TỨ diệU ĐẾ NỀn tảng những lời phật dạY



tải về 0.78 Mb.
trang21/25
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.78 Mb.
#19379
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

Giáo pháp Kim cương thừa 


Sự sâu sắc và tinh tế của Mật tông (Tantra)[105]  hay Kim cương thừa (Vajrayāna) phát xuất từ sự thực hành hợp nhất phương tiện và trí huệ. Nói một cách hết sức vắn tắt thì một trong những nét độc đáo của sự hợp nhất phương tiện và trí tuệ trong giáo pháp Kim cương thừa là hành giả trước tiên phải hướng nhận thức của mình về bản ngã và thế giới đến một sự hiểu biết về tính không và hòa tan mọi thứ vào tính không đó. Và rồi nhận thức về tính không đó sẽ được hình tượng hóa (dĩ nhiên vào giai đoạn khởi đầu thì chỉ là một cách tuởng tượng) như là một dạng toàn hảo của Thánh hộ trì[106]  thiền. Kế đến, bạn quán chiếu về bản chất phi vật thể hay trống không của vị Thánh hộ trì đó. Như vậy, chỉ trong một trường hợp nhận thức, cả phương tiện và trí huệ đều có mặt và trọn vẹn: có sự hình tượng hóa của một Thánh hộ trì và cùng lúc có cả sự hiểu biết về bản chất trống không của vị Thánh hộ trì đó.

Trong truyền thống Kim cương thừa có bốn lớp nguyên lý tantra chính yếu, theo các phái Gelug, [107] Sakya[108]  vaø Kagyu; [109] đó là Kria tantra, Carya tantra, Yoga tantra, và Tối thượng Du-già tantra.[110]  Hai lớp nguyên lý đầu tiên không bao gồm việc phát nguyện Vajrayana; các phát nguyện tantra thuộc về Mật tông Du-già và Mật Tông Tối thượng Du-già. Mật Tông Tối thượng Du-già còn có các thực hành thiền định sử dụng nhiều yếu tố sinh lý đa dạng, chẳng hạn như việc hình tượng hóa các kênh năng lực của cơ thể, các năng lực luân chuyển trong các kênh ấy, các “giọt vi tế”... Trong tất cả các pháp thiền khác nhau này thì điểm then chốt luôn luôn là nguyện lực của tâm Bồ-đề và tuệ giác về tính không. Thiếu đi hai nhân tố này, không một pháp thiền nào kể trên thậm chí có thể được xem là pháp Phật.

Tuy nhiên, theo một số kinh văn xác thật và rất đáng tin cậy của Mật tông Du-già thì pháp tu Kim cương thừa cũng có thể dựa trên hiểu biết về tính không của phái Duy thức, không nhất thiết phải là theo Trung quán tông. Mặc dù vậy, tôi vẫn cảm thấy rằng nếu muốn cho các thực hành tantra là toàn diện, và muốn đạt tới sự giác ngộ viên mãn theo giáo pháp tantra, thì một tuệ giác về tính không dựa theo Trung quán tông là thực sự cần thiết.

Lời khuyên cho người thực hành Phật pháp


Có 3 lời khuyên tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.

Điều đáng nói trước tiên là trừ phi bạn có thể thiết lập một nền tảng vững chắc trong các thực hành căn bản của Phật pháp, như những điều mà tôi đã vạch ra, bằng không thì ngay cả các pháp tu được xem là sâu xa của Kim cương thừa cũng sẽ không mang lại hiệu quả gì. Điều quan trọng là, đối với người thực hành Phật pháp thì sự phát triển một hiểu biết về Tứ diệu đế và suy gẫm sâu xa về điều đó là thực sự thiết yếu. Do đó, thiền tập phải là một phần trọng yếu trong sự thực hành của bạn, bao gồm cả hai pháp chỉ và quán.

Nhân tố quan trọng thứ hai là sự quyết tâm của bạn. Bạn không nên tưởng tượng rằng tất cả mọi sự tiến triển nói trên có thể diễn ra trong vòng vài ba ngày hay vài ba năm; chúng thật ra có thể phải đến nhiều đời, nhiều kiếp, nên sự quyết tâm rõ ràng là thiết yếu. Nếu bạn tự xem mình là một Phật tử và muốn thực sự thực hành Phật pháp, thì ngay từ khi bắt đầu bạn phải hạ quyết tâm thực hiện đến cùng, bất chấp việc ấy có phải trải qua đến hàng triệu hay hàng tỷ kiếp sống. Nói cho cùng, ý nghĩa cuộc sống của ta là gì? Tự nó không hề có một ý nghĩa nội tại nào cả. Tuy nhiên, nếu ta sử dụng cuộc sống theo một cách tích cực, thì ngay cả những ngày tháng và những niên kỉ đó cũng sẽ trở nên đầy ý nghĩa. Ngược lại, nếu bạn hoang phí đời sống một cách không mục đích thì dù chỉ một ngày cũng sẽ cảm thấy là quá dài. Bạn sẽ thấy rằng, một khi bạn có được một quyết tâm kiên định và một mục đích rõ ràng, thì thời gian sẽ không là quan trọng.

Như ngài Tịch Thiên đã viết trong bài thi kệ rất hay này:



Bao lâu còn đó hư không,
Sinh linh cam chịu trong vòng khổ đau,
Nguyện rằng tôi vẫn còn đây,
Tận trừ đau khổ đến ngày sáng tươi. [111]

Lời lẽ trong bài thi kệ thật sự đã truyền đạt một tri kiến nhất định cho tôi, và những lời thơ thật hết sức truyền cảm.

Và lời khuyên cuối cùng của tôi là, bạn càng nôn nóng, càng mong muốn một phương thức nhanh nhất, rẻ nhất hay tốt nhất, thì lại càng có nhiều khả năng phải nhận lấy một kết quả rất tồi. Vì thế, tôi cho rằng đây là một phương pháp sai lầm.

Kết luận


Nếu phải nêu ra điểm thiết yếu nhất trong bài giảng này, hẳn tôi sẽ nói rằng: Nếu sự hiểu biết về Tứ diệu đế của bạn hình thành từ các quán chiếu sâu sắc như đã nói trên, thì bạn sẽ có một sự kính ngưỡng sâu xa đối với Chánh pháp, vốn là đối tượng chân thật của sự quy y, và bạn cũng sẽ phát triển lòng tin vào khả năng vận dụng Chánh pháp ngay trong bản thân mình. Trên cơ sở của một lòng tin như vậy, bạn sẽ có thể phát triển tín tâm chân thật đối với đức Phật, bậc thầy đã chỉ ra cho bạn con đường tu tập, và bạn cũng sẽ có một lòng tôn kính sâu xa đối với chúng Tăng, những người đồng hành tinh thần trên con đường này.

Nếu sự hiểu biết của bạn về Tam bảo được dựa trên một chứng ngộ thâm sâu về Tứ diệu đế như đã nói trên, thì mỗi khi bạn nghĩ đến Phật, Pháp và Tăng, Tam bảo sẽ hiện đến với bạn thật sống động, với sự sáng tươi mới mẻ. Đây chính là ý nghĩa của việc thực hành quy y Tam bảo.

Trong thực tế, để tóm gọn một cách chính xác và rõ ràng hơn nữa, có thể nói rằng toàn bộ những gì tôi đã giảng giải ở đây chính là để chỉ rõ ý nghĩa của việc quy y Tam bảo.

Mặc dù sự thực hành của riêng tôi là rất kém cỏi, quả thật rất kém cỏi, và mặc dù tôi có trì chú cũng như quán tưởng một số mạn-đà-la (ma??ala), nhưng trọng tâm chính trong sự tu tập hằng ngày của tôi vẫn là Tứ diệu đế và tâm Bồ-đề. Tôi cảm nhận rằng hai pháp tu này là thực sự mang lại lợi ích thiết thực. Đôi khi tôi nghĩ rằng việc quán tưởng các Thánh hộ trì có thể gần như là một cách tự lừa dối. Trong quan điểm của tôi, chúng ta nhất thiết phải theo đuổi việc thực hành theo trình tự từng bước một, với sự kiên nhẫn và quyết tâm. Nếu bạn thực hành theo cách này thì sau một năm hay mười năm, bạn sẽ nhận ra được ít nhất là một sự hoàn thiện nào đó trong bản thân. Và khi bạn thấy được như vậy, điều đó sẽ mang lại một sự khích lệ mới để tiếp tục. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận biết rằng sự thay đổi thật không dễ dàng chút nào.

Giờ đây bạn đã đọc qua những lời dạy này về Tứ diệu đế, Nếu bạn tự xem mình là một Phật tử thì xin hãy thực hành những lời dạy này. Những lời dạy này không nên chỉ giữ lại ở mức độ tri thức. Thực hành và giáo lý phải gắn liền với cuộc sống chúng ta. Dĩ nhiên, điều này cũng đúng với những người thực hành và tín đồ của các tín ngưỡng khác, như là Thiên chúa giáo, Hồi giáo hay Do Thái giáo; dù với bất cứ niềm tin nào, nếu bạn chấp nhận niềm tin đó thì nó phải trở thành một phần trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn chỉ đi lễ nhà thờ vào chủ nhật và chắp tay cầu nguyện trong chốc lát thì vẫn là chưa đủ, nếu như trong khoảng thời gian còn lại cách ứng xử của bạn vẫn không có gì thay đổi. Cho dù bạn có tự thân đi đến nhà thờ hay không, tôi nghĩ rằng giáo lý tôn giáo của bạn phải luôn nằm trong tim bạn. Điều đó rất quan trọng. Chỉ khi đó bạn mới có được một thể nghiệm về giá trị chân thật của nó, nếu không thì đó chỉ là đơn giản là một phần kiến thức trong đầu bạn, và khi bạn đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống thì điều đó sẽ không giúp được gì.

Một khi giáo pháp đã gắn liền với cuộc sống của bạn, bất cứ lúc nào bạn gặp phải khó khăn thật sự thì sự thực hành giáo pháp sẽ cho bạn một nội lực. Cũng thế, khi bạn già yếu, hay mắc phải một căn bệnh nan y, và khi cái chết cuối cùng tìm đến, thì sự tu tập của bạn sẽ thực sự mang lại cho bạn một nội tâm vững chãi, an ổn. Xét cho cùng thì cái chết là một phần của sự sống; nó không có gì lạ cả; sớm muộn gì tất cả chúng ta đều cũng phải trải qua. Lúc đó, cho dù còn có kiếp sau hay không thì sự bình thản của tâm hồn vẫn là rất quan trọng. Làm thế nào để có được sự bình tâm trong một thời khắc quan trọng như thế? Điều đó chỉ có thể đạt được nếu ta có được những kinh nghiệm tự thân mang lại cho ta nội lực, vì không ai khác có thể cho ta sức mạnh này - không thần thánh nào, không bậc thầy nào, và cũng không bạn bè nào hết. Đây là lý do tại sao đức Phật nói rằng bạn phải là bậc thầy của chính mình.


 


tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương