SỐ liệu gps trong trắC ĐỊa công trình the technical specification for Engineering survey gps monitoring and processing



tải về 1.12 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.12 Mb.
#19489
  1   2   3   4   5   6   7   8   9
TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM
TCXDVN 364: 2006

TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐO VÀ XỬ LÝ

SỐ LIỆU GPS TRONG TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH

The technical specification for Engineering survey - GPS

monitoring and processing

HÀ NỘI -2006

Lời nói đầu

TCXDVN 364:2006 “Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong Trắc địa công trình” do Bộ Xây dựng ban hành theo quyết định số 04 ngày 28 tháng 02 năm 2006.



Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình.

The technical specification for Engineering survey - GPS monitoring and porocessing
1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về việc đo và xử lý số liệu GPS khi thành lập lưới khảo sát công trình, lưới khống chế mặt bằng phục vụ thi công và quan trắc chuyển dịch ngang công trình.


2. Định nghĩa các thuật ngữ

- Ca đo: (Observation session) - Quãng thời gian thu tín hiệu liên tục trên trạm đo từ lúc bật máy đến lúc tắt máy;

- Đo đồng bộ (Simultaneous observation) - Trị số đo của 2 máy thu trở lên thu tín hiệu của cùng một vệ tinh;

- Vòng đo đồng bộ (Simultaneous observation loop) - Vòng khép của các véc tơ do 3 máy đo cùng ca trở lên hợp thành;

- Vòng khép độc lập: (Independent observation loop) - Vòng khép của các vectơ cạnh độc lập hợp thành;

- Độ cao ăngten: (Antenna hetght) - Độ cao tính từ tâm trung bình của pha ăng ten thu đến tâm mốc;

- Lịch vệ tinh: (Ephemeris) - Giá trị tọa độ trên quỹ đạo của vệ tinh ở các thời điểm khác nhau. Lịch vệ tinh được phát dưới hai loại: lịch vệ tinh quảng bá và lịch vệ tinh chính xác;

- Lịch vệ tinh quảng bá: (Broadeast Ephemeris) - Tín hiệu vô tuyến do vệ tinh phát ra chứa thông tin dự báo tham số quỹ đạo của vệ tinh ở thời gian nào đó;

- Lịch vệ tinh chính xác: (Precise Ephemeris) - Tham số quỹ đạo vệ tinh do một vài trạm theo dõi xác định qua xử lý tổng hợp dùng vào định vị vệ tinh chính xác;

- Véc tơ cạnh đơn: (Single baseline)-Véc tơ cạnh tính từ một cặp ăng ten thu ở 2 điểm bất kỳ cùng ca đo.

- Tổ hợp véc tơ cạnh độc lập: (Multiple baseline) - m-1 véc tơ cạnh độc lập được giải từ m-1 phương trình trị đo bất kỳ khi đo đồng bộ với m máy thu;

- Hiệu pha bậc một (sai phân bậc 1): (Single differential) - Hiệu trị đo pha đến cùng một vệ tinh của 2 trạm đo GPS cùng ca đo.

- Hiệu pha bậc hai (sai phân bậc 2): (Double differential) - Hiệu của 2 pha bậc một của hai vệ tinh đo được từ 2 trạm đo GPS cùng ca đo;

- Hiệu pha bậc 3 (sai phân bậc 3): ((Tripel differential) - Hiệu của hai hiệu pha bậc hai của hai trạm đo đến một cặp vệ tinh ở hai thời điểm khác nhau;

- Tỷ lệ loại bỏ số liệu: (Percentage of data rejection) - Tỷ lệ giữa số lượng trị đo loại bỏ và số lượng trị đo cần có.
3. Quy định chung

3.1. Việc đo GPS trong trắc địa công trình cần được tiến hành theo một phương án kỹ thuật đã được phê duyệt nhằm xác định chính xác các giá trị tọa độ điểm GPS phục vụ cho việc thành lập lưới trắc địa công trình trong thời gian ngắn và dạt hiệu quả kinh tế cao;

3.2. Đo GPS trong trắc địa công trình được tiến hành theo các trình tự sau:

- Thu thập tài liệu gốc và số liệu gốc;

- Chọn hệ thống tọa độ và thời gian;

- Lập phương án kỹ thuật và trình duyệt;

- Chọn điểm và chôn mốc;

- Lựa chọn máy móc và thiết bị

- Đo ngắm;

- Ghi sổ đo ngoại nghiệp;

- Xử lý số liệu;

- Báo cáo tổng kết và nộp thành quả.

3.3. Các cấp đo và phương pháp đo GPS nêu trong phương án kỹ thuật được chọn tuỳ thuộc vào yêu cầu độ chính xác xác định đại lượng cần bố trí, đại lượng dịch chuyển và đặc điểm của từng đối tượng công trình.

3.4. Khi sử dụng kết hợp công nghệ GPS và toàn đạc điện tử trong việc lập lưới khống chế thi công và quan trắc chuyển dịch biến dạng công trình cần tham khảo thêm Tiêu chuẩn “Công tác trắc địa trong xây dựng nhà và công trình - Yêu cầu chung”.


4. Hệ thống tọa độ và thời gian

4.1. Hệ thống tọa độ

4.1.1. Đo GPS sử dụng hệ thống tọa độ toàn cầu WGS - 84 (Hệ tọa độ trắc địa Quốc tế) khi có yêu cầu sử dụng hệ tọa độ HN-72 hoặc hệ tọa độ nào khác thì phải tính chuyển tọa độ. Các tham số hình học cơ bản của Elipxoid toàn cầu và Elipxoid tham khảo của các hệ tọa độ phải phù hợp với quy định ở bảng 1. Hệ tọa độ VN-2000 có các tham số hình học cơ bản của Elipxoid hoàn toàn giống với hệ tọa độ trắc địa Quốc tế WGS - 84.

4.1.2. Khi đo GPS có yêu cầu sử dụng hệ tọa độ địa phương hoặc hệ tọa độ độc lập thì phải tính chuyển đổi tọa độ và cần phải có các tham số kỹ thuật sau:

- Tham số hình học của Elipxoid tham khảo;

- Độ kinh của kinh tuyến giữa múi chiếu;

- Hằng số cộng vào tung độ, hoành độ;

- Độ cao thường của mặt chiếu;

- Tọa độ điểm khởi tính và phương vị khởi tính;

4.1.3. Khi tính chuyển từ hệ tọa độ trắc địa Quốc tế của lưới GPS sang hệ tọa độ khu vực, cần phải đảm bảo yêu cầu: Bình sai lưới GPS trong hệ tọa độ vuông góc phẳng theo phép chiếu Gauss (Ko = 1),có kinh tuyến trục Lo cách khu đo không quá 20 km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM 6 độ (Ko = 0.9996) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 160km đến 200km. Nếu sử dụng phép chiếu UTM 3 độ (Ko = 0.9999) thì kinh tuyến trục cách khu đo trong giới hạn 70km đến 110km. Khi chọn phép chiếu Gauss phải sử dụng Ellipxoid Krasovxky, còn nếu dùng phép chiếu UTM thì sử dụng Ellipxoid WGS - 84.


Bảng 1 - Tham số hình học cơ bản








Elipxoid toàn cầu

Elipxoid tham khảo


Hệ tọa độ

Tham số

WGS - 84


HN-72

Bán trục lớn a(m)


6378137

6378245

Bán trục nhỏ b (m)

6356752.3142

6356863.019

Độ zẹt 

1/298.257223563

1/298.3

Bình phương độ lệch tâm thứ nhất e2

0.00669437999013

0.0066934216

Bình phương độ lệch tâm thứ hai e'2

0.006739496742227

0.0067385254


tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương