SỞ giáo dục và ĐÀo tạo hưng yên trưỜng thpt hưng yên sáng kiến kinh nghiệM



tải về 1.09 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích1.09 Mb.
#33658
1   2   3   4   5   6   7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài:

DẠY KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

MÔN TIẾNG ANH CẤP THPT


Tên tác giả : Nguyễn Thị Duyên

Giáo viên môn : Tiếng Anh

Tổ trưởng chuyên môn

Năm học: 2015 – 2016
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………….................

1

I. Lý do chọn đề tài ……………………………………………….............

1

II. Mục đích của đề tài……………………………………………………

2

III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu…………...........

3

IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới……………………..................................

3

V. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………

5

VI. Thời gian nghiên cứu…………………………………………………

5

PHẦN NỘI DUNG………………………………………………..................

6

I. Lịch sử vấn đề…………………………………………………...............

6

II. Cơ sở lý luận……………………………………………………………

6

III. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………..

7

IV. Các kĩ năng đọc hiểu và các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT …………………………………………....

9

4.1. Các kĩ năng đọc hiểu ……………………………………………….

9

4.2. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT ………………………………………………………………………...

10

V. Các bước tiến hành trong việc dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh ………………………………………..


14

5.1. Các bước tiến hành trong 1 bài dạy đọc hiểu……………………..

14

5.2. Sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực …………

16

5.3. Lồng ghép các kiến thức liên môn…………………………………

20

5.4. Quy trình chuẩn bị một giờ học……………………………………

21

VI. Một số bài học minh họa và loại bài tập luyện tập đã được áp dụng khi giảng dạy cho học sinh trường THPT Hưng Yên…………………….


22

6.1. Một số bài dạy minh họa theo giáo trình SGK …………………..

22

6.2. Một số bài luyện tập minh họa theo dạng bài thi THPT Quốc Gia ……………………………………………………………………………


34

VII. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN…………………………..

42

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………

44

I. Kết luận………………………………………………………………....

44

II. Kiến nghị………………………………………………………………

44

1. Đối với giáo viên………………………………………………………

44

2. Đối với học sinh………………………………………………………

45

3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường…………………………………

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….

47

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT…………………………………

48


PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài


Trong những năm gần đây, việc học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng ở các trường THPT đã được chú trọng hơn rất nhiều đặc biệt khi ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kì thi THPT Quốc Gia. Khi tiếng Anh đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của nó trong các trường học và các cấp học, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học là rất quan trọng. Vậy làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của việc dạy và học là một nhu cầu thiết yếu không chỉ đối với người học mà đặc biệt là đối với người đang trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Anh. Chúng ta đều biết rằng học tiếng Anh đơn thuần chỉ là học một ngôn ngữ. Muốn sử dụng thành thạo ngôn ngữ đó thì người học phải rèn luyện 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, Nói, Đọc và Viết. Nếu các em học tốt bốn kĩ năng này, thì sẽ dễ dàng tiếp cận với tin học, khoa học công nghệ và rất thuận lợi trong việc giao tiếp. Đặc biệt kĩ năng đọc hiểu là một trong nhưng kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Nó quyết định xem người học có hiểu nội dung của bài hay không. Vì vậy nếu học sinh có khả năng đọc hiểu tiếng Anh tốt thì các em có thể đọc hiểu được sách, báo, tài liệu được viết bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện nâng cao trình độ tiếng Anh. Trong một tiết đọc hiểu giáo viên không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong mỗi đoạn văn mà còn phải biết vận dụng một cách linh hoạt các thủ thuật sao cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để gây hứng thú cho học sinh và tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành tốt hơn.

Trong chương trình tiếng Anh, một bài đọc thường có rất nhiều từ và cấu trúc mới mà học sinh chưa được tiếp cận hoặc đã quên. Vì vậy, việc phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HS là một nhiệm vụ thiết yếu để cho các em có khả năng không chỉ đọc, hiểu những bài trong chương trình mà còn có thể tự đọc ở nhà để mở mang vốn kiến thức. Tuy nhiên phần lớn học sinh rất ngại luyện tập. Nguyên nhân là do tiếng Anh hoàn toàn khác với tiếng mẹ đẻ, khó học, khó nhớ. Hơn nữa các em rất lười học từ nên vốn từ vựng của các em quá ít, chuẩn bị bài mới sơ sài, học đối phó nhất là những em học yếu. Các em luôn sợ nói sai dẫn đến ngại phát biểu làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của bộ môn.

Kỹ năng đọc hiểu là một trong bốn kỹ năng hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh : nghe, nói, đọc, viết. Thành thạo kỹ năng đọc hiểu còn giúp cho việc phát triển tư duy, sáng tạo, tính độc lập tự chủ của các em, phục vụ cho quá trình học tiếng Anh nói chung, với mục đích biến tiếng Anh thành ngôn ngữ của chính bản thân mình trong giao tiếp, sử dụng nó như một chiếc chìa khoá vàng mở ra kho tàng tri thức quí báu vô tận của nhân loại. Để có thể giúp các em tiếp cận với các bài đọc trong chương trình tiếng Anh một cách dễ dàng, khoa học và tích cực hơn, tôi xin trình bày một số ý kiến về đổi mới phương pháp trong quá trình dạy đọc hiểu. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài "Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh cấp THPT" để làm báo cáo, cùng đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận để góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo của môn học.

II. Mục đích của đề tài


- Tổng hợp những kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu mới, phù hợp với sự thay đổi của xã hội.

+ Chuẩn bị, tổ chức các hoạt động học tập kĩ năng đọc hiểu một cách hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh khi học tiếng Anh, từ đó học sinh tích cực tham gia tự giác vào các hoạt động học và tiếp thu bài tốt hơn, ghi nhớ bài học gắn với ngữ cảnh giao tiếp thực tế, nâng cao khả năng tự học hỏi, làm giàu vốn kiến thức của mình và tự tin trong giao tiếp ngoài xã hội.

+ Nâng cao chất lượng học tập của bộ môn.

- Tổng hợp các dạng bài tập để luyện tập từ vựng có hiệu quả giúp học sinh nắm vững kiến thức, nhớ từ và có thể sử dụng trong giao tiếp.

Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực giao tiếp và bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác.

III. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:


3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các bài học trong chương trình tiếng Anh THPT và việc đổi mới phương pháp giảng dạy tại trường THPT Hưng Yên là ngữ liệu cơ bản của sáng kiến.

- Các kĩ thuật dạy học tích cực.

- Các phương pháp dạy học tích cực.

- Thực tế giảng dạy môn tiếng Anh tại trường THPT Hưng Yên từ năm học 2013 – 2014 đến nay.

- Khách thể trợ giúp nghiên cứu: Các đồng nghiệp cùng chuyên môn trong và ngoài trường, cùng trao đổi, dự giờ, học hỏi kinh nghiệm.



3.2. Phương pháp nghiên cứu:

  • Phương pháp quan sát.

  • Phương pháp điều tra thực tiễn.

  • Phương pháp nghiên cứu và thực hành.

  • Phương pháp tổng hợp

IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới

Đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại


ngữ tuy nhiên thực tế giảng dạy kỹ năng đọc chưa thực sự đạt được hiệu quả tối
ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là giáo
viên chưa có phương pháp dạy đọc đúng.

Bởi vậy, đề tài Dạy kĩ năng đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh cấp THPTđã đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả, tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THPT nói riêng kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh nói chung: Đó


chính là dạy kỹ năng đọc hiểu với khung ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tác giả đề
cập đến mục đích và gợi ý một số giải pháp giúp người dạy thiết kế được các
hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, không chỉ kích thích được hứng
thú của học sinh mà còn giải quyết được các vấn đề về ngôn ngữ thông qua các
bài tập và các câu hỏi được đưa ra một cách hiệu quả hơn nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của quá trình dạy kỹ năng này.

Đề tài đã xác định và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận phương pháp dạy


học "Lấy học sinh làm trung tâm", kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh
hoạt các phương pháp trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh từng
bước nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh THPT nói riêng và chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh nói chung.

* Hiệu quả áp dụng:

- Các tiết học trở nên hiệu quả, sôi nổi và sinh động hơn và phát huy được trí lực học trò.

- Học sinh đã hình thành các phẩm chât, kĩ năng, thái độ sau các bài học.

- Khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh của các em tăng lên rõ rệt.

- Các em học sinh yếu kém cũng đã tiến bộ hơn so với khả năng của các em. Các em tự tin hơn trong các tiết học.


V. Phạm vi nghiên cứu


+ Chương trình tiếng Anh THPT.

+ Học sinh 2 khối lớp 11, 12 năm học 2013-2014 và 2014 - 2015 tại trường THPT Hưng Yên.


VI. Thời gian nghiên cứu


+ Thời gian nghiên cứu:

Từ tháng 9 năm 2013 đến hết tháng 5 năm 2015

+ Thời gian hoàn thành:

Ngày 30 tháng 10 năm 2015



PHẦN NỘI DUNG

I. Lịch sử vấn đề


Từ trước đến nay, các tiết dạy đọc hiểu thường khá nặng nề và nhàm chán đối với cả giáo viên và học sinh. Học sinh thụ động tiếp cận bài và chủ yếu là nghe giáo viên giải thích đấp án. Kết quả là sau tiết học, học sinh hiểu bài lơ mơ, kiến thức và năng lực ngôn ngữ không được cải thiện nhiều. Vì vậy, ở SKKN này, tôi tập trung vào tổng hợp các phương pháp, kĩ năng và một số kịnh nghiệm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong việc dạy đọc hiểu - một tiêu chí quan trọng trong việc học ngoại ngữ.

II. Cơ sở lý luận


Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục, chú trọng đến việc dạy và học tiếng Anh một cách đúng mức. Mục tiêu giáo dục phổ thông của chúng ta là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực các nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân các con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nghiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Nói tóm lại chúng ta phải giáo dục học sinh một cách toàn diện, ứng dụng phương pháp dạy học hiện đại, đổi mới phương pháp dạy học và làm thế nào cho tiết học phải sinh động, cuốn hút học sinh tự giác tham gia vào tích cực, chủ động tìm ra kiến thức và sử dụng được kiến thức đó. Ta cần phải thay đổi công việc giảng dạy theo hướng chú trọng năng lực của người học, nhất là tư duy sáng tạo, vận dụng giải quyết những vấn đề trong cuộc sống. Đây là yếu tố quan trọng, hướng tới một nền giáo dục tiên tiến, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế.



Каталог: Data -> hungyen -> hungyen -> Attachments -> SKKN -> SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016
Data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
Data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
Data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
Data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
Data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
Data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ
SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016 -> Nguyễn Thị Tuyết Đơn vị: Tiểu học Hiệp Cường
SKKN%20NAM%20HOC%202015 2016 -> XÁc nhận của hộI ĐỒng khoa học trưỜng tiểu học trần cao

tải về 1.09 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương