ta chỉ phù hợp với môi trường ẩm, còn sang nước khác khí hậu khô, chênh lệch nhiệt độ rất lớn nên sức đề kháng của người lao động không tốt. Điều mà ông Hải nói ra đó chỉ là lập lại những lời của ông Vũ Đình Toàn vào năm 2005 khi ông ta giữ chức như ông Hải bây giờ.

Được biết các lao động Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đều phải đóng một số bảo hiểm như tai nạn lao động, y tế, rủi ro... Nếu chết trong thời gian hợp đồng lao động còn hiệu lực thì gia đình nạn nhân sẽ được nhận tiền bảo hiểm tùy theo loại đã đóng. Chết ngoài giờ lao động do tai nạn giao thông, đột tử... sẽ được trả từ 20 đến 23 ngàn đồng Malaysia (ringgit), tương đương 7.200 mỹ kim, số tiền này do phía Malaysia chi trả.. Tuy nhiên tờ báo Pháp luật nói rằng khi tiếp xúc với gia đình các nạn nhân thì chẳng có ai biết về khoảng này, số tiền mà họ nhận được sau khi người lao động chết là 20-30 triệu đồng Việt nam (khoảng 2 ngàn USD) từ công ty đưa người đi lao động, như thế cứ một lao động bị chết là hơn 5 ngàn mỹ kim chạy vào túi cán bộ, quan chức nhà nước Việt Nam., nhân lên 315 lần thì biết ngay là bao nhiêu liền.

Đành rằng người CS chủ trương vô thần, nhưng ăn luôn trên cái chết của người lao động xấu số thì quả thất quá ác đức chẳng bút mực nào tả xiết. Về phía những người lao động xuất khẩu Việt Nam, không lẽ cứ mãi im lặng cho nhà nước CSVN tiếp tục bốc lột sức lao động của mình. Không lý bây giờ cũng là thời đại nô lệ ngày xưa hay sao.



http://www.viettan.org/article.php3?id_article=5308


PHẢN ĐỐI CUỘC RƯỚC ĐUỐC THẾ VẬN QUA

SÀI GÒN 29-04-2008 !

TẨY CHAY THAM DỰ THẾ VẬN HỘI BẮC KINH

08-08-2008 !


S 47 * Trang

Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> I. giã TỪ DỐi trá
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương