Sổ tay hưỚng dẫn thiết kế & thực hiện dự ÁN


Đề án (Đề xuất Dự án) và các tiêu chí xác định Đề án tốt



tải về 1.04 Mb.
trang8/45
Chuyển đổi dữ liệu08.04.2023
Kích1.04 Mb.
#54511
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   45
WVID2013So tay Huong dan thiet ke va thuc hien FINAL (1)
Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam, báo cáo WB, NCKH bản chính thức

8.Đề án (Đề xuất Dự án) và các tiêu chí xác định Đề án tốt


Đề án là bản đề xuất những công việc cần làm và các chi tiết có liên quan để thực hiện một Dự án.
Nếu xem lại khái niệm của Dự án như nêu ở mục 7, Dự án có 3+1 các yếu tố ràng buộc chính về 1) thời gian, 2) về ngân sách, 3) mục tiêu và đặc biệt 4) phải được các bên liên quan chính chấp nhận.
Do đó, như sẽ tiếp tục trình bày dưới đây, một Đề án tốt phải thể hiện được khả năng thực hiện được (khả thi), đóng góp vào xu hướng phát triển chung (giải quyết được vấn đề, tồn tại), cụ thể phải chứng minh được các thông tin về:

  • Kế hoạch thực hiện rõ ràng, cụ thể (mục tiêu sẽ đạt được, vấn đề cần giải quyết, công việc, thời gian, chi phí);

  • Huy động được nhân lực, trang thiết bị và tài chính;

  • Xác định rõ đối tượng hưởng lợi và các bên liên quan;

  • Thể hiện được mong muốn, thậm chí cam kết và hỗ trợ từ cộng đồng và sự tham gia của đối tượng hưởng lợi;

  • Đáp ứng các quy định thủ tục hành chính của nhà tài trợ.

9.Điều kiện kinh tế xã hội & Lựa chọn Ý tưởng Đề án


Để dự án có thể hướng tới kết quả rõ rệt nhất, ý tưởng dự án nên đi từ những vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải nằm trong chủ đề của Chương trình Ngày Phụ nữ Sáng tạo Việt Nam. Do đó, trong Đề xuất dự án, phần Giới thiệu Điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng chính là phần cần nêu bật được vấn đề của cộng đồng, chứng minh vấn đề dự án đưa vào giải quyết là phù hợp với bối cảnh hiện tại.
Cách thực hiện:

  • Tham khảo cộng đồng và các bên liên quan tới chính cộng đồng để cùng đóng góp ý kiến. Việc tiến hành bước này cũng sẽ có tác dụng cho phần đảm bảo sự tham gia (mục 19) và tính bền vững (mục 15). Kinh nghiệm từ các dự án từ trước tới nay cho thấy nếu tham khảo và lựa chọn vấn đề tốt, cộng đồng phù hợp, khả năng thành công sẽ cao;

  • Nêu bật, làm nổi rõ vấn đề sao cho rõ ràng và đơn giản- tại sao vấn đề lại quan trọng, đặc biệt đối với người đọc và duyệt dự án; tại sao lại cần phải đưa ra vấn đề và tìm giải pháp cho vấn đề đó;

  • Có thể nêu mối liên hệ của vấn đề với các sự kiện khác hay các đối tượng bị ảnh hưởng và có liên quan;

  • Viết ngắn gọn, sử dụng số liệu minh chứng; so sánh giữa các địa phương.

Lưu ý:
- Trong ngôn ngữ dự án phát triển, vấn đề khác chủ đề bởi khi nói tới vấn đề là nói tới tình trạng không mong muốn (yếu, thiếu…) mà một nhóm dân, một cộng đồng đang phải đối mặt (mục 7, Khái niệm vấn đề).
Ví dụ: thiếu thông tin, thông tin thiếu minh bạch….
- Nếu làm rõ được vấn đề với sự tham gia sẽ tăng tính phù hợp, tăng khả năng bền vững và tác động của dự án (mục 16. Tính khả thi )
- Có thể tham khảo các công cụ đánh giá nhanh có sự tham gia (Participatory Rapid Assessment) như công cụ lấy ý kiến bằng thẻ màu, xếp hạng ưu tiên khi đi làm việc với các bên liên quan.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   45




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương