SåÍ XÁy dæÛng tp


PHẦN THỨ HAI GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG



tải về 0.67 Mb.
trang3/16
Chuyển đổi dữ liệu22.03.2023
Kích0.67 Mb.
#54411
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16
6421d0c807527af2f4116d808d00dbcf87d
de-cuong-tai-lieu-75-nam (1)

PHẦN THỨ HAI

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

  1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km2; gồm 6 quận nội thành, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa; trong đó, các quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích 1.042,48km2. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoá thế giới là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và di sản thiên nhiên thế giới Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
  1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG


Từ khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, huy động nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng và phát triển thành phố đạt được nhiều thành tựu, trong một số lĩnh vực đã có cách làm sáng tạo và có những mô hình tốt.
Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá, hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên một bước. Giai đoạn 1997-2012 tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn thành phố (GDP, giá cố định 1994) ước đạt 11,5%/năm. Năm 2012, GDP (giá cố định 1994) ước đạt 14.149,2 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011, trong đó: khu vực nông, lâm, thủy sản ước tăng 3,5%; công nghiệp, xây dựng ước tăng 6,4% và dịch vụ ước tăng 11,7% so với năm 2011; tỷ trọng đóng góp trong tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản đạt 0,2%; công nghiệp, xây dựng đạt 4,1%; dịch vụ đạt 4,8%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng “Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” phù hợp với định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX và Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX). Năm 2012 ước tính tỷ trọng dịch vụ đạt 52,4%, công nghiệp, xây dựng đạt 44,5% và nông, lâm, thủy sản đạt 3,1%.
Kết cấu hạ tầng phát triển cả về quy mô và tốc độ, tạo nền tảng phát triển các lĩnh vực khác; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trường có chuyển biến tích cực. Các chủ trương về khai thác quỹ đất, tạo vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” cùng với công tác đền bù, giải toả, tái định cư được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.
Văn hóa - hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục phát triển; các chính sách an sinh xã hội và các chương trình “thành phố 5 không”, “thành phố 3 có” đạt kết quả tích cực, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của các đối tượng chính sách, đối tượng hội và các tầng lớp nhân dân. An ninh chính trị, trật tự an toàn hội tiếp tục giữ vững.
Tuy nhiên, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và nông nghiệp chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao; một số ngành, lĩnh vực phát triển chưa thật bền vững; vai trò động lực, sự hợp tác, liên kết khu vực và sức lan tỏa còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng đô thị chưa thật đồng bộ. Lĩnh vực văn hoá, xã hội vẫn còn những mặt hạn chế.

  1. tải về 0.67 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương