Sổ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN


Thiết kế Đề án- Xác định Mục tiêu



tải về 1.04 Mb.
trang9/45
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.04 Mb.
#54511
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   45
WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1)
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, báo cáo WB, NCKH bản chính thức

10. Thiết kế Đề án- Xác định Mục tiêu


Mục tiêu của Dự án là trạng thái mong muốn đạt được của cộng đồng sau khi kết thúc thời gian thực hiện dự kiến (không quá 1 năm) với nguồn lực đề xuất. Nói cách khác, mục tiêu của dự án là những thay đổi sẽ tạo được trong cộng đồng.
Như vậy, về cách viết cần lưu ý như sau:

  • Mục tiêu gắn với đối tượng do dự án tác động vào chứ không phải gắn với đơn vị thực hiện dự án;

  • Thể hiện rõ trạng thái thay đổi (được tăng thêm, được củng cố…).

  • Ngoài mục tiêu chung, mỗi dự án phải có ít nhất một chỉ tiêu/mục tiêu cụ thể, thể hiện khối lượng thay đổi đơn vị cam kết sẽ đạt được sau thời gian và ngân sách đề xuất.

Lưu ý: Cách viết mục tiêu
Tham khảo ba nội dung sau, nhận xét đâu là mục tiêu và cách viết mục tiêu nào là tốt hơn:
1. Nhận thức pháp luật, đặc biệt về quyền dân chủ của cán bộ và người dân được nâng cao.
2. Điều kiện học tập và sinh hoạt cho gần 2.000 học sinh, giáo viên được cải thiện thông qua tiết kiệm tối thiểu 10% tiền điện hàng tháng bằng nguồn năng lượng thay thế từ mặt trời và khí sinh học.
3. Xây dựng được 2 mô hình giám sát tại cộng đồng có người dân tham gia.
Câu trả lời:
Nội dung 2 chính là một mục tiêu cụ thể hơn và rõ, hoàn toàn có thể đo lường được. Từ góc độ nhà tài trợ, dự án sẽ được nhìn rõ là sẽ chứng minh kết quả của mình ở thông tin (chỉ số nào). Quan trọng hơn, từ góc độ dự án, đơn vị thực hiện sẽ có mốc để phấn đấu và minh chứng chất lượng sử dụng kinh phí, thời gian của mình như thế nào.
Nội dung 1 là một ví dụ về mục tiêu mang tính chất chung chung (thường gọi là mục tiêu tổng thể), không có mốc nào để phấn đấu, không chứng minh được đơn vị sẽ sử dụng nguồn lực để tạo ra được bao nhiêu thay đổi.
Nội dung 3 thực ra mới chỉ là đầu ra, là sản phẩm của đơn vị- 2 mô hình, mà chưa rõ 2 mô hình này sẽ tạo ra thay đổi gì và ở mức độ nào cho cộng đồng.
Ngoài ra, cách viết của nội dung 1 và 2 là đặc trưng cách viết mục tiêu với thể bị động, nhấn mạnh đối tượng sẽ được tác động và thay đổi là “nhận thức…của cán bộ” hay “điều kiện sinh hoạt … của học sinh, …”. Cách viết giúp tạo định hướng rõ về đối tượng cần phải thay đổi, mức độ cần phải thay đổi cho chính đơn vị thực hiện dự án tự nhìn nhận trong suốt quá trình triển khai.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương