SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN



tải về 0.8 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.8 Mb.
#19934
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

Vị thế của Công ty trong ngành


  • Sau khi được tách ra từ Bộ Công Nghiệp để tiến hành cổ phần hoá và hoạt động theo mô hình mẹ - con, từ một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đến nay Công ty đã đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh. Với các sản phẩm của mình, VNECO2 luôn đáp ứng được tiến độ, chất lượng sản phẩm xây lắp và sản xuất công nghiệp nên được sự tin tưởng của Bộ Công Nghiệp, EVN và các chủ đầu tư. Hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành xây lắp đường dây và trạm biến áp của Việt Nam.

  • Đối với ngành xây lắp, khối lượng dự án trong giai đoạn 2007-2010 là rất lớn và hiện nay chỉ có một số đơn vị chuyên ngành mới đáp ứng được năng lực thi công, VNECO2 cùng với 10 đơn vị thi công chuyên ngành chiếm khoảng 2% - 5% thị phần.

  • Đối thủ cạnh tranh của Công ty trong ngành xây lắp là: Công ty TNHH MTV Xây lắp điện 2, Công ty TNHH MTV xây lắp điện 4, Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1, Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng điện, Công ty Cổ phần Năng lượng, Công ty Sông Đà 11 và các Công ty con trong Tổng Công ty.

  • Đối với ngành nghề sản xuất công nghiệp, đối thủ cạnh tranh của Công ty là Công ty Cổ phần Xi măng Cầu Đước, Nhà máy gạch Hồng Lam...
      1. Triển vọng phát triển của ngành


Theo phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển vọng đến năm 2025 (gọi tắt Quy hoạch điện VI) của Thủ tướng chính phủ số 110/2007/QĐ-TTG ngày 18/07/2007 theo các nội dung chính sau đây:

      1. Về nhu cầu phụ tải

  • Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với mức tăng GDP khoảng 8,5% - 9%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và cao hơn, dự báo nhu cầu điện nước ta tăng ở mức 17% năm (phương án cơ sở), 20% năm (phương án cao) trong giai đoạn 2006 - 2015, trong đó xác định phương án cao là phương án điều hành, chuẩn bị phương án 22% năm cho trường hợp tăng trưởng đột biến.

      1. Về phát triển nguồn điện

  • Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải nêu trên. Đảm bảo thực hiện tiến độ xây dựng các nhà máy thủy điện có các lợi ích tổng hợp như: chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; phát triển hợp lý có hiệu quả các nguồn nhiệt điện khí; đẩy mạnh xây dựng nhiệt điện than; phát triển thủy điện nhỏ, năng lượng mới và tái tạo cho các vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; chủ động trao đổi điện năng có hiệu quả với các nước trong khu vực; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển bền vững. Hoàn thành giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

  • Phát triển phù hợp các trung tâm điện lực ở các khu vực trong cả nước nhằm đảm bảo tin cậy cung cấp điện tại chỗ và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện quốc gia cũng như đảm bảo tính kinh tế của các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho từng vùng và cả nước.
    + Phát triển nguồn điện mới phải tính toán với các phương án đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ các nhà máy đang vận hành; đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; sử dụng công nghệ hiện đại đối với các nhà máy điện mới.

+ Phát triển các nguồn điện theo các hình thức đã được nhà nước quy định, Bộ Công nghiệp xác định tỷ lệ hợp lý các dự án áp dụng hình thức đầu tư BOT, BOO.

      1. Về phát triển lưới điện:

+ Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối một cách đồng bộ với chương trình phát triển nguồn điện. Thực hiện việc hiện đại hóa và từng bước ngầm hóa lưới điện các thành phố, thị xã hạn chế tác động xấu đến cảnh quan, môi trường. Áp dụng các biện pháp giảm tổn thất điện năng theo quy định.

Về điện nông thôn, miền núi, hải đảo:

a) Tiếp tục thực hiện các chương trình đầu tư phát triển điện nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2010 đạt 95% và năm 2015 đạt 100% các xã có điện.

b) Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các ngành và địa phương liên quan xây dựng cơ chế, chính sách và có các văn bản hướng dẫn, thực hiện.

Về nguồn vốn đầu tư:

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án lưới điện phân phối theo các hình thức đầu tư được pháp luật Nhà nước quy định.



Về cơ chế tài chính:

a) Các nhà đầu tư trong nước có đủ năng lực được huy động mọi nguồn vốn để đầu tư cho các công trình nguồn và lưới điện theo cơ chế tự vay, tự trả.

b) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 276/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về giá bán điện.

c) Tính toán giá mua - bán điện theo hướng thị trường và khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án nguồn điện.

Về đổi mới tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động điện lực:

a) Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền tải hệ thống điện quốc gia, sản xuất điện quy mô lớn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.



b) Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần với những doanh nghiệp có vai trò đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế, bình ổn thị trường hoạt động trong lĩnh vực sản xuất điện.
c) Việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiến hành chặt chẽ và có bước đi thích hợp.

  • Trong đó giai đoạn 2007 - 2015: xây dựng 15TBA 500kV, 31 công trình đường dây 500kV (3.044 Km). Xây dựng và cải tạo nâng cấp 87TBA 220kV 8.510km đường dây 220kV và hàng ngàn km đường dây 110kV. Như vậy, mức tăng trưởng lớn và ngành điện đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn mới đáp ứng được trong cơ chế các đơn vị được đầu tư xây dưng các nhà máy điện độc lập (IPP) theo các hình thức BOO, do vậy Bộ Công Nghiệp đã có quyết định 30/BCN ngày 31/08/2006 cho các nhà đầu tư xây dựng Dự án điện độc lập (IPP) là dự án đầu tư xây dựng nguồn điện không sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư, khai thác và bán điện theo quy định của pháp luật về điện lực và thông qua các hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, do các công trình nguồn đòi hỏi vốn lớn trong khi cơ chế cho vay hiện nay làm các nhà đầu tư thường gặp khó khăn khi quyết định đầu tư dự án nguồn. Đối với ngành nghề kinh doanh hiện nay của Công ty bao gồm một số lĩnh vực chính như: Xây lắp điện, sản xuất kết cấu thép phục vụ xây lắp điện, kinh doanh dịch vụ du lịch, kinh doanh điện năng, kinh doanh địa ốc… Đây là những lĩnh vực chính được khuyến khích đầu tư, đặc biệt là ngành điện, du lịch… Do vậy, trong tương lai Chính phủ vẫn duy trì khuyến khích đầu tư phát triển các lĩnh vực trên.

Đánh giá về sự phù hợp định hướng phát triển của Công ty với định hướng phát triển của ngành, chính sách của Nhà nước và xu hướng chung trên thế giới

  • Căn cứ vào dự báo tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, chiến lược phát triển của Ngành điện cho thấy hoạt động xây dựng điện và cung cấp dịch vụ phục vụ hoạt động xây dựng điện của Công ty là phù hợp với kế hoạch triển của Ngành và định hướng phát triển của Công ty.

  • Công ty tiếp tục phát huy truyền thống xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến 500KV do tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và các công trình đường dây khác phù hợp với chiến lược phát triển nguồn và hệ thống truyền tải điện của Nhà nước.

  • Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm gạch không nung phù hợp với quy hoạch mở rộng Thành phố Vinh và các thị trấn, thị tứ, các Khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An các sản phẩm gạch xây phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn.

  • Trên cơ sở dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại, thương hiệu gạch VCB (Vinh Company Block) đã có thị trường ổn định trong những năm 2002 - 2007 việc mở rộng quy hoạch Thành phố Vinh giai đoạn 2008 - 2020 theo tinh thần Quyết định số 49/2000/QĐ /TTg và Quyết định số 239/2005 QĐ /TTg của Thủ tướng chính phủ và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về mở rộng địa giới hành chính Thành phố Vinh tạo ra xu hướng phát triển mạnh về đầu tư chỉnh trang và nâng cấp đô thị tạo thị trường cho các loại gạch lát của Công ty.

  • Bên cạnh đó, do chất lượng đảm bảo và thói quen tiêu dùng của nhân dân đã tạo thị trường cho sản phẩm gạch xây các loại của Công ty.

  • Việc đầu tư các nhà máy tại các khu công nghiệp xung quanh khu vực Thành phố Vinh có nhu cầu lớn về các loại gạch xây công nghiệp do Công ty cung ứng. Năm 2009 Công ty đã có hợp đồng với nhà thầu xây dựng Nhà máy bia Sông Lam đặt tại huyện Hưng Nguyên về cung ứng các loại gạch xây R100x190x390, R150x190x390, R190x190x390 và các loại gạch lát 200x200 với giá trị lớn.

  • Nhiều loại máy móc thiết bị của Công ty đã hết khấu hao từ năm 2008 hiện tại vẫn đang sử dụng tốt. Do vậy chi phí khấu hao tài sản cố định năm 2010 và một vài năm tới có thể giảm đi giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận hoạt động cho Công ty.

  • Với tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây, đời sống của người dân được nâng cao nhiều, do đó nhu cầu sử dụng các dich vụ cũng tăng. Thêm vào đó Việt Nam hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với nhiều du khách nước ngoài, do vậy Công ty sẽ chú trọng đẩy mạnh đầu tư mảng dịch vụ - du lịch, điều này hoàn toàn phù hợp với chính sách chung của Nhà nước trong tương lai.

  • Trong năm 2010, Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân trên 15%, duy trì mức cổ tức 15% sau đó tăng lên mức 17% vào năm 2011.

    1. Chính sách đối với người lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Công ty, vì vậy Công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tổng số lượng người lao động trong công ty đến thời điểm 31/03/2010 là 153 người, trong đó:

Danh mục

Năm 2008

Tỷ lệ (%)

Năm 2009

Tỷ lệ (%)

Quý I năm 2010

Tỷ lệ (%)

Phân theo trình độ người Lao động



















- Đại học và trên Đại học

19

13%

19

12%

19

12%

- Cao đẳng

11

7%

10

7%

10

7%

- Trung cấp

18

12%

15

10%

15

10%

- Học vấn 12/12 (CNKT)

74

49%

81

53%

81

53%

- Lao động phổ thông

29

19%

28

18%

28

18%

Tổng cộng

151

100%

153

100%

153

100%

Nguồn: VNECO2

Do đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là xây lắp các công trình điện nên cần nhiều lực lượng lao động, việc sử dụng nhiều lao động phổ thông tại chỗ là hoàn toàn hợp lý vừa phù hợp với đặc thù ngành lại tiết kiệm được chi phí nhân công. Công ty thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo kỹ thuật ngắn ngày (Kỹ thuật thi công, kü thuật an toàn, nội quy lao động) cho công nhân để đảm bảo công trình hoàn thành đạt chất lượng theo đúng thiết kế.



Chính sách đối với người lao động

Chế độ làm việc

  • Công ty đã xây dựng thoả ước lao động tập thể được Hội nghị người lao động thông qua lại ngày 16/03/2009 (Đại diện BCH Công đoàn và Giám đốc Công ty đã ký ban hành thực hiện) đã xây dựng nội quy lao động được Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Nghệ An công nhận ngày 29/06/2006. Nội quy lao động đã thông báo đến từng người lao động để thực hiện. Theo đó, giờ làm việc được qui định 44 giờ/tuần, nghỉ hàng tuần vào chiều thứ Bảy và ngày Chủ nhật, những trường hợp không thể nghỉ hàng tuần vào chiều thứ 7 và ngày Chủ nhật thì sẽ bố trí nghỉ luân phiên hoặc thanh toán tiền làm thêm giờ theo qui định của Luật Lao động và của Công ty.

  • Chế độ làm thêm giờ: Người sử dụng có thể thỏa thuận với người lao động để làm thêm giờ. Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ, trường hợp đặc biệt cũng không quá 300 giờ.

  • Chế độ nghỉ hàng năm: Người lao động trong điều kiện bình thường được nghỉ 12 ngày phép/năm, người lao động trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14, hoặc 16 ngày phép/năm. Ngoài ra, cứ 5 năm công tác được cộng thêm 01 ngày. Nghỉ lễ, tết: Tổng cộng 9 ngày theo qui định hiện hành. Tuy nhiên do đặc thù của ngành xây lắp, Công ty bố trí cho người lao động có thể được nghỉ thêm vào dịp tết Nguyên đán tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch trong năm và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của năm sau.

  • Chế độ ốm, đau, thai sản thực hiện theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội hiện hành, ngoài ra Công ty đã mua Bảo hiểm thân thể tập trung, toàn bộ lao động trong Công ty đều được theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ 1 lần/năm, ốm đau được điều trị theo chế độ BHYT. Tổ chức khám sức khỏe và cấp giấy chứng nhận cho những người làm việc trên cao 6 tháng một lần.

Chính sách tuyển dụng, đào tạo

  • Về tuyển dụng: Công ty ban hành quy chế tuyển dụng lao động và thực hiện việc tuyển dụng nhân sự qua các nguồn học sinh tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường công nhân kỹ thuật trên địa bàn các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, tay nghề, năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển các lĩnh vực sản xuất điện năng, sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Đối với các vị trí chủ chốt, yêu cầu tuyển dụng rất khắt khe, các tiêu chuẩn bắt buộc về trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, khả năng phân tích dự báo và có mong muốn gắn bó với Công ty.

  • Đào tạo: Công tác đào tạo, bồi dưỡng được Công ty quan tâm, chú trọng. Hàng năm, Công ty tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề cho công nhân viên. Hình thức đào tạo tập trung, đào tạo kèm cặp và gửi đi đào tạo tại các trường và các trung tâm. Đối với lao động mới tuyển dụng, Công ty tổ chức đào tạo nghiệp vụ để trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc. Ngoài ra, tạo điều kiện bố trí công việc phù hợp để những lao động có khả năng phát triển mà có nhu cầu học tập nâng cao trình độ đi học các khoá đào tạo tập trung, đào tạọ tại chức tại các trường đại học.

Chính sách lương, thưởng, phúc lợi

  • Công ty xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương phù hợp với đặc trưng của ngành nghề kinh doanh và bảo đảm cho người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của Nhà nước. Việc trả lương được căn cứ vào trình độ, năng lực, gắn với hiệu quả công việc của cán bộ, công nhân viên từ đó khuyến khích người lao động làm việc hăng say, tăng năng suất góp phần xây dựng và phát triển Công ty. Công ty có chính sách đãi ngộ xứng đáng để khuyến khích động viên nhân viên giỏi và thu hút lao động có trình độ, năng lực từ các nơi khác về làm việc cho Công ty.

  • Chính sách khen thưởng phúc lợi: Để kịp thời khuyến khích, động viên, tuyên dương lao động giỏi, lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, tích cực cải tiến phương pháp làm việc, Công ty thực hiện chính sách thưởng định kỳ và thưởng đột xuất cho những người đã có đóng góp tích cực đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty.

  • Hàng năm, Công ty tổ chức cho cán bộ công nhân viên, lao động giỏi đi nghỉ mát, thăm quan du lịch trong và ngoài nước, tổ chức nghỉ điều dưỡng tại chỗ, tổ chức khám định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Tích cực tham gia hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia với Tổng Công ty tổ chức hội diễn văn nghệ công nhân lao động, hội thao thể thao trong cả tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên được nâng cao đời sống tinh thần và rèn luyện sức khoẻ, tăng cường giao lưu giữa các đơn vị trong cả tổ hợp.

    1. Chính sách cổ tức

  • Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tỷ trọng doanh thu trong những năm đầu cổ phần hóa vẫn nghiêng về các sản phẩm chính là Xây lắp xây dựng và sản xuất công nghiệp, lợi nhuận trong những năm đầu vì thế không cao và có sự biến động. Vì vậy, chính sách chi trả cổ tức của Công ty là ổn định ở mức trung bình khá và có xu hướng gia tăng qua các năm.

  • Cổ tức được trích từ lợi nhuận của Công ty, cổ tức được chi trả cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, Công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn phải trả. Số cổ tức được chia cho các cổ đông theo phần vốn góp. Tùy tình hình đặc điểm kinh doanh cho phép, HĐQT quyết định tạm ứng cổ tức cho các cổ đông theo sáu tháng một lần.

  • Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2008 ngày 14/02/2008 của VNECO2, mức chi trả cổ tức năm 2007 là 18,06%, tương ứng với 1.842.416.223 đồng, bao gồm:

+ Số tiền trả cổ tức 18,06%/năm trên số vốn điều lệ ban đầu 5,2 tỷ đồng và 1,3 tỷ vốn điều lệ tăng thêm do chia cổ phiếu thưởng từ quỹ Đầu tư Phát triển cho cổ đông hiện hữu là 1.173.900.000 đồng, tương ứng với 12 tháng.

+ Số tiền trả cổ tức 18,06%/năm cho số vốn điều lệ 5,2 tỷ đồng tăng thêm được căn cứ vào ngày đóng tiền thực tế của từng cổ đông trong đợt tăng vốn từ 5,2 tỷ đồng lên 11,7 tỷ đồng là 668.512.223 đồng, tương ứng với 8,52 tháng.

Riêng số cổ tức phải trả cho Tổng công ty Cổ phần xây dựng Điện Việt Nam, 554.676.164 đồng đã được bù trừ với công nợ phải thu của Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam.


  • Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2009 ngày 16/03/2009 của Công ty, mức chi trả cổ tức năm 2008 là 15%, tương ứng với 2.393.729.741 đồng, bao gồm:

+ Số tiền trả cổ tức 15%/năm trên vốn điều lệ 11,7 tỷ đồng là 1.755.000.000 đồng.

+ Số tiền trả cổ tức 15%/năm (1,25%/tháng) trên phần vốn điều lệ 5.911.410.000 đồng tăng thêm được căn cứ vào ngày đóng tiền thực tế của từng cổ đông trong đợt tăng vốn từ 11,7 tỷ đồng lên 18,6 tỷ đồng là 638.729.741 đồng.

Nguồn chi trả cổ tức gồm:

+ 903.053.105 đồng từ quỹ Đầu tư Phát triển đã trích năm 2007.

+ 1.490.676.636 đồng từ lợi nhuận sau thuế năm 2008, trong đó có 237.741.293 đồng là số thuế TNDN được giảm năm 2008.

Do việc chi trả cổ tức cho các cổ đông bằng tiền mặt từ quỹ Đầu tư Phát triển và từ số thuế TNDN được giảm năm 2008 không đúng với quy định tại Công văn 499/TC/TCND ngày 16/01/2002 của Bộ Tài chính và Luật Kế toán hiện hành, Hội đồng quản trị VNECO2 đã quyết định thu hồi toàn bộ số tiền 1.140.794.398 đồng (903.053.105 đồng từ quỹ Đầu tư Phát triển và 237.741.293 đồng thuế TNDN được giảm năm 2008) thông qua Nghị quyết số 02/HĐQT/VNECO2 của Hội đồng quản trị ngày 26 tháng 05 năm 2010. Việc thu hồi đã hoàn thành vào ngày 31 tháng 05 năm 2010. Như vậy, tỷ lệ cổ tức năm 2008 các cổ đông nhận được trên thực tế chỉ là 8,87%.

Tương tự như năm 2008, số cổ tức phải trả cho Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam là 788.525.400 đồng, cũng được bù trừ với công nợ phải thu của đơn vị này.


  • Theo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2010 ngày 25/03/2010 của Công ty, mức chi trả cổ tức năm 2009 là 15%. Số tiền chi trả cổ tức là 2.791.711.500 đồng, nguồn chi trả cổ tức lµ lợi nhuận sau thuế: 2.791.711.500 đồng. Thời gian trả cổ tức dự kiến là tháng 06 năm 2010.

    1. Tình hình tài chính

      1. Каталог: data -> HNX -> 2010 -> BAN%20CAO%20BACH
        BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH
        2010 -> BÁo cáo thưỜng niên năM 2010
        BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
        2010 -> BÁo cáo thưỜng niêN
        2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn
        2010 -> Ctcp sông đÀ 11 – thăng long
        2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn Tªn : c ng ty cæ phÇn S¸ch gi¸o dôc t¹i thµnh phè Hµ Néi
        2010 -> Tªn tổ chức niêm yết: c ng ty Cæ phÇn bia Thanh Hãa Năm báo cáo 2010

        tải về 0.8 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương