SỐ liệu gps trong trắC ĐỊa công trình the technical specification for Engineering survey gps monitoring and processing



tải về 1.12 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.12 Mb.
#19489
1   2   3   4   5   6   7   8   9

7.2. Kiểm nghiệm máy thu

7.2.1. Máy thu GPS mới mua hoặc qua bảo dưỡng phải qua kiểm nghiệm toàn diện mới được dùng tiếp

7.2.2. Nội dung kiểm nghiệm máy thu GPS

- Kiểm tra khái quát;

- Kiểm tra đường điện;

- Kiểm tra độ ẩm của máy

- Kiểm định kênh thu

- Đo kiểm tra.

7.2.3. Kiểm tra khái quát theo các quy định sau:

- Máy thu và ăng ten phải phù hợp. Máy và phụ kiện đầy đủ;

- Bề ngoài máy và ăng ten hoàn chỉnh; các bộ phận và các phụ kiện hoàn hảo, các ốc vít làm việc bình thường.

- Hướng dẫn sử dụng máy, hướng dẫn sử dụng phần mềm chuyên dùng.

7.2.4. Kiểm tra đường điện theo các nội dung sau:

- Kiểm tra cáp điện, nối chính xác ổ cắm, dắc cắm;

- Kiểm tra đèn tín hiệu, thử điện vào máy;

- Các nút ấn và hệ thống hiển thị làm việc bình thường;

- Đo thử xem tốc độ làm việc của bộ phận thu, quá trình thu có mất tín hiệu không.

7.2.5. Đo kiểm tra: Máy thu GPS sau khi kiểm tra khái quát và kiểm tra đường điện cần đo kiểm tra theo các nội dung sau:

- Đo kiểm tra độ ổn định trong máy thu theo phương pháp và quy định ở phụ lục C;

- Kiểm tra độ ổn định của tâm pha đo theo phương pháp và quy trình ở phụ lục D;

- Đo kiểm tra độ chính xác kết quả đo ở các khoảng cách đo khác nhau trên các chiều dài chuẩn. Khi kiểm tra máy thu cần cân và định tâm chính xác tới mức nhỏ hơn hoặc bằng  1mm. Vạch chuẩn trên ăng ten thu hướng về phía Bắc. Độ cao ăngten đo chính xác đến 1mm. Kết quả đo so với chiều dài chuẩn có số chênh nhỏ hơn sai số tiêu chuẩn của máy.

7.2.6. Khi dùng máy đo ở các cấp hạng cao, hàng năm trước khi đi đo phải kiểm nghiệm theo phục lục C và D. Máy đã qua sửa chữa hoặc thay ở bộ phận nào thì các nội dung liên quan đến sự thay đổi cần được kiểm nghiệm.

7.2.7. Quá trình sử dụng cần phải thường xuyên kiểm nghiệm bộ phận định tâm quang học để đảm bảo độ chính xác định tâm. Phương pháp kiểm nghiệm theo quy định ở phụ lục E.

7.3. Bảo trì máy thu

7.3.1. Trong thời gian đo ở ngoại nghiệp máy thu GPS phải có người chuyên bảo quản. Khi vận chuyển người đó mang máy, có biện pháp phòng chấn động; phòng nắng, gió, bụi, ẩm ướt, ăn mòn. Máy điều khiển với các phím bấm, khi vận chuyển cần để trong hộp vận chuyển

7.3.2. Các đầu cắm, chỗ tiếp nối của máy và dây dẫn cần giữ gìn sạch sẽ, khi nối máy với nguồn điện bên ngoài cần kiểm tra kỹ điện áp có phù hợp với điện áp của máy không. Khi lắp pin đo, cần chú ý lắp đúng cực. Dây dẫn của ăng ten thu không để vặn xoắn, không kéo dây dẫn trên bề mặt có độ cứng cao hoặc bề mặt thô, nửa năm kiểm tra lại độ bền của dây một lần.

7.3.3. Khi không sử dụng máy thu cần để trong hòm vận chuyển có đệm mút. Hòm máy cần để chỗ thông thoáng, khô ráo. Khi túi chống ẩm chuyển sang màu hồng, đỏ, cần thay thế ngay.

7.3.4. Máy thu để trong phòng lâu ngày thì một đến hai tháng phải cắm điện kiểm tra hoạt động một lần. Các pin được bảo quản nơi khô ráo tránh mất điện, từ một đến hai tháng phải nạp điện lại một lần và kiểm tra lại điện dung

7.3.5. Nghiêm cấm tháo rời tuỳ tiện các bộ phận của máy thu, nếu có sự cố cần lập biên bản giao cho người có chuyên môn sửa chữa, bảo trì.


8. Công tác đo ngắm

8.1. Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản

8.1.1. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi đo GPS các cấp phải phù hợp với quy định được nêu trong bảng 5.

8.1.2. Khi quan trắc GPS ở các cấp hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian 3 chiều PDOP của các cấp hạng lưới GPS phải < 6, (quy định số vệ tinh  6).

8.1.3. Trong trắc địa công trình, đo GPS không cần đo các yếu tố khí tượng nhưng nên ghi lại tình trạng thời tiết như nắng, râm, mát, có mây hoặc trời quang...

8.2. Lập kế hoạch đo

8.2.1. Trước khi tiến hành đo cần sử dụng phần mềm PLAN hoặc QUICK PLAN để lập tịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được. Trong bảng có: Số hiệu vệ tinh, độ cao vệ tinh và góc phương vị, thời gian quan sát tốt nhất để quan sát nhóm vệ tinh tốt nhất, hệ số suy giảm độ chính xác vị trí không gian 3 chiều. SV  6. Khi xung quanh điểm đo có nhiều địa vật che chắn phải lập lịch đo theo điều kiện che chắn thực tế tại các điểm đo.

8.2.2. Tọa độ dùng để lập bảng dự báo cho các vệ tinh là độ kinh, độ vĩ trung bình của khu đo. Thời gian dự báo nên dùng thời gian trung bình khi đo ngắm. Khi khu đo lớn thời gian đo kéo dài thì cần lập bảng dự báo cho từng phân khu với thời gian đo khác nhau và dùng lịch vệ tinh quảng bá có tuổi không quá 20 ngày.

8.2.3. Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới GPS đã thiết kế và bảng dự báo vệ tinh. Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo, số liệu máy thu v.v... như yêu cầu của phụ lục F.

8.2.4. Độ dài ca đo không ít hơn 30 phút, với điều kiện số vệ tinh quan sát không ít hơn 6 và PDOP không lớn hơn 5. Thời gian đo có thể kéo dài thêm đối với cạnh dài hoặc điều kiện thu tín hiệu tại điểm đo không tốt. Thời gian tối thiểu của ca đo nên tham khảo số liệu ở bảng 6


Bảng 5 - Yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi do GPS các cấp





Hạng mục


Cấp hạng

Phương pháp

đo

Hạng

II


Hạng

III

Hạng IV

Cấp

1

Cấp

2


Góc cao

của vệ tinh (0)



Đo tĩnh

tĩnh nhanh




 15

 15

 15

 15

 15

Số lượng vệ tinh

quan trắc dùng được




Đo tĩnh

tĩnh nhanh



 4


 4

 5


 4

 5


 4

 5


 4

 5


Số lần đo lặp

trung bình tại trạm



Đo tĩnh

tĩnh nhanh




 2


 2

 2


 1.6

 1.6


 1.6

 1.6


 1.6

 1.6


Thời gian quan trắc: Độ dài thời gian thu tín hiệu ngắn nhất (phút)


Đo tĩnh

tĩnh nhanh



 90


 60

 20


 45

 15


 45

 15


 45

 15


Tần suất thu

tín hiệu (s)




Đo tĩnh

tĩnh nhanh



10

60


10

60


10

60


10

60


10 60





tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương