Tự Do Ngôn Luận Bán Nguyệt San trong số NÀY



tải về 0.86 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích0.86 Mb.
#35401
1   2   3   4

2- Đối với dân oan.

- Sau cuộc đàn áp tàn khốc đêm 18-07-2007 đối với dân oan 19 tỉnh thành miền Nam vốn đã biểu tình khiếu kiện kể từ ngày 22-06-2007 trước Văn phòng 2 Quốc hội tại Sài Gòn, CSVN đã tuyên bố sẽ giải quyết rốt ráo mọi oan khuất tại địa phương. Thế nhưng, đó vẫn chỉ là hứa hẹn hão, lường gạt thật. Dân oan, đặc biệt tại Tiền Giang, vẫn tiếp tục cơm đùm gạo bới lên Sài Gòn, ra Hà Nội để rồi trở về tay không sau khi đã chịu cảnh màn trời chiếu đất, dầm mưa dãi nắng, cửa quan im lìm và bị công an đầu gấu hành hạ. Riêng cụ Ngô Lướt, 72t, dân oan Bình Thuận, bị kết án 9 tháng tù giam vào ngày 27-12-2007.

- Gần đây, nhà cầm quyền CSVN tiếp tục đàn áp người dân để cướp đất của họ hòng xây dựng các khu công nghiệp hay bán cho các công ty ngoại quốc. Trường hợp cụ thể xảy ra tại Khu Công nghệ cao quận 9, thành phố Sài Gòn. Vào khuya ngày 02-03-2008, hàng trăm công an đã đột nhập gia cư, bắt giam mười người dân đã dám lên tiếng phản đối chính quyền địa phương tham nhũng hôm 22-11-2007. Đó là các dân oan Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Nam Điền, Kiều Văn Hòa, Lưu Minh Luân, Đỗ Thị Mai, Nguyễn Văn Năng, Nguyễn Thị Thơ, Dương Thị Trúc Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Vân. Họ đã bị vây bắt như những tội phạm nguy hiểm và đang bị giam giữ, chờ ngày ra tòa vì tội “gây rối trật tự”. (Theo Blog Tiếng Dân Rên).

3- Đối với công nhân.

- Để đương đầu với những cuộc đình công ngày càng sâu rộng và đông đảo của công nhân nhằm phản đối chủ nhân bóc lột, công đoàn cấu kết và nhà cầm quyền đồng lõa, ngày 30-1-08, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã ký hai Nghị định số 11 và 12/2008 bắt công nhân phải “bồi thường thiệt hại” cho chủ nhân trong các cuộc đình công mà NTD gọi là “bất hợp pháp” và phải bị đem ra tòa án xét xử như những tội phạm. Với hai nghị định bất công và vô luật này, mặt nạ “đại biểu trung thành của giai cấp công nhân” của tập đoàn lãnh đạo Cộng sản lại rơi xuống và nhóm cầm đầu chế độ toàn trị một lần nữa tỏ ra là những kẻ đang ra sức bảo vệ chủ nhân, đặc biệt các chủ nhân tư bản ngước ngoài, tiếp tay cho họ bóc lột và đày ải hàng triệu công nhân đồng bào ruột thịt.

- Đang khi đó, theo báo chí trong nước (tờ Pháp Luật ngày 27-2), từ năm 2002 đến nay, có tất cả 315 lao động Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia bị chết, riêng năm qua có 107 người đột tử. Bản tin ngày 18-02 của Ủy ban Cứu người Vượt biển lại cho biết: “Năm 2007, công ty Esquel đã tuyển 1.300 người Việt đưa sang Malaysia làm việc với lời hứa mỗi tháng sẽ nhận được khoảng 245 Mỹ kim. Tuy nhiên, sau đó họ chỉ nhận được khoảng 60 Mỹ kim một tháng, do đấy không thể nào sống nổi”. UBCNVB cũng cho biết: cách đây nửa năm, trên 200 công nhân đã được đưa qua Jordan để làm việc cho công ty may mặc W&D Apparel Jordan Corp. Chủ nhân cam kết trả 220 Mỹ kim một tháng, nhưng trên thực tế họ chỉ nhận được từ 80 đến 120 Mỹ kim. Hôm 20-02-08, vì đồng loạt đình công, họ đã bị nhân viên và cảnh sát đánh đập, khiến 5 công nhân phải nhập viện. Tất cả các thảm trạng trên xảy ra là do thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN và đại diện sở tại, vốn quen thói đem con bỏ chợ, sống chết mặc bây, phủi tay sau khi thu tiền!

4- Đối với các nhà dân chủ.

- CSVN tiếp tục giam cầm không xét xử nhiều nhà dân chủ quốc nội lẫn hải ngoại, chẳng hạn 4 thành viên của đảng Việt Tân là Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Somsak Khunmi, các anh Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Viết Trung (bị bắt ngày 17-11-2007, thậm chí không cho gia đình thăm gặp), 3 thành viên Khối 8406 là chị Hồ Thị Bích Khương (bị bắt ngày 25-4-2007), Ký giả Trương Minh Đức (cũng là thành viên Đảng Vì Dân, bị bắt ngày 05-05-2007), anh Lương Văn Sinh (bị bắt ngày 10-01-2008) và nhiều người khác nữa. Tất cả họ chỉ có mỗi tội là tranh đấu bất bạo động để đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào hay đòi lại tài sản cho dân oan. Riêng anh Lê Trí Tuệ, một thành viên Khối 8406 khác, đã trốn sang lánh nạn tại Cambodia giữa tháng 4-2007, nhưng đến tháng 5 thì bị mất tích cách bí hiểm, có thể do công an CSVN bắt cóc.

- Nhiều nhà dân chủ khác tiếp tục bị đem ra xét xử trong những phiên tòa vô luật để lãnh những bản án bất công, như hai thành viên Khối 8406 là anh Trương Quốc Huy và anh Hàng Tấn Phát bị tuyên án mỗi người 6 năm tù giam về tội "chống phá nhà nước" ngày 29-1-2008; như 5 thành viên Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam cũng là đảng viên Đảng Dân chủ Nhân dân đã bị xử y án trong phiên tòa phúc thẩm ngày 25-02-2008: ông Đoàn Văn Diên (4 năm 6 tháng), chị Trần Thị Lệ Hồng (3 năm), anh Đoàn Huy Chương (1 năm 6 tháng), chị Nguyễn Thị Tuyết (1 năm 6 tháng), ông Phùng Quang Quyền (1 năm 6 tháng). Phiên tòa này đã diễn ra một cách lén lút, chẳng thông báo cho thân nhân. Ký giả Trương Minh Đức cũng sẽ bị đưa ra toà án tỉnh Kiên Giang ngày 18-3-2008 sắp tới với cáo buộc vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự.

- Dịp nhà dân chủ lão thành, sáng lập viên Khối 8406, cựu đảng viên CS Hoàng Minh Chính ra đi, CSVN đã tìm mọi cách để phá đám tang lễ của nhà đấu tranh chân chính và đáng ngưỡng mộ này, với những hành động lỗ mãng và tàn bạo. Trước hết họ tìm cách thao túng lèo lái việc tổ chức tang lễ nhưng không thành, sau đó ngăn cản những ai có tinh thần dân chủ đến phúng điếu, kể từ Hòa thượng Thích Không Tánh là chủ lễ cầu siêu (song thất bại), đến các nhà đối kháng khác như kỹ sư Đỗ Nam Hải, ông Nguyễn Bá Đăng, cựu đảng viên Vi Đức Hối, giáo viên Vũ Hùng, giáo sư Nguyễn Thượng Long, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ký giả Nguyễn Khắc Toàn, kỹ sư Phạm Văn Trội… Tất cả đều bị phong tỏa tại gia. Công an còn ngang nhiên giật các vòng hoa phúng điếu của các tập thể hay cá nhân dân chủ từ trong lẫn ngoài nước.

- Nhiều nhà dân chủ khác tiếp tục bị sách nhiễu quản chế như Thượng tọa Thích Thiện Minh, Kỹ sư Đỗ Nam Hải (3 lần bị cấm ra Hà Nội), cựu chiến binh Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (bị hăm dọa giết chết), nhà văn Hoàng Tiến, ký giả Nguyễn Khắc Toàn, anh Lê Nguyên Hồng, các nữ chiến sĩ dân chủ như Dương Thị Xuân, Vũ Thanh Phương, Lê Thị Kim Thu, Lư Thị Thu Duyên, Phạm Thanh Nghiên… Thành viên Câu lạc bộ Nhà báo tự do như anh Hoàng Hải (Điếu Cày) và Luật gia Phan Thanh Hải thì bị gây rối đủ cách trong công ăn việc làm. Đặc biệt có Luật sư Bùi Kim Thành, nhà tranh đấu nhiệt tình cho dân oan, đã bị công an dùng vũ lực đưa vào bệnh viện tâm thần Biên Hòa sáng ngày 6-3-2008 vừa qua, dù bà chẳng hề điên loạn. Sau đó bà bị tiêm thuốc cho mê man và bị phong tỏa không cho gặp thân nhân bằng hữu. Đây là lần thứ hai vị luật sư riêng của Tập thể dân oan này bị CSVN đối xử một cách man rợ như thời bạo chúa Staline bên Liên xô. Lần thứ nhất là từ ngày 2-11-2006 đến ngày 16-7-2007, cũng tại nhà thương điên Biên Hòa.

5- Đối với các tôn giáo.

- Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tiếp tục là nạn nhân của nhà cầm quyền CS. Hàng lãnh đạo của Giáo hội như các Hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Thiện Hạnh, Không Tánh… vẫn mãi bị quản chế hay sách nhiễu. Nhiều tịnh thất bị phân biệt đối xử như tịnh thất Hồng Liên ở An Giang. Nhưng nổi bật nhất là sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản vừa trao khu đất Việt Nam Quốc tự của Viện Hoá Đạo ở quận 10 Sài Gòn cho Công ty Berjaya Land Bhd (B-Land) thuộc Tập đoàn Berjaya (Malaysia) hôm 23-2-2008, để công ty này xây dựng Trung tâm Tài chính Việt Nam, từ đó kéo theo việc phá sập ngọn tháp Việt Nam Quốc tự cao bảy tầng tại đó (Phòng Thông tin PGQT, Thông cáo báo chí ngày 5-3-2008). Sự kiện thứ hai là nhà cầm quyền CS, qua tay chân của mình là Giáo Hội Phật giáo VN, sẽ tổ chức Đại lễ Phật Đản Tam hợp quốc tế (hay Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008) vào trung tuần tháng 5 năm tới tại Hà Nội, với âm mưu biến Đại lễ này thành một màn kịch nhằm đạt tới những mục tiêu chính trị của họ, những mục tiêu hoàn toàn xa lạ với ý nghĩa văn hoá và tôn giáo của Đại lễ. Nhưng làm sao tôn vinh Đức Phật và Phật giáo khi Nhà nước Cộng sản không ngừng đàn áp Giáo hội lịch sử và dân lập là GHPGVNTN và tiếp tục quản chế khắt khe hàng lãnh đạo cao cấp của GH này?

- Giáo hội Công giáo cũng tiếp tục được nhà cầm quyền “chiếu cố” qua việc cướp thêm hay không hoàn trả đất đai của Giáo hội, như tại Sài gòn (đại chủng viện thánh Giuse, giáo xứ Thánh Cẩm), tại Huế (đan viện Thiên An, trung tâm Thánh mẫu La Vang Quảng Trị), tại Hà Nội (các giáo xứ Thái Hà, Hà Đông). Nhưng nổi bật nhất là vụ Tòa Khâm Sứ vốn đã nổi lên từ cuối năm rồi qua việc giáo dân Hà Nội tụ tập cầu nguyện tại nơi tranh chấp và suýt bị đàn áp. Sau khi Đức TGM Ngô Quang Kiệt ra văn thư ngày 01-02-2008, kêu gọi giáo dân ngưng cầu nguyện tại nơi này để tỏ thiện chí, người ta tưởng sau tết Nguyên đán nhà cầm quyền sẽ đáp lễ mà giải quyết vụ việc đúng luật. Thế nhưng, CSVN vẫn ngoan cố bày mưu chước khác để đối phó. Đó là nhờ tay chân trong Giáo hội Phật giáo VN và trong nhóm Giao điểm ở hải ngoại ra văn thư, viết bài vở tuyên bố khu đất Tòa Khâm sứ nguyên là tài sản của Phật giáo vì trên đó từng có một ngôi chùa và một bảo tháp mang tên Báo Thiên nhưng rồi đã bị Công giáo, được chính quyền Thực dân Pháp hỗ trợ, đã cướp lấy, đập phá để xây cơ sở của mình. Dẫu lập trường này sai lầm về lịch sử lẫn pháp lý, CS vẫn dùng nó để mong chia rẽ các tôn giáo, xúi đôi bên đánh nhau để mình ở giữa trục lợi, trước mắt là khỏi trả Tòa Khâm sứ rồi hàng ngàn cơ sở đất đai tôn giáo khác nữa.

- Giáo hội Tin Lành tiếp tục chịu nhiều thống khổ. Như Hội thánh Tin Lành Việt Nam, chi hội Trà Vinh, ở xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, vừa bị hành hung vừa bị cấm nhóm họp thờ phượng (đài RFA, ngày 07-03-2008). Như một tín đồ người Thượng ở Tây Nguyên tên Kpa Kloh, 41 tuổi, đã qua đời trong một trại tù ở Phú Yên ngày 20-02 vì bị công an CSVN tra tấn đến chết (Hãng thông tấn Tin Lành Bos News Life). Như một tín đồ người Thượng khác cũng ở Tây Nguyên, buôn De Ar là bà Haner đã bị bắt và bị thẩm vấn trong nhiều giờ. Sau đó, ngôi nhà của bà đã bị công an đốt cháy trụi, khiến bà và 3 con nhỏ không còn chỗ nương náu (Tổ chức Montagnard Foundation tại Hoa Kỳ). Mới đây, chuyến viếng thăm các tù nhân lương tâm tại Hà Nam và Thanh Hóa của đoàn mục sư và tu sĩ Tin lành Mennonite gồm 23 người từ ngày 26-01 đến ngày 04-02 đã gặp không ít trở ngại từ phía nhà cầm quyền CSVN (xem Bản tường trình ngày 25-02-2008 của mục sư Nguyễn Hồng Quang).



Từ những vụ việc đàn áp kể trên, vốn là phản chứng của bao lời tuyên bố láo lường của nhà cầm quyền CSVN, toàn thể Khối 8406 chúng tôi, gồm hàng chục ngàn thành viên trong lẫn ngoài nước, nay đồng thanh lên tiếng:

1- Đòi hỏi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải biết sám hối lỗi lầm, thành tâm phục thiện, công nhận sự thật về tội giết người đã gây ra cho nhân dân, đặc biệt trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, về tội bán nước đã gây ra cho dân tộc, đặc biệt trong vụ dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho TQ kể từ năm 1958. Đòi hỏi đảng và nhà cầm quyền CSVN phải từ bỏ chế độ độc tài độc đảng, thần tượng giả trá Hồ Chí Minh, trả lại quyền làm chủ đất nước cho toàn dân, quyền làm người cho mỗi cá thể, quyền sinh hoạt độc lập cho mỗi tôn giáo, quyền tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà dân chủ đối lập (trong đó có lm Nguyễn Văn Lý cùng các thành viên lãnh đạo đảng Thăng Tiến VN), để cùng tất cả đồng bào trong lẫn ngoài nước giải quyết những cơn khủng hoảng đủ loại của quốc gia, đương đầu với hiểm họa Bắc phương xâm lược.

2- Kêu gọi sự đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa mọi thành phần xã hội tại VN để đối phó với âm mưu chia rẽ của CS, để gỡ bỏ ách thống trị lâu dài của thiểu số cầm quyền hung hiểm và tàn bạo, để áp lực lên tập đoàn lãnh đạo CS hầu buộc họ trả lại mọi tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) và mọi tài sản tinh thần (các nhân quyền và dân quyền), để thúc đẩy nhà cầm quyền CS phải cấp tốc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ quốc gia đang tranh chấp với Trung Cộng theo Công pháp quốc tế. Trước mắt, chúng tôi kêu gọi toàn thể đồng bào quốc nội liên tục biểu tình chống Trung Cộng cướp nước và Việt Cộng bán nước, tẩy chay cuộc rước đuốc thế vận hội qua Sài Gòn ngày 29/30-4 sắp tới, kêu gọi các lực sĩ và các du khách Việt Nam không tham dự thế vận hội Bắc Kinh là một thế vận hội ô nhục vì được tổ chức bởi một nhà cầm quyền đàn áp mà nay vừa bị tái bêu danh trong Báo cáo thường niên về Nhân quyền của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

3- Kêu gọi đồng bào hải ngoại và thân hữu quốc tế tiếp tục ủng hộ phong trào dân chủ tại quốc nội, bằng cách thông báo đầy đủ tin tức về nhân quyền tại VN ra khắp năm châu, bằng cách thực hiện liên tục những hoạt động đấu tranh dưới mọi hình thái để nhắc nhở ý thức của đồng hương và đánh động lương tâm của thế giới về bao thảm trạng tại quốc nội, bằng cách vận động các chính phủ, các tổ chức, các cơ quan quốc tế ủng hộ đại cuộc đòi tự do cho dân tộc, bằng cách chuẩn bị nhân lực, tài lực và vật lực cho ngày trở về xây dựng lại quê hương một khi chế độ độc tài CS bị xóa sổ.

4- Ủng hộ Lời Kêu gọi 8 điểm cho dân chủ Việt Nam của Hòa thượng Thích Quảng Độ, Lộ trình 9 điểm dân chủ hóa Việt Nam của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, vì hai sáng kiến này phù hợp với Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam và Tiến trình dân chủ hóa Việt Nam gồm 4 giai đoạn 8 bước của Khối chúng tôi (xin xem phụ lục đính kèm). Chúng tôi cũng ủng hộ những Dự tính đưa ra ngày 15-03-2008 của Ủy ban Vận động Liên kết Đấu tranh Tự do cho Việt Nam, ủng hộ chiến dịch “Hủy bỏ điều 4 Hiến Pháp” và “Khiếu kiện điều 4 Hiến pháp trước LHQ” do Phong trào Hiến chương 2000 (tiến sĩ Nguyễn Bá Long điều hợp) và Đảng Thăng Tiến Việt Nam (tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng làm văn phòng trưởng) phát động. Chúng tôi chào mừng sự trở về giữa phong trào dân chủ của nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, một thành viên nổi bật của Khối 8406.

Cuối cùng, Khối 8406 tại quốc nội lẫn hải ngoại chân thành cảm ơn mọi hỗ trợ của Đồng bào khắp nơi và của Thân hữu quốc tế, đồng thời tha thiết và long trọng kính mời toàn thể Quý vị hướng về kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Khối chúng tôi (08-04-2006) bằng những hoạt động tùy sáng kiến với áo trắng tự do dân chủ.

Chúng tôi chân thành cảm ơn toàn thể Quý vị.

Làm tại VN ngày 12-03-2008

Ban Đại diện lâm thời Khối 8406

1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Sài Gòn

2- Giáo sư Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn (đang vận động tại hải ngoại)

3- Csq Trần Anh Kim, Thái Bình

4- Linh mục Phan Văn Lợi, Huế

5- Vs Ng. Xuân Nghĩa, Hải Phòng.

(*) Hôm nay cũng là ngày bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố Phúc trình thường niên về Nhân quyền trên thế giới năm 2007



Thị trưởng và Hội đồng Thành phố San Jose nhượng bộ đồng ý phố Việt lấy tên “Little Saigon”

Thể theo đề nghị của Thị trưởng Chuck Reed, HĐTP đã họp phiên đặc biệt và kín từ tối đến khuya 12-3-2008 và kết quả đã được ông Đỗ Hùng, Phát ngôn viên Phong trào Cử tri San Jose công bố như sau :

1. TTr. và HĐTP muốn chấm dứt cuộc khủng hoảng trong việc đặt tên cho khu phố Việt và xác nhận rằng do Nghị viên Madison Nguyễn cung cấp tin tức sai lạc, và do nhóm gian trá mạo nhận danh nghĩa đại diện đa số những người thầm lặng đã nạp danh sách các chủ nhân thương mại là danh sách lừa dối HĐTP nên trong thời gian qua đã có những sai lầm về phía Thành Phố.

2. Để chấm dứt cuộc khủng hoảng và để kết thúc cuộc tuyệt thực đến hồi lâm nguy của chiến sĩ Lý Tống, HĐTP sau khi họp kín đã quyết định công nhận việc đặt tên Khu Phố bán lẻ của người Việt Nam trên đoạn đường Story Road là Little Saigon thể theo ý nguyện của đa số cư dân Mỹ gốc Việt.

3. HĐTP kêu gọi chiến sĩ Lý Tống ngưng tuyệt thực, nhưng anh LT nói rằng chỉ khi nào thấy các văn kiện công bố chính thức thì mới ngưng tuyệt thực. Do đó, Thành Phố sẽ mời Chủ Tịch Cộng Đồng VN Bắc Cali và Phát ngôn viên Phong Trào Cử Tri San Jose cùng ký tên chung trong một bản thỏa thuận về việc lập khu phố Việt đặt tên Little Saigon.

4. HĐTP đồng ý rằng cộng đồng được phép đặt các bảng chỉ dẫn lớn trên các xa lộ hướng dẫn vào Khu Little Saigon của San Jose.

Bà con người Việt đã mừng rỡ hô vang "Little Saigon muôn năm !".

Đáp lời hỏi của một số báo chí trước sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản vừa bán cho ngoại quốc khu đất Việt Nam Quốc tự của Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Saigon, ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế kiêm Phát ngôn nhân Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, bình luận như sau :

Mấy tháng qua Nhà cầm quyền Hà Nội tuyên truyền rầm rộ về việc sẽ tổ chức Đại lễ Phật Đản Tam hợp quốc tế năm 2008 tại Việt Nam.

Nhưng làm sao tôn vinh Đức Phật và Phật giáo khi Nhà nước Cộng sản không ngừng đàn áp Giáo hội lịch sử và dân lập, là GHPGVNTN, tiếp tục quản chế khắt khe Đức Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang, Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, và sắp tới đây, cho xe ủi đất phá sập ngọn Tháp Việt Nam Quốc tự cao bảy tầng ở quận 10, Saigon ?

Ngày 23-2-2008, Uỷ ban Nhân dân thành phố Saigon đã chính thức trao giấy phép đầu tư dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 930 triệu Mỹ kim cho Công ty Berjaya Land Bhd (B-Land) thuộc Tập đoàn Berjaya (Malaysia). Dự án được xây dựng tại nút giao giữa đường Ba Tháng Hai – Lê Hồng Phong (Quận 10), trên diện tích 25,4 ha, dự kiến khởi công vào tháng 7-2008 và hoàn thành vào năm 2013. Tức trên khu đất của VN Quốc tự, mà sở hữu chủ là Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN.

Khi công bố các điều trên, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UB Nhân dân TP.HCM xác nhận “mục tiêu của thành phố là phát triển kinh tế thật nhanh, nhất là các ngành dịch vụ, tài chính, ngân hàng… Đồng thời, với việc dự án được cấp phép, đã đưa nguồn vốn đầu tư nước ngoài của thành phố từ đầu năm 2008 đến nay đạt hơn 6 tỷ Mỹ kim”.

Qua lời tuyên bố của ông Quân, chúng ta thấy rõ hậu ý của cái gọi là “nâng cao đầu tư nước ngoài” và “phát triển kinh tế thật nhanh”, thực chất chỉ là âm mưu huỷ tiêu nền văn hoá truyền thống và nền văn hoá tâm linh của dân tộc thông qua ba bước dẹp bỏ các di tích lịch sử và văn hoá, mà Việt Nam Quốc tự là ví dụ điển hình mới nhất.

Ba bước huỷ tiêu theo trình tự như sau : Trước hết nhà cầm quyền Cộng sản dùng bạo lực cưỡng chiếm giáo sản của các tôn giao nói chung và GHPGVNTN nói riêng. Tiếp đấy thế tục hoá các cơ sở văn hoá và tôn giáo ấy. Và cuối cùng, bán đất đai này cho ngoại bang.



Việt Nam Quốc tự toạ lạc trên vùng đất rộng 45 nghìn mét vuông nằm trên đuờng Trần Quốc Toản, nay là đuờng 3-2 giáp góc đuờng Lê Hồng Phong, thuộc Quận 10 thành phố Saigon. Lễ đặt đá xây dựng Việt Nam Quốc tự cử hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 26-4-1964 dưới sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm GHPGVNTN với sự chứng kiến của Tổng thống và Thủ tướng VNCH thời bấy giờ. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là người vẽ đồ án xây dựng. Đồ án mới xây xong Tháp Việt Nam Quốc tự bảy tầng và một dãy Tăng xá nhưng chưa hoàn thành trọn vẹn.

Sau năm 1975, toàn bộ khu đất VN Quốc tự của GHPGVNTN bị nhà cầm quyền cưỡng chiếm gần hết : Bốn mươi lăm nghìn mét vuông rút xuống còn ba nghìn mét vuông nơi ngọn Tháp VN Quốc tự toạ lạc, và giao cho Hoà thượng Thích Từ Nhơn cai quản. Hoà thượng Từ Nhơn nguyên là Thủ qũy Viện Hoá Đạo, GHPGVNTN, nay gia nhập GH Phật giáo Nhà nước và được cho mang chức Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự.

Hoà thượng Từ Nhơn đã biến dãy nhà Tăng thành nhiều lô phục vụ doanh thương, kiểu như các tiệm chạp phô. Buôn bán tràn ra ngoài sân Tháp. Từ cổng nhìn vào giống như một địa điểm du lịch phục vụ ăn chơi. Chẳng còn chi trang nghiêm của nơi thờ tự tôn giáo. Việt Nam Quốc tự biến thành Chợ kinh doanh, nơi du hí !

Sắp tới, khi Trung tâm Tài chính khởi công, ngọn Tháp Việt Nam Quốc tự bảy tầng sẽ bị phá huỷ, biến một di tích của nền văn hoá Phật giáo dân tộc thành đá vụn.

Đây là vấn nạn cho Phật giáo đồ Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung. Nếu toàn dân không biến vấn nạn thành bài toán, thì chẳng bao giờ có đáp số cho việc khử bạo trừ nguy.

Sau năm 1975, GHPGVNTN đã viết hàng nghìn bức thư khiếu nại gửi đến nhà cầm quyền đòi trả lại các giáo sản bị nhà nước cưỡng chiếm. Nhưng nhà cầm quyền tuyệt nhiên im lặng, không hồi đáp, giải quyết. Thái độ lì lợm cướp bóc này cũng đã thực hiện đối với hàng triệu Dân oan, đa số là nông dân, từ 20 năm qua.

Năm ngoái, vào ngày 2-7-2007, ông Kjell Storløkken, Đại sứ Na Uy tại Hà Nội đến vấn an Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa đạo GHPGVNTN, tại Thanh Minh Thiền viện ở Sài Gòn. Trong cuộc gặp gỡ trao đổi này ông Đại sứ nêu câu hỏi làm sao thực hiện việc thống nhất Phật giáo tại Việt Nam ?

Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ đáp rằng : "Giáo hội chúng tôi luôn chủ trương hòa hợp trên cơ sở bình đẳng và đồng đẳng. Không chấp nhận chính trị hóa tôn giáo. Bốn điều kiện cơ bản và bất khả phân để thống nhất Phật giáo Việt Nam là :

"Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ; Thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Đức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo; Thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo VN do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ quốc ; và Thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978".



Nay, chẳng những Việt Nam Quốc tự không được hoàn trả theo yêu sách thứ hai của Giáo hội, mà sẽ bị phá huỷ sau khi bán đứng cho ngoại nhân khu đất nói trên.

Kinh tế “theo đường hướng Xã hội Chủ nghĩa” có nghĩa là bán đổ bán tháo đất đai quê hương do tiền nhân khổ công và đổ máu gầy dựng. Nhà nước CHXHCNVN đã bán đứng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc từ cuối thập niên 50, thì nay bán đứng Việt Nam Quốc tự chỉ là phơi bày, thêm một lần nữa, quán tính phản dân hại nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây là thảm nạn mất nước đặt ra cho toàn thể dân Việt. Nếu không có phản ứng quyết liệt và kết liên của toàn dân trước hành động bán nước này, thì chẳng mấy chốc Việt Nam sẽ trở thành một quận huyện của Trung quốc.

Do đó, chúng tôi kêu gọi :

1. Chư Đại Tăng còn lương tâm tôn giáo trong “Giáo hội Phật giáo Việt Nam” hãy nhất tề lên tiếng phản đối nhằm ngăn cản việc phá huỷ Tháp Việt Nam Quốc tự sắp tới, đồng thời trao trả toàn bộ khu đất Việt Nam Quốc tự 45.000 mét vuông cho GHPGVNTN;

2. Toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước nói riêng, và đồng bào các giới nói chung, xin hãy đáp ứng “Tuyên cáo của Hội đồng Lưỡng viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất về việc Trung quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” do Đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ ký và công bố ngày 27-12-2007.

Tuyên cáo nói trên đòi hỏi Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam “TRAO QUYỀN LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC CHO TOÀN DÂN” như kế sách dân tộc mỗi khi có ngoại xâm trong truyền thống văn minh nước Việt. Vì lẽ “ba triệu đảng viên Cộng sản và nửa triệu bộ đội hiện tại chưa đủ thế và lực bảo vệ tổ quốc trên mặt quốc phòng, chưa đủ uy và dũng mở rộng mặt trận chính trị và ngoại giao quốc tế, mà cần tới sự tham gia toàn diện của 85 triệu dân và khối lượng Người Việt hải ngoại”. Để đạt tới sự tham gia toàn quốc và kết liên dân tộc, Nhà cầm quyền Hà Nội phải “loại bỏ ngay điều 4 trên Hiến pháp tạo điều kiện cho sự tham gia cứu quốc của toàn dân, của mọi thành phần dân tộc, mọi gia đình tôn giáo và chính trị”, hầu tiến tới việc “cấp tốc triệu tập Hội nghị Diên Hồng cho thế kỷ XXI”. 


Ý nghĩa lớn của những cuộc cầu nguyện

Kể từ khi Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt kêu gọi giáo dân hợp ý cầu nguyện cho việc đòi lại Tòa Khâm sứ đến nay đã hơn 3 tháng. Ba tháng trong cuộc hành trình lịch sử của Giáo hội để đòi công lý và sự công bằng quả là ngắn ngủi. Ngắn ngủi vì chuyện đòi công lý, sự thật của Giáo hội Công giáo nói riêng, của dân tộc này nói chung, đã gần hai phần ba thế kỷ. Nhưng sự tiến bộ cứ nặng nề, chậm chạp và nhiều lúc không thèm biến chuyển bởi cơ chế độc tài Đảng trị một thời gian quá dài.

Nhưng ba tháng qua, đã là một khoảnh khắc đáng nhớ trong đời sống Giáo hội Việt Nam. Một khoảnh khắc lịch sử, khi những giáo dân chân yếu tay mềm dám đứng lên đòi quyền được sống bình đẳng, quyền có tiếng nói, quyền được tôn trọng. Những giáo dân không một tấc sắt trong tay biết đoàn kết đã làm chùn tay bạo quyền và làm kinh động cả thế giới hiện đại.

Đó là một việc có ý nghĩa lớn lao, lớn lao hơn tất cả những mục tiêu nhỏ nhoi là đòi lại một khu đất, một tài sản. Ý nghĩa đó không chỉ với người giáo dân Công giáo mà còn lớn lao với cả một dân tộc, một đất nước.

Thời phong kiến, tất cả mọi vật trên trời dưới đất, trong đất nước này, đều là của vua. Vua có đủ quyền hành xử, định đoạt tất cả, kể cả mạng sống của mình thì sự sợ hãi của người dân là đương nhiên Bởi họ không có quyền quyết định ngay chính sinh mệnh, tài sản của mình.

Thời Cộng sản, từ chỗ một Đảng khi sinh ra “Như đứa trẻ sinh nằm trên cỏ. Không quê hương sương gió tơi bời” (Tố Hữu) được đưa về Việt Nam, được nhân dân nuôi dưỡng bằng công sức của mình để Đảng lớn lên. Đến lúc Đảng đã trở thành cha mẹ của nhân dân tự khi nào không rõ. Từ chỗ người dân là người chủ nuôi nấng Đảng, Đảng đã thay ngôi đổi chủ trở thành người ban phát ơn huệ cho dân “Tình Đảng tình dân như tình mẫu tử” (lời một bài hát). Câu cửa miệng “ơn Đảng, ơn chính phủ” đã trở thành một câu tụng niệm bắt buộc phải có trên đầu lưỡi mọi người dân.

Từ chỗ cả đất nước này, mấy chục dân tộc cùng nhau đoàn kết viết lên bao trang sử oai hùng chống ngoại xâm, nhất là bọn Đại hán phương bắc đã làm rạng danh non sông với tôn chỉ “Tổ quốc trên hết”. Đến nay, trên bất cứ bàn thờ nào của bất cứ 1 cuộc hội họp, một hội trường công cộng nào, cờ Tổ quốc chỉ ngang hàng cờ Đảng. Đảng đã to lớn ngang bằng Tổ quốc !

Nhưng Tổ quốc là khái niệm khá trừu tượng, còn Đảng là một thực thể cụ thể. Vì vậy để được yêu nước và tỏ lòng yêu nước người dân cũng cần được Đảng cho phép, những cuộc ngăn chặn vây ráp bắt bớ những người biểu tình chống TQ xâm lược Trường Sa và Hoàng Sa vừa qua đã là một ví dụ hùng hồn.

Khi tất cả là của Đảng, từ cơm ăn, áo mặc, từ không khí mình hít thở đến tư tưởng của mình đều nhờ ơn Đảng, vị thế người dân được phân định bằng cơ chế xin–cho thì người dân chỉ là hạng nô lệ, phụ thuộc dù được rêu rao dưới những mỹ từ “dân chủ, dân quyền”. Thực chất là 1 hệ thống bảo đảm quyền lợi, quyền sinh sát cho 1 nhóm người không biết đang đại diện cho ai. Để duy trì hệ thống thống trị đó, Đảng dùng phương thức lấy “chuyên chính vô sản–bạo lực cách mạng” làm phương thế xử sự, lấy học thuyết Mác–Lênin vô thần làm nền tảng đường hướng cho cả xã hội, thì căn bệnh sợ hãi đã thấm vào máu thịt, nó như một thứ bệnh gia truyền qua nhiều đời.

Chính vì vậy, việc những người giáo dân đoàn kết đứng lên cùng nhau cầu nguyện, nói lên ý nguyện của mình khác ý Đảng, trái với các tiền lệ xưa nay trong xã hội CS, là điều thực sự có ý nghĩa lớn lao.

Để đối phó với những việc làm của người Công giáo, đã có nhiều con bài, nhiều mưu ma chước quỷ được tung ra, kể cả phương án dùng sức mạnh súng đạn. Nhưng tất cả không có ý nghĩa trước niềm tin đơn sơ và mộc mạc, nhiệt thành của người Công giáo VN vào Thiên Chúa, vào Giáo hội, trước sự đoàn kết hiệp thông của Giáo hội hoàn vũ, của lương tâm nhân loại bị đánh thức. Và đến khi đó, những cò mồi, hệ thống tay sai được tận dụng triệt để. Nhất là những cò mồi trong cái gọi là “Ủy ban Đoàn kết Công giáo”? Giáo hội Phật giáo quốc doanh, Ban Tôn giáo…

Vài nét lịch sử

Theo nhiều tài liệu, Chủ tịch Hổ Chí Minh có chính sách đoàn kết lương giáo thời kỳ đầu cách mạng. Khi đó, Đảng chỉ là Đảng lao động, chính phủ tập hợp nhiều Đảng phái, đã tạo được sự thống nhất của đất nước trong thời kỳ chống thực dân Pháp. Kết quả khi thành lập nước VNDCCH 1945, bốn vị Giám mục Công giáo thừa nhận ông là chủ tịch chân chính của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Khi đó ông đã cử một người Công giáo là ông Nguyễn Mạnh Hà làm bộ trưởng Kinh tế đầu tiên. Tại buổi lễ tấn phong Giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên đoàn Công giáo vào tháng 10 năm 1945 tại Phát Diệm, có sự hiện diện của ông Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Thậm chí Gm Lê Hữu Từ còn được cử làm cố vấn tối cao của Chính phủ.

Về chính sách, chính phủ Việt Minh đã ban hành những chỉ thị nghiêm ngặt, cấm đoán mọi hành động xúc phạm tôn giáo, nhất là việc phá huỷ nơi thờ cúng, người phạm tội có thể bị xử tử hình. Đây là một cố gắng thực sự nhằm hạn chế bất hoà đối với người Công giáo. Năm 1949, uỷ viên nội vụ Nam Bộ Ung Văn Khiêm nghiêm cấm "mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích đối với người Thiên chúa giáo". Không những không cấm đoán việc thờ Chúa, Việt Minh còn cho phép tổ chức những cuộc đại lễ nhân những ngày lễ đạo trọng đại. Mỗi năm vào dịp Nô-en, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo.

Đó là những chính sách ban đầu của Đảng với người Công giáo, khi mà Đảng cần sự hợp tác để tiến hành cuộc cách mạng dân tộc thời kỳ đang non trẻ.

Nhưng những năm tháng mặn nồng chưa hiểu hết nhau ban đầu nhanh chóng qua đi. Khi Đảng đã cứng chân mạnh tay, những tổ chức Công giáo đều bị Đảng kiểm soát chặt chẽ nhất là khi đàn anh Cộng sản Trung Quốc ra đời. Đặc biệt từ 1953 trở đi, chủ trương tiến hành "đấu tranh giai cấp" và phát động cải cách ruộng đất trong những vùng kháng chiến kiểm soát (ở những nơi có nhiều giáo dân), Việt Minh lúc đó cũng không còn giấu giếm bản chất cộng sản của mình thì sự đối xử đã diễn ra với chiều hướng khác. Đó cũng là cung cách xử sự của những kẻ từ ở độ đến tiến hành chiếm nhà.

Trước làn sóng ồ ạt của một cuộc “bỏ phiếu bằng chân” của cả triệu người Công giáo và cả không Công giáo quyết tâm từ bỏ ruộng vườn, nhà cửa, quê hương chôn rau cắt rốn của mình để di cư vào nam, Nhà nước Việt Nam buộc có những động thái mới. Tháng 3 năm 1955, giữa lúc cuộc di cư ở miền Bắc đang ào ạt, Uỷ ban liên lạc Công giáo đã được thành lập dưới sự quản lý của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để nhằm “phổ biến chính sách của nhà nước trong đồng bào Công giáo, động viên đồng bào ủng hộ chế độ và tham gia các tổ chức quần chúng trong Mặt trận TQ” .

Ngay ngày hôm sau khi tổ chức này ra đời, Khâm mạng Toà thánh John Dooley và các Giám mục giáo tỉnh miền bắc, trong một lá thư đề ngày 12 tháng 03, đã lên án Uỷ ban này, coi đó là “một hiểm hoạ cho sự thống nhất của Giáo hội Việt Nam” (Theo Trần Thị Liên- Vấn đề Công giáo miền bắc Việt Nam qua tư liệu lưu trữ Ba Lan (1954-1956) tạp chí Thời Đại mới, Tháng 3/2005)

Với nhận thức sâu sắc về một nguy cơ, Giám mục Trịnh Như Khuê đã “treo chén” (không được phép thi hành sứ vụ linh mục) hai linh mục tham gia Ủy ban này như một cách thể hiện thái độ ngay từ những ngày đầu của Giáo hội Công giáo, không thể để một Giáo hội tự trị được manh nha thành lập.

Có lẽ với sự nhanh nhẹn mẫn cảm của những vị chủ chăn trác việt của Giáo hội những ngày tháng đó, dám chấp nhận đau đớn, khốn đốn mà GHVN đã tránh được những hậu quả đau lòng cho ngày nay.

Để đánh giá tác dụng thực chất của Ủy ban này, chỉ cần một câu của những người Công giáo gọi tên Ủy ban này là “Ủy ban Lung lạc Công giáo Việt Nam” và sau này là “Ủy ban Đàn két Công giáo” là đã nói lên tất cả. Những người Công giáo tham gia ở đó gồm các linh mục, các trí thức, giáo dân... với những động cơ và hoàn cảnh khác nhau. Có những người do hoàn cảnh, có những kẻ do tinh thần, niềm tin, lòng yêu nước đơn sơ đặt nhầm chỗ, có những người chính bản thân mình được nổi tiếng, được bổng lộc. Thậm chí, cũng không thiếu những vị mơ đến chức vụ như của Lưu Bách Niên, “Giáo hoàng đen” của Trung Quốc CS hiện nay.

Nhưng tất cả mọi hoạt động của Ủy ban này, nhằm mục đích gì thì giáo dân và hàng giáo phẩm chân chính đã không lạ. Nó đã có tác dụng gì với người Công giáo, với đất nước, với dân tộc, với chính Nhà nước đã tạo dựng nên và nuôi nó sống bấy lâu nay?

Những hoạt động, những tâm nguyện của giáo dân là chuyện xa lạ với cái Ủy ban này, điều này đã được kiểm chứng qua quá trình dài. Điển hình như vụ Tòa Khâm sứ, Hà Đông, Thái Hà vừa qua, những người trong hệ thống này chắc không bận đi nước ngoài tất cả, chưa thoát ly hoàn toàn với Giáo hội, với xã hội Việt Nam. Nhưng không một tiếng nói, không một từ ngữ nào được nhắc đến, dù họ có trong tay đến mấy tờ báo và hàng năm vẫn họp hành, ăn ngủ và lĩnh kinh phí đều đều.

Ngay một Giáo xứ tại Hà Nội, có một vị danh sách hoành tráng, trang trọng trong “Ủy ban đàn két Công giáo” kia, nhưng khi giáo dân nô nức đồng loạt ký đơn đề nghị xin lại Tòa Khâm sứ, đã phản đối rằng: “Không nên ký, vì làm thế thì phường, Nhà thờ sẽ mất thi đua”!?! Hỡi ôi, cái danh hão, cái hư vị vẫn còn nặng nề đến thế thì ai sẽ nhả ra? Và trong con mắt giáo dân, họ sẽ được “kính trọng” như thế nào?

Nhìn lại cả một quá trình hình thành và phát triển, dù có đầy rẫy những bản báo cáo hay ho trong những kỳ đại hội, dù nó được làm chủ hai tờ báo mang danh Công giáo VN, dù đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh thì cũng cần nói thật: Nó đã không có tác dụng cho người đã thành lập nên nó lẫn những người nó muốn tác động.

Tác dụng duy nhất, nếu có là ngân sách hàng năm có chỗ chi tiêu, những đồng tiền thuế của người dân có chỗ mà ném vào không ai được thắc mắc. Những linh mục, những tu sỹ, giáo dân sau những kỳ họp, có thể vênh vang trước những đấng bản quyền, trước những giáo dân khác, vì họ là những người “tiến bộ” được Nhà nước tin dùng! Thậm chí, nếu cuộc sống cá nhân của họ có những điều tai tiếng, không gương mẫu, thì đã có chỗ đã hoạt động, kẻo không có đường lùi.

Còn tác hại của nó? Có thể dẫn chứng rất nhiều tại đây, nhưng cái dễ nhìn thấy nhất là cái “Ủy ban đàn két này” đã làm hỏng tinh thần đoàn kết ngay của những người Công giáo. Giữa những người tham gia và những người không tham gia, giữa hàng giáo sĩ với nhau, và giữa giáo dân với hàng giáo sĩ.

Tất cả những sự mất đoàn kết đó, hậu quả không chỉ là người Công giáo phải chịu như ý muốn của một ai đó, mà là cả dân tộc này phải gánh chịu. Khi thiếu đoàn kết, sức mạnh dân tộc, nguyên khí đất nước đã hao mòn đi nghiêm trọng.

Thiết nghĩ đã đến lúc, cần đưa nó về vị trí của nó: Con số không. Nhiều người Công giáo đã lầm tưởng vào một tương lai tốt đẹp cho mình khi nhiệt tình hăng hái vào Ủy ban này để được Đảng và Nhà nước trọng dụng. Hoặc như cái mốt một thời “ta cũng là cán bộ Nhà nước như ai” được ưu đãi có nhà, có xe… hoặc chiếm một vị trí quyền lực.

Nhưng tất cả đều sẽ là ảo tưởng. Khi chế độ CS hiện nguyên hình, tất cả họ chỉ là một thứ công dân hạng bét. Những đồng chí, những học trò của ông Hồ Chí Minh giai đoạn sau này, đã không còn có những chiêu như hồi cách mạng còn non trẻ.

Tất cả hệ thống công quyền song trùng, bùng nhùng chồng chéo hiện nay với hơn 6 triệu công chức, thử tìm xem một người Công giáo chân chính nào đã được tham gia hệ thống từ chức vụ Chủ tịch Huyện trở lên của hơn 500 huyện thị và 64 tỉnh, thành phố? Trong hệ thống lực lượng vũ trang với quân số không nhỏ so với số dân hiện nay, thử tìm có được một sĩ quan nào người Công giáo chân chính hay không?

Và ngay cả trường hợp được trọng dụng nếu có, để có chức có quyền, có những mối lợi trong hệ thống công quyền tham nhũng: Những Hồ Tôn Hiến thời nay. Càng mê chức tước, càng dầy mưu gian. Giỏi tranh ghế, giỏi tranh bàn. Tham tiền, tham gái, tham ăn, tham nhà. Mưu đồ khi đã nghĩ ra. Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều (Lê Khả Sỹ, Gặp Nguyễn Du trong mộng)

Thì đó có là tiêu chí phấn đấu của những người Công giáo sống yêu thương và chia sẻ cho tha nhân, làm muối đất và ánh sáng?

Ngay cả những người mang danh Công giáo tham gia trên các diễn đàn Quốc hội, từ linh mục đến tu sĩ, giáo dân, đã có bao giờ trong lịch sử Quốc hội Việt Nam họ có được một tiếng nói để bênh vực quyền lợi của hơn 8 triệu giáo dân Công giáo? Hay cũng chỉ là những lời ngợi ca liên miên không dứt như một bài ca truyền thống, công việc của những con két thường làm? Điều đó để nói lên rằng: Câu chuyện con chó và người thợ săn vẫn còn mang tính thời sự.

Thiết nghĩ đã đến lúc người Công giáo hãy nhận chân giá trị của mình, đừng ảo tưởng những điều không có thật bởi những ngôn từ bóng bẩy, lừa mị kia. Và cũng qua đó, ta thấy rõ hơn những gì là gian trá, những gì là lương tâm và sự thật, điều cấp thiết cho Giáo hội và xã hội hiện nay để đi lên theo kịp thời đại.



Hà Nội, ngày 12-3-2007

VietCatholic Network

Đấu tranh hoà bình,

bất bạo động.

Vạch trần mặt thật

Hồ Chí Minh.

Giải thể chế độ Cộng sản độc tài.

Trong khi chính phủ trung ương khẳng định chính sách tôn trọng quyền tự do tôn giáo, thì chính quyền địa phương các cấp vẫn một mực từ chối chấp thuận việc đăng ký điểm nhóm sinh hoạt, thờ phượng của tín đồ tôn giáo tại nhiều nơi theo quy định của nhà nước. Trong số này, có lời kêu cứu công luận mà chúng tôi vừa ghi nhận được qua thư của thính giả trong nước, về việc chính quyền địa phương đàn áp, tổ chức đánh ngừơi trọng thương, và buộc đóng cửa các điểm nhóm thờ phượng của các tín đồ Tin Lành tại Trà Vinh.

Vụ việc xảy ra tại điểm sinh hoạt ở xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Theo thư phản ánh của thính giả, chúng tôi liên lạc với mục sư Nguyễn Văn Điện, thuộc Hội thánh Tin Lành VN, Chi hội Trà Vinh, là người trực tiếp liên quan, và cũng là một trong số các nạn nhân bị hành hung trong vụ này. Ms Điện thuật lại:

Mục sư Nguyễn Văn Điện: Các điểm nhóm trong tỉnh Trà Vinh thì chính quyền của tỉnh chưa cho điểm nào chính thức hết. Cái điểm mà họ bao vây đánh chúng tôi là điểm ở xã Ngũ Lạc (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh). Tôi là mục sư quản nhiệm, tôi xuống đó và bị họ đánh 2 lần rồi. Họ bao vây tôi và họ đánh mấy anh em đó mấy chục người ở dưới đó.

Trà Mi: Xin Mục Sư vui lòng trình bày chi tiêt vụ việc như thế nào?

Ms NVĐ: Điểm cầu nguyện đó đã có lâu rồi, từ năm 2003 cho tới bây giờ lận. Chuyến đi ngày 25-1-2007, khoảng 15 người đánh chúng tôi ở tại dưới dốc cầu của xã Ngũ Lạc, rồi chính quyền cũng không xử lý gì hết. Và lần thứ hai vào ngày 15-11-2007 mới đây tôi xuống dưới đó để làm lễ báp-têm nhưng mà rồi chính quyền địa phương họ tổ chức, hậu thuẫn bên phía sau, sách động người dân tộc Khmer Phật Giáo Nam Tông, họ tới và buộc tôi phải dẹp cái điểm nhóm ở đó.

TM: Làm thế nào MS biết được những kẻ đến quấy nhiễu như vậy là người của chính quyền địa phương?

Ms NVĐ: Chúng tôi xác định rõ ràng vì chính quyền họ tổ chức như thế này. Có Mặt trận xã họ tới đó, rồi khi chúng tôi bị bao vây gần 2 tiếng đồng hồ ở tại điểm Ngũ Lạc đó, họ đưa chúng tôi về xã, rồi lập biên bản chúng tôi ở tại xã. Ông Chủ tịch xã Hồ Ngọc Chí mới nói với tôi như thế này: "Ông làm cái chuyện ông thấy là lớn như thế nào? Bây giờ ông chờ coi chút nữa ông sẽ biết." Thì ra trong chùa họ tập trung bên đó qua khoảng từ hơn 200 người và họ tràn vô trụ sở xã đánh chúng tôi trong xã luôn.

TM: Tức là trước sự chứng kiến của giới chức trách chính quyền địa phương?

Ms NVĐ: Dạ. Chính quyền địa phương đang lấy lời khai chúng tôi, họ bỏ ra và họ cho dân tự do đánh chúng tôi thôi, ở trong uỷ ban xã luôn. Nhiều người bị đánh lắm, như ông Thạch Sinh thì bị trọng thương rất là nặng. Ông bị đánh 2 lần, một lần ở trong uỷ ban và một lần khi ra khỏi uỷ ban cách chừng 50 thước là họ đón đường đánh Thạch Sinh ngã gục luôn tại đó mà.

TM: Sau những vụ việc xô xát xảy ra như vậy đó thì Mục Sư có gửi đơn kêu cứu ở đâu không?

Ms NVĐ: Có gửi hết chớ, từ cấp xã, cấp huyện, lên tỉnh, rồi lên trung ương. Trung ương là Tổng Liên Hội Hội Thánh TLVN.

TM: Cho tới nay thì cái phản hồi mà phía MS nhận được là gì ạ?

Ms NVĐ: Chúng tôi chưa có nhận được cái gì hết. Họ im lặng cho tới bây giờ.

TM: Thưa, trong những vụ việc như vậy thì trước khi ra tay hành hung thì họ có nêu lên lý do hay đưa ra những lời cảnh báo như thế nào?

Ms NVĐ: Họ đưa một lý do như thế này. Họ nói rằng cái điểm đó là chưa có chánh thức, chưa cho phép mà tại sao xuống dưới đó, cầu nguyện ở nơi đó.

TM: Quy định ở Việt Nam là những điểm nhóm hoặc là những sinh hoạt tôn giáo phải có đăng ký và được sự chấp thuận của nhà nước, thế tại sao Mục Sư không thực hiện những điều này?

Ms NVĐ: Có chớ! Khi mà Chỉ thị 01 của Thủ Tướng Chính Phủ đó, tôi làm tờ trình đầy đủ hết, nhưng mà họ viện lý do này viện lý do khác để không cho.



TM: Tức là MS có xin phép theo đúng luật nhưng không được.

Ms NVĐ: Đúng chứ. Dạ. Mà họ đã hứa nhiều lần. Chính quyền của tỉnh thì hứa với tôi là 2005 là sẽ có 2 điểm nhóm chánh thức là điểm nhóm Ngũ Lạc và điểm nhóm ở Bàn Nhị - Đông Châu là hai điểm nhóm mà tôi đã trình. Rồi điểm nhóm Cầu Kè họ cũng hứa nhưng mà rồi không có điểm nào mà họ chấp thuận hết.



Hỏi thăm ông Thạch Sinh, tín đồ Tin Lành thuộc Chi Hội Trà Cú, một trong những nạn nhân bị hành hung nghiêm trọng ngày 15/11/2007 mà mục sư Điện vừa nhắc tới, chúng tôi được ông Sinh cho biết thêm:

Ông Thạch Sinh: Ngày 15 tháng 11 tôi đi đến xã Ngũ Lạc, điểm nhóm mà trong đó đang nhóm để sinh hoạt cầu nguyện, đọc Kinh Thánh. Thế rồi chính quyền, Mặt trận của xã tổ chức cho tín đồ đạo Phật đến điểm nhóm của chúng tôi rồi vô là cấm chúng tôi không được thờ phượng. Những người đó đã đánh bị thương 4 người, trong đó có chủ nhà. Rồi nửa tiếng sau có công an xã đến mời chúng tôi vào cơ quan xã Ngũ Lạc. Trong thời gian công an lấy cung thì họ có tổ chức cho tín đồ bên đạo Phật vào xã, xô vô đánh tôi tại văn phòng. Ông phó chủ tịch xã với ông chủ tịch xã đứng trước mặt mà không có can thiệp gì.

TM: Cùng bị hành hung với ông thì có những ai nữa, thưa ông?

Ông Thạch Sinh: Tất cả là 12 người, trong đó có tôi, vợ tôi, với Kim Hone và vợ Kim Hone, tín đồ cùng đi từ Trà Cú đến đó.

TM: Sau khi vụ xô xát xảy ra ngay tại uỷ ban nhân dân xã thì chính quyền địa phương họ có một động thái nào giải quyết sự việc một cách thích đáng hay không ạ?

Ông Thạch Sinh: Những người đánh là không có làm tờ cam kết, chỉ bắt chúng tôi là người tín đồ làm tờ cam kết. Nhưng mà sau lúc đó tôi đã bị đánh ở trong đó rồi, tới khi về khoảng 200 thước khỏi cửa của uỷ ban, tới ngã ba Ngũ Lạc họ chận tôi với Kim Hone, hai người một chiếc xe, cuối cùng bị đánh một lần nữa.

TM: Mức độ thưong tích của ông và những tín đồ khác trong vụ hành hung đó như thế nào?

Ông Thạch Sinh: Kim Hone là gãy da, còn tôi đã có đi khám sức khoẻ tại Bệnh Viện 115, trong giấy để là "đa chấn thương đầu".

TM: Rồi từ bấy đến nay thì tình hình sinh hoạt của bà con tín đồ Tin Lành ở đó ra sao, thưa ông?

Ông Thạch Sinh: Đâu có sinh hoạt được vì họ hăm doạ, họ canh giữ. Chúng tôi có người đến là có công an đến liền.



Cùng bị nhiều thương tích như ông Thạch Sinh, tín đồ người dân tộc Khơme tên Kim Hone cùng vợ tới tham gia cầu nguyện tại điểm nhóm hôm đó kể lại chuyện anh cùng những tín đồ TL khác bị hành hung ngay trong ỦBND xã Ngũ Lạc, trứơc sự chứng kiến của cán bộ chức trách.

Ông Kim Hone: Bữa ngày 15-11 đó là chúng tôi đến cầu nguyện nhóm tại Ngũ Lạc. Đang cầu nguyện thì bắt đầu công an tổ chức đánh chúng tôi, không cho chúng tôi cầu nguyện nữa. Lúc đó tôi chưa có bị đánh và vô tới xã Ngũ Lạc, trong xã tôi có bị đánh. Khoảng 3 giờ rưỡi họ tấn công vô đánh trong phòng làm việc. Họ không có can thiệp và không nói với người bên kia gì hết trơn. Họ cho vô đánh chúng tôi và tiếp tục đánh. Rồi họ còn bắt chúng tôi làm giấy không cho chúng tôi đến chỗ đó nữa.

TM: Vâng. Tức là làm giấy cam kết không được nhóm họp nữa?

Ông Kim Hone: Dạ. Làm giấy cam kết ạ. Chúng tôi muốn chỉ là cầu nguyện cho chúng tôi làm sao để mà được sống không bị đàn áp, và làm sao để chúng tôi hầu việc Chúa sau này được tốt.



TM: Với mong muốn tìm hiểu câu chuyện từ chiều ngược lại, chúng tôi cố gắng liên lạc với ông Hà Ngọc Chí, Chủ Tịch ỦBND xã Ngũ Lạc để ghi nhận quan điểm từ phía chính quyền địa phương. Thế nhưng, khi gọi đến trụ sở ỦB, thì người trực điện thoại nói ông không có mặt tại cơ quan. Khi hỏi thăm số liên lạc trực tiếp với ông Chí, ngừơi này trả lời: "Em cũng không rành số máy của chú Chí nữa. Chú Chí thế nào cũng có đây." Tối ngày 4/3, chúng tôi liên lạc về số nhà riêng của ông Chủ Tịch xã, và nhận được một câu trả lời ngắn gọn từ ngừơi nhà của ông rằng ông đã "đóng cửa phòng". Nỗ lực cuối cùng của chúng tôi cũng không có kết quả, khi chúng tôi gọi trực tiếp vào số máy di động của ông CT, chỉ nghe tiếng máy trả lời: "Thuê bao quý khách vừa gọi, hiện không liên lạc được. Xin quý khách vui lòng gọi lại sau".

Có lẽ nỗi bức xúc về tình hình tự do tôn giáo tại VN của công luận trong và ngoài nứơc nói chung, và của chính những nạn nhân bị hành hung đơn thuần chỉ vì sinh hoạt thờ phượng tôn giáo như trong vụ này nói riêng, sẽ không thể được xoa dịu trừ khi có được lời giải thích thoả đáng từ giới hữu trách mỗi khi có những việc đáng tiếc như thế xảy ra. 

Sắp tới ngày cuối tháng, nhân viên kế toán một công ty ngoại quốc ở Hà Nội muốn đổi 30,000 đô la Mỹ lấy tiền VN để phát lương và trả tiền nhà. Tới ngân hàng, bị từ chối. Vì trong ngân hàng không có đủ tiền mặt để đổi 30 nghìn đô la! Các ngân hàng ở VN thiếu tiền mặt! Ở một nước mà số người dùng ngân phiếu, dùng thẻ tín dụng còn chiếm tỷ lệ rất thấp, không có tiền mặt làm các hoạt động kinh doanh cũng bị trì trệ.

Ðối với những người quen làm việc với ngân phiếu hoặc chuyển tiền qua đường dây điện và máy điện tử, họ không thể hiểu được. Một giám đốc ngoại quốc than với phóng viên nhật báo Financial Times: “Quá tệ hại đi! Chúng tôi phải dùng thẻ đi rút tiền từ máy ATM về trả lương nhân viên! Làm bằng tay hết!” Tuần trước công ty tài chánh Mỹ Morgan Stanley muốn góp vốn để mua 10% tổng số vốn của Petro-Vietnam Finance Corp., cánh tay tài chánh của công ty dầu khí VN, thì họ phải được phép đặc biệt của Bộ Tài Chánh, góp 217 triệu đô la bằng tiền Mỹ, không cần đổi sang tiền VN như luật lệ đòi hỏi!

Không phải chỉ có tư nhân và các doanh nghiệp thiếu tiền mặt. Các ngân hàng cũng phải chạy tiền. Gần đây, có bữa các ngân hàng vay lẫn của nhau qua đêm trả liền đã phải trả lãi suất tới 40% một năm!

Trong tình trạng cả nước thiếu tiền mặt như vậy, lại có tin tỷ lệ lạm phát ở VN đã tăng vọt trong Tháng Hai năm 2008. Thường lạm phát là dấu hiệu cho thấy số tiền lưu hành tăng nhiều quá, trong khi số hàng hóa tăng lên không kịp, vì thế giả cả các thứ theo nhau tăng. Lạm phát tăng tức là ở VN đang dư tiền chứ không phải thiếu tiền! Trong xã hội có dư nhiều tiền, nhưng chỉ thiếu tiền mặt thôi, đó là cung cách quản lý giật gấu vá vai của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa!

Vào cuối năm ngoái, lạm phát lên tới trên 12% đã coi là mức báo động, sang Tháng Giêng đã tăng lên 14%, và Tháng Hai đã đạt chỉ tiêu mới, tăng gần 16%. Lạm phát là một thứ thuế đánh trên người nghèo, những người lương ba cọc ba đồng cố định trong đó có những người nghỉ hưu; vì khi giá sinh hoạt tăng 20% mà lương bổng đứng yên tại chỗ thì cũng giống như mỗi người bị thu 20% thuế trên lợi tức của mình! Ðặc biệt là người nghèo, vì thực phẩm tăng giá tới 25%, gạo tăng gia 18%, mà ai cũng biết người nghèo dùng gần nửa tiền lương để ăn, trong khi các nhà phong lưu quyền quý chỉ dùng chưa tới 10% vào thực phẩm.

Tại sao giá cả ở VN tăng nhanh như vậy? Theo một bài nghiên cứu của Viện Á Châu thuộc Ðại Học Havard, đã đưa cho ông Nguyễn Tấn Dũng một bản trong cuộc gặp gỡ vào Tháng Giêng vừa qua, các giáo sư đại học này thấy từ năm 2003 đến 2007 số lượng tiền ở VN tăng quá nhanh so với số hàng hóa, dịch vụ. Số tiền lưu hành tăng khoảng 25% mỗi năm, số tín dụng, tức là tiền cho vay cũng tăng trên 35%. Trong khi đó thì số lượng hàng hóa và dịch vụ mà dân chúng có thể mua chỉ tăng dưới 10% một năm, một biểu thị của số lượng đó là sản lượng thực cộng với số nhập cảng trừ số xuất cảng. Tiền nhiều quá so với số hàng hóa, tự nhiên giá tăng lên.

Các tác giả bài nghiên cứu đã so sánh VN với các nước chung quanh. Trong hai năm 2005 và 2006, GDP của VN tăng thêm 17%, Trung Quốc tăng được 22%, tức là số sản lượng của người ta tăng nhanh hơn mình. Cũng trong thời gian đó, số tiền lưu hành, gồm tiền mặt và tiền gửi trương mục vãng lai ở ngân hàng, tại Trung Quốc tăng thêm 36% còn ở VN tăng 73%, hơn gấp đôi. Vì vậy, tỷ lệ lạm phát ở Trung Quốc năm ngoái là 6.5% còn ở VN là 12.6%. Lạm phát vào Tháng Hai năm nay là 15.67% nhưng trong Tháng Ba chắc còn lên nữa, vì giá xăng dầu mới được tăng lên đầu tuần này, 5 ngày trước cuối tháng, cho nên ảnh hưởng trên giá cả các món hàng khác sẽ chỉ thấy rõ từ tháng tới. Một ngày sau khi xăng dầu chính thức lên giá, bó rau muống ở Sài Gòn cũng tăng từ 7,000 đồng lên 8,000 đồng! Các hãng xe đò họp nhau bàn tăng giá! Giá sữa, giá dược phẩm cũng tăng theo.

Chính quyền VN rất dễ đổ tội lạm phát tăng cho giá xăng dầu, báo chí trong nước hát lên cùng một điệu, than thở về giá dầu thô trên thế giới; để tránh tội cho giới lãnh đạo đảng và nhà nước.

Nhưng khi xăng, dầu và các thứ tăng giá trên thế giới, ảnh hưởng không trừ một nước nào. Vậy thì tại sao tỷ lệ lạm phát ở VN lại tăng lên cao nhất trong vùng Á Ðông và Ðông Nam Á? Trong lúc lạm phát ở VN là 14% thì tại nước đứng hạng nhì về lạm phát là Indonesia, chỉ số giá sinh hoạt tăng 7.4% mà thôi! Nước Thái Lan sử dụng nhiều xăng dầu hơn VN và không có mỏ dầu như ở VN, nhưng tỷ lệ lạm phát còn thấp hơn nữa!

Cho nên, tình trạng lạm phát lên cao không thể đổ tại giá xăng dầu. Khi VN được gia nhập WTO, số tiền ngoại quốc đầu tư tăng lên, chính quyền đã bỏ tiền VN ra mua đô la Mỹ để thu số ngoại tệ về ngân hàng trung ương. Số tiền đó quá lớn tràn ngập thị trường là một động lực gây lạm phát. Ngân hàng trung ương đã tìm cách thu số tiền trở về bằng biện pháp bắt các ngân hàng thương mại, của nhà nước cũng như của tư nhân, phải mua trái phiếu quốc gia, tức là bắt buộc phải cho ngân hàng nhà nước vay tiền với lãi suất dưới 8% một năm, thấp hơn mức lạm phát! Tuy đã thu bớt tiền vào như vậy nhưng lạm phát vẫn không giảm bớt.

Bối rối trước tình hình đó, ngân hàng nhà nước đã thu nhặt bớt tiền về nữa, vô tình gây ra cảnh cả nước thiếu tiền mặt, đến nỗi một ngân hàng không có đủ tiền để đổi 30,000 đô la!

Lạm phát làm khổ toàn dân, nhưng giới lao động bị đe dọa trực tiếp. Cuối tuần rồi, nhật báo Straits Times ở Singapore viết một bài về lạm phát ở VN. Họ kể chuyện chị Nguyễn Thị Hoa, 28 tuổi, làm việc trong một xưởng dệt gần Hà Nội. Chị lãnh lương khoảng 70 đô la Mỹ một tháng, người chồng làm ở xưởng ráp máy ti vi được 80 đô la. Với số tiền 150 đô la đó họ phải chi 60 đô la cho con cái, cả tiền thuê người trông con. Sau khi trừ tiền điện, tiền xăng chạy xe gắn máy, và các món cần thiết khác, hai vợ chồng còn được 30 đô la một tháng! Chị khóc, khi kể mình không thể mua thịt về cho chồng con ăn.

Vẫn trong bài báo trên, anh Nguyễn Thế Hai, 25 tuổi, làm cho một xưởng của người Nhật Bản, sống trong một căn phòng thuê chung với nhiều người bạn gần Sài Gòn. Lúc mới vào làm, anh được lãnh 900 ngàn đồng VN, sau ba năm bây giờ anh được lãnh 1.1 triệu đồng, lương tăng được 200 ngàn. Nhưng trong cùng thời gian đó, tiền thuê nhà, giá thức ăn đã tăng thêm trên 50%! Anh Hai tâm sự với nhà báo ngoại quốc: “Tôi ước ao các tin tức kinh tế hay ho trên báo chí sẽ thành sự thật, khi đó tôi sẽ kiếm được tiền dư gởi về cho cha mẹ già. Chứ còn như bây giờ tôi không đủ tiền chi tiêu hàng ngày cho chính mình.” Tờ báo ở Singapore cho biết lạm phát ở Campuchia, ở Lào cũng không tệ như ở VN. Tại Thái Lan, Phi Luật Tân, Indonesia thì lạm phát chỉ bằng nửa VN.



Bản nghiên cứu của các giáo sư Havard nêu ra nhiều nguyên nhân có tính cách lâu dài, dẫn đến tình trạng lạm phát tăng lên ở VN: chi tiêu của chính phủ tăng nhanh mà không ích lợi gì về kinh tế; đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, chỉ gây lãng phí; nạn tham nhũng là một thứ thuế trên giới kinh doanh, vân vân. Tất cả là do một chính quyền phải lo bảo vệ quyền lợi của các đồng đảng vô tài, bất lực mà vẫn nắm giữ các địa vị chỉ huy khắp mọi nơi. Khi nào dân VN được bỏ phiếu tự do chọn người lãnh đạo thì mới chấm dứt được tình trạng đó.

http://www.nguoi-viet.com
Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ lên tiếng về biến cố

Tòa Khâm Sứ

Washington, DC 20515

Ngày 5 tháng 3 năm 2008

Kính thưa Tổng Thống Bush,

Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm về vụ tranh chấp mới đây giữa Tổng Giám mục Hà Nội và Chính phủ VN về địa điểm cũ của Tòa Khâm sứ Vatican tại Hà Nội. Chúng tôi lo ngại về những bằng chứng vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền đối với Tổng Giáo phận cũng như tín hữu Công giáo đã tập trung cầu nguyện trong ôn hoà tại địa điểm tranh chấp. Chúng tôi trân trọng yêu cầu ngài hãy làm mọi việc có thể làm được để bảo đảm rằng chính phủ VN chấm dứt mọi đàn áp bằng bạo lực đối với những người biểu tình. Hơn thế nữa, chúng tôi yêu cầu ngài hỗ trợ cho việc đàm phán giải quyết tài sản bị tịch thu của GH là cội rễ của cuộc tranh chấp này.

Ngày 25-1-2008 có những báo cáo về một phụ nữ tại địa điểm cũ của Tòa Khâm sứ Vatican bị công an đấm đá và hành hung. Một người đàn ông khác cũng bị hành hung trong lúc cố gắng tiếp cứu phụ nữ này. Nhà chức trách đã cáo buộc những cuộc tập trung là bất hợp pháp, và Tòa Đại sứ HK đã yêu cầu làm sáng tỏ những cáo buộc này.

Chế độ Hà Nội phải có hành động cương quyết và cụ thể nhằm ngăn ngừa những vi phạm thêm về tự do tôn giáo và nhân quyền đối với TGP Hà Nội và các tín hữu Công giáo tại VN. Đã đến lúc chính phủ VN phải công nhận quyền tự do hành đạo của các tổ chức tôn giáo mà không bị quấy nhiễu và đàn áp. Ðã từ lâu lắm rồi, các tín đồ đã bị đau khổ dưới ách thống trị đầy áp chế và bạo tàn của Hà Nội.

Hoa Kỳ từ lâu đã là một mẫu mực cho phần còn lại của toàn thế giới như là một người bảo vệ các quyền về tôn giáo và nhân quyền trên toàn thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng ngài sẽ nhân cơ hội này bảo đảm rằng sự bất đồng này sẽ không đưa đến những tình huống vi phạm thêm về tự do tôn giáo và nhân quyền.

Trân trọng,

Zoe Lofgren; Ileana Ros-Letinen; Michael R. McNulty; Dan Burton; Madeleine Bordallo.

I. Độc tài không thể là tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ dân chủ

Theo nhà cầm quyền Hà Nội thi tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện, vấn đề nhân quyền tốt hơn trước. Nhưng có nhiều luồng dư luận nhất là tổ chức quan sát Nhân quyền Human Rights Watch ở Nữu Ước lại cho rằng ở Việt Nam, đàn áp nhân quyền vẫn tiếp tục. Để tìm hiểu về sự khác biệt giữa hai cách nhận định này, BTV Nguyễn An của ban Việt ngữ Đài ACTD đã phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, về tình hình nhân quyền ở Việt nam hiện nay. Xin đựơc nhắc lại rằng ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do.

A.C.T.D.: Nhà cầm quyền Hà Nội, qua lời đại sứ Lê Công Phụng nói là tình trạng nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện và vấn đề nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn trước. Là người đã từng theo dõi tình trạnh nhân quyền ở Việt nam từ nhiều năm qua, Luật sư nhận định ra sao về ý kiến nói trên của ông Lê Công Phụng?

T.T.H.: Theo tôi, nói như vậy là khẳng định những điều mà thực tế đang diễn ra hàng ngày ở trong nước đã bác bỏ, dư luận quốc tế đã gián tiếp đính chính. Không những không có chuyện nhân quyền ở Việt Nam đang được cải thiện tốt mà trái lại tôi cho rằng Hà Nội vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách đàn áp dưới đủ mọi hình thức.

A.C.T.D.: Có lẽ khi nói như vậy, nhà cầm quyền Việt Nam dựa trên cơ sở là những phiên tòa xét xử mới đây có khác với trước: quyền biện hộ đã được tôn trọng, và hình phạt tiếp tục được giảm nhẹ so với ngày xưa. Cụ thể là trường hợp một người đối kháng từng công kích cực kỳ mạnh mẽ chế độ là nhà văn Trần Khải Thanh Thủy đã được trả tự do và không bị quản chế sau khi rời nhà tù. Dù thế nào chăng nữa thì cũng phải nhìn nhận rằng tình hình có khác trước chứ.

T.T.H.: Có thay đổi không hẳn là đã có tiến bộ nếu chỉ là những thay đổi về hình thức bên ngoài. Theo tôi, để xét xem thật sự có tiến bộ hay không thì trước hết cần phải dựa vào những cơ sở chính xác để cân nhắc sai đúng, nặng nhẹ rồi sau đó mới rút ra được những kết luận đáng tin cậy. Nếu nhìn vấn đề như thế thì tôi cho rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay chưa đuợc cải thiện vì Hà Nội vẫn theo đưổi chính sách đàn áp cố hữu của họ. Những gì đã khiến cho có thể nói đã có thay đổi thì theo tôi là Hà Nội nay không đàn áp theo đường thẳng nữa mà đàn áp theo đường vòng tức là trước sau vẫn là đàn áp.

A.C.T.D.: Đàn áp theo đường vòng là một cụm từ mới. Xin ông phân tích thêm thế nào là đàn áp theo đường vòng?

T.T.H.: Thực chất của chính sách nhân quyền của Hà Nội là đàn áp vì Hà Nội chủ trương dùng bạo lực và quyền uy do pháp luật họ tự quyền đặt ra để ngăn cấm không cho dân có bất cứ khả thế nào để hành sử các nhân quyền mà luật quốc tế đã công nhận cho bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu cũng có. Muốn dễ bề đàn áp như the, Hà Nội đã tước đoạt hết những nhân quyền quốc tế này rồi thay vào đó bằng những nhân quyền giả mạo chỉ có hình thức mà không có nội dung. Trước đây, hễ người dân nào dám đòi hay hành sử nhân quyền thì Hà Nội lập tức bắt giữ không cần xét xử hay nếu có xử thì cũng xử chiếu lệ thôi. Nhưng mấy năm gần đây, trước áp lực quốc tế, Hà Nội đã nghĩ ra cách đàn áp theo nhiều giai đoạn như ra pháp luật phi nhân quyền, cho phép bắt giữ và xét xử dưới những hình thức hợp pháp để rồi sau cùng thực hiện hành động đàn áp. Do đó Hà Nội mới nới tay cho phép luật sư tranh cãi một phần nào và giảm nhẹ chút đỉnh hình phạt. Cho nên nếu coi đó là có tiến bộ về nhân quyền thì chẳng khác nào chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Tôi cho rằng Hà Nội không thay đổi chính sách đàn áp nhân quyền của họ mà chỉ viết lại kịch bản đàn áp để diễn tuồng tiến bộ mà thôi.

A.C.T.D.: Vậy theo luật sư việc nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thủy được trả tự do mà không kèm theo quản chế có thể coi là một tiến bộ được hay không?

T.T.H.: Không phạt tù bừa bãi là một điều tốt. Nhưng trước hết cần phải hỏi rằng có được phép bắt hay không đã, rồi mới định được xem có tiến bộ hay không có tiến bộ. Nếu không được phép bắt mà cứ bắt giam bừa bãi hàng năm rồi mượn tòa án để tha mà xí xoá việc bắt ấy thì sao gọi là tiến bộ được!

A.C.T.D.: Ngoài những nhận định về trường hợp bà Trần Khải Thanh Thủy, luật sư còn muốn viện dẫn những sự kiện nào khác nữa để bênh vực quan điểm của mình không?

T.T.H.: Khẳng định rằng hiện nay tình hình nhân quyền ở Việt Nam đng được cải thiện trong khi cả hệ thống pháp luật đàn áp chưa được cải thiện là lấy độc tài làm tiêu chuẩn để đánh giá tiến bộ về nhân quyền. Cả hệ thống pháp luật của chế độ Hà Nội đã mang trong nó mầm mống đàn áp rồi. Từ Hiến pháp xuống cho đến luật và bản văn dưới luật đều nhắm giới hạn tới mức tước đoạt nhân quyền dân quyền để áp đặt trật tự đảng trị. Cho nên dù ở trước tòa án hay ở ngoài đời, đàn áp là nguyên tắc chứ không phải biệt lệ. Thiết tưởng kể không hết được. Có lẽ chúng ta chỉ cần giới hạn vào hai ba trường hợp điển hình cũng hiểu được vì sao tình hình nhân quyền trong nước vẫn còn xấu.

II. Hà Nội xuống thang hinh phat để leo thang vi phạm nhân quyền

A.C.T.D.: Trong năm vừa qua, sự kiện nhiều luật sư, trong đó có những luật sư trẻ tuổi, được phép đứng ra biện hộ trước tòa Phúc Thẩm Hà Nội cho hai bị cáo đồng thời cũng là hai đồng nghiệp của họ, là Ls Nguyễn Văn Đài và Ls Lê Thị Công Nhân, có phải là một biến chuyển rất có ý nghĩa của ngành tư pháp Việt Nam trên bước đường trở thành độc lập để thực hiện công lý đích thực hay không thưa Luật sư?

T.T.H.: Bề ngoài thì có vẻ như thế, nhưng đi sâu vào bên trong thì tôi tưởng là nên thận trọng, không nên vội kết luận. Vì không thể đánh giá riêng lẻ sự kiện nói trên mà phải đặt nó vào trong khuôn khổ chung là chế độ đảng trị hiện nay thay vì đặt ra giả thuyết lạc quan là tiến bộ về nhân quyền đang được thực hiện ở Việt Nam. Nếu nhìn vấn đề một cách toàn bộ như thế thì tôi cho rằng sự xuất hiện có vẻ ngoạn mục của các luật sư nói trên không thể đánh giá như một bước phát triển của nghề luật sư hay là bước khởi đầu của tiến trình quyền biện hộ thoát ly khỏi sự giám hộ đảng trị.

A.C.T.D.: Lý do tại sao mà ông cho rằng không thể coi vịêc luật sư đựơc biện hộ trứơc tòa là một bước phát triển của nghề lụât sư mặc dù đó rõ ràng là một điều mới tại VN?

T.T.H.: Đó là vì hệ thống văn bản của luật hình mà Hà Nội đã và đang dùng làm công cụ phục vụ đường lối cai trị độc đảng chưa có một thay đổi nào trong thực chất phi nhân quyền cố hữu của nó. Từ các tội danh, các hình phạt cho đến các thủ tục điều tra, xét xử, thi hành án, tất cả đều chỉ nhắm vào mục tiêu độc nhất là đàn áp thẳng tay mọi hành vi bị coi là chống chế độ. Vậy thì vai trò của luật sư không thể là gì khác hơn vai trò làm phông cảnh cho thứ công lý một chiều này. Dù rằng trước đây luật sư là những diễn viên mờ nhạt, bây giờ họ được phép một phần nào tự do diễn xuất để cho kịch bản xét xử tiền chế không quá lộ liễu và tẻ nhạt. Tôi chắc những đồng nghiệp trẻ tuổi của tôi trong phiên xử phúc thẩm hai bị cáo Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân cũng thấu hiểu được điều này. Nhưng họ không bỏ lỡ cơ hội để thực hiện một cách nghiêm chỉnh nghiệp vụ biện hộ của mình nên đã đem hết kiến thức luật học và nhiệt tình để bênh vực cho hai đồng nghiệp lâm nạn. Giá mà nhà cầm quyền Hà Nội chịu để cho họ tự do tranh cãi, dù với những tự chế cần thiết, thì ít ra cũng đã có được một cuộc đối thoại giữa bên công tố với với bên biện hộ để phân định phải trái, có tội hay vô tội. Nhưng rất tiếc là Hà Nội chỉ nhượng bộ nửa vời nên ngay trong phiên xử hai bị cáo Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, những người thừa hành của họ đã không ngần ngại gây cản trở tối đa không cho luật sư hành sư đúng đắn quyền biện hộ. Theo những gì đã được người hiện diện trong phiên xử ghi lại thì giả thuyết lạc quan về sự hình thành của quyền tự do biện hộ đã bị thực tế là phiên xử bác bỏ.

A.C.T.D.: Xin Luật sư tóm tắt những gì xảy ra trong phiên xử Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân mà ông nói là đã ngăn cản các luật sư làm nhiệm vụ biện hộ.

T.T.H.: Vâng, nếu nói đầy đủ thì sẽ rất dài, tôi chỉ xin tóm lược thôi. Với kinh nghiệm hành nghề trên 10 năm tại miền Nam Việt Nam trước đây và sau thời gian dài trên hai thập niên quan sát, nghiên cứu các hoạt động tư pháp tại hải ngoại, tôi chưa từng thấy có phiên xử nào mà thẩm phán và cử tọa đã đối xử tàn tệ với luật sư như chủ tọa, Hội đồng xét xử và cử tọa đã đối xử với Luật sư Đặng Trọng Dũng, một trong những luật sư bênh vực cho Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công nhân trước Tòa Phúc Thẩm Hà Nội. Trước hết, chủ tọa phiên xử và Hội đồng xét xử đã luân phiên cắt ngang bài biện hộ của Luật sư Đặng Trọng Dũng tới 16 lần ngay khi Luật sư Dũng vừa mới bắt đầu nói. Vừa cắt lời, vừa dọa nạt để yêu cầu luật sư Dũng phải theo những điều rất phi lý; như yêu cầu Luật sư Dũng chỉ trình bày vào điểm chính, còn những gì liên quan tới lập pháp hay luật pháp thì không được nói; như chỉ bào chữa cho các bị cáo về những hành vi gọi là liên quan mà không được bàn đến những vấn đề nhân quyền, dân chủ hay công ước quốc tế; như ngăn cấm không cho giải thích về nghĩa vụ và trách nhiệm của luật sư. Nhưng vì những điều bị cấm kỵ ấy lại chính là những điều liên quan tới tội phạm của các bị cáo nên luật sư Dũng cứ phải tìm đủ cách nêu lên. Ông liền bị Hội đồng to tiếng thét mắng: “Dừng lại đi! Thôi! Thôi! Thôi! Luật sư dừng lại! Luật sư dừng lại…” Rồi ông Dũng nhận được lời cảnh cáo là nếu tòa thấy vấn đề gì mà tòa cho là không hợp là sẽ cắt vì tòa không có thời gian. Chưa hết, điều khiến phải kinh ngạc là những tham dự viên ngồi dưới đã gây huyên náo, hò hét ầm ĩ đòi luật sư Dũng: “Câm đi! Thôi! Thôi!”. Biết không thể tiếp tục được nữa luật sư Dũng đành bỏ dở bài cãi của mình.

A.C.T.D.: Cảnh tượng hiếm có này đã xảy ra có lẽ tại vì các thẩm phán chưa được chuẩn bị đủ để đối đầu với các luật sư chăng



T.T.H.: Cũng có thể là một phần là do thiếu hụt về sự đào tạo nghề nghiệp của các thẩm phán. Nhưng tôi cho rằng sở dĩ các thành phần xét xử của Tòa Phúc thẩm Hà Nội đã ứng xử một cách thô bạo như thế là do đường lối cai trị khinh miệt nhân quyền dân quyền. Đối với các luật sư mà còn như vậy thì đối với dân thường chắc còn thô bạo gấp bội. Tôi cho là ta có thể mượn phiên xử phúc thẩm trong vụ án Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân làm bảng tổng kết về thực trạng dân quyền ở Việt Nam trong năm Đinh Hợi. Với lời kết luận nghiêm khắc rằng quả thật vùng đất này hãy còn cách quá xa vùng đất của văn minh nhân quyền.

A.C.T.D.: Xin có một câu hỏi cuối cùng: Luật sư có nghĩ rằng tang lễ của cụ Hoàng Minh Chính vừa đây có là một chỉ dấu cho thấy đang có sự cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam không?

T.T.H.: Khách quan mà nhận xét thì vào dịp tang lễ của cụ Hoàng Minh Chính, nhà cầm quyền Hà Nội đã có những nhượng bộ chưa từng thấy đối với những nhân vật chống chế độ. Trong một phạm vi nào đó, những nhượng bộ này đã nói lên lòng tôn trọng phẩm giá con người, nền tảng của văn hóa nhân quyền thường vốn không tìm thấy được dưới chế độ cộng sản. Bởi thế, chỉ nên coi đó là những nhượng bộ nhất thời đối với người đã khuất mà thôi , và chẳng có gì bảo đảm rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra đối với người tại thế cả. Vì vậy tôi không coi đó là chứng tích của tiến bộ mà muốn nói rằng đó là những thắng lợi của cuộc tranh đấu dân chủ của toàn dân đã giành được trong những cuộc đụng độ trực diện với độc tài.

A.C.T.D.: Xin cảm ơn luật sư Hiệp và xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Đối với người Phật tử, Đại lễ Phật đản bao giờ cũng là ngày vui mừng, phấn khởi, vì đó là ngày đản sinh của một đấng vĩ nhân đã khai sáng ra triết thuyết cứu khổ cho chúng sinh, vạch rõ con đường giải thoát chúng sinh khỏi đau khổ để đạt tới hạnh phúc ngay cả khi đang sống trên cõi trần đầy khổ đau này. Cái triết thuyết đó gọi là đạo Phật đã có trên 2500 năm tuổi. Đó là con đường của mọi người tự nhận mình là con của Phật, cần và phải noi theo, con đường đưa đến hoà bình trong nội tâm và trên hoàn vũ, đưa đến an lạc cho mỗi cá nhân, mỗi chúng sinh, cũng như cho cả cộng đồng loài người. Cho nên sự vui mừng và phấn khởi của người Phật tử là hoàn toàn tự nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nhận thức và lòng biết ơn sâu sắc đối với bậc vĩ nhân đã cho chúng sinh bó đuốc sáng soi con đường cứu khổ và giải thoát.

Chính vì công nhận vai trò to lớn của đạo Phật đối với nhân loại – vai trò quảng bá lòng từ bi hỷ xả đối với đối với mọi chúng sinh, kể cả mọi loài sinh vật cũng như thảo mộc, vai trò cổ vũ lòng yêu chuộng và gìn giữ hoà bình trên Trái đất cũng như trong tâm thức mỗi con người, nên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã quyết định kể từ năm 2000 hằng năm sẽ tổ chức ngày Đại lễ Phật đản LHQ, gọi là Đại lễ Vesak LHQ.

Đại lễ Vesak còn gọi là lễ Tam hợp, nghĩa là hợp ba ngày lễ lớn của đạo Phật làm một, tức là ngày đản sinh của Thái tử Siddharta (Tất-Đạt-Đa), ngày vị tu sĩ Siddharta được chứng ngộ trở thành bậc đại giác, tức là đức Phật Cakyamouni (Thích-Ca-Mâu-Ni) thành đạo, và ngày đức Phật Cakyamouni viên tịch, còn gọi là nhập Niết Bàn.

Đại lễ Vesak LHQ đầu tiên được tổ chức tại New York năm 2001 ngay tại trụ sở LHQ. Sau đó, Ấn Độ và Thái-lan lần lượt đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ trên đất nước mình. Đó là một lễ hội văn hoá và tôn giáo có tính quốc tế để tưởng niệm và vinh danh vị khai sáng một Đạo Pháp lấy lòng từ bi hỷ xả, lấy thiện tâm là cốt lõi. Cái tinh thần căn bản về Đại lễ Vesak của LHQ là như vậy.

Hồi tháng 5 năm ngoái, các nhà cầm quyền nước VN xã hội chủ nghĩa đứng ra xin đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ tại VN vào trung tuần tháng 5 năm 2008. Những tưởng đây là một tin vui mừng đối với toàn thể Phật tử VN, nhưng không… Thay vì lòng hân hoan, hồ hởi, tin đó đem lại biết bao băn khoăn, ưu tư và gây ra tâm trạng buồn phiền cho nhiều người Phật tử VN có tâm và có trí. Tại sao vậy?

Cứ nhìn thẳng vào toàn bộ công việc chuẩn bị cho Đại lễ Vesak LHQ 2008 tại VN đã diễn ra cho đến nay, những ai có tâm và có trí - cả Phật tử cũng như không phải là Phật tử - đều thấy rõ là giới cầm quyền toàn trị, nói trắng ra là Bộ chính trị Đảng ĐCS, mưu toan biến Đại lễ Vesak LHQ 2008 thành một màn kịch chính trị nhằm đạt tới những mục tiêu chính trị của họ, những mục tiêu hoàn toàn xa lạ với ý nghĩa văn hoá và tôn giáo của Đại lễ đó.



Nhận định này không phải là vũ đoán mà nó dựa trên những chứng cứ rất hiển nhiên. Xin độc giả cứ đọc kỹ lời tuyên bố của trưởng Ban tôn giáo chính phủ -một cơ quan thừa hành các quyết định của Bộ chính trị ĐCS- đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCSVN, số ra ngày 29-11-2007, thì thấy rõ ngay thâm ý của tập đoàn cầm quyền toàn trị ở nước ta: “…Việc đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2008 tại VN thể hiện đường lối ngoại giao rộng mở, chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước VN, đề cao vị thế của Giáo hội PGVN trong khu vực và trên thế giới, góp phần đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thiếu thiện chí với VN lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước VN”.

Không cần phải có trình độ chính trị cao siêu gì, mọi người có đầu óc suy nghĩ và có thái độ khách quan đều thấy rõ giới cầm quyền toàn trị ở nước ta xin đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2008 tại Hà Nội không phải là để biểu dương cái tinh thần từ bi hỷ xả, cái ý chí cứu khổ cho chúng sinh của đức Phật, mà chủ yếu là nhằm những mục tiêu chính trị của họ sau đây:

Một là: vì bị dư luận thế giới kết tội bóp nghẹt tự do tôn giáo, đàn áp tổ chức Phật giáo truyền thống đã có từ lâu, tức là Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, nên giới cầm quyền Hà Nội lợi dụng Đại lễ này để lừa bịp thế giới, cố tình xoá nhoà đi cái tội bóp nghẹt và đàn áp các tôn giáo, nhất là đàn áp Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất, nhằm làm cho dư luận thế giới tưởng lầm là “chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước VN” là khoan dung, rộng rãi, và ở VN có tự do tôn giáo thật. Đây là sự cố gắng để xoá bớt phần nào cái tiếng tăm xấu xa của của giới cầm quyền toàn trị ở nước ta trước thế giới văn minh và dân chủ là họ đã bóp nghẹt và đàn áp các tôn giáo, và để vớt vát cái “uy tín” hão của một nước thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ mà vi phạm nhân quyền.

Hai là: vì uy tín của cái gọi là Giáo hội Phật giáo VN, do giới cầm quyền Hà Nội – tức là Bộ chính trị ĐCS – nặn ra hầu như chỉ là con số không, bị số đông Phật tử coi là Giáo hội “quốc doanh”, không khác gì “mậu dịch quốc doanh” của nhà nước cộng sản, một tổ chức “tay chân’ của ĐCS, cho nên họ cố lợi dụng việc tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2008 để bơm thêm cái “vị thế” giả tạo của Giáo hội “quốc doanh” này trên thế giới, và phần nào trong nước nữa. Chúng tôi viết “phần nào trong nước”, vì ở trong nước có nhiều Phật tử đã điểm mặt chỉ tên lắm “vị” cầm đầu Giáo hội này là “sư-công an”, nên Giáo hội này không có chút uy tín và ảnh hưởng gì trong đại chúng. Chính vì thế “đảng và chính phủ” phải cố bơm phồng cái “vị thế” giả tạo của Giáo hội này lên để hòng làm cho Giáo hội “quốc doanh” này thay thế cho GHPG truyền thống của dân tộc đã có từ trước và đang bị “đảng và chính phủ” đánh phá tàn tệ trên ba chục năm ròng.

Còn những mục tiêu chính trị khác thì chúng ta sẽ thấy rõ hơn khi xem xét cách thức tổ chức Đại lễ tại Hà Nội. Để tiến hành Đại lễ, như ở mọi nước, người ta tổ chức một Uỷ ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2008 (IOC). Ở VN, IOC do học giả Phật học Lê Mạnh Thát (trước đây gọi là Thầy Trí Siêu) đứng đầu. Đó là Uỷ ban Tổ chức quốc tế trên danh nghĩa, còn trong thực tế thì Bộ chính trị ĐCS lại bày ra một “Ban Điều phối quốc gia Đại lễ Vesak LHQ năm 2008” mà Ban này thực sự nắm quyền điều hành mọi việc -như đã ghi rõ- “nhằm làm cho Đại lễ được thành công tốt đẹp”, nói một cách khác là nhằm đạt tới những mục tiêu chính trị mà ĐCS đã đề ra. Vì thế, người đứng đầu “Ban Điều phối” không ai khác mà là trưởng Ban tôn giáo Nguyễn Thế Doanh. Chính Ban này mới thực sự quyết định nội dung, chương trình Đại lễ cũng như khách mời đến dự. Người ta đã công bố rõ người đọc diễn văn khai mạc Đại lễ Vesak 2008 sẽ là Chủ tịch CHXHCNVN Nguyễn Minh Triết và người đọc diễn văn bế mạc là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thật là lố bịch! Đại lễ Vesak mà lại không do hàng giáo phẩm Phật giáo đứng ra chủ trì, khai mạc và bế mạc mà lại do hai uỷ viên Bộ chính trị ĐCS chủ trì từ đầu đến cuối! Thế thì chúng ta có thể biết trước nội dung và thực chất của Đại lễ Vesak 2008 sẽ bị ĐCS lũng đoạn để xuyên tạc và bóp méo đến mức nào!

Mọi người đều biết, đã từ lâu, ĐCS cố sức mua chuộc, lôi kéo một số tăng sĩ và cư sĩ nổi tiếng của Phật giáo để hòng cô lập Giáo hội truyền thống của dân tộc là GHPGVNTN do Tăng thống Hoà thượng Thích Huyền Quang và Viện trưởng Viện Hoá đạo Hoà thượng Thích Quảng Độ đã trên ba thập niên kiên cường đứng mũi chịu sào, bất chấp biết bao bão táp đàn áp, khủng bố, tù đày, quản chế do ĐCS gây ra.

Chính vì thế mục tiêu chính tri thứ ba mà ĐCS nhắm đến là lợi dụng Đại lễ Vesak 2008 để lôi kéo những tăng sĩ và cư sĩ ít nhiều có xu hướng thoả hiệp ngả về phía nhà nước độc tài toàn trị của ĐCS hoặc chí ít cũng đứng trung lập để ĐCS dễ bề thi hành chính sách dùng Phật giáo đánh Phật giáo. Những người Phật tử VN có tâm và có trí rất đau lòng trước tình trạng một số tăng sĩ và cư sĩ kém kiên định đang rơi vào cạm bẫy của ĐCS và xót xa vô hạn trước cảnh chia rẽ hiện nay trong hàng ngũ Phật giáo đồ. Chúng ta có thể đoán trước hậu quả mà Đại lễ Vesak LHQ 2008 do ĐCS lũng đoạn sẽ đem lại sau khi họ tổ chức “thành công tốt đẹp” (từ ngữ của ĐCS trên báo Nhân Dân ngày 29-11-2007), có thể hình dung những đòn đánh cực kỳ độc ác sẽ giáng xuống Giáo hội Phật giáo VN Thống nhất cũng như các vị hoà thượng, các tăng sĩ, cư sĩ kiên cường của Giáo hội truyền thống. Cái vế cuối cùng trong lời tuyên bố của trưởng Ban tôn giáo về việc đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2008 đáng làm cho mọi người suy nghĩ: “…góp phần đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thiếu thiện chí với VN lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá sự nghiệp xây dựng đất nước VN”. À ra thế, mục tiêu chính trị của ĐCS trong việc tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2008 là như thế!

Còn một mục tiêu chính trị thứ tư của ĐCS nữa. Điều ngẫu nhiên là ngày Đại lễ Phật đản năm nay lại trùng vào ngày sinh của Hồ Chí Minh, người đã dựng lên chế độ độc tài toàn trị trên đất nước VN. Dù đó là một ngày sinh giả tạo –như nhiều người đã biết– nhưng ĐCS sẽ cố tình lợi dụng cơ hội này để tô vẽ, đề cao trước dư luận quốc tế hình ảnh huyền thoại của con người đã gây ra biết bao đau khổ cho nhân dân, từ việc phát động cải cách ruộng đất vô cùng man rợ đến việc tiến hành cuộc chiến tranh tương tàn cực kỳ đẵm máu giữa nhân dân hai miền Bắc Nam… Thế mà vài chùa ở trong nước thuộc quyền cai quản của các sư “quốc doanh” người ta đã trắng trợn đặt tượng Hồ Chí Minh lên bàn thờ Phật! Vì vậy, Đại lễ Vesak 2008 tại VN quả là một cơ hội bằng vàng để ĐCS đề cao nhân vật này trước dư luận thế giới và trong nước.

Chính vì thế, ngày Đại lễ Phật đản năm nay đem lại biết bao nỗi ưu tư cho những người con của Phật có tâm, có trí, thiết tha bảo vệ Đạo Pháp của đức Phật, thiết tha bảo vệ Giáo hội truyền thống của dân tộc VN – một Giáo hội đã cùng sát cánh với nhân dân, đã từng chịu bao đoạ đày, bao đau khổ và đang kiên cường tranh đấu để hộ pháp, hộ dân, hộ quốc, chống lại giặc nội xâm đang dày xéo, cướp bóc dân lành, cũng như giặc ngoại xâm đang xâm phạm bờ cõi và chủ quyền quốc gia của Tổ quốc. Chính lúc này, mọi người con của Phật, bất kể tăng sĩ hay là cư sĩ, hãy nhận rõ âm mưu của kẻ thù Tự do, Dân chủ và Nhân quyền mà dẹp bớt những toan tính hẹp hòi, biệt phái, những xích mích nhỏ nhen, vặt vãnh để cùng nhau đoàn kết lại nhằm bảo vệ Đạo Pháp, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Giáo hội truyền thống của Dân tộc.



Thượng viện Hoa Kỳ điều trần về quan hệ Mỹ - Việt

12-03-2008

Lần đầu tiên, một buổi điều trần về quan hệ Mỹ-Việt đã diễn ra hôm 12-3 tại Thượng viện HK ở Washington DC, trước tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương. Chủ trì buổi điều trần là Thượng nghị sĩ Barbara Boxer. Thuyết trình viên gồm có ông Christopher Hill, phụ tá Ngoại trưởng HK đặc trách Đông Á và TBD Sự Vụ, bà Sophie Richardson, giám đốc phân ban Châu Á của Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch, ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch đảng Việt Tân ở California và một số nhân vật khác…

Được hỏi về quan điểm của HRW, bà Sophie Richardson trả lời: “Quan hệ giữa HK và VN nhìn chung tiến triển đáng nói về mặt kinh tế, nhưng lại đi thụt lùi trong tương quan về nhân quyền vì VN không tôn trọng quyền con người.” Bà cho rằng đây là thời điểm quan trọng để HK tạo sức ép lên VN, buộc Hà Nội tôn trọng tự do chính kiến, tôn trọng tự do tín ngưỡng của người dân trong nước họ… Có nhiều cách để HK buộc VN tôn trọng nhân quyền cách nghiêm túc, thứ nhất là đưa VN trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biết quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Thứ hai là yêu cầu VN cải thiện luật lệ và tôn trọng luật pháp để không xảy ra tình trạng như mới đây một nhà trí thức bị bắt nhốt vào bệnh viện tâm thần chỉ vì dám bày tỏ ý kiến trái ngược với nhà nước, những điều mà nhà nước không muốn nghe. Còn nhiều điểm nữa mà HK cần liên tục nhắc nhở VN thực hiện chứ không chỉ được nêu lên một hai lần mỗi năm trước quốc hội Mỹ mà đủ. Đừng quên rằng cải tổ chính trị và cải thiện nhân quyền cũng là điều mà tổng thống Bush từng nêu ra với ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết của VN khi ông đến thăm nước Mỹ hồi năm ngoái.

Thượng nghị sĩ Barbara Boxer thì nói: “Bất kể nhiều tiến bộ tích trong quan hệ Mỹ-Việt, một lãnh vực quan trọng mà HK thất bại trong việc thúc đẩy VN phải thực thi là nhân quyền của người dân nước họ, và đây là lý do Thượng viện HK muốn có buổi điều trần hôm nay.”

(Theo RFA 13-03-2008)

Các lãnh tụ Việt cộng đã dốt nát không biết gì về chiến lược của Mao muốn giải quyết sự khống chế của Hoa Kỳ bằng cách dùng xương máu dân tộc VN.

Kẻ thiên tả đã bóp méo, nói láo về lịch sử và không có một tí kiến thức nào về cái khôn ngoan của người Tàu. Cộng sản Tàu thì tàn ác nhưng họ không ngu như cộng sản Việt nam để khởi xướng một cuộc chiến giải phóng dân tộc của họ tại Hồng Kông, Ma cao và Ðài Loan. Trong chiến dịch Ðại nhẩy vọt, 20 triệu người Tàu đã bị chết đói. Ðó là một sai lầm kinh tế nhưng Mao đã không giết họ.

Trung Quốc chỉ đưa quân đến Bắc Hàn sau khi quân đội Mỹ vượt qua vĩ tuyến 38 và đẩy quân Bắc Hàn về phía biên giới Trung Quốc. Tương tự, người Nhật có lẽ đã đối xử tàn ác đối với dân chúng của các nước khác. Họ đã sát hại 60 ngàn tù binh Tàu tại Nam Kinh, hy sinh gần 100 ngàn quân để bảo vệ hai đảo Iwo Jima và Okinawa, nhưng một khi các đảo Okinawa và Sakhalin đã bị chiếm đóng bởi nước ngoài, thì người Nhật đã không ngu ngốc như cộng sản Việt Nam để phát động một cuộc chiến tranh giải phóng chống lại người dân Nhật tại Okinawa và Sakhalin.

CS Tàu đã khôn ngoan để thừa hiểu rằng họ cần tư bản Tây phương tại Hồng Kông, Ma cao và Ðài Loan cho nên họ chỉ thương lượng để lấy lại hoặc nhìn nhận Ðài Loan là một bộ phận của Trung Quốc hơn là gây ra chiến tranh. Họ đã lấy được Hồng Kông lẫn Ma cao mà không cần một tiếng súng nổ. Và họ đã không bị bất cứ sự thiệt hại nào về uy tín vì thảm nạn thuyền nhân và các trại cải tạo như Việt Nam.

Người Nhật đã hiểu rằng thương lượng với Hoa Kỳ và Nga Sô cuối cùng rồi cũng sẽ đưa đến việc hoàn trả lại các đảo này mà không cần một tiếng súng nào. Sự thật là người Nhật và cộng sản Tàu nhận được sự kính phục cao hơn cộng sản Việt Nam trên toàn thế giới. Sau chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ đã bắt đầu một chiến dịch kềm chế Trung Quốc với mục đích để ngăn ngừa Trung Quốc bành trướng xuống vùng Ðông Nam Á.

Với Liên Sô hung hăng tại phía Bắc và phía Tây; Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan và Phi Luật Tân tại phía Ðông; Nam Việt Nam, Thái Lan và Mã Lai ở phía Nam, thì Trung Quốc hoàn toàn bị khống chế, y như một con cọp trong chuồng. Ðể cho con cọp xổng chuồng thì nó phải phá xập cái điểm yếu kém nhất, đó là cái cửa chuồng. Và cái cửa chuồng đó chính là các quần đảo thuộc về Nam Việt Nam được bảo vệ bởi Ðệ Thất Hạm Ðội của Hoa Kỳ. Do đó, cộng sản Tàu đã ra lệnh cho Hồ Chí Minh phát động một cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và viện trợ giúp đỡ Bắc Việt để chiến thắng cuộc chiến đó.



Bất cứ lúc nào mà các lãnh tụ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) muốn thương lượng để tái tạo hoà bình, thì cộng sản Tàu lại bảo họ không được thương lượng và tiếp tục chiến đấu. Ngay cả sau khi bộ đội Bắc Việt và du kích Việt cộng đã bị tiêu hao nặng vì các trận đánh Tết Mậu Thân và Khe Sanh vào năm 1968, thì giới chóp bu Trung Quốc lại bảo các lãnh tụ VNDCCH cứ tiếp tục đánh thêm vài năm nữa. Và khi các lãnh tụ Bắc Việt đồng ý ngồi vào bàn hội nghị Paris để thương lượng, họ liền bị các lãnh đạo Tàu cộng chỉ trích nặng nề. Chỉ sau khi Ngoại trưởng Kissinger và Tổng thống Nixon nói cho Mao Trạch Ðông biết rằng Hoa Kỳ sắp sửa triệt thoái khỏi Ðông Nam Á, thì cái cửa chuồng trong đó có chứa con cọp sắp sửa được mở tung ra, và các lãnh tụ Trung Quốc bảo giới lãnh đạo CSVN hãy thương lượng với ông Thiệu và ông Dương Văn Minh của Nam VN.

Toàn bộ sự kiện lịch sử của tất cả các cuộc nói chuyện giữa giới chóp bu Tàu cộng và các lãnh tụ Bắc Việt cũng như Mặt trận Giải phóng miền Nam đã được dịch sang Anh ngữ trong công trình nghiên cứu về lịch sử Cuộc chiến tranh lạnh của trung tâm Wilson tại:



http://www.wilsoncenter.org/index.cfm?topic_id=1409&fuseaction=va2.browse&sort=

Collection&item=The%20Vietnam%20%28Indochina%29%20War%28s%29

Ðến năm 1974, ngay sau khi Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua một đạo luật ngăn cấm quân đội Hoa Kỳ không được trở lại Ðông Nam Á, thì Trung Quốc liền xâm chiếm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ miền Nam Việt Nam vào lúc ấy đang lo ngại về một cuộc xâm lăng có quy mô lớn từ phía Bắc Việt. Tổng thống Thiệu được người Mỹ báo cho biết rằng Quốc Hội Hoa Kỳ đã hạn chế viện trợ cho miền Nam vào năm 1974 ít hơn 1 tỷ đô la với sự cắt xén thêm vào năm 1975. Do đó, nếu ông Thiệu dùng tất cả tiền bạc để chống chọi lại Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, thì ông ta chẳng còn đồng bạc nào để bảo vệ miền Nam chống lại Việt cộng và bộ đội Bắc Việt. Ông Thiệu chẳng còn sự lựa chọn nào khác và đành phải bỏ quần đảo Hoàng Sa.

Vào năm 1975, Hoa Kỳ rút ra khỏi Thái Lan. Vài năm sau đó, Trung Quốc chiếm đoạt Trường Sa và xâm lăng miền Bắc Việt Nam. Họ tái chiếm lại tất cả các đất đai vùng biên giới trước đây được phối hợp vào Việt Nam bởi người Pháp, từ Lạng Sơn đến Móng Cáy. Với các căn cứ hải quân trên biển Nam Trung Hoa, và quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Phi Luật Tân, Trung Quốc đã phá vỡ được sự khống chế do Hoa Kỳ thiết lập vào thập niên 1950. Con cọp đã xổng chuồng. Vào thập niên 1960, các lãnh tụ Ðông Nam Á như Tổng thống Nam Dương Sukarno và Thủ tướng Tân Gia Ba Lý Quang Diệu đã biết rõ kế hoạch của Trung Quốc là muốn phá vỡ sự khống chế của Hoa Kỳ bằng cách dùng CSVN để chiến đấu giùm Trung Quốc, cho nên họ đã cố gắng giúp Hoa Kỳ. Nhưng thật là xui xẻo, cộng sản Việt Nam đã quá đần độn không hiểu được những mục tiêu tối hậu của Trung Quốc.


TUYÊN NGÔN TÌNH YÊU TỰ DO

Nguyễn Hữu Nhật

Đời anh gắn liền đám đông

Tự do hoặc chết chứ không cúi đầu.

Làm người chẳng khác ngựa trâu

Hỏi em mơ ước sống lâu làm gì?

Sống hèn thà chết ngay đi

Cá ươn phận hẩm thớt lì mặt trơ

Hồn tanh rỉ sét ống bơ

Nằm nghe rã mục bên bờ rác trôi

Chỉ là con vật mà thôi

Mới ăn cho mướt xong ngồi liếm lông

LÂU DẦN QUEN VỚI XIỀNG GÔNG

DỬNG DƯNG TRƯỚC NHỮNG BẤT CÔNG Ở ĐỜI

Nhục không dám thốt nên lời

ĐÀNH CÂM MIỆNG HẾN CHỜ THỜI ĐỔI THAY

Sợ là cách tự trói tay

Cánh không cất nổi còn bay nỗi gì?

Máu sôi giục bước chân đi

LỬA TRANH ĐẤU TẮT LẤY GÌ MÁU SÔI?

Mất tự do, hết làm người

Còn bầy thú vật khóc cười với nhau

Đi đứng bằng hai chân sau

Với hai chân trước ban đầu là tay

Mất luôn hình ảnh đẹp này

Tóc hào khí dựng thổi bay mũ người

Sang sông khói sóng ngất trời

Gươm loang ánh hận thép ngời sắc đau

Đỏ bầm lệ vợ phía sau

Chồng quay mặt khuất hoa lau trắng lòa

HÈN MÀ SỐNG ĐƯỢC TỚI GIÀ

MỖI SỢI TÓC BẠC NHỤC BA ĐỜI LIỀN

(mấy tên đầu gấu trong bộ chính trị, bán đất bán biển!)

Tiếng thơm nào đến tổ tiên

Chết còn nhắm mắt chẳng yên nữa là

Chống tay thấy máu nở hoa

MỖI BÀI TỨ TUYỆT ĐỔI BA NĂM TÙ

(các nhà văn, nhà thơ chống cộng)

Nghĩ lòng mình cõi thiên thu

Tự nhiên mỗi trận đòn thù bớt đau

Buộc hai chân mày vào nhau

Hận trước tím ruột sợ sau tái người

Sợ hèn nhục vẫn sống đời

CỞI RA MỐI HẬN BẰNG LỜI NÚI SÔNG

(bọn việt gian CS đem dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Cộng)

Đời anh gắn liền đám đông

Tự do hoặc chết chứ không cúi đầu!






Thay vì duy trì sự hiện diện của người Mỹ tại Ðông Nam Á như một cán cân thăng bằng để đối phó với Trung Quốc, thì CSVN lại làm cho người Mỹ mất mặt và đẩy họ ra. Và Việt Nam bị mất hàng ngàn dặm vuông đất đai và biển cả cho Trung Quốc. Ðến năm 1976 thì cộng sản Tàu đã chế ngự được CSVN từ phía Ðông và đám Khờ me đỏ hành động như một lũ tay sai của Trung Quốc cầm chân CSVN ở phía Tây. Cuối cùng thì CSVN sợ hãi sự khống chế của Trung Quốc và xâm lăng Cam-puchia vào năm 1979.

Hôm nay thì CSVN hiểu rõ rằng họ đã mắc phải một sai lầm ngu xuẩn khi không dùng người Mỹ như một thế cân bằng để ngăn chặn sự xâm lăng của Trung Quốc. CSVN bây giờ bắt đầu hợp tác về tình báo và quân sự với Hoa Kỳ với các cuộc thao diễn quân sự chung, và nhận viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, hy vọng rằng Trung Quốc sẽ không chiếm luôn đảo Côn Sơn là đảo mà TQ đã tuyên bố thuộc về lãnh thổ của họ. Như lịch sử đang phơi bày, cộng sản Việt Nam bắt đầu cho thế giới thấy là chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông ta đã đui mù nhận mệnh lệnh từ TQ, và VN không những bị mất lãnh thổ mà lại còn bị khống chế từ hướng Ðông.

Một bằng chứng: Nếu bạn đáp máy bay của hãng hàng không Vietnam Airlines từ Hồng Kông đến Sài Gòn, thì phi cơ phải bay vòng 12 dặm Anh về phía đông của Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cho phép tất cả các hãng hàng không quốc tế (như United, JAL, Korean, Thai, Singapore, Qantas) được bay trên không phận các quần đảo này, nhưng chỉ ngoại trừ Vietnam Airlines. Kẻ thiên tả quá ngu xuẩn cho nên hắn không biết rằng Mao Trạch Ðông đã khôn ngoan giải quyết sự khống chế của Hoa Kỳ mà không cần phải bắn một phát súng nào, lại được chính phủ Nixon thừa nhận, có một ghế thường trực với quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, trong khi áp đặt một sự khống chế mới lên CSVN.

http://groups.google.com/group/soc.culture.japan/msg/433b95a6f450540b.

http://tiengnoitudodanchu.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=5537

Tôi đã có độ lùi cần thiết về thời gian để xem xét các vấn đề của phong trào Dân Chủ (PTDC). Dự án của cụ Hoàng Minh Chính và của tôi đã không được mọi người quan tâm đúng mức. Nhưng chỉ có thông qua thái độ của mọi người đối với dự án tôi mới có thể tìm hiểu và biết được bức tranh của PTDC hiện nay và những vấn đề rất quan trọng đặt ra đối với PTDC. Và thật mừng là dự án đó của chúng tôi vẫn còn nguyên giá trị nếu được tái khởi động trên cơ sở sự tham gia đông đảo của mọi người với một quyết tâm cao.



Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> I. giã TỪ DỐi trá
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC

tải về 0.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương