TỨ diệU ĐẾ NỀn tảng những lời phật dạY


Chương V:  Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)



tải về 0.78 Mb.
trang20/25
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.78 Mb.
#19379
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25

Chương V: 
Đạo đế (Chân lý về con đường thoát khổ)


Nếu ta chấp nhận rằng giải thoát là mục tiêu có thể đạt được, thì có thể đạt đến như thế nào? Câu hỏi này đưa chúng ta đến với Chân lý thứ tư, nói về đạo chân thật. 

Theo sự giải thích của Trung quán tông thì đạo chân thật nên được hiểu theo ý nghĩa là sự phát triển một chứng ngộ trựcgiác về tính không. Lý do là vì chứng ngộ trực giác về tính không trực tiếp đưa tới sự đạt được trạng thái diệt. Tuy nhiên, để có được một sự chứng ngộ như thế, hành giả phải có một nền tảng trong pháp thiền định nhất tâm, bởi vì điều này dẫn tới một tri kiến thể nghiệm về tính không. Địa vị của hành giả khi đạt tới tri kiến thể nghiệm đó[99]  được xem là khởi điểm của Lộ Trình Nối Tiếp hay Lộ Trình Chuẩn Bị, và khi hành giả đạt được sự trực giác về tính không thì được gọi là Lộ Trình Tri Kiến.

Tri kiến thể nghiệm về tính không lại phải dựa trên cơ sở tri thức hiểu biết về tính không, được phát triển thông qua suy luận. Quả thật, không có sự suy luận đó, thì không thể đạt tới một thể nghiệm dựa trên thiền định về tính không. Giai đoạn khởi đầu sự phát triển tri thức hiểu biết được gọi là Lộ Trình Tích Lũy[100] . Điểm khởi đầu của lộ trình này là khi hành giả phát triển một tâm nguyện chân thật hướng đến sự giải thoát - và đây được xem là khởi điểm tối sơ của Phật đạo. [101]

Giáo pháp Thanh văn thừa


Ngay cả trước khi bắt đầu việc tu tập, [102] ta cũng cần có một sự chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng. Để khởi đầu, sự thực hành quan trọng nhất là ba pháp tu tập cao hơn: tu tập giới luật (Śila), sự tập trung tâm trí hay thiền định (samādhi), và tuệ giác hay trí tuệ (Prajñā). [103] 

Kinh điển thường mô tả một cách tổng quát sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác dựa vào kinh nghiệm của hành giả. Do đó, điều quan trọng cần phải hiểu được là con đường thực sự mà hành giả đang theo đuổi chính là con đường liên tục phát triển sâusắc hơn nữa tri kiến và sự giác ngộ về tính không; thuật ngữ Phật giáo gọi đây là phần Tuệ học. Hơn nữa, trí tuệ giác ngộ tính không này phải được phát triển trong bối cảnh kết hợp giữa trạng thái nhất tâm và sự quán chiếu nội tâm; thường được biết đến như là sự kết hợp giữa hai pháp tu chỉ (śamatha) và quán (vipaśyana).

Để có được sự kết hợp giữa hai điều này, ta phải phát trển pháp tu chỉ trước tiên, vì chỉ có điều này mới cho phép ta định hướng được năng lực và sự tập trung của mình. Do vậy, việc tu tập pháp chỉ là điều then chốt. Để đạt đến thành công, cần phải có hai yếu tố, đó là sự vận dụng chánh niệm và sự vận dụng tâm tỉnh giác. Bản thân hai năng lực này lại chỉ phát triển thành tựu nếu sự nhất tâm của ta được dựa trên cơ sở một nếp sống đạo hạnh, luôn tuân thủ giới luật trong cả thái độ và cách sống. Dĩ nhiên, điều này nhấn mạnh tầm quan trọng cơ bản của giới hạnh. Như vậy, giờ đây ta có thể thấy là cả ba pháp tu tập giới, định và tuệ có quan hệ gắn liền với nhau như thế nào.

Và cả ba pháp tu tập này là chung cho cả Thanh văn thừa cũng như Đại thừa.


Giáo pháp Đại thừa


Bây giờ ta phải nhìn đến một phương diện quan trọng khác của Phật giáo, đó là phần giáo pháp mà toàn bộ những lời dạy của Phật đều đặt nền móng trên yếu tố từ bi. Từ bi chính là nền tảng của Chánh pháp. Sự thực hành nâng cao tâm hồn đẹp đẽ và phát triển tâm vị tha là nhằm để đào sâu hiểu biết của chúng ta về lòng từ bi và khơi dậy năng lực từ bi sẵn có trong ta. Chính trên cơ sở của lòng từ bi sâu sắc mà ta phát triển tâm nguyện vị tha để tìm cầu sự giác ngộ mang lại lợi ích cho muôn loài. 

Theo truyền thống thì điều này gọi là phát tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề là gì? Trong Hiện quán trang nghiêm luận của ngài Di-lặc thì tâm Bồ-đề được miêu tả như là việc có hai nhân tố thúc đẩy: Nhân tố đầu tiên lòng từ bi chân thật huớng về tất cả chúng sinh, và nhân tố thứ hai là nhận biết về sự thiết yếu phải đạt tới giác ngộ viên mãn để mang lại lợi ích cho muôn loài. Thật vậy, để phát triển lòng vị tha của tâm Bồ-đề thì chỉ có lòng từ bi không thôi là chưa đủ. Tâm Bồ-đề nhất thiết phải dựa trên một lòng từ bi có ý thức trách nhiệm để bạn luôn sẵn lòng tự nhận lấy nhiệm vụ cứu vớt muôn loài.

Ý thức trách nhiệm này chỉ khởi lên khi bạn phát khởi một lòng từ bi chân thật và trở thành bản năng tự nhiên, rộng mở đến tất cả chúng sinh không có ngoại lệ. Đây là lòng từ bi phổ quát. Nó được gọi là mahākaruṇā hay là «đại bi» để phân biệt với lòng bi thông thường vốn có giới hạn. Mặc dù vậy, lòng đại bi tự nó sẽ không phát khởi trừ phi bạn có một tuệ giác xác thật về bản chất của khổ đau, không chỉ là khổ đau của chính mình mà còn là của kẻ khác. Bạn nhận biết tình trạng của mình là đang đau khổ, và rồi bạn cũng cảm thấy một sự cảm thông chân thật và gắn bó với người khác. Trong tương quan với tuệ giác về bản chất của khổ đau, sự quán chiếu Chân lý thứ nhất - Khổ đế - sẽ giúp bạn phát triển sâu sắc hơn tuệ giác của mình.

Với một người thực hành vị tha thì điều quan trọng là phải hiểu rằng việc đạt tới giải thoát cho riêng mình không thôi là chưa đủ. Điều này không chỉ là mang tính chất chủ nghĩa cá nhân mà ngay cả xét từ góc độ con đường tu tập để hoàn thiện bản thân người đóthì cũng chưa phải là trạng thái hoàn toàn tỉnh giác.

Do đó, điều thiết yếu là ta phải nuôi dưỡng lòng cảm thông tự nhiên và cảm giác gắn bó với người khác. Kinh điển có dạy một trong những phương thức để làm được điều này là hình dung mọi chúng sinh đều là mẹ ta, hay một người nào đó thân thiết với ta. Bạn khơi dậy lòng thương yêu tự nhiên đối với mẹ mình hay một người nào đó thân thiết, và mở rộng lòng thương yêu ấy đến với tất cả chúng sinh. Bằng cách này, bạn phát triển được một sự thông cảm tự nhiên và đáp ứng tức thì. Mặc dù vậy, sự cảm thông không thể sinh khởi nếu các cảm xúc của bạn đối với tha nhân thay đổi do cách nhìn nhận một số người nào đó là kẻ thù và một số khác là bạn hữu. Sự phân biệt đối xử này cần phải vượt qua trước nhất, và để làm được điều này thì việc thực hành tâm bình thản là nền tảng quan trọng.

Một phương pháp khác được ngài Tịch Thiên (Shantideva) trình bày trong Nhập Bồ-đề hành luận.[104]  Ngài giải thích một phương pháp để nuôi dưỡng sự cảm thông thực sự bằng cách xem người khác như chính bản thân mình. Thí dụ, cũng giống như bản thân bạn luôn mong ước được hạnh phúc và vượt qua đau khổ, người khác cũng có sự khao khát tương tự như vậy; và cũng giống như bản thân bạn có quyền đạt được điều đó, mọi người khác cũng vậy. Với ý thức bình đẳng đó, bạn đảo ngược quan điểm luôn tự xem mình là tâm điểm quan trọng, đặt bản thân mình vào vị trí của người khác và liên hệ với họ như thể là những người mình thương yêu hơn cả chính bản thân.

Theo truyền thống Tây Tạng, hai phương pháp khác biệt trên được kết hợp và dùng làm đối tượng của thiền quán. Một khi nhờ vào kết quả của sự quán chiếu và thiền định mà bạn đạt được dù chỉ là một kinh nghiệm mô phỏng của tâm vị tha, thì thường là đức tính đó sẽ được ổn định và củng cố qua việc tham gia một nghi lễ phát tâm Bồ-đề. Tiếp theo sau đó, cần phải có một tâm nguyện mãnh liệt dấn thân vào thực hành Bồ Tát hạnh. Theo truyền thống, hành giả chính thức phát khởi hạnh nguyện Bồ Tát vào thời điểm này. Lý tưởng Bồ Tát, hay Bồ Tát hạnh, được thâu gồm trong ba điều Giới luật: thứ nhất là ngăn ngừa hết thảy mọi điều bất thiện; thứ hai là quyết tâm thành tựu hết thảy các điều lành; và thứ ba là luôn cứu vớt giúp đỡ muôn loài.

Từ quan điểm về cách thức các nhân tố thực hành sẽ dẫn tới một trạng thái kết quả, các hạnh Bồ Tát đôi khi cũng được mô tả trong hai dạng tích lũy: tích lũy trí tuệ và tích lũy công đức. Hai dạng tích lũy này cùng xuất hiện trong sự kết hợp giữa phương tiện với trí huệ, và trong đạo Phật chúng không bao giờ tách rời nhau.




tải về 0.78 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   25




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương